HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn
Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lý 10 - KHÍ QUYỂN
Admin: Tài trợ bởi: HLT.vn - Cung cấp cà phê và máy cà phê - 09/10/2021
Câu
1. Hãy nêu thành phần và vai trò của không khí?
Trả lời
- Thành
phần: Gồm: Khí Nitơ 78,1%, khí oxi 20,43%, hơi nước và các khí khác 1,47%.
- Vai
trò:
+ Cung cấp ôxi và các khí khác cần thiết cho sự sống
+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí hậu, thời tiết…
cần thiết cho sự sống
+ Là nơi diễn ra vòng tuần hoàng nước, điều kiện sống
của con người
+ Bảo vệ sinh vật, con người trên
Trái Đất. Tầng ôzôn ngăn cản các tia tử ngoại, tia cực tím xuống lớp vỏ Trái Đất,
ngăn cản sự phá hoại của các thiên thạch.
+ Khuếch tán âm thanh, phản hồi sóng vô tuyến điện,
điều hòa khí hậu, màu sắc.
Câu 2. Hãy cho biết ở mỗi bán cầu có bao nhiêu khối khí? Đặc điểm của
từng khối khí? Cho biết tên gọi cụ thể của các kiểu khối khí sau: Ac, Pc, Tm.
Vì sao tính chất của các khối khí thường không ổn định?
Trả lời
-
Tùy theo vĩ độ và bề mặt Trái Đất là lục địa hay
đại dương mà hình thành các khối khí khác nhau.
-
Ở mối bán cầu có 4 khối khí chính:
+ Khối khí địa cực rất lạnh, kí hiệu A.
+ Khối khí ôn đới lạnh, kí hiệu P
+ Khối khí chí tuyến rất nóng, kí hiệu là T
+ Khối khí xích đạo nóng ẩm, kí hiệu là E
-
Tên gọi các kiểu khối khí sau: Ac, Pc Tm
+ Ac: địa cực lục địa (khô)
+ Pc: ôn đới lục địa
+ Tm: chí tuyến hải dương (ẩm).
-
Tính chất của các khối khí không ổn định vì:
+ Các khối khí không đứng yên mà
luôn dịch chuyển theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. Trong quá trình dịch
chuyển, nó ma sát với bề mặt đệm và bị biến tính.
+ Các khối khí hoạt động lấn đẩy
và tranh chấp nhau, trong quá trình đó có sự trao đổi nhiệt ẩm với nhau làm
biến đổi tính chất của chúng.
Câu
3. Trên mỗi bán cầu có bao nhiêu loại frông và chúng hình thành từ đâu?
Tại
sao giữa 2 khối khí chí tuyến và xích đạo không hình thành frông ?
Trả lời - Trên mỗi bán cầu có 2
Frông cơ bản:
+ Frông địa cự (FA) được hình
thành do sự tiếp xúc giữa khối khí cực đới và khối khí ôn đới
+ Frông ôn đới (FP) được hình
thành do sự tiếp xúc giữa khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến.
- Giữa 2 khối khí chí tuyến và xích
đạo không tạo nên Frông thường xuyên và liên tục bởi chúng đều nóng và thường
xuyên có cùng một chế độ gió.
Câu 4. Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và
biên độ nhiệt năm theo vĩ độ? Giải thích tại sao đại dương có biên độ nhiệt
nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn?
Trả lời
- Nhiệt
độ trung bình năm thay đổi theo vĩ độ địa lí. Nhìn chung càng lên vĩ độ cao thì
nhiệt độ trung bình năm càng giảm do góc nhập xạ càng nhỏ.
- Biên
độ nhiệt độ trong năm thay đổi theo vĩ độ, với chiều hướng biên độ tăng dần từ
xích
đạo lên cực. Nguyên nhân do càng lên vĩ độ cao chênh
lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng giữa ngày và đêm trong
năm càng lớn, ở vĩ độ cao mùa hạ có góc chiếu sáng lớn lại có thời gian chiếu
sáng dài. Mùa đông góc chiếu sáng đã nhỏ thời gian chiếu sáng lại ít dần.
- Đại
dương có biện độ nhiệt nhỏ vì bề mặt đại dương là nước nên hấp thụ nhiệt chậm
nhưng giữ nhiệt lâu hơn, ban ngày đại dương hấp thụ nhiệt chậm còn ban đêm mất
nhiệt cũng chậm nên biên độ nhiệt nhỏ. Còn lục địa lương nhiệt hấp thụ được vào
ban ngày là rất lớn làm cho bề mặt lúc địa nhiệt độ tăng rất nhanh, khi đêm về
tốc độ mất nhiệt trên bề mặt lục địa cũng nhanh vì thế biên độ dao động nhiệt
lớn. Kết quả là biên độ nhiệt độ trên các đại dương nhỏ biên độ nhiệt độ trên
các lục địa lớn, càng vào sâu trong lục địa biên độ nhiệt độ càng lớn.
Câu
5. Tại sao nơi có nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất không phải quanh Xích đạo mà
ở khu vực chí tuyến?
Trả lời
- Nguyên
nhân hình thành nhiệt độ không khí chủ yếu do bức xạ nhiệt của bề mặt đất.
Bức xạ nhiệt của bề mặt đất phụ thuộc vào nhều nhân
tố chủ yếu là bức xạ nhiệt của Mặt
Trời, ngoài ra còn do bề mặt đệm (băng tuyết, cây cỏ,
hơi nước, lục địa hay đại dương…)
- Khu
vực chí tuyến là nơi có lượng bức xạ Mặt Trời lớn, diện tích lục địa rộng (nhất
là ở Bán cầu Bắc), có sự tồn tại thường xuyên của dải áp cao cận chí tuyến làm
cho không khí khô. Do vậy, ở đây có nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất.
- Khu
vực xích đạo tuy có lượng bức xạ Mặt Trời lớn nhưng do có diện tích đại dương
và rừng rất lớn nên có nhiều hơi nước, mây, mưa làm suy giảm năng lượng Mặt
Trời. Do vậy, ở đây không phải là nơi có nhiệt độ cao nhất.
Câu
6. Tại sao bờ Tây các đại dương có biên độ nhiệt độ lớn hơn nhiều so với bờ
Đông.
Trả lời
Nguyên nhân do sự hoạt động của
dòng biển nóng ở bờ đông các đại dương. Vào mùa lạnh dòng biển nóng hoạt động
mạnh làm cho sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa ở đây nhỏ. Trong khi đó ở bờ
tây không có sự hoạt động của dòng biển nóng. Vì vậy bờ Tây các đại dương có
biên độ nhiệt độ lớn hơn nhiều so với bờ Đông.
Câu
7. Giải thích về sự hình thành đai áp cao cận chí tuyến?
Trả lời
-
Do dòng không khí bốc lên ở xích đạo rồi chuyển
động về phía cực, đến khu vực cận chí tuyến thì nén xuống hình thành áp cao cận
chí tuyến.
-
Do dòng không khí bốc lên từ khu vực ôn đới, tỏa
về phía xích đạo, đến khu vực cận chí
tuyến thì nén xuống, góp phần hình thành áp cao cận
chí tuyến (áp cao động lực).
Câu 8. Trình bày sự khác biệt giữa gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới. Giải
thích tại sao cùng xuất phát từ áp cao chí tuyến, nhưng gió Mậu dịch nói chung
là khô, còn gió Tây ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều?
Trả
lời
-
Phạm vi:
+ Gió Tây ôn đới: thổi từ các khu áp cao chí tuyến về
vùng áp thấp ôn đới.
+ Gió Mậu dịch: thổi từ các khu áp cao chí tuyến về
áp thấp xích đạo.
-
Hướng gió:
+ Gió Tây ôn đới: chủ yếu là
hướng Tây (ở bán cầu Bắc là hướng tây nam, còn ở bán cầu Nam là hướng tây bắc).
+ Gió Mậu dịch: ở bán cầu Bắc có hướng đông bắc, ở
bán cầu Nam có hướng đông nam.
-
Tính chất:
+ Gió Tây ôn đới: thường đem theo mưa, độ ẩm cao
quanh năm.
+ Gió Mậu dịch: tính chất nói chung là khô, ít gây
mưa.
-
Cùng xuất phát từ áp cao chí tuyến, nhưng gió
Mậu dịch nói chung là khô, còn gió Tây ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều vì:
+ Gió Tây ôn đới thổi từ vùng vĩ
độ thấp lên vùng vĩ độ cao là khu vực có nhiệt độ lạnh hơn nên sức chứa hơi
nước giảm theo nhiệt độ, hơi nước nhanh chóng đạt đến độ bão hòa, vì thế gió
Tây ôn đới luôn ẩm ướt và gây mưa.
+ Gió Mậu dịch: di chuyển đến các
vùng có nhiệt độ trung bình cao hơn nên hơi nước càng tiến xa độ bão hòa, không
khí càng trở nên khô nên gió này có tính chất khô.
Câu 9. Trình bày sự giống và khác nhau giữa gió mùa với gió địa phương
(gió biển và gió đất)?
Trả lời
- Giống nhau:
+ Được hình thành do sự thay đổi nhiệt độ và khí áp.
+ Hướng gió có sự thay đổi ngược chiều nhau theo định
kì. - Khác nhau:
+ Phạm vi: Gió mùa hoạt động ở
một số vùng rộng lớn, gió đất và gió biển chỉ ở vùng ven biển.
+ Thời gian: Gió mùa hoạt động theo mùa trong năm,
gió đất và gió biển theo ngày - đêm.
Câu 10. Dựa vào hình ảnh bên dưới, các khu khí áp cao, áp thấp tháng 7.
Hãy giải về sự hình thành các khu
khí áp?
Trả lời
Vào tháng 7 là mùa hè ở bán cầu
Bắc, lúc này nhiệt lượng hấp thụ từ Mặt trời của lục địa lớn hơn đại dương do
tính chất hấp thụ nhiệt của bề mặt đệm. Điều này dẫn tới hình thành các trung
tâm áp thấp trên lục địa và các trung tâm áp cao trên đại dương. Các trung tâm
áp này xen kẽ nhau và gió trung tâm áp cao sẽ thổi về trung tâm áp thấp hình
thành các loại gió mùa. Cùng khoảng thời gian này, ở bán cầu Nam đang là mùa
đông hình thành một dải áp cao do phần lớn diện tích bán cầu Nam là biển và đại
dương. Lúc này áp cao bán cầu Nam sẽ thổi về áp thấp xích đạo, khi vượt qua
xích đạo gió đổi hướng hình thành gió mùa Tây Nam ( gió mùa hành tinh ). Đồng
thời khi Mặt trời đi về bán cầu Bắc sẽ kéo theo dải áp cao Nam bán cầu đi lên
phía Bắc, dải áp cao này đẩy dải hội tụ áp thấp xích đạo lên cao, mở rộng phạm
vi hoạt động của gió mùa hành tinh.
Câu 11. Dựa vào hình ảnh bên dưới, các khu khí áp cao, áp thấp tháng 1.
Hãy giải về sự hình thành các khu
khí áp?
Trả lời
Vào tháng 1, Mặt trời đi về phía
Nam nên lúc này bán cầu Bắc là mùa đông. Do tính chất tỏa nhiệt của bề mặt đệm
trên đại dương chậm hơn trên lục địa nên hình thành các trung tâm áp thấp trên
đại dương và các trung tâm áp cao trên lục địa.Ở chí tuyến hình thành một dải
áp cao. Các trung tâm áp cao sẽ thổi về các trung tâm áp thấp trên đại dương.
Lúc này ở bán cầu Nam, do lục địa hấp thụ nhiệt nhanh hơn đại dương nên đã hình
thành các trung tâm áp thấp trên lục địa và trên đại dương vẫn là các trung tâm
áp cao. Do bán cầu Bắc, lục địa chiếm diện tích rộng lớn nên các trung tâm áp
caolục địa kết hợp với dải áp cao chí tuyến hoạt động mạnh mẽ, đẩy dải hội tụ
áp thấp xích đạo xuống phía nam mở rộng phạm vi hoạt động của các trung tâm áp
cao bán cầu Bắc. Các trung tâm áp cao bán cầu Nam thổi về áp thấp gây mưa cho
vùng ven biển và vùng đón gió nên thời gian này ở bán cầu Nam là mùa hè.
Câu 12. Vẽ sơ đồ thể hiện sự phân bố các đai khí áp và gió trên Trái
Đất. Dựa vào sơ đồ vừa vẽ và kiến thức đã học, rút ra nhận xét và giải thích sự
phân bố trên.
Trả lời
Nhận xét và giải thích
* Nhận xét:
-
Các đai khí áp:
+ Trên Trái Đất có 07 đai khí áp,
trong đó có 1 áp thấp xích đạo, 2 áp cao cận chí tuyến, 2 áp cao ôn đới và 2 áp
cao cực
+ Các đai áp cao và áp thấp phân
bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo, áp thấp xích đạo tiếp đến
là áp cao cận chí tuyến rồi đếp áp thấp ôn đới và cuối cùng là áp cao cực ở mỗi
bán cầu.
-
Các loại gió chính:
+ Trên Trái Đất có 03 loại gió chính,
phân bố đối xứng nhau qua xích đạo, ở mỗi bán cầu từ xích đạo đến cực lần lượt
là gió mậu dịch tiếp đến gió tây ôn đới và cuối cùng là gió Đông cực.
+ Hướng thổi của các loại gió ở
hai nửa cầu khác nhau . Gió mẫu dịch ở Bắc bán cầu thổi hướng Đông Bắc còn ở
Nam bán cầu thổi theo hướng Đông Nam, gió tây ôn đới ở Bắc bán cầu thổi hướng
Tây Nam còn Nam bán cầu thổi theo hướng Tây Bắc, gió Đông Cực thì thổi giống
hướng của gió mậu dịch ở cả 2 bán cầu.
*Giải thích:
-
Do Trái Đất có hình khối cầu.
-
Do nhiệt độ và độ ẩm không khí ở mỗi vĩ độ rất
khác nhau nên hình thành các khí áp khác nhau, ở xích đạo nhiệt độ cao quanh
năm, còn cực thì nhiệt độ luôn thấp.
-
Do các đai áp cao, áp thấp phân bố xen kẽ và đối
xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo nên hình thành các loại gió có hướng thổi
khác nhau.
-
Do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây
sang đông.
Câu
13. Hãy kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên Trái Đất. Vì sao cùng
ở bờ đông của lục địa nhưng vùng chí
tuyến mưa nhiều hơn vùng ôn đới? Trả lời
*Các
nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên Trái Đất gồm 5 nhân tố sau:
Các nhân tố |
Gây mưa nhiều |
Mưa ít hoặc không mưa |
Khí áp |
Áp thấp |
Áp cao |
Frông |
Có frông và dải hội tụ nhiệt đới |
|
Gió |
Gió Tây ôn đới, gió mùa |
Gió mậu dịch |
Dòng biển |
Dòng biển nóng |
Dòng biển lạnh |
Địa hình |
Đón gió |
Khuất gió |
*Giải thích
-
Bờ đông của lục địa ở vùng chí tuyến mưa nhiều
vì:
+ Chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng ven bờ.
+ Vĩ độ thấp, nhiệt độ cao, lượng bốc hơi lớn, mưa
nhiều.
-
Bờ đông của lục địa ở vùng ôn đới mưa ít hơn vì:
+ Chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh ven bờ.
+ Vĩ độ trung bình, nhiệt độ thấp, lượng bốc hơi nhỏ
hơn, mưa ít.
Câu 14. Hãy giải thích vì sao miền ven Đại Tây Dương của Tây Bắc châu
Phi cũng nằm ở vĩ độ như nước ta,
nhưng có khí hậu nhiệt đới khô còn nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều?
Trả lời
-Tây Bắc châu Phi có khí hậu nhiệt đới khô vì:
+ Có đường chí tuyến Bắc chảy qua, dòng biển lạnh
Canari chảy ven bờ. + Địa hình chắn gió ( không cho khối không khí biển xâm
nhập sâu trong lục địa) + Có gió mậu dịch ( tín phong hoạt động), có cao áp
thống trị quanh năm.
-Việt Nam chịu ảnh hưởng biển Đông và gió mùa (gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam), không bị cao áp ngự trị thường xuyên.
Câu 15. Cho hình vẽ sau:
a. Tính nhiệt
độ tại chân núi của sườn đón gió và khuất gió? Biết nhiệt độ tại đỉnh núi là -50C
và đỉnh núi cao 4500m.
b.Khí
áp ở chân địa hình đón gió thường xuyên đo được 710 mm Hg . Vậy khí áp ở đỉnh
địa hình này là bao nhiêu? Biết rằng cứ lên 100m
thì khí áp giảm 10 mm Hg.
c. Cho biết
sự khác biệt về thời tiết giữa 2 sườn, sự khác biệt này do quy luật nào
chi phối?
d.Hình
vẽ trên mô phỏng hiện tượng gì? Ở nước ta vào mùa hè có hiện tượng này không,
giải thích?
Trả lời
a. Dựa vào hình vẽ ta thấy sườn
A-B là sườn đón gió còn sườn B-C là sườn khuất gió. - Theo tiêu chuẩn không khí
ẩm ( sườn đón gió A-B) cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,6oC, vậy
núi cao 4500m thì nhiệt độ giảm 27 oC. Vậy nhiệt độ chân núi của sườn
đón gió là, ta có: 27 oC-5 oC= 22 oC. Vậy
nhiệt độ chân núi của sườn đón gió 22 oC.
- Theo tiêu chuẩn của không khí
ẩm ( sườn khuất gió B-C) cứ xuống 100m thì nhiệt độ tăng 1 oC, vậy
núi cao 4500m thì nhiệt độ tăng 45 oC. Vậy nhiệt độ chân núi của
sườn khuất gió là, ta có: 45 oC- 5 oC= 40 oC.
Vậy chân núi sườn khuất gió có nhiệt độ 40 oC.
b.
Đỉnh núi có độ cao 4500m nên khí áp sẽ giảm 450mmHg. Mà Chân núi của địa hình
đón gió có khí áp là 710mmHg nên ta có khí áp ở đỉnh
núi là 710mmHg- 450mmHg= 260mmHg. Vậy khí áp đỉnh núi của địa hình này là
260mmHg. C. Sự khác biệt về thời tiết giữa 2 sườn.
Sườn A-B là sườn đón gió nên thời tiết ở đây là mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, còn sườn B-C là sườn khuất gió nên thời tiết khô nóng, ít mưa. Sự khác biệt này do quy luật đai cao vì hai sườn này có sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa theo độ cao của địa hình.
D. Hình vẽ trên mô phỏng hiện
tượng gió fơn. Ở nước ta vào mùa hè có hiện tưởng này. Vào đầu mùa hè tháng
5-7, gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây
Nam xâm nhập và gây mưa lớn cho Tây Nguyên và dồng bằng Nam Bộ. Khi vượt qua
dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt- Lào, tràn xuống vùng đồng
bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên
khô nóng nên gọi là gió fơn Tây Nam, gió Lào.
Câu 16. Nhận xét sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất theo vĩ độ và giải thích? Tại sao vùng ôn đới Nam bán cầu mưa nhiều ơn vùng ôn đới Bắc bán cầu?
Trả lời
- Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ.
+ Khu vực xích đạo lượng mưa
nhiều nhất do khí áp thấp, nhiệt độ cao, khu vực chủ yếu là đại dương và rừng
xích đạo ẩm ướt, nước bốc hơi mạnh.
+ Hai khu vực chí tuyến mưa ít do khí áp cao, tỉ lệ
diện tích lục địa tương đối lớn.
+
Hai khu vực ôn đới mưa trung bình, do khi áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển
thổi vào.
+ Hai khu vực cực mưa ít nhất, do
khí áp cao, do không khí lạnh, nước không bốc hơi lên được.
-Vùng ôn đới Nam bán cầu mưa
nhiều hơn vùng ôn đới Bắc bán cầu vì vùng ôn đới Nam bán cầu diện tích chủ yếu
là đại dương nên nước dễ bốc hơi gây mưa trong khi đó vùng ôn đới Bắc bán cầu
diện tích đại bộ phận là lục địa.
Câu 17. Kể tên các đới khí hậu theo trình tự từ xích đạo về cực? Việt
Nam nằm trong đới khí hậu nào?
Trả lời
-Từ xích đạo về cực lần lượt có
các đới khí hậu sau: Xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận
cực, cực.
- Việt
Nam nằm trong đới khí hậu: nhiệt đới (hoặc khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa).
Câu
18. Vì sao khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương?
Trả lời:
- Nước
ta tiếp giáp với vùng biển rộng lớn, nhiệt độ nước biển cao và đặc điểm hình
dạng lãnh thổ, địa hình làm tăng khả năng ảnh hưởng của biển.
- Các
khối khí thổi vào nước ta khi qua biển được tăng cường độ ẩm, mang lại lượng mưa
và độ ẩm lớn, khí hậu điều hòa hơn.
Câu 19. Tại sao trog
tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ ko khí càng giảm?
Trog
tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ ko khí càng giảm do:
-Nguồn cug cấp nhiệt cho ko khí chủ yếu từ sự tỏa nhiệt của bề mặt TĐ. Càng gần
bề mặt TĐ nhiệt cug cấp càng nhiều.
-Càng lên cao không khí càng loãng, vật chất rắn càng ít, hấp thụ nhiệt càng
ít.