Liên minh châu Âu (EU) - European Unio (EU)

Liên minh châu Âu (EU) - European Unio (EU)

European Union (EU) là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu. Từ 6 thành viên ban đầu, hiện nay có 28 quốc gia thành viên.

Liên minh được thành lập với tên gọi hiện nay theo Hiệp ước về Liên minh châu Âu năm 1992, thường gọi là Hiệp ước Maastricht. Tuy nhiên, nhiều phương diện của Liên minh châu Âu đã có từ trước, kể từ thập niên 1950, thông qua một loạt các tổ chức tiền thân.

Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ. Trước ngày 1 tháng 11 năm 1993 tổ chức này được gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC).


  • Tôn chỉ: Đoàn kết trong đa dạng (Unity in diversity)
  • Trụ sở: Brúc-xen (Bỉ)
  • Số ngôn ngữ chính thức: 24
  • Ngày châu Âu: Ngày 9 tháng 5
  • Diện tích: 4.381.376km² (nước có diện tích lớn nhất là Pháp với khoảng 554.000 km2 và nhỏ nhất là Man-ta với khoảng 300 km2)
  • Dân số: 512 triệu người (1.1.2017)
  • GDP (EU 28): 16,398 nghìn tỷ đô la Mỹ (2016)
  • Thu nhập bình quân: 33.248 đô la Mỹ/người/năm  (2016)




1. Thành viên

Lịch sử của Liên minh châu Âu bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ II. Ý tưởng về hội nhập châu Âu đã được nhận thức sẽ giúp ngăn chặn việc giết chóc và phá hủy không xảy ra nữa. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm1950. Cũng chính ngày này hiện nay được coi là ngày thành lập của EU và được kỉ niệm hàng năm là Ngày châu Âu.
Ban đầu, EU bao gồm 6 quốc gia thành viên là: Bỉ, Đức, Italia, Luxembourg, Pháp, Hà Lan.
Năm 1973, tăng lên thành gồm 9 quốc gia thành viên.
Năm 1981, tăng lên thành 10.
Năm 1986, tăng lên thành 12.
Năm 1995, tăng lên thành 15.
Năm 2004, tăng lên thành 25.
Năm 2007 tăng lên thành 27.
Năm 2013 tăng lên thành 28.

Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp theo năm gia nhập:

  1. 1950: Tuyên bố Su-man (Schuman) đề xuất thành lập Cộng đồng than thép châu Âu
  2. 1951: Hiệp ước Pa-ri (Paris  thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC), tổ chức tiền thân của EU, với 6 thành viên sáng lập là Pháp, Đức (Tây Đức), I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua.
  3. 1957: Hiệp ước Rô-ma (Rome) thành lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). EEC hướng tới thiết lập thị trường chung, liên minh thuế quan (hoàn thành năm 1968) với sự di chuyển tự do của vốn và lao động.
  4. 1967: Hiệp ước Hợp nhất 3 cộng đồng nói trên (ECSC, Euratom và EEC), gọi chung là Cộng đồng châu Âu (European Communities – EC)
  5. 1973: Kết nạp Đan Mạch, Ai-len và Anh
  6. 1981: Kết nạp Hy Lạp
  7. 1986: Kết nạp Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
  8. 1987 Đạo luật Thị trường Thống nhất châu Âu (Single European Act) sửa đổi Hiệp ước Rô-ma (1957) nhằm hòan thiện việc thiết lập thị trường chung châu Âu.
  9. 1993 Hiệp ước Mát-xtrích (Maastricht) (còn gọi là Hiệp ước thành lập Liên minh châu Âu), đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa Châu Âu.
  10. 1995: Hiệp ước Sen-ghen (Schengen [5]) về tự do đi lại có hiệu lực
  11. 1995 Kết nạp Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển.
  12. 1997: Hiệp ước Am-xtéc-đam (Amsterdam) sửa đổi và bổ sung Hiệp ước Mát-xtrích , chuẩn bị cho việc mở rộng EU về phía Đông.
  13. 1999: Từ ngày 01/01 đồng Ơ-rô chính thức được lưu hành tại 12 nước thành viên EU[6].
  14. 2001: Hiệp ước Nít-xờ (Nice) tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để tiếp nhận các thành viên mới, đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu.
  15. 2004: Kết nạp thêm 10 thành viên mới là Cộng hòa Síp, Séc, Xlô-ve-ni-a, Hung-ga-ri, Lát-via, Lít-va, Man-ta, Ba Lan, Xlô-va-ki-a và E-xờ-tô-ni-a.
  16. 2007: Kết nạp Bun-ga-ri và Ru-ma-ni.
  17. 2009: Hiệp ước Lít-xbon, tên gọi đầy đủ là Hiệp ước sửa đổi Hiệp ước Liên minh châu Âu và Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu có hiệu lực.
  18. 2013: Kết nạp Crô-a-ti-a
  19. 2014: Lit-va gia nhập khu vực sử dụng đồng Ơ-rô chính thức từ 01/01/2015.
  20. 2016: Đa số cử tri Anh bỏ phiếu ủng hộ Anh ra khỏi EU tại cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6/2016 (sự kiện Brexit)

Hiện nay, EU có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là 492,9 triệu người (2006); với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (~15.7 nghìn tỉ USD) trong năm 2007. Hầu hết các quốc gia châu Âu đều đang là thành viên của Liên minh châu Âu.

Vẫn còn 22 quốc gia gồm Albania, Andorra, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bosnia & Herzegovina, Croatia, Grugia, Iceland, Liechtenstein, Macedonia, Moldova, Monaco, Montenegro, Na Uy, Nga, San Marino, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, Ukraina, và Vatican chưa gia nhập Liên minh châu Âu.

2. Quá trình thành lập

Hiệp ước Paris

Hiệp ước Paris (1951) đưa đến việc thành lậpCộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC).,,

Hiệp ước Roma

Hiệp ước Roma (1957) đưa dến việc thành lập Cộng đồng Nguyên tử lượng (Euratom) và thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).

Hội đồng châu Âu

Từ năm1967cơ quan điều hành của các cộng đồng trên được hợp nhất và gọi là Hội đồng châu Âu.

Thị trường chung châu Âu

Năm1987, EU bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng "Thị trường nội địa thống nhất Châu Âu" .

Hiệp ước Maastricht

Hiệp ước Liên hiệp châu Âu, hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht, ký tháng 12 năm 1991 thảo luận tại Maastricht Hà Lan (do sách lịch sử các nước cung cấp), nhằm mục đích:

- Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một đơn vị tiền tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập,

-Thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp.

Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu.

Hiệp ước Lít-xbon (Lisbon) (2009) sửa đổi nội dung của 2 hiệp định chủ chốt là (i) Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu - TEC (Hiệp ước Rô-ma 1957) và (ii) Hiệp ước Mát-xtrích về Liên minh châu Âu - TEU (1992). Những thay đổi quan trọng nhất của Hiệp ước Lít-xbon gồm:
1. Cải tổ cơ chế vận hành của EU theo hướng “dân chủ, minh bạch và hiệu quả hơn”, xoá bỏ cơ cấu 3 trụ cột của EU, phân định rõ ràng và cụ thể thẩm quyền của EU trên các lĩnh vực chính sách.

2. Hiệp ước Lít-xbon lần đầu tiên trao cho EU tư cách pháp nhân “thay thế và thừa kế tư cách pháp nhân của Cộng đồng châu Âu”. Ngoài ra, EU lập ra hai chức danh mới là (i) Chủ tịch Hội đồng châu Âu (thay cho Chủ tịch luân phiên của các nước thành viên) và (ii) và Đại diện cấp cao của EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh (đồng thời là Phó Chủ tịch EC).

Liên minh chính trị

- Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên.

- Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú.

- Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này.

- Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu.

- Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội, nghiên cứu...

- Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền cư trú và thị thực.

Liên minh kinh tế và tiền tệ

Được chia làm 3 giai đoạn, từ 1 tháng 7năm 1990 tới 1 tháng 1 năm 1999, và kết thúc bằng việc giải tán Viện tiền tệ châu Âu, lập Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế và tiền tệ (còn gọi là những tiêu chí hội nhập) là:

- Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất;

- Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP;

- Nợ nhà nước dưới 60% GDP và biên độ giao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM);

- Lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2% so với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất.

Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; các nước đứng ngoài là Anh, Đan Mạch và Thuỵ Điển. Hiện nay, đồng Euro đang có tỉ giá hối đoái cao hơn đồng đô la Mỹ.

Hiệp ước Amsterdam

Hiệp ước Amsterdam (còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi, ký ngày 2 tháng 10 năm 1997 tại Amsterdam) đã có một số sửa đổi và bổ sung trong một số lĩnh vực chính như:

1. Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử;

2. Tư pháp và đối nội;

3. Chính sách xã hội và việc làm;

4. Chính sách đối ngoại và an ninh chung.

Hiệp ước Schengen

Ngày 19 tháng 6 năm 1990, Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong. Đến ngày 27 tháng 11 năm 1990, 6 nước Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Ý chính thức ký Hiệp ước Schengen. Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ký ngày 25 tháng 6 năm 1991. Ngày 26 tháng 3 năm 1995, hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành viên. Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong 9 nước trên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Hiện nay, 14 trong 25 nước thành viên EU đã tham gia khu vực Schengen (ngoại trừ cảVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland).

Hiệp ước Nice

Hiệp ước Nice (11 tháng 12 năm 2000) tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu, thành lập Lực lượng phản ứng nhanh (RRF).

Theo luật của EU, Hiệp ước Nice cần được nghị viện của tất cả các nước thành viên thông qua mới có hiệu lực. Hiện nay, quá trình này đang được tiến hành trong các quốc gia thành viên.

3. Cơ cấu tổ chức

EU có bốn cơ quan chính là:

Hội đồng Bộ trưởng

Chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU, bao gồm các Bộ trưởng đại diện cho các thành viên. Các nước luân phiên làm Chủ tịch với nhiệm kỳ 6 tháng. Giúp việc cho Hội đồng có Uỷ ban Đại diện Thường trực và Ban Tổng Thư ký.

Từ năm 1975, người đứng đầu nhà nước, hoặc đứng đầu chính phủ, các ngoại trưởng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu có các cuộc họp thường kỳ để bàn quyết định những vấn đề lớn của EU. Cơ chế này gọi là Hội đồng châu Âu hay Hội nghị Thượng đỉnh EU.

Hội đồng Bộ trưởng chính là cơ quan lãnh đạo tối cao của Liên minh châu Âu.

Uỷ ban Châu Âu

Là cơ quan điều hành gồm 20 uỷ viên, nhiệm kỳ 5 năm do các chính phủ nhất trí cử và chỉ bị bãi miễn với sự nhất trí của Nghị viện Châu Âu. Chủ tịch hiện nay là Romano Prodi, cựu Thủ tướng Ý (được bầu tại cuộc họp Thượng đỉnh EU bất thường ngày 23 tháng 3 năm 1999 tại Berlin). Dưới các uỷ viên là các Tổng Vụ trưởng chuyên trách từng vấn đề, từng khu vực.

Nghị viện Châu Âu

Gồm 732 Nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm, được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Trong Nghị viện các Nghị sĩ ngồi theo nhóm chính trị khác nhau, không theo quốc tịch.

Nhiệm vụ: thông qua ngân sách, cùng Hội đồng Châu Âu quyết định trong một số lĩnh vực, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của EU, có quyền bãi miễn các chức vụ uỷ viên Uỷ ban châu Âu.

Toà án Châu Âu

Đặt trụ sở tại Luxembourg, gồm 15 thẩm phán và 9 trạng sư, do các chính phủ thoả thuận bổ nhiệm, nhiệm kỳ 6 năm. Toà án có vai trò độc lập, có quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của Uỷ ban châu Âu, văn phòng chính phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU.




[1] The World Bank
[2] The World Bank
[3] Nghị viện hiện nay có nhiệm kỳ từ 2015 – 2019.
[4] Nhiệm kỳ của Ủy ban châu Âu hiện nay có nhiệm kỳ từ 2015 – 2019.
[5] Khu vực Sen-ghen hiện giờ gồm 22/28 nước thành viên EU bao gồm: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ Điển, Phần Lan, Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Slô-va-kia, Slô-ve-nia, Lít-va, Lát-vi-a, Exờ-tô-nia, Man-ta.
[6] Hiện nay có 19/28 nước EU tham gia khu vực sử dụng đồng Euro là: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Ai Len, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Áo, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Xlô-va-kia, Xlô-ve-nia, Lít-va, Lát-vi-a, Ét-xtô-ni-a, Man-ta, Síp.

Bảng: GDP/người của châu Âu qua các năm 2010 - 2019

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
LIÊN MINH CHÂU ÂU - EU

EU là viết tắt của từ European Union có nghĩa là liên minh Châu Âu, là liên minh kinh tế — chính trị bao gồm 28 quốc gia thành viên thuộc châu Âu. Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). Với hơn 500 triệu dân, Liên minh châu Âu được xem là tổ chức thương mại quốc tế lớn nhất và có quyền lực nhất trên thế giới. EU gồm các thành viên có nền kinh tế hùng mạnh như Đức, Anh, Pháp, Tây Ba Nha…
Trong đó nước Anh là thành viên trên danh nghĩa của UE vì trong năm 2017 nước này đã tổ chức trưng cầu ý dân và bỏ phiếu. Kết quả cuối cùng là người Anh quyết định rời khỏi liên minh Châu Âu.
Một trong những nước cũng đang có ý định rời khỏi liên minh này là Đan Mạch. Họ đang chuẩn bị cuộc trưng cầu ý dân vào năm nay, nhiều chuyên gia nhận định rằng Đan Mạch sẽ tiếp bước Anh để rời khỏi tổ chức này.
Tuy được hình thành và phát triển từ lâu, có nhiều mối quan hệ và ràng buộc chặc chẽ những ngày nay EU đã bộc lỗ những nhược điểm vì không có sự thống nhất ý kiến về nhiều vấn đề lớn như vấn đề người nhập cư, sự chênh lệch giàu nghèo giữa các thành viên…
Những đặc điểm chính trị, tài chính của EU
Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên. Có nghĩa là nếu bạn là công dân của một nước thuộc thành viên EU thì bạn có thể di chuyển hay cư trú ở bất kỳ quốc gia nào. Không cần những loại giấy tờ thông quan như thẻ Visa, thẻ cư trú…
Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này. Có nghĩa là nếu một quốc gia bị đe dọa chiến tranh thì các quốc gia khác phải có trách nhiệm hỗ trơ và giúp sức cho thành viên đó.
Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú. Nghị viện Châu Âu là tổ chức đứng đầu và quản lý bộ máy của EU. Tất cả công dân thuộc EU đều có quyền lựa chọn và bầu cử những vị trí mình mong muốn.
Tất cả thành viên trong liên mình Châu Âu đều sử dụng chung một loại tiền tệ là đồng Euro, chỉ có nước Anh là ngoại lệ sử dụng thêm đồng Bảng Anh. Bạn có thể sử dụng đồng Euro để mua, bán, trao đổi tất cả hàng hóa, dịch vụ trong khối.
Ngoài những ngân hàng các nước thành viên thì ngân hàng trung ương châu Âu (ESCB) là ngân hàng quản lý toàn bộ hoạt động tiền tệ của khối.
Tuy vẫn tồn tại nhiều mâu thuẩn và bất ổn nhưng liên minh Châu Âu vẫn là tổ chức kinh tế hàng đầu thế giới vào thời điểm hiện tại.


















Link nguồn:
http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/to-chuc-quoc-te/lien-minh-chau-au-eu-european-unio-eu-3287

https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_sovereign_states_in_Europe_by_GDP_(PPP)_per_capita


Tài liệu Địa Lý miễn phí.
idialy.HLT.vn - dialy.HLT.vn - lop10.idialy.com - lop11.idialy.com -lop12.idialy.com
Lên đầu trang