Sổ tay thuật ngữ địa lý - full


SỔ TAY

THUẬT NGỮ
ĐỊA LÍ
 
(Các thuật ngữ dùng trong sách giáo khoa địa lí)
NGUYỄN DƯỢC (chủ biên)   TRUNG HẢI



iDiaLy.com sưu tầm
THUẬT NGỮ ĐỊA LÍ

A
                                                                          
AGAT :  (mã não)  khoáng vật (SiO2 ở dạng ẩn tinh) có độ cứng cao (6,5) và chịu axit, thường có trong các loại đá núi lửa và được dùng để chế tạo các bộ phận máy móc, thiết bị chịu ma sát.    Agat thuộc loại đá quý, loại đẹp có thể dùng để làm các đồ trang sức.
AHAGA :  cao nguyên xếp tầng ở trung tâm  hoang mạc Xahara
ALIT :  thuật ngữ có nhiều cách hiểu khác nhau:
            1. Sản phẩm phong hoá hoá học có thành phần chủ yếu là các hydrat của ôxyt nhôm (Al2O3) (theo Haratxôvich  1927)
             2. Các đá trầm tích có tương quan trọng lượng các thành phần AL2O3/SiO2 > 1. Nếu có lượng Fe2O3 bằng hoặc lớn hơn Al2O3 thì gọi là Pheralit (theo Malapkina  1937)
ALIT HOÁ :  kiểu phong hoá hoá học của các loại đá và đất ở nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm, trong đó xảy ra quá trình phá huỷ các loại silicat, rửa trôi các chất kiềm, kiềm thổ, silic,... tích tụ các ôxyt nhôm, sắt và titan. Kết quả của kiểu phong hoá này là sự hình thành một lớp vỏ phong hoá dày và các sản phẩm alit.
ALƠRIT :  (đá bột) đá trầm tích có cấu trúc gồm những hạt (thạch anh, phenxpat, mica) mịn, kích thước từ  0,1 đến 0,05mm.
ALUMINÔ- SILICAT :  khoáng vật tham gia vào cấu trúc của hầu hết các loại đá trong lớp vỏ Trái Đất. Thành phần chủ yếu gồm có các ôxyt nhôm (Al2O3) và silic (SiO2).
ALUVI :  X. Trầm tích sông
AMIĂNG : khoáng vật mềm, có dạng sợi, thuộc nhóm silicat  canxi và manhê  ngậm  nước. Amiăng   có màu từ xám đến xanh vàng..., thường có trong các loại đá phún  xuất và trầm tích. Nhờ đặc tính cách điện, cách nhiệt, nen được dùng phổ biến trong công nghiệp chế tạo các  vật liệu xây dựng (tấm lợp amiăng), vật liệu cách điện, cách nhiệt, quần áo cứu hoả vv... Còn  có các tên gọi khác: đá sợi, thạch miên, atbet...
AMPHIBÔN :  nhóm khoáng vật gồm có các silicat canxi, natri, manhê, sắt, nhôm... Có cấu trúc tinh thể dạng kim, dạng sợi màu xanh, nâu, đen hoặc dạng hạt gắn kết. Amphibôn là thành phần
      của nhiều loại đá măcma và biến chất. Khối lượng chiếm khoảng 10% lớp vỏ Trái Đất.
ANBÊĐÔ :  phần bức xạ của Mặt Trời do mặt đất hoặc các vật thể khác phản xạ lại không trung. Anbêđô được tính bằng tương quan (%) giữa lượng phản xạ của mặt  đất hoặc của các vật thể khác  so với toàn bộ lượng bức xạ của Mặt Trời. (A (%) = PX / BX ), trong đó PX là lượng phản xạ, còn BX là lượng bức xạ. Ví dụ : ở đất ẩm ướt  A= 5 - 10%, ở lớp tuyết phủ A= 70 - 90%.           
ANĐÊDIT (Andezit) :  loại đá phún xuất có màu xẫm, thường thấy đi kèm với đá badan ở những vùng có dung nham núi lửa cổ và hiện đại. Dùng làm vật liệu xây dựng, chịu được môi trường axit.
ANGLÔ- XĂCXÔNG :  (Anglo xaxons)  tên chung chỉ các bộ tộc Giecmanh trước kia sinh sống ở phía Bắc đế quốc La Mã (vào thế kỉ 6) đã xâm nhập đảo Anh (Grit Britên) và trở thành tổ tiên của người  Anh hiện nay.
ANH ĐIÊNG :  (Indien) tên chỉ người dân sinh sống trên lãnh thổ Ân Độ. Từ cuối thế kỉ  15, thuật ngữ  Anhđiêng còn chỉ người dân bản địa ở châu Mĩ. Khi C. Côlômbô đặt chân lên các quần đảo Trung Mĩ, chính vì ông tưởng là đất Ân Độ, nên đã gọi  người dân bản xứ là Anh điêng. Tên đó tồn tại  đến ngày nay. Người Anh điêng châu Mĩ vốn có da màu vàng xẫm, nhưng người châu Âu lại  nhầm tướng là màu đỏ xẫm, nên cũng gọi là người da đỏ.
ANPHA :  tên một loại cỏ gai ở Bắc Phi dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp  giấy và đan,   dệt các đồ dùng gia đình.
ANTIMET :  loại khí áp kế hộp (kim loại) dùng để đo độ cao của địa hình, dựa trên  nguyên tắc đo sự  chênh lệch của áp suất không khí giữa nơi đo và mặt đất hoặc mặt nước biển trung bình.
ANTIMON :  kim loại cứng, dòn, màu trắng bạc hơi xanh, tỉ  trọng khoảng : 6,8 , có tên  khoa học là Stibium (Sb). Antimon được dùng trong công nghiệp để chế tạo các chất màu, các mĩ phẩm. Lĩnh vực sử dụng chính của Antimon  là chế các hợp kim để đúc chữ in và đúc các đồ mĩ nghệ, bởi vì  đặc điểm của nó là khi hoá rắn thì nở ra, do đó các mẫu đúc được tái tạo lại  với những chi tiết rất đầy đủ và rõ nét.
ANTRAXIT :  loại than đá già, cứng, màu đen, bóng, có thành phần cacbon cao (90-98%), nằm thành từng vỉa giữa các lớp đá trầm tích. Antraxit là loại than có chất lượng tốt, hàm lượng nước thấp, khi cháy có ngọn lửa ngắn và không khói. Nhiệt lượng từ 8.000 đến 8.200 Kcal/kg. Nước ta có  nhiều Antraxit ở khu mỏ Quảng Ninh.
APACTHAI :  (Apartheid) chủ nghĩa phân biệt chủng tộc một cách triệt để ở Nam Phi. Theo chủ nghĩa  này thì  người da màu không thể bình đẳng được với người da trắng ở bất cứ đâu và trong bất cứ  lĩnh vực hoạt động nào (chính trị, kinh tế, văn  hoá...)
APATIT :  khoáng vật có màu khác nhau : từ xanh xám đến hồng nhạt...,thường gặp trong các loại đá phún  xuất. Tuy nhiên, Apatit cũng có trong các loại đá trầm tích  như trong mỏ Cam Đường (Lào Cai) ở nước ta. Apatit là nguyên liệu chủ yếu để  chế tạo phân lân. Thành phần  chính của khoáng vật là phôtphat canxi  Ca5 [(PO­4)3(F,Cl,OH)].
ARABUXTA :  giống cà phê lai có đặc tính thơm,ngon của cà phê Arabica, nhưng đồng thời cũng có sức phát triển nhanh của cà phê Rôbuxta. Giống cà phê này tỏ ra có  nhiều triển vọng tốt về mặt kinh tế. Nó được tạo ra trong những năm gần đây do các nhà nông học Capôt và Đubelin. 
ARIAN :  (Aryen)  tên những bộ tộc người da trắng đã xâm nhập miền Bắc Ân Độ vào thời Cổ Đại. Có lẽ họ là dân cư gốc ở vùng bờ biển phía đông Địa Trung Hải, gần  gũi với tổ tiên những người sống  ở vùng núi Anpơ. Ngôn ngữ thuộc nhóm Ân-Âu. Sau nay,đôi khi thuật ngữ Arian cũng được dùng một cách không có cơ sở đẻ  chỉ các bộ tộc người da trắng nói chung và tổ tiên của những người da trắng ở Bắc Âu nói riêng.
          Từ Arian có nghĩa là "người cao quý", vì vậy phát xít Đức trước đây đã dựa vào  ý nghĩa này để tự coi là dân tộc thượng đẳng và biện hộ cho hành động tàn sát các dân tộc khác mà họ cho là hạ đẳng.
ATBET :  X.  Amiăng
ATLAT :  tên chung chỉ các tập bản đồ địa lí, lịch sử, thiên văn vv...vì trên bìa của những tập bản đồ xuất bản lần đầu tiên có vẽ tượng thần Atlat vác quả địa cầu trên vai  (Trong thần thoại Hi Lạp, Atlat  là con của thần Titang Đapê và là anh em ruột với  thần Prômêtê, người đã đem ngọn lửa cho loài  người. Do thần Atlat  chống lại  Dơt, vị thần chúa tể thế giới, nên đã bị trừng trị phải giơ vai gánh đỡ cả bầu trời). Tất cả các tập bản đồ in sau này, tuy bìa không vẽ tượng thần Atlat nữa, nhưng theo thói quen, người ta vẫn gọi chung là Atlat (kể cả một số tập tranh ảnh của các môn khoa học khác, như sinh học vv...).
ATMÔTPHE : đơn vị đo khí áp, tính bằng áp suất  gây ra bởi một cột thuỷ ngân cao  760mm, (có khối  lượng riêng bằng: 13,5951 g/cm3,ở nhiệt độ 0o C và tại nơi có gia tốc trọng trường bằng 980,665 cm/s2).
ATÔN :  (Atoll)  đảo san hô có hình vành khăn,thành hình trong các vùng biển  nhiệt  đới. Địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ cao hơn mặt biển khoảng vài mét. Chu vi đảo có thể từ 2 đến  90km. Đảo được hình thành do sự tích luỹ xác các loại san  hô,sinh sống ở vùng biển nóng, bám quanh sườn  những đỉnh núi đá ngầm  dưới  đáy đại dương. Khi trồi lên mặt nước, các đảo này bao giờ cũng có  hình vành khăn. Dừa là loại thực  vật sinh sống phổ biến trên các  atôn.
AXƠTÊCH :  (azteques)  dân tộc sống ở vùng núi cao phía nam Mêhicô. Người Axơtêch  đã từng có một  tổ chức  chính trị, một nền văn hoá khá cao và chữ viết riêng. Từ  thế kỉ 16, quốc gia của người  Axơtêch đã bị bọn thực dân Tây Ban Nha xâm lược và tiêu diệt. Những di tích của  nền văn  hoá này hiện nay còn lại  nhiều tượng đá,  nhiều nền cũ của các công trình xây dựng trong vùng núi cao ở  Trung Mĩ.
ÁM TIÊU SAN HÔ :  khối san hô ngầm hình thành ở dưới mặt nước biển, nhiều khi có tác  dụng cản trở và gây  nguy hiểm cho việc đi  lại của tàu bè trên biển ( nhất là ở ven bờ các đảo vùng nhiệt đới). Dải ám tiêu san  hô dài và lớn nổi tiếng trên thế giới là:  "Dải ám tiêu chắn lớn " ở đông bắc lục địa  Ôxtrâylia .
Á NHIỆT ĐỚI :  đới tự nhiên phụ có những đặc điểm gần giống như nhiệt đới, nhưng thấp hơn một bậc. Đới  này có những đặc điểm chung:
           -  có vị trí chủ yếu nằm giữa khoảng các vĩ độ 30-40o Bắc và Nam, giữa ôn đới  và nhiệt đới.
           -  nhận được một lượng bức xạ khá lớn : 70-100 Kcal/cm2 (không kể miền núi  cao).
           -  có nhiệt độ trung bình các tháng trong năm từ 4oC đến trên 20oC.
           -  có mùa đông khá lạnh và có thể có băng giá.
      Còn gọi là: cận nhiệt đới (không coi là đới phụ của nhiệt đới)  X.  Đới cận nhiệt.
ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI : khu vực khí xoáy có đường kính 200-300 km,thường hình thành ở  các vùng biển  nhiệt  đới,trong khoảng từ vĩ tuyến  5o  đến chí tuyến. Ap suất khí  quyển ở trung tâm khu vực thường xuống thấp dưới 1000 mb .Gió từ phía ngoài  thổi vào tâm theo chiều  ngược kim đồng hồ ở Bắc bán cầu với  tốc độ cấp 6. Ap thấp nhiệt đới thường gây ra thời tiết  âm u,có gió, mưa. Một số khu áp thấp nhiệt  đới trong quá trình phát triển có thể chuyển  thành bão, ngược lại một số cơn bão khi đổ bộ vào đất liền, yếu đi cũng có thể chuyển thành  các khu áp thấp nhiệt đới.
ẢNH HÀNG KHÔNG :  ảnh chụp các vùng đất đai từ trên cao bằng máy bay hoặc trực  thăng chuyên dụng.  Ảnh hàng không được sử dụng nhiều trong ngành quân sự,  ngành vẽ bản đồ  cũng như ngành điều tra tài nguyên, khoáng sản. Ưu điểm chính  của ảnh hàng không là cung cấp được những hình ảnh chính xác và  chi tiết về các  vùng đất đai có phạm vi rộng lớn cũng như các vùng mà con người khó đặt chân  tới được.
ẢNH VỆ TINH :  ảnh chụp những vùng đất đai rộng lớn trên bề mặt trái đất bằng các vệ  tinh do con  người phóng lên, hoạt động ở những quỹ đạo khác nhau, với những mục đích nhất định.
ẢNH VIỄN THÁM :  ảnh chụp từ xa nhờ những phương tiện thăm dò hiện đại như các tên  lửa, các vệ tinh, các tàu vũ trụ vv...
ẢO ẢNH SA MẠC :  hình ảnh không thực, tạo thành một ảo ảnh,do hiện tượng ánh sáng bị khúc xạ khi  đi qua các lớp không khí có mật độ khác nhau trên sa mạc. Ví dụ:  những người đi trên sa mạc có thể nhìn thấy ở xa xa trước mặt có hồ nước, có làng,xóm vv...nhưng đi mãi mà vẫn không tới được, vì những hình ảnh  nhìn thấy đó chỉ là những hình ảnh phản xạ của  những đối tượng ở cách đó rất  xa.
ĂN MÒN :  (Corrosion)  hiện tượng phá hoại đá do tác động hoá học của nước trong tự  nhiên (nước có  chứa CO2 ) . Đá vôi và các loại đá dễ hoà tan trong nước có thể bị hoạt động ăn mòn mà hình thành  nên các  dạng địa hình Cacxtơ khác nhau.
ẨM KẾ : dụng cụ dùng để đo độ ẩm của không khí..Âm kế có nhiều loại. Điển hình là loại ẩm kế tóc,được  cấu tạo theo nguyên tắc: sợi tóc của người có khả năng thay đổi chiều dài rất  nhạy, phù  hợp với độ ẩm của  không khí. Trong ẩm kế,sợi tóc được gắn với một kim chuyển  động trên mặt khung có khắc độ. Khi chiều dài của  sợi tóc thay đổi theo độ ẩm,thì kim cũng quay theo, chỉ vào số  đo độ ẩm tương ứng.

ẤN - ÂU :  (indo-europeen)  nhóm ngôn ngữ hiện đang được sử dụng của nhiều dân tộc  sống chủ yếu ở châu Âu và ở một số nơi khác thuộc châu A,như Ân Độ, Iran vv... Nhóm dân tộc đang nói ngôn  ngữ Ân - Âu  cũng được gọi là nhóm dân tộc Ân -Âu.


Tài liệu Địa Lý miễn phí.
idialy.HLT.vn - dialy.HLT.vn - lop10.idialy.com - lop11.idialy.com -lop12.idialy.com
Lên đầu trang