NHỮNG PHẦN MỀM - WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC VÀ HỌC TRỰC TUYẾN TỐI ƯU NHẤT


PHẦN MỀM - WEBSITE HỌC TRỰC TUYẾN TỐI ƯU NHẤT

“ Mặt đối mặt vẫn hiệu quả hơn” đây là ý kiến mà nhiều giáo viên đều đồng tình đưa ra. Nhiều học sinh cũng nói rằng có động lực hơn khi có các bạn cùng lớp học hành chăm chỉ xung quanh, còn học trực tuyến dễ buồn ngủ và dễ mất tập trung vì chỉ có một mình.

Do mất đi sự tương tác đáng kể so với Face to face vậy nên giáo viên cũng phải bỏ công chuẩn bị nhiều bài học hơn cho một buổi học. Vì một bài học thường thì tốn 45p nhưng học trực tuyến chỉ mất 25- 30p. Một mối bận tâm nữa liên quan đến việc học trực tuyến là giáo viên không thể giám sát được học trò của mình làm gì. Đó là chưa nói đến những khó khăn về mặt công nghệ như máy chủ gặp sự cố, mạng không ổn định, đăng ký phức tạp.

Trong tình hình dịch bệnh dễ lây lan thì IDIALY.COM đề xuất 7 phần mềm học trực tuyến là sự lựa chọn hàng đầu để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như mọi người xung quanh.

1. Zoom Cloud Meeting
Zoom Cloud Meeting
Zoom Cloud Meeting 


Zoom Cloud meeting hay gọi tắt là Zoom là một giải pháp hội nghị truyền hình, các cuộc họp trực tuyến, thảo luận nhóm hay học trực tuyến. Zoom vận hành trên nền tảng rất đơn giản và dễ sử dụng. Lớp học trực tuyến thường sử dụng Zoom vì tính năng tiện lợi hỗ trợ hình ảnh, video, âm thanh và chia sẻ màn hình chất lượng tốt nhất trên hệ điều hành Windows, Mac, IOS và Android.

Ưu điểm: 

Tham gia tối đa 50 người / lớp học
Nền tảng sử dụng miễn phí
Sử dụng được trên điện thoại + máy tính
Hỗ trợ đa nền tảng, giao diện đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp họp trực tuyến, học trực tuyến thường xuyên.
Chất lượng rõ nét, ổn định , không bị gián đoạn đường truyền.
Chia sẻ Video + hình ảnh qua Tin nhắn chất lượng.
Làm việc thông qua 3G/4G/ Wifi
Kết bạn hay mời bạn bè sử dụng thông qua email.

Nhược điểm: 

Việc sử dụng miễn phí được giới hạn trong các cuộc họp trên đám mây từ 40 phút trở xuống
Có thể có vấn đề về bộ đệm nếu nó được sử dụng với hệ điều hành cũ hơn

2. Google Classroom
Google Classroom
Google Classroom

Google Classroom giúp tổ chức một lớp học thông qua sự hỗ trợ 3 tính năng quan trọng:

  1. Giao tiếp
  2. Giao bài tập
  3. Lưu trữ. 

Theo đánh giá khách quan, Google Classroom có những ưu thế nổi bật

Ưu điểm: 

Dễ dàng sử dụng và có thể truy cập từ tất cả các thiết bị.
Google Classroom được phân phối thông qua bộ công cụ Google Apps for Education hoàn toàn miễn phí
Bằng cách tập trung các tài liệu eLearning vào một vị trí dựa trên Cloud, bạn có thể không cần giấy tờ và không cần  lo lắng về việc in, phát,….!
Giao diện sạch sẽ và thân thiện với người dùng
Hệ thống bình luận tuyệt vời

Nhược điểm:

Người dùng cần tạo một tài khoản Google Education nếu muốn sử dụng dịch vụ
Các thành viên phải được đăng ký dưới cùng 1 tên miền nếu muốn được xếp vào cùng nhóm
Nguồn cấp dữ liệu hoạt động không cập nhật tự động, vì vậy người học sẽ cần phải làm mới thường xuyên để không bỏ lỡ các thông báo quan trọng.
Google Classroom phù hợp với trải nghiệm học tập kết hợp hơn là một chương trình trực tuyến hoàn toàn. Vì nó không cung cấp câu đố hoặc bài kiểm tra tự động cho người học.
Khó khăn trong vấn đề chỉnh sửa
Người học khó khăn trong việc chia sẻ
Tùy chọn tích hợp hạn chế (như Google Calendar)

3. Skype
Skype
Skype


Skype là phần mềm cho phép người dùng chat, call video hoặc gọi điện thoại trên nền IP (Voice over IP) – Được phát hành đầu tiên vào năm 2003 bởi sự hợp tác của các thành viên từ nhiều quốc gia (Đan Mạch, Thụy Điển…) Skype đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hiện Skype

đang dần được tích hợp với các dịch vụ khác của Microsoft (bạn có thể đăng nhập Skype bằng tài khoàn Outlook). Chức năng cơ bản của Skype là chat (instant messaging), free call, chia sẻ màn hình… Bạn cũng có thể sử dụng Skype trên các smartphone bằng cách tải ứng dụng Skype từ kho ứng dụng (ví dụ, Google Play nếu bạn dùng smartphone Android)

Ưu điểm: 

Đơn giản, dễ sử dụng
Hỗ trợ trên nhiều nền tảng.
Hỗ trợ gọi nhóm gửi hình ảnh video
Gọi tối đa 5 người để đảm bảo chất lượng tốt của cuộc thoại
Phần mềm miễn phí
Sử dụng tối đa 10h/ ngày và 4h / ngày
Quản lý nhóm rất tốt, quản lý lịch sử chat (đặc biệt là tính năng cho phép sửa/xóa nội dung đã gửi),gửi nhận file rất tốt (nhanh – do tính năng tự động nhận diện mạng nội bộ

Nhược điểm: 

Không hỗ trợ gửi tin nhắn offline
Ví dụ, A gửi cho B một tin nhắn trong khi B đang offline, rồi sau đó A cũng offline => thì khi B online trở lại sẽ không nhận được ngay tin nhắn của A mà phải chờ đến khi A và B cùng online.
Tài khoản business của Skype có chi phí cao

4. TrueConf 
TrueConf
TrueConf 


TrueConf là nhà cung cấp phần mềm về họp trực tuyến hàng đầu của Nga. Ứng dụng theo xu thế đám mây của Thế giới. TrueConf cũng đưa ra phần mềm họp trực tuyến, học trực tuyến dựa trên nền tảng TrueConf Server của mình.

Ưu điểm: 

Chi phí thấp, và đặc biệt cho phép thiết lập cuộc họp dài trên nền IP hoàn toàn không mất cước phí bưu điện
Hỗ trợ hầu hết các hệ điều hành trên máy tính và di động
Hỗ trợ WebRTC trên trình duyệt Chrome và Firefox.
TrueConf cho phép người dùng tải phần mềm máy chủ để tự cài đặt hệ thống họp trực tuyến, học trực tuyến riêng.
Linh động trong việc quản lý người tham dự
TrueConf cho phép miễn phí tối đa 3 điểm
TrueConf có 4 chế độ: Cuộc gọi hình (độ phân giải đến fullHD), Hội nghị truyền hình đa điểm, Lớp học trực tuyến, Phòng họp ảo (độ phân giải 4K). Sử dụng bộ mã hóa H.264- SVC trên VP8

Nhược điểm: 

 Có thể mở rộng lên đến 250 điểm nhưng phải trả phí khá cao.

5. Microsoft Teams
Microsoft Teams
Microsoft Teams


Microsoft Teams là một hệ thống cung cấp chat, meetings, notes, và tệp đính kèm. Dịch vụ tích hợp với bộ Office 365 cho thuê của công ty, bao gồm bộ Microsoft Office và Skype, và các tính năng mở rộng mà có thể tích hợp với các sản phẩm không phải của Microsoft

Ưu điểm:

Các công cụ đều nằm chung một vị trí, dễ dàng hơn trong việc sử dụng
Không tốn phí cho người dùng Office 365
Bổ sung các công cụ trò chuyện (như Trello,…)
Một số tài liệu cũ mà bạn đã chia sẻ với một nhóm cách đây vài tháng, xóa kênh, các tệp vẫn được lưu trữ trong trang SharePoint, do đó, bạn sẽ không bị mất.

Nhược điểm:

Có quá nhiều các công cụ giống nhau
Thiếu thông báo
Số lượng kênh hạn chế
Tiêu thụ không cần thiết của lưu trữ

6. Google Hangout
Google Hangout
Google Hangout


Google Hangout là tính năng đi kèm của google plus và là sản phẩm con của Google. Để có thể sử dụng được Google Hangout thì người dùng chỉ cần có tài gmail và sử dụng trên trình duyệt Chrome mới sử dụng được.

Ưu điểm: 

Google Hangout hỗ trợ chạy trên 2 nền tảng IOS và Android
Google Hangout hoàn toàn miễn phí
Tốc độ tối đa giúp học trực tuyến ổn định là tối đa trong Video Group là 10 người, tuy nhiên để đảm bảo chất lượng cuộc gọi Google Hangout vẫn khuyên bạn nên sử dụng tối đa 5 người.


Nhược điểm: 

Vì phần mềm chạy dưới dạng add-in của Browser nên sẽ có những hạn chế về tính năng và chưa triển khai được hết các tính năng khác của máy tính có cấu hình cao.
Phần mềm này chỉ sử dụng được trong trình duyệt Chrome nên đây cũng là một phần hạn chế của Google Hangout.

7. Vsee
Vsee
Vsee


Vsee là phần mềm sử dụng mô hình kết nối peer — to — peer thay thế cho trung tâm máy chủ với các phần mềm họp trực tuyến khác. Phần mềm này được tải và cài trên máy tính có thể trao đổi hình ảnh trực tiếp với nhau.

Ưu điểm: 

Không giới hạn số lượng người tham gia học trực tuyến vì sử dụng mô hình kết nối Peer – to – peer
Tương thích hầu hết các thiết bị, các hệ điều hành được sử dụng phổ biến hiện nay như: windown, Android, IOS,…
Dễ dàng mở rộng số lượng điểm cầu, số điểm cầu tối đa là 250 nhưng bạn vẫn có thể nâng cấp lên đến 500 điểm cầu.
Dễ dàng cập nhật những tính năng mới chỉ với 1 click chuột.

Nhược điểm: 

Phần mềm này vì nó phụ thuộc vào cấu hình máy tính rất nhiều. Vì vậy, máy tính của bạn phải có cấu hình cao
Không những vậy phần mềm này không thể giúp bạn tự điều khiển cuộc họp và nó rất phù hợp với làm việc nhóm.

8. Schoology
Schoology
Phần mềm schoology vừa hỗ trợ thiết kế website và giảng dạy trực tuyến


Schoology được thiết kế bởi Jeremy Friedman, Ryan Hwang và Tim Trinidad vào năm 2017 khi ba nhà đồng sáng lập này còn là sinh viên theo đuổi trên giảng đường Đại học Washington. Đây là phần mềm bổ trợ mà các nhà thiết kế website học trực tuyến thường sử dụng nhằm giúp giáo viên, học sinh và phụ huynh cá nhân hoá và chia sẻ những tài liệu học tập đến nhau, và kết nối với những người cùng nhu cầu học tập, trao đổi ngay trên blog của mình. Nó hoạt động dựa trên nền tảng điện toán đám mây, tăng cường hiệu quả việc tương tác, trao đổi tài liệu giữa giảng viên viên và học viên, giữa các học viên với nhau dễ dàng hơn, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý của người dạy và hiệu quả học tập của người học. Phần mềm này đã trở thành hệ thống quản lý học tập (LMS) tiêu chuẩn dành cho các trường phổ thông và cơ sở giáo dục bậc Đại học ở nước ngoài. Việc ứng dụng Schoology chính là nền tảng trong việc đa dạng hóa hoạt động học tập thông qua các hoạt động ngoại khóa.

Với tính năng thiết kế khóa học một cách chi tiết và hệ thống, Schoology là giái pháp tuyệt với để giáo viên có thế tạo ra các khóa học cho học sinh. Giáo viên có thể tạo ra cái bài kiểm tra, cuộc thảo luận, cung cấp các bài giảng một cách logic và rõ ràng. Bằng cách này, học sinh dễ dàng xem lại các bài giảng đã được sắp xếp rõ ràng trên schoology. Đặc biệt, giáo viên dễ dàng hơn trong việc quản lí các bài tập và cho ra đánh giá một cách tốt nhất.  Trong tương lai gần, Schoology là website sẽ phát triển khá mạnh nhờ vào tính năng dễ sử dụng và tính dứng dụng cao.

9. Lecture Maker
Lecture Maker


Có lẽ các giảng viên không còn quá xa lạ với phần mềm này. Lecture Maker là phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử đa phương tiện với hiệu quả cao và có nhiều tính năng hỗ trợ dạy học E-learning, được phát hành bởi công ty Daulsoff Hàn Quốc. Tuy cấu trúc gần giống với Microsoft PowerPoint, nhưng Lecture Maker có ưu điểm vượt trội nằm ở việc nó chèn được nhiều định dạng như PowerPoint, Flash, PDF, website, video, picture…; nhúng video, flash… mà không cần zip bài giảng khi chuyển file qua máy tính khác, tính năng thu âm trực tiếp bài, tính tương tác cao… Điều đó giúp bài giảng sẽ sinh động và lôi cuốn học sinh, sinh viên hơn bằng những hình ảnh, video thực tế. Bên cạnh đó, phần mềm này cũng sở hữu giao diện thân thiện và dễ sử dụng, giúp những ai đã quen sử dụng PowerPoint cũng có thể dễ dàng chuyển qua sử dụng Lecture Maker. Hiện nay, Cục Công nghệ Thông tin (Bộ GD & ĐT Việt Nam) đã khuyến khích sử dụng Lecture Maker trong việc dạy học bằng phương pháp trực tuyến.

10. Prezi
Prezi


Chắc hẳn với các bạn sinh viên thường hay thuyết trình, Prezi không phải là cái tên xa lạ. Prezi, tiếng Hungary có nghĩa là thuyết trình là một phần mềm có chức năng tương tự như PowerPoint nhưng sở hữu nhiều chức năng, hiệu ứng hỗ trợ, thư viện các template độc đáo. Nó hoạt động bằng cách sử dụng phương thức Zooming User Interface, cho phép người dùng phóng to và thu nhỏ vào những ý trình bày cần thiết trên không gian 2.5 D đa dạng hơn nhằm thay thế cách thuyết trình bằng slide thông thường. Ngoài ra nó còn có khả năng làm việc dù online hay offline, chèn thêm các hình ảnh hoặc Video, lưu trữ trên đám mây và đồng bộ hóa trên các thiết bị cá nhân…Phần mềm này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2008 nhờ vào sự phát triển của hai phòng nghiên cứu công nghệ truyền thông ở Hunggary là Kitchen Budapest và Magyar Telekom, và được phát hành chính thức bởi Adam Somlai-Fischer, Peter Halacsy và Peter Arvai. Lecture Maker vào năm 2009. Khuyết điểm của Prezi lớn nhất là người dùng phải tốn thao tác tạo tài khoản mới sử dụng được.

11. Planboard
Planboard

Bạn muốn một công cụ hỗ trợ để tìm kiếm lập kế hoạch bài học dễ dàng hơn? Hãy tìm đến Planboard, ứng dụng có nhiều tiện ích hơn một công cụ soạn giáo án đơn thuần. Planboard cho phép giảng viên thêm và chỉnh sửa thời khóa biểu lớp học và giúp bạn theo dõi chúng, theo dõi quá trình học tập của học sinh, tìm kiếm giáo án tham khảo từ khắp nơi trên thế giới, đồng thời nó cũng cho phép tải file và ảnh để chèn vào kế hoạch cũng như chia sẻ giáo án với những người khác. Planboard đồng bộ tất cả dữ liệu này lên web để có thể xem giáo án từ máy tính. Có thể nói phần mềm này như một công cũ hỗ trợ đa zi năng giúp giảng viên tiết kiệm thời gian, công sức và lên thời khóa biểu hiệu quả hơn. Để sử dụng nó một cách tối ưu và hiệu quả nhất, bạn có thể tìm kiếm thư viện tiêu chuẩn chính thức của Planboard.

Bên cạnh những phần mềm kể trên thì hiện nay cũng có rất nhiều phần mềm khác phục vụ cho việc dạy và học bằng phương pháp trực tuyến, chẳng hạn có những phần mềm giúp thu thập ý kiến khảo sát, cũng có những phần mềm thuyết trình, có những phần mềm giúp tự học và rèn luyện kiến thức tại nhà…. Dù là bất kỳ phần mềm nào thì học sinh ngày nay cũng có nhiều lựa chọn đa dạng và phong phú cho việc học tập của mình mọi lúc mọi nơi.

Trên đây là bài đăng PHẦN MỀM - WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC VÀ HỌC TRỰC TUYẾN TỐI ƯU NHẤT để hỗ trợ được việc dạy và học của bản thân tốt nhất nhé.
........................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Thầy cô nên tự soạn để hợp với trường lớp mình dạy hơn.

Tải miễn phí tài liệu địa lý tại đây.
Giáo án theo phương pháp PTNL (phát triển năng lực) học sinh.

Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé

Group:idialy.HLT.vn
Fanpage: dialy.HLT.vn
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí
Lên đầu trang