HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Phân tích kế hoạch giảng dạy - BGD môn địa lý THPT - GVPT

Phân tích kế hoạch giảng dạy - BGD môn địa lý THPT - GVPT


Phân tích kế hoạch giảng dạy - BGD môn địa lý THPT - GVPT

Câu 1: Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kĩ năng của chủ đề

Sau khi học bài học : Khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, học sinh cần đạt: 

- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.

- Chứng minh được các thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng về khoáng sản và thuỷ điện, cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (cây công nghiệp, rau quả), chăn nuôi gia súc lớn và về kinh tế biển.

- TRình bày được việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng và nêu được hướng phát triển.

- Nêu được ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc phòng, an ninh.

- Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng.

Câu 2: HS sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?

Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” sau:

-       Hoạt động khởi động

-       Hoạt động hình thành kiến thức mới:

+ Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng

+ Hoạt động 2: Tìm hiểu về việc khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

-       Hoạt động củng cố

-       Hoạt động vận dụng

Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh

Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực có thể được hình thành, phát triển cho học sinh:

-Biết cách tổ chức kết nối các thông tin liên quan đến bài học, xâu chuỗi các vấn đề một cách có hệ thống.

-Kĩ năng hoạt động nhóm.

-Kĩ năng thuyết trình, trình bày sản phẩm học tập dựa trên các thiết bị hỗ trợ như atlat địa lí, bảng số liệu.

-Kĩ năng tính các công thức toán học, phân tích bảng số liệu.

-Kĩ năng phản biện, đánh giá.

-       Kĩ năng giải quyết tình huống 

 

Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, HS sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học, học liệu nào

-       Atlat địa lí Việt Nam

-       Bảng số liệu về diện tích và dân số của các vùng ở nước ta

-       Văn bản thông tin về các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu 5: HS sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/hiểu) để hình thành kiến thức mới

Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu để hình thành kiến thức mới như sau:

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng

- Bước 1: 

+ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26 để xác định vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ.

 + Dựa vào bảng số liệu để tính tỉ trọng diện tích và dân số của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ so với cả nước

+ Rút ra nhận xét về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng

+ Nêu các ảnh hưởng vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của vùng

-Bước 2: Học sinh tiến hành thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động 2: Tìm hiểu về việc khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

-Bước 1: 

+ Dựa vào tư liệu học tập ở phụ lục 1, dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hiểu biết của bản thân và thảo luận với bạn để làm rõ nhận định sau: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế và các thế mạnh đang ngày càng phát huy.

Trình bày kết quả thảo luận trên giấy A0 dưới dạng bảng hoặc sơ đồ tư duy.

-Bước 2: Các nhóm tiến hành thực hiện nhiệm vụ để giải quyết vấn đề được giao.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về ý nghĩa của việc phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc phòng an ninh của vùng

Học sinh đưa ra các ý kiến cá nhân trước lớp về ý nghĩa của việc phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc phòng, an ninh của vùng. Học sinh trình bày ý kiến cá nhân của mình, ý kiến của người sau không được trùng với ý kiến của người trước.

 

Câu 6: Sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng

Học sinh hoạt động theo nhóm (2 người) sau khi thảo luận nhóm theo yêu cầu của giáo viên, đại diện 1 cặp học sinh lên bảng trình bày kết quả học tập trên bản đồ và trên bảng số liệu. Các cặp học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Hoạt đông 2: Tìm hiểu về việc khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

-Giáo viên tổ chức cho Học sinh thảo luận theo nhóm (4 – 6 học sinh) để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Học sinh trình bày kết quả thảo luận trên giấy A0 dưới dạng bảng hoặc sơ đồ tư duy. - Các nhóm tiến hành thực hiện nhiệm vụ để giải quyết vấn đề được giao.

- Các nhóm trưng bày sản phẩm học tập của nhóm mình và từng cá nhân đi quan sát đánh giá sản phẩm học tập của nhóm bạn bằng kĩ thuật 321 (3 điều tốt, 2 điều chưa tốt, 1 điều cần sửa chữa)

Hoạt động 3: Tìm hiểu về ý nghĩa của việc phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc phòng, an ninh của vùng

Học sinh đưa ra các ý kiến cá nhân về ý nghĩa của việc phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc phòng an ninh của vùng. Sau đó trình bày ý kiến cá nhân trước lớp, ý kiến của người sau không được trùng với ý kiến của người trước.

Câu 7: GV cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của HS

Giáo viên nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng

Sau khi học sinh hoạt động nhóm và trình bày sản phẩm của mình trước lớp. Giáo viên nhận xét và chính xác hoá nội dung học tập về các nội dung như: diện tích, dân số, đơn vị tỉnh hành chính, vị trí tiếp giáp và ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

Hoạt đông 2: Tìm hiểu về việc khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm (4 – 6 học sinh). Giáo viên tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm học tập của các nhóm. Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm học tập của các nhóm thông qua các tiêu chí của bảng ở phụ lục 2 và chính xác hoá nội dung học tập cho học sinh bằng phụ lục 3.  

Hoạt động 3: Tìm hiểu về ý nghĩa của việc phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc phòng, an ninh của vùng

Giáo viên tổ chức hoạt động cho học sinh trình bày ý kiến các nhân trước lớp về ý nghĩa của việc phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng của vùng. Giáo viên nhận xét các s kiến của học sinh và chính xác hoá nội dung học tập cho học sinh với các ý nghĩa của việc phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc phòng, an nình. của vùng như: Tạo sự chuyển biến cơ cấu kinh tế của vùng, nâng cao vị thế và vai trò của vùng; nâng cao đời sống nhân dân, xoá dần sự chênh lệch về mức sống giữa các dân tộc trong vùng và với các vùng khác.

Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới trong bài học, hs sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu nào

Khi thực hiện hoạt động luyện tâp/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu: 

-       Atlat địa lí Việt Nam

-       Sách giáo khoa Địa lí 12

Câu 9: HS sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập, vận dụng kiến thức mới

Học sinh sẽ trả lời các câu hỏi trắc nghiệm dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, làm bài tập tình huống để luyện tập, vận dụng kiến thức mới

Câu 10: Sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì

Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới: Giáo viên tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống:

-Tình huống 1: Có nhận đinh cho rằng: ‘Trung du miền núi Bắc Bộ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của cả nước”. Em có đồng ý với nhận định sau không? vì sao?

-Tình huống 2: Nếu em là nhà đầu tư vào vùng Trung du miền núi Bắc Bộ em sẽ phát triển ngành kinh tế nào để phát huy thế mạnh của vùng?

Câu 11: GV cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của HS 

-Hoạt động củng cố: Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm để xác định xem học sinh đã đạt được mục tiêu bài học hay chưa và khắc sâu thêm nội dung bài học.

-Hoạt động vận dụng: giáo viên tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ nằn đã học vào giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống.

Giáo viên chỉ là người đưa ra các hoạt động còn học sinh sẽ là người chủ động giải quyết vấn đề. Sau đó giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh hệ thống lại kiến thức 1 lần nữa để khắc sâu nội dung bài học. Tạo hứng thú học tập cho học sinh.

........
Phương án 2:
Câu 1: Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kĩ năng của chủ đề
- Đọc tư liệu học tập
- Thảo luận nhóm trên cơ sở dựa vào tư liệu học tập và hiểu biết của bản thân
- Lập bảng hoặc vẽ sơ đồ tư duy
- Trình bày kết quả thảo luận của nhóm
- Quan sát đánh giá sản phẩm học tập của nhóm bạn
- Nghe giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm của các nhóm
- Nghe, xem nội dung chính xác hóa của giáo viên
Câu 2: HS sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?
Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” sau:
- Đọc tư liệu tìm ra các thế mạnh nổi bật của vùng, tìm dẫn chứng
- Thảo luận nhóm
- Thể hiện ý kiến thảo luận trên giấy A0 bằng bảng hoặc sơ đồ tư duy
- Trình bày kết quả thảo luận trên giấy A0 dưới dạng bảng hoặc sơ đồ tư duy

Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: chăm chỉ (đọc tư liệu học tập), trách nhiệm (tìm ra những điểm nổi bật, dẫn chứng)
- Năng lực: tự chủ và tự học (đọc tư liệu), giao tiếp và hợp tác (hoạt động nhóm), giải quyết vấn đề và sáng tạo (trình bày kết quả thảo luận bằng bảng hoặc sơ đồ tư duy), tìm hiểu địa lí (thông qua tư liệu).
Câu 9: HS sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập, vận dụng kiến thức mới
- Đọc tư liệu học tập
- Nghe thảo luận, nghe giáo viên nhận xét
- Nhìn sản phẩm của nhóm bạn
- Làm sản phẩm của nhóm

Câu 10: Sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì
Bảng hoặc Sơ đồ tư duy
Câu 11: GV cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của HS 
Giáo viên nhận xét, đánh giá thông qua tiêu chí về nội dung và theo mức độ đã đề ra (A, B,C)


................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. 
Thầy cô nên tự soạn để hợp với trường lớp mình dạy hơn.

Tải miễn phí tài liệu địa lý tại đây.
Giáo án theo phương pháp PTNL (phát triển năng lực) học sinh.

Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé

Group:idialy.HLT.vn
Fanpage: dialy.HLT.vn
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí
modul stem Tài liệu tham khảo Tập huấn GVPT Tin tức
Lên đầu trang