HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Bài 38. Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bài 38. Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bài 38. Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ

Cho bảng số liệu: Bảng 38.1. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005

(Đơn vị: nghìn ha)

Cây công nghiệp lâu nămCả nămTrung du và miền núi Bắc BộTây Nguyên
Tổng2134,9142,4969,0
Cà phê641,215,5673,
Chè132,696,922,9
Cao su978,930,0259,0
Các cây khác382,20113,7

a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005.

b) Dựa vào kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về những sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa hai vùng này?

Lời giải chi tiết

a) Vẽ biểu đồ

- Bước 1: Tính toán, xử lí số liệu.

công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ



- Bước 2: Tính bán kính hình tròn (R).

+ Gọi bán kính hình tròn là R.

+ Đặt bán kính năm đầu tiên (R1) = 1 đơn vị bán kính.

công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ


- Bước 3: Vẽ biểu đồ.

 
công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ


Biểu đồ quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005

b) Nhận xét


Giống nhau:

- Về quy mô: là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước (cả về diện tích và sản lượng), đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm.

- Trong cơ cấu cây CN lâu năm đều có cà phê, chè.

⟹ Giải thích:

- Cả hai vùng đều có diện tích đất canh tác cây công nghiệp lâu năm rộng lớn, thuận lợi (đất feralit vùng đồi trung du và đất badan trên bề mặt cao nguyên rộng lớn).

- Khí hậu phù hợp, nguồn nước dồi dào.

- Cây chè thích hợp với khí hậu ôn đới ở vùng đồi phía Bắc và các cao nguyên badan ở Tây Nguyên.

- Người dân có kinh nghiệm trong trồng, sản xuất cây công nghiệp lâu năm, chính sách của nhà nước, thị trường rộng lớn…

Khác nhau:

Tây Nguyên

Trung du miền núi Bắc Bộ

- Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 3 cả nước.

- Diện tích cây lâu năm chỉ chiếm 5,6% cả nước.

- Cơ cấu cây trồng chuyên môn hóa kém đa dạng hơn: chủ yếu gồm chè (>87,9% diện tích); ngoài ra có cây cà phê, cây dược liệu, hồi quế…


Tây Nguyên
- Vùng chuyên canh lớn thứ 2 cả nước.

- Diện tích cây lâu năm chiếm hơn 1/3 cả nước (38,8%).

- Cơ cấu cây trồng chuyên môn hóa đa dạng: cà phê, cao su, chè.


Trong đó: cà phê quan trọng nhất (70,2% diện tích), tiếp đến là cao su (17%).

⟹ Giải thích:

Do cả hai vùng có sự khác nhau về điều kiện sản xuất (tự nhiên và kinh tế xã hội):

* Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

 - Tự nhiên :

+ Vùng có địa hình đồi trung du kết hợp đất feralit màu mỡ, nguồn nước dồi dào và khí hậu phân hóa đa dạng, có một mùa đông lạnh.

⟹ Thuận lợi cho phát triển cây lâu năm, khí hậu có một mùa đông lạnh thích hợp để phát triển cây trồng nguồn gốc cận nhiệt (tiêu biểu là cây chè).

+ Tuy nhiên diện tích đất canh tác ít hơn so với Tây Nguyên.

- Kinh tế - xã hội :

+ Là nơi cư trú của dân tộc ít người, có kinh nghiệm canh tác sản xuất (đặc biệt là cây chè).

+ Cơ sở vật chất hạ tầng còn khó khăn, cơ sở chế biến đang được phát triển nhưng vẫn còn hạn chế.

* Vùng Tây Nguyên:

- Tự nhiên:

 + Vùng hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi và tập trung với quy mô lớn: có các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, đất đỏ badan, khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nguồn nhiệt dồi dào…

⟹ Điều kiện cần để hình thành các vùng chuyên canh với quy mô lớn và tập trung.

+ Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm phù hợp với điều kiện sinh thái của cà phê và cao su.

- Kinh tế - xã hội :

+ Dân cư chủ yếu là dân nhập cư, cần cù chịu khó, có kinh nghiệm trong canh tác cây công nghiệp lâu năm (cây cà phê).

+ Chính sách phát triển của nhà nước (hỗ trợ vay vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi).

+ Các cơ sở chế biến tại chỗ được đầu tư ngày càng nhiều, góp phần bảo quản, nâng cao chất lượng nông sản ⟹ thúc đẩy sản xuất phát triển.


------------


Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 38. Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bài số 1:

Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA CẢ NƯỚC, TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN NĂM 2014 ( Đơn vi: nghìn ha)

Cây công nghiệp lâu nămCả nămTrung du và miền núi Bắc BộTây Nguyên
Tổng2134,9142,4969,0
Cà phê641,215,5673,
Chè132,696,922,9
Cao su978,930,0259,0
Các cây khác382,20113,7

Căn cứ vào bảng số liệu và các kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2014 là

A. Cột chồng      B. Miền

C. Tròn      D. Đường

Đáp án: A

Giải thích :

- Số liệu: Có 4 đối tượng (cà phê, chè, cao su và cây khác) và 3 vùng kinh tế.

- Yêu cầu: thể hiện diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm.

Như vậy, biểu đồ cột (cụ thể là cột chồng) là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2014.

Câu 2: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2014 là

A. Cột chồng      B. Miền

C. Tròn      D. Đường

Đáp án: C

Giải thích :

- Bảng số liệu: Có 3 vùng.

- Yêu cầu: thể hiện quy mô và cơ cấu.

Như vậy, biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2014 là biểu đồ tròn.

Câu 3: Điểm giống nhau giữa trung du và miền núi Bắc Bộ với tây Nguyên là

A. Đều trồng được cây cà phê, cao su và một số cây công nghiệp lâu năm khác

B. Đều có diện tích trồng chè ngang nhau

C. Đều có diện tích trồng cây cao su chiếm tỉ trọng lướn so với cả

D. Đều có diện tích trồng cà phê rất ít

Đáp án: A

Giải thích : Chú ý các loại cây trồng ở bảng số liệu. Như vậy, ta thấy điểm giống nhau giữa trung du và miền núi Bắc Bộ với tây Nguyên là đều trồng được cây cà phê, cao su và một số cây công nghiệp lâu năm khác.

Câu 4: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích trồng chè lớn hơn Tây Nguyên là

A. Khí hậu có mùa đông lạnh

B. Có nguồn lao động dồi dào hơn

C. Gần với đồng bằng sông Hồng

D. Có vị trí giáp biển

Đáp án: A

Giải thích : Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích chè lớn nhất cả nước do vùng này có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh, có tài nguyên đất feralit rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè.

Câu 5: Điểm khác nhau giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là

A. Có diện tích trồng cà phê lớn hơn

B. Có diện tích trồng chè lớn hơn

C. Có diện tích trồng cao su lớn hơn

D. Có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn hơn

Đáp án: B

Giải thích : Điểm khác nhau giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là vùng TD và MNBB có diện tích trồng chè lớn hơn (96,9 nghìn ha so với 22,9 nghìn ha).

Câu 6 : Điểm khác nhau giữa vùng Tây Nguyên với vung Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Có diện tích trồng cà phê ít hơn

B. Có diện tích trồng chè lớn hơn

C. Có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm, trong đó diện tích trồng cà phê và cao su lớn hơn

D. Có diện tích trổng cây cong nghiệp lâu năm ít hơn

Đáp án: C

Giải thích : Điểm khác nhau giữa vùng Tây Nguyên với vung Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng Tây Nguyên có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm, trong đó diện tích trồng cà phê và cao su lớn hơn (cà phê: 673 nghìn ha so với 15,5 nghìn ha; cao su: 259 nghìn ha so với 30 nghìn ha).

Câu 7: Tây Nguyên có diện tích trồng cà phê và cao su lớn hơn vùng Trung du và miền núi bắc Bộ do

A. Đất badan tập trung thành vùng lớn, khí hậu cận xích đạo

B. Nhiệt độ ở Tây Nguyên luôn thấp

C. Lương mưa nhiều

D. Có nguồn lao động dồi dào hơn

Đáp án: A

Giải thích : Cây cao su và cây cà phê là những cây có nguồn gốc nhiệt đới nên chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng có nền nhiệt độ cao, tương đối ổn định trên đất badan màu mỡ. Chính vì vậy, cao su và cà phê chỉ phát triển mạnh ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ mặc dù có mùa đông lạnh nhưng cũng có diện tích cây cao su, cà phê khá lớn,…



Bài số 2

Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG TRÂU VÀ BÒ CỦA CẢ NƯỚC, TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN NĂM 2013

(Đơn vị: nghìn con)

Cả nướcTrung du và miền núi Bắc BộTây Nguyên
Trâu2559,51470,792,0
5156,7914,2662,8

Căn cứ vào bảng số liệu và các kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Tỉ trọng trâu, bò của vùng Trung du và miền núi bắc Bộ trong tổng đàn trâu, bò của cả nước lần lượt là:

A. 3,6% và 12,9 %      B. 65,1% và 12,9%

C. 57,5% và 17,7%      D. 17,7% và 57,5%

Đáp án: C

Giải thích : Tỉ trọng trâu, bò của vùng Trung du và miền núi bắc Bộ trong tổng đàn trâu, bò của cả nước lần lượt là: Tỉ trọng trâu TD và MNBB = 1470,7/2559,5 x 100 = 57,5%; tỉ trọng bò TD và MNBB = 914,2/5156,7 x 100 = 17,7%.

Câu 2: Tỉ trọng trâu, bò của vùng Tây Nguyên trong tổng đàn trâu, bò của cả nước lần lượt là:

A. 57,5% và 17,7%      B. 3,6% và 12,9 %

C. 3,6% và 17,7 %      D. 12,9% và 3,6%

Đáp án: B

Giải thích : Tỉ trọng trâu, bò của vùng Tây Nguyên trong tổng đàn trâu, bò của cả nước lần lượt là: Tỉ trọng trâu Tây Nguyên = 92,0/2559,5 x 100 = 3,6%; tỉ trọng bò Tây Nguyên = 662,8/5156,7 x 100 = 12,9%.

Câu 3: Cả hai vùng trên đều có thé mạnh về chăn nuôi gia súc lớn vì

A. Đều có khí hậu lạnh

B. Đều có diện tích đồng cỏ lớn

C. Đều có các nhà máy chế biến

D. Đều có nguồn lao động dồ dào

Đáp án: B

Giải thích : Chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn, chính vì vậy ở vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh ngành chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò) là do hai vùng này có nhiều đồng cỏ tự nhiên tập trung rộng lớn

Câu 4: Thế mạnh chăn nuôi trâu bò của 2 vùng đều thể hiện

A. Tỉ trọng đàn trâu, bò hai vùng chiếm tới trên 50% so với tổng đàn trâu, bò của cả nước

B. Tỉ trọng đàn trâu, bò hai vùng chiếm 70% so với tổng đàn trâu, bò của cả nước

C. Tỉ trọng đàn trâu, bò hai vùng chiếm 40,7% so với tổng đàn trâu, bò của cả nước

D. Tỉ trọng đàn trâu, bò hai vùng chiếm 90% so với tổng đàn trâu, bò của cả nước

Đáp án: C

Giải thích : Thế mạnh chăn nuôi trâu và bò của 2 vùng đều thể hiện ở việc tỉ trọng đàn trâu, bò hai vùng chiếm 40,7% so với tổng đàn trâu, bò của cả nước. Cụ thể là đàn trâu chiếm 61,1% và đàn bò chiếm 30,6% - số liệu năm 2013.

Câu 5: Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò là do

A. Trâu ưa ẩm và chịu được lạnh hơn bò nên thích hợp với khí hậu của vùng

B. Có các đồng cỏ rộng hơn

C. Truyền thống chăn nuôi

D. Trâu chịu lạnh kém hơn bò

Đáp án: A

Giải thích : Trung du miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại vì Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu lạnh vào mùa đông, trâu có khả năng chịu rét, ẩm ướt giỏi hơn bò, thích hợp chăn thả.

Câu 6: Ở vùng Tây Nguyên, bò được nuôi nhiều hơn trâu là do

A. Có các cao nguyên rộng

B. Có đồng cỏ rộng hơn

C. Truyền thống chăn nuôi

D. Bò không chịu được lạnh và ưa khô, thích hợp với khí hậu của vùng

Đáp án: D

Giải thích :Ở vùng Tây Nguyên, bò được nuôi nhiều hơn trâu là do Tây Nguyên có khí hậu khô hạn, nóng thích hợp với điều kiện sinh thái của bò.

................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Thầy cô nên tự soạn để hợp với trường lớp mình dạy hơn.

Tải miễn phí tài liệu địa lý tại đây.
Giáo án theo phương pháp PTNL (phát triển năng lực) học sinh.

Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé

Group:idialy.HLT.vn
Fanpage: dialy.HLT.vn
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Lí thuyết 12 Lớp 12 Tin tức Trắc nghiệm Trắc nghiệm 12
Lên đầu trang