CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 4 ĐỊA LÝ LỚP 12

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 4 ĐỊA LÝ LỚP 12
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Chương 4 có đáp án

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Chương 4 có đáp án 

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, tỉnh duy nhất thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (năm 2007) là:

A. Vĩnh Phúc.

B. Phú Thọ.

C. Bắc Ninh.

D. Quảng Ninh.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, xác định được tỉnh duy nhất thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (năm 2007) là Quảng Ninh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Để phát huy thế mạnh công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ, vấn đề quan trọng cần giải quyết là:

A. điều tra quy hoạch các mỏ quặng đã có.

B. phát triển giáo dục và đào tạo.

C. thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

D. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng.

Đáp án: Công nghiệp của Bắc Trung Bộ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng, một số tài nguyên khoáng sản vẫn ở dạng tiềm năng hoặc được khai thác không đáng kể; mặt khác vùng còn hạn chế về điều kiện kĩ thuật, cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư nên cơ cấu công nghiệp chưa thật định hình và phát triển.

⇒ Cần đầu tư nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng (đặc biệt là giao thông vận tải), phát triển công nghiệp năng lượng để thu hút vốn đầu tư và chuyển giao trình độ công nghệ, tăng cường vai trò giao lưu trao đổi hàng hóa của vùng ⇒ từ đó góp phần phát huy tốt hơn thế mạnh công nghiệp của vùng, hình thành nhiều nhà máy, xí nghiệp, các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, trong đó chủ yếu là do

A. có đường bờ biển dài, ít đảo ven bờ.

B. có nhiều vũng vịnh rộng.

C. bờ biển có nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu, ít bị sa bồi.

D. có nền kinh tế phát triển nhanh nên nhu cầu vận tải lớn.

Đáp án: - Duyên hải Nam Trung bộ có đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho xây dựng các cảng biển.

 - Mặt khác, vùng có thềm lục địa sâu, vịnh biển kín gió, sông  ngòi của vùng nhỏ và ít phù sa nên hiện tượng bồi lắng trầm tích cửa sông ven biển ít hơn ⇒ thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu, hoạt động vận tải trên cảng diễn ra dễ dàng, chi phí nạo vét ít.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ổn định cây cà phê hiện nay ở Tây Nguyên là:

A. phát triển mô hình trang trại trồng cà phê.

B. kết hợp với công nghiệp chế biến.

C. đa dạng hóa cây cà phê.

D. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

Đáp án: Cây cà phê ở Tây Nguyên được phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong nước và xuất khẩu.

⇒ Do vậy, phát triển công nghiệp chế biến sẽ tạo đầu ra ổn định cho nguồn nông sản này, góp phần nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu lớn. Hiện nay, thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã trở thành một thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Ở Đông Nam Bộ, để khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, vấn đề quan trọng cần quan tâm là:

A. thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng.

B. cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng.

C. áp dụng kĩ thuật canh tác tiên tiến, thủy lợi.

D. thay đổi cơ cấu cây trồng, chống xói mòn đất.

Đáp án: - Đông Nam Bộ có mùa khô kéo dài gây thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Phát triển thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu đối với vùng, góp phần giải quyết vấn đề hạn hán vào mùa khô, tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai, La Ngà, tăng diện tích đất trồng trọt, tăng hệ số sử dụng đất trồng hằng năm và khả năng bảo đảm lương thực, thực phẩm cúa vùng.

- Việc thay đổi cơ cấu cây trồng với nhiều giống cây mới có năng suất cao sẽ nâng cao hơn vị trí của vùng như là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.

⇒ Như vậy, để khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, vấn đề quan trọng cần quan tâm là phát triển thủy lợi và thay đổi cơ cấu cây trồng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới ở Tây Nguyên là:

A. đất badan và khí hậu cận xích đạo.

B. đất badan và nguồn nước sông hồ.

C. khí hậu cận xích đạo và đất phù sa cổ.

D. nguồn nước sông hồ và địa hình cao nguyên.

Đáp án: Vùng đất badan màu mỡ phân bố tập trung trên các cao nguyên rộng lớn thích hợp cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.

- Mặt khác, điều kiện khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, nhiệt độ cao là điều kiện thích hợp cho phát triển cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới ở Tây Nguyên như: cà phê, cao su, điều, hồ tiêu.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Cho bảng số liệu sau: Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005 

Để thể hiện quy mô và cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Miền.

B. Tròn.

C. Cột ghép.

D. Cột chồng.

Đáp án: Xác định từ khóa: yêu cầu thể hiện “quy mô và cơ cấu”, 3 đối tượng (cả nước, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ).

⇒ Áp dụng phương pháp nhận dạng biểu đồ: biểu đồ tròn thường thể hiện quy mô và cơ cấu, 1 – 3 đối tượng.

⇒ Để thể hiện hiện  quy mô và cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, biểu đồ thích hợp nhất là: Biểu đồ tròn

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Ở đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống là do

A. nền kinh tế phát triển nhanh.

B. thu hút dân cư từ nhiều vùng tạo nên nền văn hóa đa dạng.

C. chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước.

D. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời với nền sản xuất phát triển.

Đáp án: Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, được xem là cái nôi hình thành văn hóa Việt. Quá trình xây dựng bảo vệ đất nước kéo dài hàng nghìn năm cùng với truyền thống sản xuất lâu đời (ăn minh lúa nước) đã tạo nên các giá trị văn hóa tiêu biểu của vùng: hội tụ các nền văn hóa lớn (văn hóa Đông Sơn, Thăng Long – Hà Nội); có nhiều di tích nổi tiếng như đền Hùng, khu vực Cổ Loa, Hoa Lư, Lam Sơn, phố Hiến, chùa Dâu, chùa Hương, chùa Tây Phương, đình Tây Đằng…, các làng nghề truyền thống (gốm Bát Tràng, lụa Hà Đông...)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng là vì?

A. Do sức ép dân số đối với kinh tế - xã hội và môi trường.

B. Do tài nguyên thiên nhiên của vùng không thật phong phú.

C. Do đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế.

D. Do việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh.

Đáp án: - Đồng bằng sông Hồng nằm trong vùng trọng điểm kinh tế ở khu vực phía Bắc nước ta, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa tương xứng với vai trò của vùng.

- Vùng có nhiều thế mạnh về vị trí địa lí, dân cư – nguồn lao động đông đảo và có chất lượng cao, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật khá hoàn thiện, thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư và là nơi được ứng dụng nhiều thành tựu kĩ thuật, hưởng các chính sách ưu đãi trong phát triển kinh tế.

⇒ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ góp phần phát huy các thế mạnh vốn có của vùng cũng như các nguồn lực bên ngoài (vốn đầu tư) ⇒ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội (vấn đề việc làm, an sinh  xã hội), bảo vệ môi trường, tài nguyên.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa hiệu quả vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là:

A. đánh bắt xa bờ.

B. đánh bắt ven bờ.

C. trang bị vũ khí quân sự.

D. đẩy mạnh chế biến tại chỗ.

Đáp án: Vùng biển nước ta rộng lớn, nguồn hải sản giàu có và phong phú với nhiều ngư trường lớn gần bờ và ngư trường xa bờ (Hoàng Sa, Trường Sa). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là sự suy giảm nghiêm trọng thủy sản ven bờ cùng những tranh chấp diễn ra trên biển Đông.

⇒ Do vậy, phương hướng đặt ra là nhà nước đang khuyến khích ngư dân đánh bắt xa bờ nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lợi thủy sản xa bờ (đồng thời hạn chế sự suy giảm nghiêm trọng thủy sản ven bờ), góp phần khẳng định chủ quyền của nước ta trên vùng trời, vùng biển và thềm lục địa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Cho biểu đồ sau: 

Biểu đồ đã cho thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Cơ cấu sử dụng đất phân theo vùng của nước ta.

B. Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phân theo vùng của nước ta.

C. Tình hình phát triển hiện trạng sử dụng đất ở nước ta.

D. Quy mô và sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phân theo vùng của nước ta.

Đáp án: Biểu đồ cột chồng (giá trị tương đối) thường dùng để thể hiện cơ cấu, trong thời gian nhiều năm (từ 4 năm trở lên) hoặc của nhiều đối tượng (từ 4 đối tượng trở lên).

⇒ Biểu đồ đã cho thể hiện cơ cấu sử dụng đất phân theo vùng của nước ta (có 7 vùng)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Cho bảng số liệu: Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không chính xác về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?

A. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm.

B. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng khá nhanh.

C. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng khá cao và có xu hướng giảm.

D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh.

Đáp án: Nhận xét:

- Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng cao thứ 2 và có xu hướng giảm  (38,8% xuống 24,1%)

⇒ Nhận xét A. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm.⇒ Sai

     Nhận xét C đúng → loại C

- Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm (19,7% xuống 23,4%)

⇒ Nhận xét B đúng → loại B

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh (41,5% lên 52,5%)

⇒ Nhận xét D đúng → loại D

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là:

A. khả năng mở rộng diện tích khá lớn.

B. phần lớn diện tích đất phù sa không được bồi đắp hằng năm.

C. diện tích đất nông nghiệp bị hoang mạc hóa rộng.

D. đất đất ở nhiều nơi bị bạc màu.

Đáp án: Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê điều bao quanh do vậy vùng đất trong đê không được bồi đắp phù sa mới hằng năm. Kết hợp với hiệu suất sử dụng đất nông nghiệp cao ⇒ Nhiều vùng đất trong đê bị thoái hóa, bạc màu làm giảm diện tích đất nông nghiệp.

Trong khi khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở vùng rất hạn chế.

⇒ Đặt ra vấn đề lớn trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long là:

A. nước ngọt.

B. xâm nhập mặn và phèn.

C. thủy triều tác động mạnh.

D. cháy rừng.

Đáp án: Mùa khô kéo dài làm mực nước sông hạ thấp gây nên tình trạng thiếu nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp, cùng với đó hiện tượng xâm nhập mặn cũng diễn ra mạnh hơn.

⇒ Trong điều kiện diện tích đất phèn đất mặn lớn và mở rộng + thiếu nước trong mùa khô khiến việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của vùng.

Đáp án cần chọn là: A

................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Thầy cô nên tự soạn để hợp với trường lớp mình dạy hơn.

Tải miễn phí tài liệu địa lý tại đây.
Giáo án theo phương pháp PTNL (phát triển năng lực) học sinh.

Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé

Group:idialy.HLT.vn
Fanpage: dialy.HLT.vn
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Lên đầu trang