Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 7 (có đáp án): Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

  Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 7 (có đáp án): Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 7 (có đáp án): 
Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng (Phần 1)

Câu 1: Trái đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm

A. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.

B. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti, lớp nhân trong.

C. Lớp nhân trong . lớp Manti, lớp vỏ lục địa.

D. Lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân .

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/25 địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Thạch quyển bao gồm

A. Bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương.

B. Tầng badan, tầng trầm tích, tầng granit.

C. Phần trên của lớp manti và lớp vỏ trái đất.

D. Lớp vỏ trái đất.

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/26 địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Vật chất ở nhân trái đất có đặc điểm

A. Là những chất khí có tinh phóng xạ cao.

B. Là những phi kim loại có tính cơ động cao.

C. là những kim loại nhẹ, vật chất ở trạng thái hạt.

D. là những kim loại nặng nhân ngoài vật chất ở trạng thái lỏng, nhân trong vật chất ở trạng thái rắn.

Đáp án: D

Giải thích: Mục I, SGK/27 địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có

A. độ dài lớn hơn, không có tầng granit.

B. độ dài nhỏ hơn, có tầng granit.

C. độ dài lớn hơn, có tầng granit.

D. độ dài nhỏ hơn, không có tầng granit.

Đáp án: D

Giải thích: Mục I, SGK/26 địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti là

A. sự tự quay của trái đất theo hướng từ Tây sang Đông.

B. sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

C. sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.

D. sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng trái đất.

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/28 địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Dựa vào hình 7.3 - Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển và hình 10 - Các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa Lí 10, có thể thấy động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở

A. nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.

B. nơi tiếp xúc của mảng Âu - Á với các mảng xung quanh.

C. nơi tiếp xúc của mảng Phi với các mảng xung quanh.

D. nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Australia với các mảng xung quanh.

Đáp án: A

Giải thích: Dựa vào hình 7.3 - Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển và hình 10 - Các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa Lí 10, có thể thấy động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh như mảng Á – Âu, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ,… tạo nên vành đai động đất Thái Bình Dương kéo dài từ phía Tây Hoa Kì đến Nhật Bản, Phi-lip-pin,…

Câu 7: Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển và hình 10 – Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa lí 10, có thể thấy dãy núi trẻ Hi – ma – lay – a ở Châu Á hình thành là do

A. Sự đụng độ giữa mảng Thái Bình Dương với mảng Âu – Á.

B. Sự đụng độ giữa mảng Ấn Độ - Australia với mảng Âu – Á.

C. Sự đụng độ giữ mảng Phi với mảng Âu – Á.

D. Sự đụng độ giữa mẩng Bắc Mĩ với mảng Âu – Á.

Đáp án: B

Giải thích: Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển và hình 10 – Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa lí 10, có thể thấy dãy núi trẻ Hi – ma – lay – a cao đỉnh núi cao nhất thế giới ở Châu Á hình thành là do sự đụng độ giữa mảng Ấn Độ - Australia với mảng Âu – Á.

Câu 8: Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển và hình 10 – Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa lí 10, có thể thấy dãy núi trẻ An – đét ở Nam Mĩ được hình thành là do

A. Mảng Thái Bình Dương hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

B. Mảng Bắc Mĩ hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

C. Mảng Na – zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

D. Mảng Phi hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

Đáp án: C

Giải thích: Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển và hình 10 – Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa lí 10, có thể thấy dãy núi trẻ An – đét ở Nam Mĩ được hình thành là do mảng Na – zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ tạo nên.

Câu 9: Những vùng bất ổn của trái đất thường nằm ở

A. trên các lục địa.

B. giữa các đại dương.

C. các vùng gần cực.

D. vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/28 địa lí 10 cơ bản.


Tài liệu Địa Lý miễn phí.



Website: iDiaLy.com
App CHplay: iDiaLy.com
Group: idialy.HLT.vn
Fanpage: dialy.HLT.vn
Youtube: Youtube.idialy.com

Các bạn cũng co thể tham khảo các môn khác tại đây:
  1. Anh văn: anhvan.HLT.vn
  2. Toán học: toanhoc.HLT.vn
  3. Vật lý: vatly.HLT.vn
  4. Hóa học: hoahoc.HLT.vn
  5. Sinh học: sinhhoc.HLT.vn
  6. Ngữ văn: nguvan.HLT.vn
  7. Lịch sử: lichsu.HLT.vn
  8. GDCD: gdcd.HLT.vn
  9. Tin học: tinhoc.HLT.vn

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 7 (có đáp án): Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng (Phần 2)

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của lớp Manti trên?

A. Ở trạng thái quánh dẻo, rất đậm đặc và cấu tạo bởi các loại đá khác nhau.

B. Cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, tồn tại ở trạng thái rắn và quánh dẻo.

C. Ở trạng thái rắn nhưng rất đậm đặc, cấu tạo bởi nhiều kim loại nặng.

D. Rất đậm đặc, cấu tạo bởi nhiều kim loại nặng và quánh dẻo.

Đáp án

A. Giải thích: SGK/26, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là:

A. Tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit.

B. Tầng granit, Tầng đá trầm tích, tầng badan.

C. Tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan .

D. Tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích.

Đáp án

D. Giải thích: SGK/26, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Vật chất ở nhân Trái Đất có đặc điểm nào dưới đây?

A. Là những kim loại nhẹ, vật chất ở trạng thái hạt.

B. Là những kim loại nặng.

C. Là những chất khí có tính phóng xạ cao.

D. Là những phi kim loại có tính cơ động cao.

Đáp án

B. Giải thích: SGK/26, địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Lớp nào sau đây của Trái Đất chứa các loại kim loại nặng?

A. Lớp vỏ Trái Đất.

B. Manti dưới.

C. Manti trên.

D. Nhân Trái Đất.

Đáp án

D. Giải thích: SGK/26, địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Phần lớn nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của các vận động kiến tạo là

A. Lớp vỏ Trái Đất.

B. Lớp manti.

C. Lớp nhân trong.

D. Lớp nhân ngồi.

Đáp án

B. Giải thích: SGK/26, địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở

A. nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.

B. nơi tiếp xúc của mảng Âu - Á với các mảng xung quanh.

C. nơi tiếp xúc của mảng Phi với các mảng xung quanh.

D. nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Australia với các mảng xung quanh.

Đáp án

A. Giải thích: SGK/26, địa lí 10 cơ bản.

Câu 7: Lớp nhân ngoài của Trái Đất không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Độ sâu từ 2900 đến 5100km.

B. Áp suất từ 1,3 triệu đến 3,1 triệu atm.

C. Vật chất tồn tại ở trạng thái lỏng.

D. Chứa nhiều vật chất khó xác định.

Đáp án

D. Giải thích: SGK/26, địa lí 10 cơ bản.

Câu 8: Sự phân chia đá thành 3 nhóm (mắc ma, trầm tích, biến chất) chủ yếu dựa vào

A. nguồn gốc hình thành của đá.

B. tính chất hoá học của đa.

C. tính chất vật lí của đá.

D. tuổi của đá.

Đáp án

A. Giải thích: SGK/26, địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

A. Tạo các dãy núi cao, núi lửa, siêu bão.

B. Động đất, núi lửa, lũ lụt.

C. Bão lũ, mắc ma phun trào.

D. Mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm.

Đáp án

D. Giải thích: SGK/27, địa lí 10 cơ bản.

Câu 10: Vận động kiến tạo được hiểu là

A. Các vận động do nội lực sinh ra diễn ra cách đây hàng trăm triệu năm.

B. Các vận động do nội lực sinh ra, làm cho địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn.

C. Các vận động do nội lực sinh ra, làm cho cấu tạo lớp manti có những biến đổi lớn.

D. Các vận động làm cho địa hình có những biến đổi lớn cách đây hàng trăm triệu năm.

Đáp án

B. Giải thích: SGK/27, địa lí 10 cơ bản.

Câu 11: Điểm khác nhau về cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương là

A. Lớp vỏ lục địa dày hơn vỏ đại dương.

B. Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng granit.

C. Lớp vỏ đại dương chiếm diện tích lớn hơn lớp vỏ lục địa.

D. Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng trầm tích.

Đáp án

B.

Giải thích:

- Lớp vỏ lục địa gồm 3 tầng: trầm tích, tầng granit (dày nhất), cuối cùng là tầng badan

- Lớp vỏ đại dương gồm 2 tầng: trầm tích, tầng badan (dày nhất).

=> Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa cấu tạo chủ yếu bằng granit.

Câu 12: Đặc điểm nổi bật của đá trầm tích so với hai nhóm đá còn lại

A. Có tỉ trọng nhẹ hơn nhiều.

B. Có chứa hoá thạch và có sự phân lớp.

C. Chỉ phân bố ở vùng nhiệt đới.

D. Có giá trị kinh tế cao.

Đáp án

B. Giải thích: Đặc điểm nổi bật của đá trầm tích so với hai nhóm đá còn lại có chứa hoá thạch và có sự phân lớp.

Câu 13: Những vùng bất ổn của Trái Đất thường nằm ở

A. trên các lục địa.

B. giữa các đại dương.

C. các vùng gần cực.

D. vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.

Đáp án

D. Giải thích: Những vùng bất ổn của Trái Đất thường nằm ở vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.


Tài liệu Địa Lý miễn phí.



Website: iDiaLy.com
App CHplay: iDiaLy.com
Group: idialy.HLT.vn
Fanpage: dialy.HLT.vn
Youtube: Youtube.idialy.com

Các bạn cũng co thể tham khảo các môn khác tại đây:
  1. Anh văn: anhvan.HLT.vn
  2. Toán học: toanhoc.HLT.vn
  3. Vật lý: vatly.HLT.vn
  4. Hóa học: hoahoc.HLT.vn
  5. Sinh học: sinhhoc.HLT.vn
  6. Ngữ văn: nguvan.HLT.vn
  7. Lịch sử: lichsu.HLT.vn
  8. GDCD: gdcd.HLT.vn
  9. Tin học: tinhoc.HLT.vn

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 7 (có đáp án): Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng (Phần 3)

Câu 14: Phân ra thành vỏ lục địa và vỏ đại dương là dựa vào

A. Đặc tính vật chất.

B. Cấu tạo địa chất, độ dày.

C. Có sự phân chia thành các tầng.

D. Có sự phân chia thành các bộ phận.

Đáp án B.

Giải thích: Do có sự khác biệt về cấu tạo địa chất, về độ dày,… nên vỏ Trái Đất được phân ra thành hai kiểu chính là vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Câu 15: Tại sao lại có chuỗi hồ ở cao nguyên Đông Phi?

A. Vận động nâng lên.

B. Khúc uốn của sông.

C. Vùng trũng của địa hình.

D. Các vận động đứt gãy, tách giãn.

Đáp án D.

Giải thích: Hồ Lớn châu Phi hay Đại Hồ châu Phi là một chuỗi các hồ tạo thành một phần của các hồ Thung lũng Đứt gãy nằm tại và xung quanh Đới tách giãn Đông Phi. Chúng bao gồm hồ Victoria, hồ nước ngọt lớn thứ hai thế giới về diện tích bề mặt; và hồ Tanganyika, hồ lớn thứ hai thế giới về dung tích và cũng là hồ sâu thứ hai thế giới. Thuật ngữ Hồ Lớn cũng được sử dụng, nhưng ít phổ biến.

Câu 16: Dãy núi trẻ Hi – ma – lay -a ở châu Á được hình thành do sự tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo nào dưới đây?

A. Mảng Âu – Á và mảng Thái Bình Dương.

B. Mảng Âu – Á và mảng Phi.

C. Mảng Âu – Á và mảng Nam Cực.

D. Mảng Âu – Á và mảng Ấn Độ - Australia.

Đáp án D.

Giải thích: Dãy núi trẻ Hi – ma – lay -a ở châu Á được hình thành do sự tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo là mảng Âu – Á và mảng Ấn Độ - Australia.

Câu 17: Theo thuyết kiến tạo mảng, dãy Himalaya được hình thanh do:

A. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Thái Bình Dương.

B. Mảng Thái Bình Dương xô vào mảng Âu – Á.

C. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á.

D. Mảng Phi xô vào mảng Âu – Á.

Đáp án C.

Giải thích: Theo thuyết kiến tạo mảng, dãy Himalaya được hình thanh do mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á.

Câu 18: Ở đại dương trong lớp vỏ Trái Đất không có tầng nào dưới đây?

A. Trầm tích.

B. Granit.

C. Badan.

D. Badan và granit.

Đáp án B.

Giải thích: Ở đại dương trong lớp vỏ Trái Đất có tầng trầm tích và tầng badan. Ở vỏ lục địa trong lớp vỏ Trái Đất có cả 3 tầng trầm tích, badan và granit.

Câu 19: Dãy núi trẻ Rôc – ki ở Bắc Mĩ được hình thành do sự tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo nào dưới đây?

A. Mảng Bắc Mĩ và mảng Âu – Á.

B. Mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ.

C. Mảng Bắc Mĩ và mảng Na – zca.

D. Mảng Bắc Mĩ và mảng Thái Bình Dương.

Đáp án B.

Giải thích: Dãy núi trẻ Rôc – ki ở Bắc Mĩ được hình thành do sự tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo là mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ.

Câu 20: Vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo thường là vùng

A. bất ổn của Trái Đất.

B. có nền kinh tế phát triển.

C. có khí hậu khắc nghiệt.

D. tài nguyên hải sản phong phú.

Đáp án A.

Giải thích: Các mảng kiến tạo luôn dịch chuyển trên lớp vật chất quánh dẻo của Manti trên:

- Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách dãn, macma sẽ phun trào lên, tạo thành các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất, núi lửa,...

- Khi hai mảng lục địa xô vào nhau, chỗ tiếp xúc bị nén ép, dồn lại và nhô lên(mảng nọ xô chờm hoặc luồn xuống dưới mảng kia), hình thành các dãy núi, sinh ra động đất, núi lửa,...

=> Như vậy, ở vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo thường là vùng bất ổn của Trái Đất.

Câu 21: Đặc điểm nào dưới đây đúng với đặc điểm của lớp nhân Trái Đất?

A. Thành phần vật chất chủ yếu là những kim loại nhẹ.

B. Vật chất chủ yếu ở trạng thái rắn và quánh dẻo.

C. Có độ dày nhỏ nhất nhưng nhiệt độ và áp suất lớn nhất.

D. Lớp nhân ngoài có nhiệt độ, áp suất thấp hơn so với lớp nhân trong.

Đáp án D.

Giải thích:

Nhân Trái Đất:

- Có độ dày lớn nhất: khoảng 3470 km, nhiệt độ áp suất cao nhất: khoảng 50000C.

+ Nhân ngoài: áp suất 1,3 – 31, triệu át mốt phe, vật chất trạng thái lỏng.

+ Nhân trong: áp suất cao hơn nhân ngoài, 3 – 3,5 triệu át mốt phe; vật chất ở trạng thái rắn hay còn gọi là hạt.

=> Như vậy nhận xét A, B, C đều sai. Chỉ có ý D là đúng nhất.

Câu 22: Tại sao ở châu Á lại hình thành dãy núi trẻ Hi – ma – lay – a?

A. Sự đụng độ giữa mảng Thái Bình Dương với mảng Âu – Á.

B. Sự đụng độ giữa mảng Ấn Độ - Australia với mảng Âu – Á.

C. Sự đụng độ giữ mảng Phi với mảng Âu – Á.

D. Sự đụng độ giữa mẩng Bắc Mĩ với mảng Âu – Á.

Đáp án B.

Giải thích: Nguyên nhân ở châu Á hình thành dãy núi trẻ Hi – ma – lay – a là do sự đụng độ giữa mảng Ấn Độ - Australia với mảng Âu – Á.

Câu 23: Dãy núi trẻ An – đet ở Nam Mĩ được hình thành do sự tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo nào dưới đây?

A. Mảng Nam Mĩ và mảng Bắc Mĩ.

B. Mảng Nam Mĩ và mảng Na – zca.

C. Mảng Nam Mĩ và mảng Thái Bình Dương.

D. Mảng Nam Mĩ và mảng Phi.

Đáp án D.

Giải thích: Dãy núi trẻ An – đet ở Nam Mĩ được hình thành do sự tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo là mảng Nam Mĩ và mảng Phi.

Câu 24: Đặc điểm nào dưới đây không phải của lớp nhân Trái Đất?

A. Có độ dày lớn nhất, nhiệt độ và áp suất lớn nhất.

B. Thành phần vật chất chủ yếu là những kim loại nặng.

C. Vật chất chủ yếu ở trạng thái rắn.

D. Lớp nhân ngoài có nhiệt độ, áp suất thấp hơn so với lớp nhân trong.

Đáp án C.

Giải thích: Nhân Trái Đất: Có độ dày lớn nhất: khoảng 3470 km, nhiệt độ áp suất cao nhất: khoảng 50000C. Nhân ngoài: áp suất 1,3 – 31, triệu át mốt phe, vật chất trạng thái lỏng; Nhân trong có áp suất cao hơn nhân ngoài, 3 – 3,5 triệu át mốt phe; vật chất ở trạng thái rắn hay còn gọi là hạt => Như vậy nhận xét A, B, D đúng. Nhận xét vật chất chủ yếu trạng thái rắn không đúng, vì nhân ngoài vật chất lỏng.

Câu 25: Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của động đất và núi lửa nhất trên thế giới. Cho biết Nhật Bản nằm ở nơi tiếp xúc với những mảng nào?

A. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ - Australia.

B. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi.

C. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin.

D. Mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Philippin.

Đáp án C.

Giải thích: Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của động đất và núi lửa nhất trên thế giới vì Nhật Bản nằm ở các mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương và mảng Philippin.

Câu 26: Do mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á nên đã hình thành nên

A. lục địa Á – Âu rộng lớn.

B. dãy Himalaya cao đồ sộ.

C. dãy núi ngầm Đại Tây Dương.

D. vành đai lửa Thái Bình Dương.

Đáp án B.

Giải thích:

- Dãy Himalaya nằm ở vị trí tiếp xúc của mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia và mảng Âu – Á.

- Khi mảng kiến tạo này xô vào nhau -> tại vị trí tiếp xúc, vật chất bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy Himalaya, tại đây cũng xảy ra hiện tượng động đất, núi lửa,...

Câu 27: Do mảng Na-zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ nên đã hình thành nên

A. dãy núi trẻ An-đet.

B. vành đai lửa Địa Trung Hải.

C. lục địa Bắc và Nam Mĩ khác nhau.

D. dãy Cooc-di-e cao đồ sộ.

Đáp án A.

Giải thích:

- Dãy An-đet nằm ở vị trí tiếp xúc của mảng Na-zca và mảng Nam Mĩ.

- Khi hai mảng Na-zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ, tại vị trí tiếp xúc vật chất bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành dãy An-đét, đồng thời sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa,...(dãy An- đét nằm trong vành đai núi lửa Thái Bình Dương).

Câu 28: Vành đai động đất trên Đại Tây Dương nằm ở nơi tiếp xúc của các địa mảng nào dưới đây?

A. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Na – zca.

B. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Phi.

C. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực, mảng Phi.

D. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Nam Cực.

Đáp án B.

Giải thích: Vành đai động đất trên Đại Tây Dương nằm ở nơi tiếp xúc của các địa mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu – Á và mảng Phi.

Câu 29: Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh đã xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

A. Hình thành các dãy núi cao đồ sộ.

B. Xuất hiện các vực thảm, hố sâu khủng lồ.

C. Xảy ra nhiều động đất, núi lửa.

D. Có khí hậu khắc nghiệt với nhiều hoang mạc rộng lớn.

Đáp án C. Giải thích: Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh. Điển hình là vành đai lửa Thái Bình Dương, đây là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Nó có hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000 km, từ phía Tây Hòa Kì kéo dài đến Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a,…

Câu 30: Vì sao dãy núi trẻ An – đét ở Nam Mĩ được hình thành?

A. Mảng Thái Bình Dương hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

B. Mảng Bắc Mĩ hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

C. Mảng Na – zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

D. Mảng Phi hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

Đáp án C.

Giải thích: Nguyên nhân dãy núi trẻ An – đét ở Nam Mĩ được hình thành là do mảng Na – zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

Câu 31: Ở bờ Tây Thái Bình Dương, vành đai động đất và núi lửa hình thanh do sự tiếp xúc của các địa mảng nào dưới đây?

A. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin, mảng Ấn Độ - Australia.

B. Mảng Phi, mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin.

C. Mảng Âu – Á mảng Thái Bình Dương, mảng Phi, mảng Ấn Độ - Australia.

D. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Nazca, mảng Ấn Độ - Australia.

Đáp án A.

Giải thích: Ở bờ Tây Thái Bình Dương, vành đai động đất và núi lửa hình thanh do sự tiếp xúc của các địa mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin, mảng Ấn Độ - Australia.

Câu 32: Vành đai động đất và núi lửa ở bờ Đông Thái Bình Dương nằm ở nơi tiếp xúc của các địa mảng nào dưới đây?

A. Màng Bắc Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Na-zca.

B. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu -Á, mảng Thái Bình Dương.

C. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Phi, mảng Na – zca.

D. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Na – zca, mảng Thái Bình Dương.

Đáp án D.

Giải thích: Vành đai động đất và núi lửa ở bờ Đông Thái Bình Dương nằm ở nơi tiếp xúc của các địa mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Na – zca, mảng Thái Bình Dương.

Cho các bản đồ sau: 

Dựa vào hình trên, trả lời câu 33 đến câu 35.

Câu 33:Dựa vào hình 1 và hình 2, cho biết dãy Himalaya được hình thành do

A. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Thái Bình Dương.

B. Mảng Thái Bình Dương xô vào mảng Âu – Á.

C. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á.

D. Mảng Phi xô vào mảng Âu – Á.

Đáp án C.

Giải thích:

- Dãy Himalaya nằm ở vị trí tiếp xúc của mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia và mảng Âu – Á.

- Khi mảng kiến tạo này xô vào nhau -> tại vị trí tiếp xúc, vật chất bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy Himalaya, tại đây cũng xảy ra hiện tượng động đất, núi lửa,...

Câu 34: Dựa vào hình 1 và hình 2, cho biết dãy núi trẻ An-đet ở Nam Mĩ được hình thành do A. mảng Thái Bình Dương hút chờm dưới mảng Nam Mĩ. B. mảng Bắc Mĩ hút chờm dưới mảng Nam Mĩ. C. mảng Na-zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ. D. mảng Phi hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

Đáp án C.

Giải thích:

- Dãy An-đet nằm ở vị trí tiếp xúc của mảng Na-zca và mảng Nam Mĩ.

- Khi hai mảng Na-zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ, tại vị trí tiếp xúc vật chất bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành dãy An-đét, đồng thời sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa,...(dãy An- đét nằm trong vành đai núi lửa Thái Bình Dương).

Câu 35: Dựa vào hình 2, cho biết động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở

A. nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.

B. nơi tiếp xúc của mảng Âu - Á với các mảng xung quanh.

C. nơi tiếp xúc của mảng Phi với các mảng xung quanh.

D. nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Ô-xtr ây-li-a với các mảng xung quanh.

Đáp án A.

Giải thích:

- Các vành đai động đất chủ yếu trên thế giới là: bờ phía đông và phía tây Thái Bình Dương, sống núi giữa Đại Tây Dương và khu vực Địa Trung Hải.

- Vành đai núi lửa cũng phân bố chủ yếu ở hai bên bờ Thái Bình Dương, biển Địa Trung Hải

Như vậy động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.


................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Thầy cô nên tự soạn để hợp với trường lớp mình dạy hơn.

Tải miễn phí tài liệu địa lý tại đây.
Giáo án theo phương pháp PTNL (phát triển năng lực) học sinh.

Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé

Group:idialy.HLT.vn
Fanpage: dialy.HLT.vn
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Lên đầu trang