HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lí 12 - Giao thông vận tải - Thông tin liên lạc

Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lí 12 - Giao thông vận tải - Thông tin liên lạc

 

VẤN ĐỀ 4:  GTVT - TTLL
 Câu 1 : Nêu vai trò của ngành GTVT-TTLL và trình bày hiện trạng mạng lưới giao thông ở nước ta hiện nay.
* Vai trò: - Ngành GTVT-TTLL là ngành kinh tế đặc biệt vì nó vừa mang tính chất sản xuất vật chất, vừa mang tính chất sản xuất không vật chất. Tuy nó không trực tiếp tạo ra các của cải vật chất nhưng nó có vai trò to lớn quyết định tới hiệu quả của mọi ngành kinh tế.  Cho nên GTVT-TTLL trước hết được coi như là một ngành kinh tế có tính chất huyết mạch trong nền kinh tế quốc dân. Vì thế ngành này luôn luôn được bảo đảm sự thông suốt.
- GTVT-TTLL được phát triển là để làm thỏa mãn cho nhu cầu đi lại, giao lưu, quan hệ giữa người với người, giữa các dân tộc với nhau, giữa các quốc gia với nhau. Nhờ đó mà loài người có thể tiếp thu được nền văn minh, và tinh hoa văn hóa của nhau.
- Phát triển GTVT-TTLL đối với bất cứ quốc gia nào hiện nay đều được coi là 1 chỉ tiêu quan trọng để đánh giá nền văn minh công nghiệp của mỗi nước. Cho nên phát triển GTVT-TTLL là thể hiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước. -  Phát triển GTVT-TTLL còn có ý nghĩa to lớn trong việc quản lý điều hành sản xuất và bảo vệ an ninh quốc phòng.
* Hiện trạng:
Ngày nay nước ta đã xây dựng được gần đầy đủ các loại hình giao thông đó là giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, đường ống.
- Hiện trạng mạng lưới giao thông đường ô tô: Hiện nay nước ta đã xây dựng 105557 km đường ô tô. Trong đó có khoảng hơn 11000 km đường quốc lộ, hơn 14000 km tỉnh lộ, hơn 25000 km huyện lộ và khoảng 46000 km đường làng. Các tuyến quốc lộ chính ở nước ta gồm:
+  Quốc lộ 1A dài trên 2000km từ Lạng Sơn - Mũi Cà Mau.
+  Quốc lộ 2A: Hà Nội - Việt Trì - Hà Giang.
+  Quốc lộ 3:Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng.
+  Quốc lộ 4:  Móng Cái - Lạng Sơn - Cao Bằng.
+  Quốc lộ 5: Hà Nội - Hải Phòng.
+  Quốc lộ 6: Hà Nội - Hà đông - Hòa Bình - Sơn La - Lai Châu.
+ Quốc lộ 7: Diễn Châu - Lào. 
+  Quốc lộ 8: Thị xã Hồng Lĩnh - Lào.
+  Quốc lộ 9: Thị xã Đông Hà - Nam Lào.
+  Quốc lộ 10: Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định.
+  Quốc lộ 11: Phan Rang - Đà Lạt.
+  Quốc lộ 12: Lào Cai - Phong Thổ - Lai Châu.
+  Quốc lộ 13: TPHCM - Lộc Ninh - Campuchia.
+  Quốc lộ 14:  TTHuế - KonTum - Buôn Ma Thuột - ĐNBộ.
+  Quốc lộ 15: Tân Kỳ (Nghệ An) - Trường Sơn Đông - TTHuế (Đây là trục chính đường mòn HCM ).
+  Quốc lộ 18: Thị xã Bắc Ninh - Hòn Gai - Cẩm Phả - Móng Cái.
+  Quốc lộ 19: Quy Nhơn - Plâycu - Căm Pu Chia.
+  Quốc lộ 20: TP Hồ Chí Minh - Đà Lạt.
+  Quốc lộ 21: Nha Trang - Buôn Mê Thuật - Căm Pu Chia.
+  Quốc lộ 32: Cầu Giấy - Sơn Tây.
+  Quốc lộ 51: TPHCM - Vũng Tầu.
- Mạng lưới giao thông đường sắt: Nước ta hiện nay xây dựng được 2604,3 km đường sắt gồm những tuyến chính sau đây : +  Đường sắt thống nhất Hà Nội - Sài Gòn  1730km. +  Hà Nội - Lao Cai 285km.
+  Hà Nội - Lạng Sơn  165km
+  Hà Nội - Hải Phòng 102km.
+  Hà Nội - Nam Định 74km.
+  Lưu Xá - Kép - Uông Bí 155km.
+  Cầu Giát - Nghĩa đàn 30km. +  TPHCM - Lộc Ninh 100km.
+ Nha Trang - Đà Lạt (tuyến thứ 2 trên TG là đường sắt răng cưa) 50km đang được phục hồi để phát triển du lịch Nha Trang -  Đà Lạt.
- Mạng lưới đường sông: Nước ta đã xây dựng được khoảng 10000 km đường sông nhưng đường sông chỉ được phát triển mạnh nhất ở 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL.
+ ĐBSH chủ yếu là các tuyến đường sông xuất phát từ cảng Hải Phòng đi theo đường Sông Hồng, Sông Thái Bình lên Hà Nội, Việt Trì, Hoà Bình, Thái Nguyên và ngược lại. Ngoài ra còn các tuyến khác xuất phát từ Hà Nội đi Thái Bình, Nam Định.
+ ĐBSCL giao thông đướng sông rất phát triển điển hình là 2 tuyến đài nhất đó là TPHCM - Cà Mau 395km. TPHCM - Hà Tiên 365km. Giao thông đường sắt đã xây dựng nhiều cảng lớn, cảng Hà Nội và lớn nhất cảng Cần Thơ.
- Mạng lưới giao thông đường biển: hiện nay nước ta xây dựng được khoảng 19000 km đường biển gồm nhiều tuyến đường biển nội địa và nhiều tuyến đường biển quốc tế.
+ Các tuyến đường biển nội địa chủ yếu là các tuyến xuất phát từ cảng Hải Phòng và cảng Quảng Ninh đi cảng miền Trung và Nam Bộ và ngược lại như Đà Nẵng - Sài Gòn.
+ Đường biển quốc tế chủ yếu xuất phát từ 2 cảng lớn đó là Hải Phòng - Sài Gòn đi các cảng các nước phía Bắc Châu á như cảng Vladivôxtôc, cảng Tôkyô, Cảng Seoul, cảng Đài Bắc, Hồng Kông và đi các cảng Đông Nam á như Bang Kôc, Singapore, Jacacta.
+ Giao thông đường biển ta đã xây dựng được khoảng 10 cảng chính đó là Hòn Gai, Cẩm Phả, Cái Lân, Cửa Lò, Thuận An, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, TPHCM và đang tiếp tục xây thêm nhiều cảng mới như Dung Quất (Quảng Ngãi), Văn Phong (Khánh Hòa) trong đó có nhiều cảng nước sâu như Cái Lân, Sài Gòn và Dung Quất, Văn Phong.
- Giao thông đường hàng không: đang phát triển mạnh mà thể hiện là ta đã xây dựng được 16 sân bay, trong đó có 3 sân bay quốc tế là Nội  Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất. Hiện nay máy bay của ta xuất phát từ Nội Bài, Tân Sơn Nhất có thể bay tới 14 địa điểm khác nhau trong nước và 19 thành phố khác trên Thế giới.
- Giao thông đường ống: được phát triển ngay trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ đó là hệ thống đường ống dẫn dầu từ Nghệ An vào tận Đông Nam Bộ phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhưng hệ thống này hiện nay đã hư hỏng nặng. Hiện nay ta đã xây dựng được khoảng 1200 km đường ống dẫn khí từ mỏ Bạch Hổ vào bờ biển Phú Mỹ - Bà Rịa - Vũng Tàu để cung cấp khí đốt cho nhà máy điện tuôcbin Phú Mỹ công suất 700000 kW.
Câu 2: Hiện trạng mạng lưới TTLL
Mạng lưới TTLL của nước ta hiện nay gồm mạng điện thoại, mạng phi điện thoại, mạng truyền dẫn.
- Mạng ĐT: gồm ĐT thuê bao, ĐT đường dài
+ ĐT thuê bao (ĐT nội hạt) là mạng ĐT trong một phạm vi đơn vị hành chính, thị xã, tỉnh, lị, thành phố. Hiện nay ở nước ta có tới 374470 máy ĐT, bình quân cứ 1000 dân có 5 máy ĐT.
+ ĐT đường dàI là tổng các mạch, các nút ĐT trên phạm vi toàn quốc chuyển mạch tự động. ở cả nước hiện nay ĐT đường dàI đã phủ sóng đến cấp xã và đang phát triển mạnh ở phạm vi tư nhân.
+ ĐT đường dàI quốc tế: hiện nay mạng ĐT nước ta đã nối với mạng ĐT quốc tế với 3 cửa thông với mạng ĐT quốc tế đó là Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM.
- Mạng phi ĐT :
+ LoạI hình phi ĐT phổ biến nhất là Fax. Fax là loạI hình truyền tin bằng văn bản, hiện nay ở nước ta sử dụng Fax để in báo Nhân dân và báo CAND một lúc ở 3 thành phố là HN, ĐN, TPHCM. Fax ở nước ta còn có loạI hình thuê bao công cộng để phục vụ cho mọi nhu cầu khách hàng.
+  LoạI hình truyền tin bằng truyền dẫn :
Trước đây phổ biến nhất là loại hình truyền dẫn trần. Nhưng ngày nay loại hình này đã lỗi thời.
Ngày nay xuất hiện một loại hình truyền dẫn hiện đại đó là loại hình truyền dẫn viba đồng thời Nhà nước cũng đang tiến hành lắp đặt mang viba cáp quang.
- Mạng điện thoại quốc tế: Ngày nay nước ta đã xây dựng được 5 trạm thu tin mặt đất từ vệ tinh đặc biệt đang phát triển mạnh loại hình truyền tin internet. Nhờ đó mà nhân dân nắm bắt được một cách nhanh nhất những thông tin của thế giới.
Tóm lại: Mạng thông tin liên lạc nước ta ngày nay đã và đang dần  dần hiện đại, mục tiêu là để nhanh chóng nhập hội với nền văn minh quốc tế.
Câu 3: Hãy nêu những thành tựu và những đóng góp của ngành GTVT-TTLL vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Nêu những mặt tồn tại của các ngành này và phương hướng giải quyết.
* Những thành tựu và đóng góp của ngành GTVT-TTLL.
- Hiện nay nước ta đã xây dựng được một mạng lưới GTVT-TTLL khá hoàn chỉnh gồm 10,5 vạn km đường sông và hàng chục ngàn km đường biển, 16 sân bay (3 sân bay quốc tế), 5 trạm thu tin mặt đất, hơn 10 cảng biển chính và hàng trăm ngàn máy ĐT. Hệ thống TTLL này ngày nay đang từng bước hiện đại hoàn chỉnh về kỹ thuật phục vụ đắc lực cho nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Hiện nay nước ta đã xây dựng được 1 mạng lưới GTVT-TTLL toả đi khắp các vùng đất nước, phủ sóng toàn quốc vừa để phục vụ cho nhu cầu giao lưu quan hệ của mọi thành viên trong cả nước và giữa người với người trên thế giới.
- Ta đã xây dựng được 1 trục giao thông chính quan trọng theo hướng Bắc-Nam là quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất cùng với nhiều tuyến đường theo hướng Đông Tây hoặc Tây Bắc Đông Nam như quốc lộ 6, 7, 8, 9... Các tuyến Bắc-Nam và tuyến ĐT kết hợp với nhau tạo thành mạng lưới giao thông hình xương cá mà xương sống của mạng lưới này là quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất. Nhờ mạng lưới giao thông này mà tạo ra mối giao lưu rất thuận lợi giữa đồng bằng, ven biển và trung du, miền múi ĐB và vùng sâu, vùng xa. 
- Cùng nhờ sự kết hợp các mối giao thông ở nước ta rất khăng khít giữa các loại hình giao thông (giữa đường  sắt, đường bộ, đường thuỷ...) đã tạo thành các đầu mối, các nút giao thông quan trọng mà điển hình là 2 đầu mối giao thông lớn nhất là Hà Nội và TPHCM. Trong đó Hà Nội gồm nhiều mối giao thông "chụm đầu vào" như quốc lộ 1, 2, 4, 5, 6 và nhiều tuyến đường sắt quan trọng như tuyến đường sắt Thống nhất, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội -... Còn đầu mối giao thông TPHCM cũng nhiều tuyến giao thông chụm đầu vào như quốc lộ 1A, 13, 14, 20, 51..., còn nhiều nút giao thông quan trọng khác như Vinh - Huế - Đà Năng. Những đầu mối, những nút giao thông này là những cơ sở để hình thành nên những vùng, những trung tâm, cụm, khu công nghiệp lớn.
- Hiện nay ở nước ta đã hình thành nhiều tuyến giao thông có tính chuyên môn hóa cao điển hình như tuyến Hà Nội - Hải Phòng chuyên vận chuyển hàng xuất nhập khẩu qua đường biển, chuyến TPHCM - Đà Lạt chuyên vận chuyển khách du lịch. Nhờ các tuyến giao thông chuyên môn hóa này mà nâng cao được hiệu quả của vận chuyển, luân chuyển hàng hóa và hành khách.
- Mạng lưới giao thông và thông tin liên lạc nước ta ngày nay hiện đang được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển hiện đại, nâng cấp một cách đồng bộ đặc biệt ưu tiên nhiều với phát triển giao thông, thông tin Miền núi là để khai thác hợp lý và quản lý điều hành các quá trình sản xuất và bảo vệ an ninh quốc phòng.
* Những tồn tại của ngành GTVT-TTLL:
- Trước hết mạng lưới GTVT-TTLL nước ta nhìn chung là còn nghèo nàn lạc hậu về phương tiện kỹ thuật đặc biệt phương tiện giao thông rất già cỗi cũ kỹ điển hình là giao thông đường sắt, còn giao thông đường bộ đang xuống cấp nghiêm trọng đặc biệt đối với miền núi, trung du.
- Kỹ thuật điều hành quản lý giao thông, thông tin còn ở trình độ thấp → tốc độ vận chuyển, luân chuyển chậm và hệ số an toàn thấp.
- Sự kết hợp các mối giao thông ở nước ta chưa thật khăng khít chưa thật tối ưu giữa các tuyến đường giao thông với các nhà ga, bến cảng → chi phí vận chuyển cao, giá thành cao.
- Giao thông Miền núi kém phát triển mà Miền núi Trung du rất giàu tài nguyên nên chưa thể khai thác, lôi cuốn các nguồn tài nguyên để sản xuất được của cải vật chất cho xã hội.
* Phương hướng giải quyết:
- Trước hết cần phải đầu tư nhiều vốn để hiện đại hóa nhanh chóng mạng lưới GT-TTLL một cách đồng bộ để đáp ứng cho nhu cầu của sự nghiệp đổi mới. Muốn thu hút được nhiều nguồn vốn phải tận dụng các nguồn vốn trong dân để hiện đại hóa giao thông nông thôn, còn vốn ngân sách của Nhà nước, đặc biệt là vốn nước ngoài là để hiện đại hóa nhanh chóng các công trình kinh tế có tầm cỡ quốc gia.
- Cần phải đầu tư phát triển GT-TTLL theo chiều sâu, đặc biệt là tập trung hiện đại hóa nhanh những tuyến giao thông quan trọng có tính huyết mạch của nền kinh tế quốc dân như quốc lộ 1A, 5 và đặc biệt hiện nay Nhà nước đang đầu tư tuyến đường Trường Sơn công nghiệp hóa.
- Phải đầu tư, hiện đại hóa nhanh những cảng biển quan trọng và xây thêm nhiều cảng mới đặc biệt như cảng nước sâu (cảng Cái Lân, Dung Quất, Văn Phong...).
- Đối với ngành thông tin liên lạc thì phải ưu tiên đầu tư hiện đại hóa thông tin liên lạc quốc tế trước để tạo cơ hội hội nhập nhanh còn thông tin liên lạc trong nước thì từng bước hiện đại hóa theo nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa.
- Ưu tiên đặc biệt cho phát triểnGT-TTLL Miền núi là để khai thác triệt để các nguồn tài nguyên và bảo vệ an ninh quốc phòng.
Câu 4: Vẽ lược đồ Việt Nam và điền các tuyến giao thông quốc lộ chính ở cả nước từ quốc lộ 1A → 51 (như câu 1). Trong đó đặc biệt lưu tâm các tuyến giao thông, quốc lộ chụm đầu vào Hà Nội, TPHCM.
Câu 5: Vẽ lược đồ Việt Nam và điền các tuyến giao thông đường sắt.
Câu 6: Vẽ lược đồ Việt Nam và điển 10 cảng biển chính, các tuyến giao thông đường biển nội địa, quốc tế và các tuyến giao thông đường sống quan trọng ở Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 7: Vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất cơ cấu vận chuyển hàng hóa và hành khách qua các số liệu sau. Nhận xét.
Cơ cấu vận chuyển hàng (tr tấn). chuyển hàng
Đườn Đườn S B
g sắt g ô tô ông iển
1 847 1631 1 8
990 749 313
1 1758 4005 2 2
997 821 6578
Vẽ 2 hình tròn, 2R khác nhau 
Cộng tất cả triệu tấn các loại đường theo từng năm
Tính R và tổng triệu tấn mỗi năm = S Tính % các loại đường so với tổng = 100% * Nhận xét:
- Qua biểu đồ ta thấy tổng giá trị vận chuyển của các loại hình giao thông ở nước ta tăng nhanh từ 1990 → 1997 với tổng giá trị vận chuyển của năm 1997 so với năm 1990 tăng gấp 3 lần vì từ 1990-1997 ta thực hiện đổi mới theo xu thế công nghiệp hoá và hiện đại hóa nhanh chóng trong đó ưu tiên phát triển giao thông và thông tin liên lạc.
- Trong cơ cấu vận chuyển hàng hóa của cả 2 năm 90-97 ta đều thấy vận chuyển bằng đường biển và đường ô tô chiếm tỷ trọng lớn nhất vì vận chuyển đường biển giá thành chi phí thấp, rất cơ động và hệ số an toàn cao, ít phụ thuộc vào thời tiết, vì thế năm 90 vận chuyển đường biển chiếm hơn 66%, năm 97 hơn 75%. Vận chuyển bằng đường ô tô chiếm tỷ trọng khá lớn là do tốc độ nhanh giá thành hạ rất cơ động.
- Trong cơ cấu vận chuyển của các loại hình giao thông ta thấy vận chuyển bằng đường sắt giảm từ 6,75% (90) xuống 5% (97), vận chuyển đường sông giảm 13,95% (90) xuống 8,92% (97) và vận chuyển bằng các loại hình này giá thành cao kém cơ động, tốc độ chậm còn vận chuyển bằng đường biển tăng nhanh từ 66% lên 75% còn vận chuyển bằng đường ô tô tuy có giảm nhưng giảm không đáng kể.
 Câu 8 : Vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất cơ cấu vận chuyển hàng và khách theo số liệu sau đơn vị %.

 

 

Đ ường sắt

Đư

ờng ô tô

Đườ

ng sông

Đườ

ng biển

hàng

- Vận chuyển

5,

6

54,4

30,5

9 , 0

khách

- Vận chuyển

3,

4

86,2

10,4

0 , 0

Tốt nhất chỉ vẽ 2 vòng tròn bằng nhau 1 cho vận chuyển hàng, 1 cho vận chuyển khách.
Không cần phải tính toán chỉ việc + đuổi để đưa % vào.
Câu 9: Hãy nêu những hướng giao thông quan trọng Bắc - Nam. Trình bày cơ sở khoa học và chức năng của những tuyến giao thông này.
* Những tuyến giao thông quan trọng theo hướng Bắc-Nam là:
- Quốc lộ 1A (từ Lạng Sơn - Cà Mau) ngoài ra còn có quốc lộ 14,  15.
- Các tuyến đường sắt Bắc-Nam chủ yếu đường sắt Thống Nhất và có thể kể thêm 2 tuyến Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Thái Nguyên.
- Các tuyến đường biển Bắc - Nam điển hình chỉ có các tuyến đường biển nội địa, là các tuyến xuất phát từ các cảng Hải Phòng, Quảng Ninh đi các cảng phía Nam và ngược lại.
- Các tuyến đường hàng không hầu hết là đều là các tuyến Bắc-Nam vì đều xuất phát  từ Nội Bài đi Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.
* Những cơ sở hình thành và các chức năng của các tuyến này thể hiện như sau:
- Đối với tuyến quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất được coi là 2 tuyến giao thông Bắc - Nam quan trọng nhất vì những cơ sở sau:
+ 2 tuyến giao thông này có lịch sử phát triển lâu đời nhất trong đó quốc lộ 1A đã hình thành từ nhiều thế kỷ nay và trước kia được coi là đường "thiên lý mã", trong thời kỳ Pháp thuộc, nó đã được coi là đường quốc lộ xuyên Việt, xuyên Đông Dương; còn đường sắt Thống Nhất thì đã được xây dựng từ năm 35-36, mặc dù nó đã nhiều lần bị giặc phá hoại nhưng ngày nay nó đã trở thành đường sắt xuyên Đông Dương và Đông Nam á.
+ 2 tuyến giao thông này chạy như gần song song với nhau, đồng thời được coi là những tuyến dài nhất và xuyên qua hầu hết các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa và những vùng kinh tế cả nước. Vì vậy 2 tuyến giao thông này có tính liên vùng mạnh mẽ vì thế mà nó có khả năng tạo ra mối lưu thông rất thuận lợi giữa 3 miền Bắc - Trung - Nam.
+ 2 tuyến này được coi như là động mạch chủ, huyết mạch giao thông quan trọng nhất của hệ thần kinh các mối lưu thông phân phối của cả nước. Vì thể mà 2 tuyến giao thông này đảm nhận 1 vai trò vô cùng quan trọng là luôn luôn phải đảm bảo sự thông suốt.
+ 2 tuyến giao thông này không những là động mạch chủ của các mối lưu thông phân phối mà nó còn được coi là xương sống của mạng lưới giao thông hình xương cá của cả nước. Chính vì thế mà trên tuyến này xuất hiện nhiều đầu mối, nhiều nút giao thông quan trọng như Hà Nội, TPHCM.
+  Trên cơ sở hình thành nêu trên mà 2 tuyến giao thông này đảm nhận nhiều chức năng quan trọng.
. Chức năng kinh tế là vận chuyển, luân chuyển hàng hóa hành khách lưu thông giữa 3 vùng Bắc-Trung-Nam.
. Chức năng văn hóa, xã hội: nhờ 2 tuyến này mà các dân tộc Việt Nam có thể giao lưu thuận lợi với nhau tiếp thu được những tinh hoa, văn minh của nhau. Đồng thời cũng nhờ 2 tuyến này mà nhân dân ta ở mọi miền đất nước có thể tiếp thu được những tinh hoa, văn hóa của cả thế giới.
. Chức năng quốc phòng: nhờ 2 tuyến này mà Nhà nước ta có thể "điều binh, khiến tướng" thuận lợi cho cuộc kháng chiến, bảo vệ đất nước.
- Quốc lộ 14 (Thừa Thiên Huế - KonTum -Plâycu - Buônmêthuột - ĐNB) cắt với đường 13, dài hơn 600km và được coi là tuyến giao thông có tính chất hành lang biên giới phía Tây của Tổ quốc giữa ta với Lào, Campuchia. Vì thế nó có vai trò to lớn về mặt kinh tế và quốc phòng.
+ Về kinh tế: quốc lộ 14 chạy xuyên qua các tỉnh Tây Nguyên nhưng lại được nối với các quốc lộ theo hướng đông tây như 19, 21 cho nên nó có vai trò tạo ra mối lưu thông rất thuận lợi giữa Tây Nguyên với Duyên Hải NTB. Vì thế hướng vận chuyển hàng từ Tây Nguyên xuống NTB là cà phê, cso su, chè búp, gỗ lâm sản còn hướng đi lên Tây Nguyên là thực phẩm từ biển, thiết bị máy móc và nguồn lao động.
+ Chức năng văn hóa - xã hội: quốc lộ 14 tạo cơ hội cho các dân tộc xích lại gần nhau, nhờ đó mà người Tây Nguyên tiếp thu được những kinh nghiệm sản xuất quí báu của dân tộc Kinh, ngày nay họ đã cùng với người Kinh thi đua xây dựng Tây Nguyên vững mạnh.
+ Chức năng quốc phòng: nhờ quốc lộ 14 là tuyến chạy // với đường biên giới Việt Lào CPC cho nên tuyến này có chức năng bảo vệ an ninh vùng biên giới phía Tây của Tổ quốc.
- Quốc lộ 15 (Tân Kỳ chạy dọc theo Trường sơn Đông vào đến Thừa Thiên Huế). Tuyến này được coi là trục chính của hệ thống đường mòn HCM. Tuyến này được hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cho nên nó có chức năng chủ yếu là vận chuyển bộ đội và các thiết bị quân sự từ hậu phương lớn Miền bắc vào tiền tuyến lớn Miền nam. Quốc lộ 15 ngày nay đang dược Nhà nước đầu tư, nâng cấp hiện đại hóa thành đường Trường Sơn, công nghiệp hóa từ Hòa Lạc vào đến tận ĐNB chay dọc theo Trường Sơn.
- Đối với đường biển theo hướng Bắc-Nam chủ yếu là đường biển nội địa xuất phát từ cảng Hải Phòng-Quảng Ninh đi các cảng phía Nam và ngược lại. Đường biển Bắc-Nam đã được hình thành ngay trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ với chức năng vận chuyển vũ khí từ Miền Bắc vào Miền nam. Ngày nay đường biển B-N với chức năng chính là vận chuyển từ phía Bắc vào là các loại khoáng sản như than đa, sắt, apatit..., theo hướng từ Nam ra chủ yếu là thực phẩm từ biển mà điển hình là mắm, tôm, cá đông lạnh. 
- Các tuyến đường hàng không N-B chủ yếu là xuất phát từ Nội Bài đi Tân Sơn Nhất và ngược lại với chức năng chính là vận chuyển cán bộ, bộ đội, khách du lịch, lưu thông giữa 3 vùng Bắc-Trung-Nam.
 Câu 10 : Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên, kinh tế - xã hội ở nước ta để phát triển GT-TTLL. 
* Các điều kiện tự nhiên:
- Thuận lợi :
+ Nước ta nằm ở vị trí địa lý thuộc vành đai khí hậu nhiệt đới, bắc bán cầu nên thiên nhiên là thiên nhiên nóng nắng quanh năm, nước sông biển không đóng băng... cho phép phát triển các loại hình giao thông đường bộ, đường thuỷ quanh năm.
+ Nước ta lại nằm ở phần đông bán đảo Trung ấn lại rất gần đường biển quốc tế (eo biển Malacca) đồng thời cũng nằm trên giao điểm của những đường hàng không, hàng hải quốc tế từ TBDương sang AĐDương nên rất thuận lợi phát triển giao thông bằng đường biển quốc tế.
+ Lãnh thổ nước ta phần đất liền nằm trải dài trên 15 vĩ độ theo hướng Bắc - Nam với chiều dài trên 2000km đó là điều kiện thuận lợi cho phép nhiều loại hình giao thông đường dài như đường hàng không, đường sắt, đường biển...
+  Địa hình nước ta có nhiều thuận lợi với phát triển giao thông đường biển :
. Nước ta có dải đồng bằng nằm dọc ven biển gần như liền 1 dải là địa hình rất thuận lợi cho phép phát triển giao thông đường ô tô, đường sắt dọc theo tuyến Bắc-Nam.
. Cấu trúc núi, sông của nước ta ở phía Bắc phần lớn theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, ở Miền Trung theo hướng Bắc-Nam, vì thế rất thuận lợi để phát triển các tuyến đường ô tô từ đồng bằng lên Miền núi, các tuyến dòng sông từ bờ biển vào sâu trong đất liền.
+ Nước ta có nhiều sông lớn lại dài, lại chảy qua nhiều nước rồi mới về ta nên cho phép phát triển giao thông đường sông rất thuận lợi cả nội địa lânx quốc tế mà điển hình giao thông đường sống phát triển mạnh nhất là ở ĐBSCL.
+ Nước ta có vùng biển rộng với bờ biển dài 3260km trước hết rất thuận lợi phát triển giao thông đường biển, đồng thời có nhiều thuận lợi để xây dựng nhiều cảng biển, cảng sông biển với công suất lớn (10 cảng chính) với tổng năng lực vận chuyển 8,5 triệu tấn/năm.
-  Khó khăn :
+ Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, diễn biến thất thường, khắc nghiệt nhiều thiên tai như lũ lụt, bão, áp thấp nhiệt đới gây nhiều khó khăn trong cản trở, ách tắc giao thông.
+ Địa hình nước ta nhìn chung rất phức tạp (có 3/4 diện tích đồi núi) nhưng có độ dốc lớn và có nhiều dãy núi đâm ngang ra biển tạo ra nhiều đèo cao dốc đứng như đèo Cả, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông... và nhiều đèo khác. Vì vậy khi phát triển giao thông đường bộ theo hướng Bắc-Nam phải chi phí lớn để đào hầm xuyên núi hoặc phải làm đường vượt đèo vừa giảm tốc độ, vừa gây nguy hiểm cho con người.
+ Lãnh thổ phần đất liền nước ta nhìn chung rất hẹp về bề ngang cho nên rất hạn chế đối với phát triển giao thông theo hướng Đông-Tây, đặc biệt là đường sắt và đường hàng không...
* Các điều kiện kinh tế - xã hội.
+ Vì dân số nước ta đông, nhiều dân tộc và lại cư trú ở mọi vùng lãnh thổ khác nhau. Vì vậy có nhu cầu lớn được đi lại giao lưu quan hệ, đó là nhân tố kích thích giao thông-thông tin liên lạc phát triển 1 cách đa dạng để đáp ứng cho nhu cầu.
+ Hiện nay ta đã xây dựng được 1 hệ thống cơ sở hạ tầng vềGT-TTLL khá đầy đủ và hoàn chỉnh đó là mạng lưới các tuyến giao thông đã toả đi khắp các vùng của cả nước, lại có phương tiện kỹ thuật ngày càng được nâng cấp hiện đại cho nên là cơ sở hạ tầng rất thuận lợi để tiếp tục nâng cấp và hiện đại hóa giao thông thông tin.
+ Nhờ sự quan tâm và đường lối đúng đắn của Đảng với vấn đề phát triển giao thông thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hóa nhờ đó mà thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài và đang từng bước hiện đại hóa ngành giao thông thông tin liên lạc nước ta.
-  Khó khăn :
+ Về trình độ quản lý điều khiển giao thông của nguồn lao động nước ta còn thấp nên làm giảm tốc độ tăng trưởng của ngành.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng của ngành giao thông thông tin liên lạc nhìn chung vẫn còn là một khâu yếu và phương tiện kỹ thuật già cỗi cũ kỹ cho nên ngành giao thông thông tin liên lạc thật sự chưa đáp ứng nổi cho nhu cầu công nghiệp hóa.
+ Ta đổi mới chậm, thực hiện chính sách mở cửa chậm cũng là nhân tố làm giảm tốc độ của ngành giao thông thông tin liên lạc.


................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

- Webiste: idialy.com
- Apps CHplay: idialy.com
- youtube.idialy.com
- facebook.idialy.com
- tiktok.idialy.com
- nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn
- trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn.
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Học sinh giỏi Học sinh giỏi 12 Lớp 12 Tin tức
Lên đầu trang