6 hiện tượng thiên văn kỳ thú ở Việt Nam tháng 10 này

6 hiện tượng thiên văn kỳ thú ở Việt Nam tháng 10 này
Theo Hội Thiên văn Hà Nội HAS, trong tháng 10 năm 2021 sẽ ghi nhận 6 hiện tượng thiên văn kỳ thú. Trong đó, đáng chú ý nhất là mưa sao băng Orionids diễn ra vào ngày 21-22.10 này. Đây là một mưa sao băng cỡ trung bình với tần suất lên tới 20 vệt sao băng mỗi giờ.

1. Trăng mới vào ngày 6.10

Mặt trăng sẽ nằm cùng phía với mặt trời khi nhìn từ trái đất, và do đó không thể thấy được trên bầu trời đêm. Pha trăng này sẽ diễn ra lúc 11h05 UTC (18h05 giờ Việt Nam). Đây là thời gian tốt nhất trong tháng để quan sát những thiên thể mờ như thiên hà và cụm sao bởi vì không bị ánh trăng cản trở.

2. Mưa sao băng Draconids vào ngày 7.10 

Mưa sao băng Draconids là mưa sao băng loại nhỏ, chỉ đạt tần suất 10 sao băng mỗi giờ. Mưa sao băng này bắt nguồn từ bụi sót lại của sao chổi 21P Giacobini-Zinner, phát hiện năm 1900. Điểm bất thường của mưa sao băng này là thời gian quan sát tốt nhất lại rơi vào đầu buổi tối, không phải rạng sáng như phần lớn mưa sao băng khác. 

Hằng năm, mưa sao băng Draconids hoạt động từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 10 và đạt đỉnh vào đêm ngày 7. Năm nay, Mặt Trăng đang gần pha trăng mới sẽ mang đến bầu trời tối, rất phù hợp cho một buổi ngắm mưa sao băng tuyệt vời. Tốt nhất nên quan sát vào đầu buổi tối, từ một địa điểm tối, xa khỏi ánh đèn thành phố. Các sao băng có xu hướng tỏa ra từ chòm sao Draco (Thiên Long), nhưng vẫn có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.

3. Trăng tròn vào ngày 20.10 

Mặt trăng và mặt trời sẽ nằm ở hai phía đối diện của trái đất và bề mặt của mặt trăng sẽ được chiếu sáng toàn bộ. Pha này xảy ra lúc 14h57 UTC (21:57 giờ Việt Nam). Trăng tròn lần này được các bộ tộc bản địa châu Mỹ gọi là Trăng Thợ săn.

4. Mưa sao băng Orionids vào ngày 21, 22.10

Mưa sao băng Orionids là một mưa sao băng cỡ trung bình với tần suất lên tới 20 vệt sao băng mỗi giờ. Mưa sao băng này bắt nguồn từ các hạt bụi rơi rớt lại từ sao chổi Halley – ngôi sao chổi đã được phát hiện và quan sát từ thời cổ đại. 

Mưa sao băng này hoạt động hằng năm từ ngày 2.10 đến ngày 7.11. Năm nay, cực điểm rơi vào đêm ngày 21.10 và rạng sáng ngày 22.10. 

Trăng tròn sẽ gây phiền toái cho việc quan sát mưa sao băng Orionids năm nay. Ánh trăng chói lòa che mờ phần lớn sao băng, ngoại trừ những vệt sao băng sáng nhất.

5. Sao Thủy đạt ly giác Tây cực đại vào ngày 25.10

Sao Thủy đạt tới ly giác Tây cực đại khi cách mặt trời 18,4 độ. Đây là thời gian phù hợp nhất để quan sát Sao Thủy vì hành tinh này sẽ vươn lên cao nhất phía trên đường chân trời buổi sáng. 

6. Sao Kim đạt ly giác Đông cực đại vào ngày 29.10

Sao Kim đạt tới ly giác Đông cực đại khi cách mặt trời 47 độ. Đây là thời gian phù hợp nhất để quan sát Sao Kim vì hành tinh này sẽ vươn lên cao nhất trên đường chân trời buổi chiều tối. 

Link gốc: https://laodong.vn/moi-truong/sap-xuat-hien-6-hien-tuong-thien-van-ky-thu-o-viet-nam-thang-10-nay-958903.ldo

................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

- Webiste: idialy.com
- Apps CHplay: idialy.com
- youtube.idialy.com
- facebook.idialy.com
- tiktok.idialy.com
- nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn
- trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn.
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Lên đầu trang