news
Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lý 10 - KHÍ HẬU
Đăng bởi: Admin - 10/10/2021
KHÍ HẬU
Câu 1. Tại sao sự phân
bố các thảm thực vật từ XĐ về cực phụ thuộc vào khí hậu?
- Trog tự nhiên, trên cùng 1 diện tích có tính đồng nhất nhất định, các loài
thực vật thường sống vs nhau. Toàn bộ các loài vật khác nhau của 1 vùng rộng
lớn được gọi chug là thảm thực vật.
- Sự phân bố các thảm thực vật từ XĐ về cực phụ thuộc vào khí hậu ánh sáng ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phân bố thảm thực vật.
+ Nhiệt độ mỗi loài thực vật thích ngi vs 1 giới hạn nhất định, phân bố ở nơi
thích hợp vs nó.VD:...
+ Nc và độ ẩm không khí là nhân tố quyết định hoạt động sống và sự phân bố của
thực vật. Do đó, những nơi có điều kiện nhiệt độ ẩm và ns thuận lợi các vùng
XĐ, nhiệt đới ẩm, nhiệt đới gió mùa, ôn đới ẩm và âm sẽ có thực vật phog phú đa
dạng. Trái lại, nơi có khí hậu khô khan như hoag mạc, thực vật nghèo nàn.
+ Ánh sáng quyết định qá trình quag hợp của cây xah. Những cây ưa sáng thường
sống và phát triển ở noia coa đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống
dưới bóng râm, dưới tán lá các cây khác.
-Mỗi 1 kiểu thảm thưc vật tương ứng với 1 kiểu khí hậu nhất dịnh.
-Trên TĐ, từ XĐ về cực có sự phân bố thành các đới và kiểu khí hậu khác nhau
nên có nhiều thảm thực vật tương ứng vs các kiểu khí hậu đó.VD:...
Câu 2. Vì sao các hoang
mạc trên TĐ thường phân bố ở khu vực chí tuyến?
-Có áp cao ngự trị, gió tín phog.
-Tỉ lệ lục địa lớn.
Câu 3. Phân tích ảnh
hưởng của khí hậu đến các yếu tố: sông ngòi, thổ nhưỡng và sinh vật?
-Ảnh hưởng của khí hậu đến sông ngòi:
+ Sông ngòi là hệ qả của khí hậu. Đặc điểm của khí hậu (chế độ mưa) ảnh hưởng
trực tiếp đến chế độ nc sông (đối vs các sông có nguồn cug cấp nc hoàn toàn phụ
thuộc vào chế độ lượng mưa).
-Ảnh hưởng đến qá trình hình thành đất:
+ Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy về mặt vật lí và hóa học
sau đó đc tiếp tục phog hóa trở thành đất.
+ Khi đất đã hình thành, nhiệt và ẩm ảnh hưởng tới sự hòa tan, rửa trôi hoặc
tích tụ vật chất, đồng thời tạo ra môi trường để sinh vật tổng hợp và phân giải
chất hữu cơ tog đất.
-Ảnh hưởng đến sinh vật:
+ Nhiệt độ tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.
+ Nc và độ ẩm không khí quyết định sự sống của sinh vật nên tác động trực tiếp
đến sự phát triển và phân bố của chúng.
+ Ánh sáng ảnh hưởng tới qá trình quang hợp của cây, từ đó ảnh hưởng tới sự
phát triển và phân bố của thảm thực vật.
Câu 4.
a. Dựa vào bảng số liệu
sau hãy nêu tên các kiểu khí hậu tại các địa điểm A,B. Phân tích đặc điểm khí
hậu của các địa điểm trên?
b. So sánh đặc
điểm khí hậu của địa điểm A,B?
Địa
Điểm A
Tháng |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
VIII |
IX |
X |
XI |
XII |
Nhiệt độ(ºC) |
9 |
11 |
13 |
15 |
19 |
21 |
23 |
20 |
17 |
15 |
12 |
11 |
Lượng mưa(mm) |
120 |
100 |
80 |
60 |
40 |
30 |
10 |
15 |
30 |
90 |
110 |
100 |
Địa
Điểm B
Tháng |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
VIII |
IX |
X |
XI |
XII |
Nhiệt độ(ºC) |
16 |
17,2 |
19,9 |
23,6 |
27,2 |
28,8 |
28,6 |
28,2 |
27,2 |
24,6 |
21,2 |
18,1 |
Lượng mưa(mm) |
18 |
29 |
39 |
79 |
193 |
234 |
322 |
333 |
248 |
116 |
44 |
18 |
a)
*Địa điểm A:
-Khí hậu cận nhiệt Địa trung hải (bán cầu Bắc)
-Đặc điểm:
+ Nhiệt độ: nhiệt độ tháng thấp nhất 9ºC (tháng I), nhiệt độ tháng cao nhất
23ºC (tháng VII), nhiệt độ trug bình năm 15,5ºC, biên độ nhiệt năm 14°C.
+ Lượng mưa: tổng lượng mưa trog nawm785mm, mưa nhiều tập trung vào tháng
X-tháng III năm sau, mưa ít tập trung vào tháng IV-tháng IX.
*Địa
Điểm B:
-Khí hậu nhiệt đới gió mùa (bán cầu Bắc)
-Đặc điểm:
+ Nhiệt độ: nhiệt độ thấp nhất 16°C (tháng I), nhiệt độ tháng cao nhất 28,8°C
(tháng VII), nhiệt độ trung bình năm 23,4°C, biên độ nhiệt năm 12,8°C.
+ Lượng mưa: tổng lượng mưa 1673mm, mưa nhiều tập trung vào tháng V-tháng X,
mưa ít tập trung vào tháng XI –tháng X năm sau.
+ Mùa hạ nóng, mưa nhiều. Mùa đông lạnh, mưa ít.
b)
So sánh đặc điểm khí hậu của địa điểm A,B:
+ Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt Địa trung hải
*Giống
nhau:
-Nhiệt độ thay đổi rõ rệt theo mùa. Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh. Nhiệt độ trug
bình năm khá cao, biên độ nhiệt khá lớn.
-Lượng mưa thay đổi rõ rệt theo mùa, đều có 1mùa khô và 1mùa mưa.
*Khác
nhau:
Khí hậu |
Cận nhiệt địa trung
hải |
Nhiệt đới gió mùa |
Nhiệt độ (°C) |
Nhiệt độ trug bình
năm thấp hơn |
Nhiệt độ trug bình
năm cao hơn |
Lượng mưa (mm) |
Lượng mưa năm thấp
hơn Mưa ít vào mùa hạ Mưa nhiều vào mùa
đông |
Lượng mưa năm cao hơn Mưa nhiều vào mùa hạ Mưa ít vào mùa đông |
Kết luận |
Nóng khô vào mùa hạ Lạnh ẩm vào mùa đông |
Nóng ẩm vào mùa hạ Lạnh khô vào mùa đông |
Câu 5. Dựa vào tập bản
đồ thế giới và các châu lục, hãy nêu tên các kiểu khí hậu của 2 biểu đồ:
Valenxia (valentia, cộng hòa Ireland ), Pađăng (Pađăng, Indonexia) . Giải thích
sự khác biệt về đặc điểm phân bố lượng mưa giữa 2 kiểu khí hậu đó:
*Tên
các kiểu khí hậu của 2 biểu đồ:
-Valenxia ( valentia, cộng hòa Ireland ): Kiểu khí hậu ôn đới Hải Dương
-Pađăng (padang, indonexia ): Kiểu khí hậu XĐ
*Giải
thích sự khác biệt về đặc điểm phân bố lượng mưa giữa 2 kiểu khí hậu đó:
-Kiểu khí hậu ôn đới Hải Dương: lượng mưa ít hơn, phân bố ko đều, thất thường
do:
+ Góc nhập xạ nhỏ, nhiệt độ trug bình năm thấp, diện tích lục địa lớn (ở BBC),
xuất hiện nhiều dòng biển lạnh (nhất là ở NBC) nên tuy có áp thấp ngự trị quanh
năm nhưng khả năng bốc hơi kém hơn khu vực XĐ.
+ Các yếu tố gây mưa (gió Tây ôn đới, frông, ...) đều diễn biến thất thường dẫn
đến sự thất thường trog chế độ mưa.
-Kiểu khí hậu XĐ: lượng mưa lớn, phân bố đều quanh năm do:
+ Góc nhập xạ lớn, nhiệt độ trug bình năm cao, kết hợp với diện tích đại dương
và rừng lớn, nhiều dòng biển nóng hoạt động, áp thấp ngự trị quanh năm nên qá
trình bốc hơi diễn ra mạnh mẽ.
+ Là khu vực hoạt đọng chủ yếu của dãi hội tụ nhiệt đới và tầng ẩm dày.
GIÓ
Câu 1. Tại sao
ngày 22/6 là ngày dài nhất nhưng không phải là ngày nóng nhất trong năm ở bán cầu
Bắc? Tại sao ở nửa cầu Bắc, gió mùa thường hoạt động ở bờ Đông các lục địa mà
không hoạt động ở bờ tây?
Trả lời: *Ngày
22/6 là ngày dài nhất nhưng không phải ngày nóng nhất trong năm ở bán cầu Bắc,
vì:
-
Ngày
22/6 ở bán cầu Bắc:
+
Nguyên nhân hiện tượng ngày đêm dài – ngắn : Do trục trái đất luôn nghiêng một
góc 66033’ và không đổi phương trong khi chuyển động tự quay và chuyển
động tịnh tiến xung quanh mặt trời.
+Ngày
22/6 bán cầu Bắc ngã về phía mặt trời nhiều nhất, đường phân chia sáng – tối đi
qua phía sau vòng cực Bắc, phía trước vòng cực nam, do đó sự chênh lệch diện
tích chiếu sáng ở bán cầu Bắc lớn nhất, nên Bán Cầu Bắc có ngày dài nhất trong
năm.
-
Ngày
22/6 không phải là nóng nhất vì: Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng
đối lưu là nhiệt của bề mặt trái đất được mặt trời đốt nóng. Nhưng nhiệt độ
không khí vào nhiều yếu tố, trong đó có góc nhập xạ, bề mặt đệm, dong biển,….
-
Ngày
22/6 nguồn bức xạ Mặt trời tới trái đất lớn nhất, nhưng mặt đất thực hiện quá
trình tích nhiệt và nóng nhất vào tháng 7, khi đó quá trình tỏa nhiệt diễn ra mạnh
nhất làm nhiệt độ không khí đạt trạng thái cao nhất.
*Ở nửa
cầu bắc, gió mùa thường hoạt động ở bờ đông các lục địa mà không hoạt động ở bờ
Tây, vì:
- Gió
mùa được hình thành do sự hấp thu và tỏa
nhiệt không đều giữa các lục địa và đại dương giữa các thời kì trong năm, dẫn tới
tự thay đổi khí áp không đều giữa lục địa và đại dương.
- Các
khối khí chuyển động từ các khu khí áp thấp và lục địa trong mùa nóng và từ các
khu áp cao trong lục địa ra đại dương trong mùa lạnh đều chịu tác động của lực
côriôlit.
- Ở nửa Cầu Bắc, gió mùa mùa đông hình thành do sự
di chuyển của các khối khi từ các trung tâm áp cao bên lục địa Á – Âu; lục địa
Bắc Mĩ và Ôxtrây lia ra đại dương,các trung tâm áp cao đó có xu hướng di chuyển
về phía Đông nên tác động mạnh tới bờ Đông.
- Vào
mùa hạ, gió thổi từ áp cao đại dương vào
lục địa theo hướng từ tây sang Đông, nhưng ở bờ tây các lục địa gió mùa
hạ không hoạt động ở cách xa các trung tâm áp cao trên đại dương.
Câu 2. Phân tích sự khác biệt giữa gió mùa và gió Mậu
Dịch.
Trả lời:
*Khái
niệm:
- gió
mùa là loại gió thổi theo mùa, trong năm có hai mùa gió theo hướng ngược lại.
- gió
Mậu Dịch là loại gió thổi theo một chiều quanh năm từ vùng cao áp chí tuyến về
xích đạo.
*Sự
khác nhau:
|
Gió mùa |
Gió Mậu Dịch |
1.
Nguồn gốc |
Chủ yếu do nhiệt
lực sự chênh lệch về nhiệt độ giữa lục địa và đại dương theo mùa dẫn đến sự
chênh lệch về khí áp theo mùa. |
Do nhiệt lực và
động lực |
2.Phạm vi hoạt động |
Hoạt động trên
phạm vi toàn cầu nhưng tập trung ở một số khu vực nhất định, thường có ở đới
nóng : Nam Á, Đông Nam Á, Đông Bắc Phi, Bắc ôxtrâylia, vịnh Gtrinê,….và một số
nơi thuộc vĩ độ trung bình. |
Chỉ hoạt động ở
vùng nội chí tuyến |
3.Thời gian hoạt
động |
Theo mùa |
Quanh năm |
4.Hướng Thổi |
Thay đổi theo
mùa -
Mùa Đông: thổi từ lục địa ra -
Mùa hạ thổi từ biển vào |
Ổn định -
Đông Bắc ở Bán Cầu Bắc -
Đông nam ở Nam Bán Cầu |
5. Tính chất |
- Thay đổi theo
mùa: gió mùa hạ nóng ẩm còn gió mùa mùa đông khô lạnh |
-
Tương đối ổn định (nóng, khô) -
Ít biến động |
6. Tác động |
- Biển động mạnh,
nhất là vào mùa hạ Nơi có gió mùa
hoạt động mưa nhiều, nhất kì vào mùa hạ |
Nơi có gió Mậu Dịch
hoạt động ít mưa |
Câu 3. Gió mùa là gì? Tại sao nửa cầu Bắc, gió mùa thường
hoạt động ở bờ đông các lục địa không hoạt động ở bờ Tây.
*Khái
niệm: gió mùa là gió thổi theo mùa, có hướng, tính chất trái ngược nhau.
*ở nửa
cầu bắc, gió thường hoạt động ở bờ đông
các lục địa mà không hoạt động ở bờ Tây.
- gió
mùa được hình thành do sự hấp thu và tỏa nhiệt không đều giữa các lục địa và đại
dương .
- Các
khối không khí cđ từ áp – vào lục địa trong mùa nóng từ khu áp cao trong lục địa
ra đại dương trong mùa lạnh đều chịu tác động của lực côrirôlit.
- ở nữa
cầu bắc, gió mùa đông hình thành do sự di chuyển của các khối khí từ các trung
tâm áp + trên lục địa Á – Âu, lục địa Bắc mỹ và ôx – trây – li – a đại dương.
Các trung tâm áp + đó luôn có xu hướng di chuyển về phía Đông nên tác đọng mạnh
tới bờ Đông.
- Vào
mùa hạ gió thổi từ các áp + đại dương vào lục địa theo hướng từ T Đ
Nhưng
ở bờ Tây các lục địa gió mùa hạ không hoạt động do ở cách xa trung tâm áp +
trên đại dương.
Câu 4. a.Dựa
vào biểu đồ A, em hãy ghi tên đầy đủ cho lược đồ.
-
Cho
biết thời gian hoạt động, hướng tính chất của loại gió.
-
Nói
rõ ảnh hưởng gió đến nước ta.
-
Tên
lược đồ A : lược đồ phân bố khí áp và hướng gió chính về mùa Đông (T1) ở khu vực
khí hậu gió mùa châu Á.
-
Thời
gian hoạt động: Từ T11 -> T4 năm sau đã tạo nên 1 mùa Đông lạnh ở miền Bắc
nước ta.
-
Khi
di chuyển xuống phía Nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu, bớt lạnh và hầu như bị chặn
lại dãy Bạch Mã.
Câu
5. Phân biệt gió Mậu Dịch Và gió mùa
-
Nguồn
gốc
+ gió
Mậu Dịch : là gió thổi từ khu áp cao cận nhiệt đới về áp thấp xích đạo
+ gió
mùa: là gió được hình thành chủ yếu cho sự chênh lệch về khí áp giữa lục địa và
đại dương.
-
Phạm
vi hoạt động:
+ gió
mậu dịch : hoạt động trong vùng nội chí tuyến
+ gió
mùa: thường hoạt động ở đới nóng : Đông Nam Á, Đông Phi, Nam Phi…
-
Đặc
điểm: (hướng và tính chất)
+ gió
Mậu Dịch : thổi hầu hết quanh năm và khá đều đặn theo hướng gần như cố định, ở
bán cầu Bắc, có hướng Bắc, ở bán cầu Nam, có hướng Đông Nam, Tốc độ gió, khô,….
* gió
mùa:
* gió
mùa đông: có hướng Đông Bắc , thường có tính chất lạnh khô
* gió
mùa hạ: có hướng Tây với tính chất nóng ẩm.
Câu
6. Phân
tích tác động của lực côriôlit đến hướng CĐ của gió thường xuyên trên TĐ.
-
Lực
côriôlit làm lệch hướng các vật thể CĐ trên bề mặt TĐ so với hướng ban đầu: ở
bán cầu Bắc lệch về bên phải và bán cầu Nam lệch về bên trái hướng CĐ.
-
Gió
Mậu Dịch thổi từ áp cao cận chí tuyến về XĐ bị lệch hướng nên có hướng đông bắc
ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam.
-
Gió Tây ôn đới thổi từ áp cao chí tuyến về
vùng áp thấp ôn đới bị lệch hướng nên có hướng tây nam ở bán cầu Bắc và tây bắc
ở bán Cầu Nam.
-
Gió
Đông cực thổi từ áp cao cực về vùng áp thấp ôn đới bị lệch hướng nên có hướng
đông Bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán Cầu Nam.
KHÍ ÁP
Câu 1.
Ảnh hưởng của địa hình tới khi áp.
Theo
độ cao: càng lên cao không khí càng loãng sức ép xuống bề mặt đất giảm nên khí
áp giảm và ngược lại.
Áp
cao địa cực và áp cao Xibia khác nhau:
-
Áp cao ở cực tồn tại
quanh năm (do ở cực, góc nhập xạ quanh năm nhỏ nhiệt độ thấp, mưa ít – không
khí khô khối khí co lại hình thành áp cao nhiệt lực tồn tại
quanh năm).
-
Áp cao xi bia: Chỉ hoạt động theo mùa – vào mùa
đông từ khoảng tháng 11 tháng 4
năm sau ở Bán Cầu Bắc (do cđ biểu kiến của Môi trường, vào thời gian này, môi
trường cđ biểu hiển xuống BCN, vì thế BCB có góc nhập xạ nhỏ - là mùa đông, lục
địa Á Âu rất
lạnh, đặc biệt ở
khu vực xi bia viễn đông la Liêng Bang Nga khối khí co lại hình thành áp cao).
Câu
2. Giải thích về sự hình thành đai áp cao vận chí tuyến?
-
Do
dòng không khí bốc lên ở xích đạo rồi CĐ về phía cực, đến khu cực cận chí tuyến
lạnh hẳn thì nén xuống hình thành áp cao cận chí tuyến.
-
Do
dòng không khí bốc lên từ khu vực ôn đới, tỏa về phía xích đạo, đến khu vực cận
chí tuyến lạnh hẵn thì nén xuống, góp phần hình thành áp cao cận chí tuyến (áp
cao động cực)
Câu
3. Ở khu vực gió mùa có hai hướng gió trái ngược nhau theo mùa vì:
-
Gió
mùa hình thành chủ yếu là do nóng lên hoăc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại
dương theo mùa.Từ đó có sự htay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục
địa và đại dương.
-
Mùa
hạ, lục địa nóng nhanh hơn đại dương, hình thành các hạ áp, đại dương hình
thành áp cao, gió thổi từ áp cao đại dương về áp thấp lục địa. Ngược lại mừa
đông, gió thổi từ áp cao lục địa về áp thấp đại dương. Do đó hướng hai mùa trái
ngược nhau.
Câu 4. Chứng minh các hoàn lưu gió trên TĐ cũng phân bố
theo quy luật địa lí.
-
Theo
quy luật địa đới: Từ XĐ về cực lần lượt có đới gió.
+ gió
tín phong: thổi từ áp cao CT về áp thấp
XĐ.
+ gió
Tây ôn đới: thổi từ áp cao CT về áp thấp Ôn đới
+ gió
Đông cực : thổi từ áp cao cận cực về áp thấp ôn đới
Giải
thích: Do các nguyên nhân nhiệt lực (hình thành áp thấp XĐ và áp cao cực) và
đông cực (hình thành áp cao CT và áp thấp ôn đới ) đã hình thành các đai khí áp
thay đổi từ xích đạo về cực nên các đới gió phân bố theo quy luật địa đới.
-
Theo quy luật phi
địa đới:
+ gió
biển hoạt động vùng ven biển
+ gió
phơn xuất hiện ở các khu vực núi cao
+ gió
mùa ở các khu vực hoạt động gió mùa điển hình: Đông Á, Đông Nam á, Đphi, ĐB, ôx
– trây – li – a, ĐN Hoa Kỳ,…
Nguyên
nhân: do các yếu tố bề mặt đệm như sự phân bố lục địa, đại dương hình thành các
khu khí áp riêng biệt theo chiều Đ- T, núi cao làm các luồng gió vượt núi bị biến
tính…
Câu
5. Phân biệt gió Mậu Dịch và gió Mùa:
-
Nguồn gốc:
+ gió
Mậu dịch là gió thổi từ khu áp cao cận nhiệt đới về áp thấp xích đạo
+ gió
mùa là gió được hình thành chủ yếu do sự chênh lệch về khí áp giữa lục địa và đại
dương theo mùa.
-
Phạm vi hoạt động:
+ gió
Mậu Dịch: hoạt động trong vùng nội chí tuyến
+ gió
mùa : thường hoạt động ở đới nóng: Đông Á, Đông Nam á, Đphi, …..
-
Đặc điểm:
+ gió
Mậu Dịch: thổi hầu như quanh năm và khá đều đặn theo hướng gần như cố định, ở
BCB có hướng đông Bắc ở BCN có hướng ĐN tốc độ gió đều đặn (tb 20km/h) và hướng
gió ít thay đổi, tính chất khô.
+ gió
mùa : thooie theo 2 mùa trái ngược nhau
trong năm
+ gió
mùa mùa đông: có hướng đông Bắc, thường có tính chất lạnh khô
+ gió
mùa mùa hạ: có hướng Tây nam với tính chất nóng ẩm.
Câu
6. Vẽ sơ đồ các đai áp và các giá trên TĐ , giải thích tại sao cùng xuất phát từ
áp cao chí tuyến gió Mậu dịch có tính chất khô nóng, gió tây ôn đới lại mát ẩm?
*Vẽ
sơ đồ:
- Sơ
đồ các đai khí áp và các đới gió
-
Trên TĐ.
*giải thích:
+ gió
Mậu Dịch nói chung khô và ít mưa
Vì:
gió mậu dịch thổi từ áp cao chí tuyến
về XĐ,
Gió
thổi tới vùng có nhiệt độ trung bình cao
hơn trở nên khô.
+ gió
Tây ôn đới mát, ẩm vì: gió tây
Ôn đới
cũng xuất phát từ áp cao chí tuyến
thổi về cận cực,
Nhiệt
độ trung bình thấp hơn, hơi nước trong
không khó nhanh đạt đến độ bão hòa vì thế luôn
ẩm ướt và gây mưa.
Câu
7. Phân tích tác động của địa hình tới nhiệt độ, khí áp, lượng mưa trên TĐ, chế
độ nước như thế nào?
-
Nhiệt
độ không khí giảm theo độ cao: trong tầng đối lưu, trung bình lên cao 100m, nhiệt
độ giảm 0,60C
-
Nhiệt
độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi
+Theo
hướng phơi của sườn núi : sườn ngược chiều với ánh sáng môi trường, do có góc
góc nhập lớn hơn.
+
Theo độ dốc: Nơi có độ dốc nhỏ, nhiệt độ cao hơn nơi có độ dốc lón, vì độ dốc lớn
đến góc nhập xạ giảm.
+
Biên độ nhiệt ngày thay đổi theo địa hình: Nơi đất bằng , nhiệt độ thay đôi ít
hơn nơi đất trũng, vì nơi đất trũng ban ngày ít gió, nhiệt độ cao, ban đêm khí
lạnh trên cao dần xuống làm cho nhiệt độ hạ thấp. Trên các mặt cao nguyên,
không khí loãng hơn ở đồng bằng nên nhiệt độ thay đổi nhanh hơn ở đồng bằng.
*Tác động tới khí áp: Càng lên cao
không khí càng loãng nên sức ép của không khí càng nhỏ, khí áp giảm.
*Tác động tới lượng mưa:
+Cùng dãy núi: sườn đón gió mưa nhiều, sườn
khuất gió ít mưa
+Cùng 1 sườn đón gió, càng lên cao mưa
càng nhiều do nhiệt độ giảm, nhưng đến 1 độ cao nào đó, độ ẩm không khí giảm lượng
mưa giảm.
Ảnh hưởng đến chế độ nước sông, nhưng nơi
có độ dốc địa hình cao, nước tập trung nhanh vào sông, suối làm cho nước dâng
nhaanh chảy xiết và ngược lại.
KHÍ HẬU
Câu
1:Phân tích ảnh hưởng khí hậu đến các yếu tố sông ngòi, thổ nhưỡng, sinh vật?
-
Ảnh hưởng của khí hậu tới sông ngòi
Sông ngòi là hệ quả của khí
hậu .Đặc điểm khí hậu(chế độ mưa) ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nước sông (đối
với các sông có nguồn cung cấp nước thì hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ mưa)
-
Ảnh hưởng tới quá trình hình thành đất
+Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy về mặt vật lí
và hóa học, tiếp tục được phong hóa và trở thành đất
+Khi đất đã hình thành nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hòa tan rửa
trôi hoặc tích tụ vật chất, đồng thời tạo ra môi trường để vi sinh vật phân giải
chất hữu cơ trong đất
-
Ảnh hưởng tới sinh vật
+Nhiệt độ tác động trực tiếp tới sự phát triển và phân bố sinh vật
+nước và độ ẩm không khí quyết định sự sống của sinh vật nên có
tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của chúng
+ánh sáng ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của cây từ đó ảnh hưởng
tới sự phát triển và phân bố của thực vật
Câu 2: Hãy tính nhiệt độ núi
cao 3500m và độ cao 200m bên sườn núi khuất gió. Biết rằng tại sườn đón gió ẩm ở
độ cao 100m nhiệt độ là 250C?
-Theo quy luật ở sườn đón gió cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C.
Nhiệt độ tại 100m là 250C tại chân núi sẽ là 25,60. Đỉnh
núi 3500m là 4,60C
Ở sườn khuất gió xuống 100m t0 tăng 10C.Vậy
tại độ cao 200m của sườn khuất gió nhiệt
độ 37,60C.
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.
- Webiste: idialy.com
- Apps CHplay: idialy.com
- youtube.idialy.com
- facebook.idialy.com
- tiktok.idialy.com
- nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn
- trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn.
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí