HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lý 10 - QUY LUẬT ĐỊA LÍ

Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lý 10 - QUY LUẬT ĐỊA LÍ

 
Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lý 10 - QUY LUẬT ĐỊA LÍ


IV.CHỦ ĐỀ QUY LUẬT ĐỊA LÍ

Câu 1. Trình bày sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất? Tại sao quy luật địa đới là quy luật phổ biến nhất trong lớp vỏ địa lí?

Trả lời -Từ Bắc Cực đến Nam Cực có 7 vòng đai nhiệt:

+ Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +200c của hai bán cầu (khoảng giữa hai vĩ tuyến 30B và 30N).

+ Hai vòng đai ôn hòa ở hai bán cầu nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +200c và đường đẳng nhiệt +100c tháng nóng nhất.

+ Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa đường đẳng nhiệt +100c và 00c của tháng nóng nhất.

+ Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 00c.

-Là quy luật phổ biến nhất vì: Quy luật địa đới được biểu hiện trong nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái đất: sự phân bố các vòng đai nhiệt, các đai khí áp, các đới gió, các đới khí hậu, các nhóm đất và các thảm thực vật...

Câu 2. Nêu giới hạn và thành phần của lớp vỏ địa lí. Tại sao nói việc rừng bị phá hủy sẽ ảnh hưởng đến các thành phần tự nhiên khác?

Trả lời Giới hạn và thành phần của lớp vỏ địa lí

-                        Giới hạn:

+ Giới hạn trên: từ giới hạn dưới của lớp ôdôn (độ cao 22-25km).

+ Giới hạn dưới: đáy vực thẳm đại dương hoặc xuống hết lớp vỏ phong hóa ở lục địa.

-                        Thành phần: thạch quyển, khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thổ nhưỡng quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau. * Giải thích

-                        Việc phá hủy rừng sẽ dẫn đến: khí hậu biến đổi; dòng chảy không ổn định gia tăng lũ lụt và hạn hán; đất đai bị thoái hóa, xói mòn; địa hình bị xâm thực mạnh.

-                        Nguyên nhân:

+ Do tất các các thành phần của tự nhiên đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiến của nội lực và ngoại lực. Vì thế chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập mà luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng cho nhau.

+ Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự biến đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

Câu 3. Nêu ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí?

Trả lời

-    Cần nghiên cứu kĩ và toàn diện điều kiện địa lí của lãnh thổ trước khi sử dụng.

-    Dự báo trước những thay đổi của các thành phần tự nhiên khi tác động vào môi trường để đề xuất các giải pháp tháo gỡ.

-    Sự can thiệp của con người: Sẽ làm thay đổi hoàn cảnh tự nhiên xung quanh, có thể dẫn tới những hậu quả trái với ý muốn của con người.

Câu 4. Cho ví dụ để thấy được biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí?

Trả lời

Ví dụ: Khi thảm thực vật rừng bị con người tàn phá sẽ làm cho: Địa hình, đất bị xói mòn, rửa trôi dẫn đến đất bạc màu từ đất có hàm lượng dinh dưỡng cao thành đất trơ sỏi đá, làm cho khí hậu bị biến đổi, sinh vật sẽ kém phát triển hơn…

Câu 5. Phân biệt quy luật địa đới và quy luật phi địa đới?

Trả lời

 

 

Quy luật địa đới

Quy luật phi địa đới

 

Khái niệm

Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lý và lớp vỏ cảnh quan theo vĩ độ.

Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lý và cảnh quan.

 

Ngu yên nhân

Do dạng hình cầu của Trái đất làm cho góc nhập xạ và bức xạ mặt trời giảm dần từ xích đạo về cực.

Do nguồn năng lượng bên trong lòng Trái đất đã phân chia bề mặt Trái đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao

 

 

Biểu hiện

Sự phân bố các vòng đai nhiệt, các đai áp, đới gió, đới khí hậu, đất, sinh vật..theo vĩ độ.

Quy luật địa ô (thay đổi các kiểu thảm thực vật, lượng mưa, kiểu khí hậu.. theo kinh độ)

Quy luật đai cao (phân bố các cành đai đất, thực vật theo độ cao)


 

 

 

Câu 6. So sánh giữa quy luật địa ô và quy luật đai cao. Tại sao tính địa đới của sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất bị phá vỡ vì :

Trả lời * Giống nhau:

-                       Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.

-                       Do nguồn năng lượng bên trong TĐ tạo ra sự phân chia bề mặt TĐ thành lục địa, đại dương và địa hình núi (độ cao và hướng núi)    * Khác nhau :

Biểu hiện của quy luật phi địa đới

 

 

Khái niệm

 

 

Nguyên nhân

 

 

Biểu hiện

 

 

Quy luật đai cao

Sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình

Do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao, sự thay đổi độ ẩm, lượng mưa

Phân bố vành đai đất, thực vật theo độ cao

 

 

Quy luật địa ô

Sự thay đổi các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ

-       Sự phân bố đất liền và biển, ĐD → KHLĐ bị phân hóa từ đông sang tây

-       Dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến

Thay đổi thảm thực vật theo kinh độ

-                       Tính địa đới của sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất bị phá vỡ vì :

+ Ảnh hưởng của các dòng biển (dòng biển nóng đi qua có mưa, ngược lại dòng biển lạnh đi qua mưa ít).

+ Ảnh hưởng của địa hình (độ cao, hướng sườn) và tính chất mặt đệm (sự phân bố mặt đệm là lục địa hay đại dương).

+ Gió và khí áp: gió Tây ôn đới mưa nhiều, gió Mậu dịch mưa ít, các dãi cao áp mưa ít, áp thấp mưa nhiều.

 

 

CÁC QUI LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

Câu 1. Tại sao sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan vừa theo quy luật phi địa đới?

   Trả lời:

       - Do các thành tự nhiên và cảnh quan địa lí vừa chịu tác động của nguồn năng lượng bức xạ MT, vừa chịu tác động của nguồn năng lương bên trong TĐ.

     - Sự phân bố đất liền, biển, đại dương làm cho khí hậu ở lục địa phân hóa từ đông sang tây càng làm trung lục địa, tính chất lục địa càng tăng. Ảnh hưởng các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến làm cho khí hậu khác nhau theo chiều đông tây. Khí hậu thay đổi kéo theo  các thành phần khác cũng thay đổi làm phs vỡ quy luật địa đới.

   - Địa hình núi cao tạo nên sự thay đổi nhiệt ẩm thay đổi theo độ cao càng lên cao nhiệt độ càng giảm, độ ẩm, lượng mưa cũng thay đổi làm xuất hiện các vành đai theo độ cao.

Câu 2. Biến đổi khí hậu toàn cầu là quy luật nào trong lớp vỏ địa lý? Trình bày khái niệm và nguyên nhân .

=> Qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

- Khái niệm: Là quy luật về mối quan hệ quy luật lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lốp vỏ địa lý 

-  Nguyên nhân: Do tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lý đều đồng thời chịu tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của nội lực và ngoại lược, vì thế chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập mà luôn xâm nhập vào nhau , trao đổi vật  chất và năng lượng với nhau , khiến chúng có sự gắn bó mật thiết để tạo nên 1thể thống nhất và hoàn chỉnh

Câu 3. Trình bày khái niệm về quy luật địa đới nguyên nhân hình thành và biểu hiện của quy luật địa đới

 - KHÁI NIÊM:  là sự thay đổi có quy lật của tất cả các thành phần địa lý ,cảnh quan địa lý theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực)

 -  NGUYÊN NHÂN: do trái đất hình khối cầu và bức xạ mặt trồi tạo góc nhập xạ của bề mật trái đất mỗi nơi khác nhau, góc nhập xạ nhỏ dần từ xivhs đạo về hai cực . vì vậy lượng bức xạ mặt trời mà trái đất nhận được cũng giảm theo , tạo sư phân bố theo đới của thành phần và cảnh quan địa lý trên trái đất , hình thành nên quy luật địa đới.

- BIỂU HIỆN CỦA QUY LUẬT
a. Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất

 

 

Các vòng đai

Vị trí

 

Giữa các đường đẳng nhiệt

Khoảng vĩ tuyến

Nóng

200C của 2 bán cầu

300B đến 300N

Ôn hòa

Giữa 200C và 100C của tháng nóng nhất

300  đến 600 ở cả 2 bán cầu

Lạnh

Giữa 100C và 00C của tháng nóng nhất

Ở vĩ độ cận cực của 2 bán cầu

Băng giá vĩnh cửu

Nhiệt độ quanh năm dưới 00C

Bao quanh cực

b. Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất
- 7 đai khí áp:
          + 3 đai áp thấp: 1 xích đạo, 2 ôn đới.
          + 4 đai áp cao: 2 chí tuyến, 2 cực.
- 6 đới gió: 2 Mậu dịch, 2 Ôn đới, 2 Đông cực.

 Các đới khí hậu trên Trái Đất
Có 7 đới khí hậu chính: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận cực, cực.
d. Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật:
- Có 10 nhóm đất từ cực đến xích đạo.
- Có 10 kiểu thảm thực vật từ cực đến xích đạo.
->Tuân thủ theo quy luật địa đới.

Câu 4. Chứng minh thời gian chiếu sáng trên trái đất cũng biểu hiện rõ quy luật địa đới. - Khái niệm về quy luật địa đới: là sự thay đổi có quy luật của các thanh phần địa lý và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực). - Xác định quanh năm có thời gian ngày va đêm bằng nhau. - Từ vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24h. - Càng gần cực, số ngày, đêm dài 24h ngày càng tăng. - Riêng ở 2 cực có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.

Câu 5.  Cần phải nghiêm cứu quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

- Vì: Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng bao gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thanh phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. Ngiêm cứu để dự báo trước những thay đổi của tự nhiên, giúp sử dụng hợp lí và bảo vệ tự nhiên.

Câu 6. Trình bày sự thay đổi của môi trường tự nhiên khi thảm thực vật rừng bị tàn phá, từ đó rút ra nhận xét về quy luật tự nhiên?

- Khi thảm thưc vật rừng bị tàn phá thì dẫn đến sự biến đổi của tất cả các thành phần tự nhiên khác.

+ Khí hậu biến đổi theo hướng cực đoan, thay đổi thất thường, có nhiều thiên tai hơn...

+ Dòng chảy sông ngòi không ổn định, thất thường, lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn tính chất ác liệt hơn...

 + Đất đai trở nên cằn cõi, thoái hóa... + Sinh vật bị suy giảm, nghèo nàn, một số loài có thể biến mất...

* NX: Trong tự nhiên, bất cứ 1 lãnh thổ nào cũng gần nhiều thành phần có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu 1 thành phần thay đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của thành phần còn lại cũng như của toàn bộ cảnh quan. Đó là nội dung quy luật thông và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

Câu 7. Chứng minh rằng sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất vừa mang tính địa đới, vừa mang tính phi địa đới.

 Trả lời: - Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất mang tính địa đới:

+ Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về hai cực + Biên độ nhiệt trung bình năm tăng dần từ xích đạo về hai cực

+ Từ xích đạo về vòng cực hình thành các vòng đai nhiệt

- Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất mang tính phi địa đới:

+ Nhiệt độ trung bình năm không giảm liên tục từ xích đạo về 2 cực, khu vực chí tuyến có nhiệt độ cao hơn xích đạo

 + Nhiệt độ trung bình năm thay đổi theo vị trí gần hay xa biển, phụ thuộc vào dòng biển

 + Nhiệt độ trung bình năm thay đổi theo độ cao, độ dốc và hướng sườn của địa hình.

................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

- Webiste: idialy.com
- Apps CHplay: idialy.com
- youtube.idialy.com
- facebook.idialy.com
- tiktok.idialy.com
- nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn
- trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn.
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí
Học sinh giỏi Học sinh giỏi 10 HSG 10 Lớp 10 Tin tức
Lên đầu trang