HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lý 10 - THỔ QUYỂN VÀ SINH QUYỂN

Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lý 10 - THỔ QUYỂN VÀ SINH QUYỂN

 
Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lý 10 - THỔ QUYỂN VÀ SINH QUYỂN


III. CHỦ ĐỀ THỔ QUYỂN VÀ SINH QUYỂN

 

Câu 1. Nguyên nhân nào dẫn tới sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính theo vĩ độ và theo độ cao địa hình?

Trả lời

 

- Sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới phụ thuộc nhiều vào khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt, ẩm); chế độ nhiệt, ẩm lại thay đổi theo vĩ độ và độ cao, do đó các thảm thực vật cũng thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình.

+ Ở vùng núi, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, lượng mưa và độ ẩm lại tăng đến một độ cao nào đó rồi mới giảm, kéo theo sự phân bố các vành đai thực vật và đất theo độ cao.

+ Đất: chịu tác động mạnh mẽ của cả khí hậu và sinh vật nên sự phân bố đất trên lục địa cũng tuân theo các quy luật này.

Câu 2. Tại sao nói sinh vật có vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất ?

Trả lời

Nói sinh vật có vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất vì:

-                    Thực vật cung cấp xác vật chất hữu cơ (cành khô, lá rụng…) cho đất

-                    Rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá hủy đá

-                    Vi sinh vật phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn – vật chất hữu cơ chủ yếu của đất.

-                    Động vật sống trong đất như giun, kiến, mối…cũng góp phần làm thay đổi một số tính chất vật lí, hóa học của đất.

Câu 3. Ảnh hưởng của con người đến sự phân bố sinh vật trên Trái Đất?

Trả lời - Ảnh hưởng tích cực:

+ Thay đổi phạm vi phân bố cây trồng, vật nuôi.

+ Trồng rừng.

-                    Ảnh hưởng tiêu cực:

+ Làm tăng nguy cơ tuyệt chủng của các loài sinh vật.

+ Làm giảm mật độ sinh vật ở nhiều nơi.

Câu 4. Tại sao sinh vật tập trung vào nơi có thực vật mọc? Hãy cho biết và giải thích độ phì của đất ở vùng núi cao và vùng đồng bằng?

Trả lời

-Sinh vậy tập trung vào nơi có thực vật mọc vì tại đó có nguồn thức ăn dồi dào, có độ che phủ nên nhiệt độ và độ ẩm thuận lợi cho sự sinh sôi phát triển.

-Ở vùng núi cao đất có độ phì thấp, nghèo dinh dưỡng vì ở đây có nhiệt độ thấp nên quá trình phá hủy đá xảy ra chậm dẫn đến quá trình hình thành đất yếu, ngoài ra địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, rửa trôi, tầng đất thường mỏng. Ở vùng đồng bằng đất giàu chất dinh dưỡng vì quá trình bồi tụ chiếm ưu thế, tầng đất dày.

Câu 5. Chứng minh các đặc tính lí, hóa và độ phì của đất khác nhau sẽ ảnh hưởng

khác nhau tới sự phát triển và phân bố sinh vật?

Trả lời

 

-Đất ngập mặn thích hợp với các loại cây ưu mặn như sú, vẹt, đước, bần, mắm..vì những loại cây này thích nghi với những bãi triều ngập mặn ven biển.

- Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng đất dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên nhiều loại cây lá rộng phát triển

-Đất phù sen ven các con sông có nhiều chất dinh dưỡng, màu mỡ thích hợp cho cây lúa còn đất phèn lại thích hợp cho việc cây tràm phát triển như ở rừng Tràm chim huyện Tam Nông- Đồng Tháp nước ta.

Câu 6. Chứng minh khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố sinh vật?

Trả lời

-Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sinh vật thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sang.

- Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi. VD: Loài ưa nhiệt phân bố ở xích đạo, nhiệt đới

- Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.

-Ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.

 


 

SINH QUYỂN

Câu 1:Tại sao trên lục địa sinh vật tập trung một lớp dày khoang vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất

Vì :

-Giới hạn sống của sinh vật:

+ giới hạn phía trên là nơi tiếp giáp với tâng ô dôn của khí quyển(22->25km)

+ giới hạn phía dưới tới tận đáy của đại dương(sâu 11km), ở lục địa xuông tận đáy lớp vỏ phong hóa.

-Sự phát triển và phân bố của sinh vật phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khí hậu ,đất,địa hình,sinh vật và con người.

+Khí hậu: có nhiệt độ, độ ẩm,ánh sáng phù hợp

+Đất: có đất đai màu mỡ,độ phì phù hợp với thực vật

+địa hình: thấp, bằng phẳng

+sinh vật: nơi có thực vật mọc dày thì động vật cũng phong phú

Câu 2: Phân tích tác động của con người đến hình thành thổ nhưỡng và sự phát triển phân bố sinh vật?

- Con người có khả năng tác động mạnh mẽ đến sự hình thành thổ nhưỡng:

+Tác động tiêu cực:làm cho đất xấu đi(cho vd minh họa)

+Tác động tích cực:làm cho đất tốt lên, mở rộng diện tích đất( cho vd minh họa)

- Con người ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển và phân bố của sinh vật:

+tác động tiêu cực:thu hẹp phạm vi phân bố của sinh vật, suy giảm của sinh vật( cho vd minh họa)

+tác động tích cực: mở rộng phạm vi phân bố sinh vật(vd minh họa)

Câu 3: Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân bố của thực vật?

-Độ cao:Khi lên cao t0 và độ ẩm không khí thay đổi,thực vật phân bố thành các vành đai khác nhau

-Hướng sườn: hướng sườn khác nhau gây nên sự khác biệt về nhiệt,ẩm,chế độ chiếu sáng do đó ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc vành đai thực vật.

Câu 4:  Mối quan hệ giữa sinh vật và đất:

-Đất tác động đến sinh vật:

+Các đặc tính lí,hóa và độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật(vd minh họa)

+Đất còn là nơi cư trú của nhiều loại động vật sống trong đất(vd minh họa)

-Sinh vật tác động đến đất:

+sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất

+Thực vật:cung cấp xác hữu cơ cho đất,rễ cây bám vào các khe nức của đá làm phá hủy đá

+vi sinh vật phân hủy xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn

+động vật sống trong đất: giun,kiến,mối,…cũng góp phần thay đổi một số tính chất vật lí, hóa học của đất.

 

Câu 5: Taiga hay rừng Taiga<từ tiếng mông cổ>là một quần xã sinh vật với đặc trưng nổi bật là các rừng lá kim.Taiga bao phủ hết phần trên đại lục của Alaska ,Canada,Thụy Điển,Phần Lan,Na Uy và Nga(đặc biệt là Siberi).Cũng như phần xa nhất về phía Bắc của Hoa Kì (k kể Alaska), Bắc Razakhstan và khu vực Hokkaido của Nhật Bản.Rừng Taiga là một quần xã sinh vật đất liền lớn nhất trên thế giới .Tại Canada, thuật ngữ “Boreal forlest”(rừng phương Bắc) để sử dụng để chỉ phần phía nam của quần xã sinh vật này,trong khi “taiga” được dùng để chỉ khu vực phía bắc trơ trụi hơn,ở phía nam của ranh giới cây gỗ Bắc cực.

Do Bắc Mĩ và đại lục á-âu trong quá khứ gần đây đã được nối liền bằng cầu đất liền Bering,nên một loạt các loài động-thực vật(chủ yếu là đông vật) đã có thể xâm chiếm cả hai lục địa này và được phân bố trong quần xã sinh vật taiga.Các nhóm sinh vật khác thì khác biệt theo khu vực thông thường với mỗi chỉ có vài loài khác biệt,chúng chiếm các khu vực khác nhau của rừng taiga.Rừng taiga cũng có một số loài cây gỗ lá nhỏ sớm rụng như bạch dương,tống quán sủi, liễu và dương rung;chủ yếu các khu vực k có mùa đông quá lạnh.Tuy nhiên, các loài thông rụng lá lại sinh sống trong những khu vực có mùa đông lạnh giá nhất ở BBC,tại miền đông Siberi.Phần phía nam của rừng taiga có các loại cây như sồi ,phong vá du rải rác trong các rừng cây lá kim.

a.Dựa vào đoạn văn trên em hãy cho biết “rừng taiga” phân bố chủ yếu ở khu vực khí nào? Hãy mô tả kiểu khí hậu đấy?

*Trả lời:

- Rừng Taiga phân bố chủ yếu ở khu vực khí hậu ôn đới lục địa

- Kiểu khí hậu ôn đới lục địa có một số đặc điểm:

+Trong năm có khoảng 5 tháng t0 tb <00C

+Có t0 cực đại vào mùa hạ

+Biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt ngày-đêm cao

+Lượng mưa nhỏ, đặc biệt trong các tháng mùa đông

+Mưa tập trung vào mùa hè

+Càng sâu trong lục địa tính chất lục địa càng tăng và càng khắc nghiệt

b.Nêu tên các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật? Phân tích vai trò của nhân tố khí hậu?

*Trả lời:

-Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật gồm: Khí hậu,địa hình ,đất,sinh vật,con người

-Vai trò của nhân tố khí hậu:

Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đén sự phát triển và phân bố sinh vật qua t0,nước,độ ẩm và ánh sáng.

+t0:mỗi loài thích nghi với t0 nhất định nhất định (có loài ưa nhiệt,có loài chịu lạnh)

+Nước và độ ẩm kk:những nơi có đk nhiệt,ẩm sinh vật thường phát triển mạnh và ngược lại.

+ánh sáng: quyết định qá trình quang hợp của cây xanh, có loài ưa sáng,loài ưa bóng.




THỔ NHƯỠNG QUYỂN

Câu 1: Để phân biệt đất với các vật thể tự nhiên khác căn cứ vào:

-Độ phì của để phân biệt đất với các vật thể tự nhiên khác.

Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, khí ,nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

Câu 2:Vai trò của đá mẹ đến sự hình thành đất.

-Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá hủy của đá gốc. Những sản phẩm phá hủy đó gọi là đá mẹ.

-Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất.

-Đá mẹ quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng nhiều đến tính chất của đất.

Câu 3: Đất ở miền Xđ và nhiệt đới ẩm có tuổi già nhất, còn đất ở miền cực trẻ nhất vì:

-Thời gian hình thàh đất gọi là tuổi đất. Tuổi đất biểu thị thời gian tác động của các yếu tố tạo thành đất dài hay ngắn. Cũng như cường độ của các qá trình tác động đó.

-Đất ở miền Xđ và nhiệt đới ẩm có tuổi già nhất vì: miền Xđ và nhiệt đới ẩm có chế độ nhiệt,ẩm cao, sinh vật phong phú,đa dạng nên qá trình phá hủy đá và hình thành đất diễn ra nhanh và liên tục.

-Đất ở miền cực trẻ nhất vì: miền cực có chế độ nhiệt,ẩm thấp,sinh vật nghèo nàn nên qá trình phá hủy đá và hình thành đất diễn ra chậm và bị gián đoạn.

Câu 4:Các vành đai đất và sinh vật theo đai cao không lặp lại hoàn toàn các vành đai đất và sinh vật theo vĩ độ vì:

-Đất vá sinh vật phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là khí hậu.

-Khí hậu thay đổi theo vĩ độ và độ cao-> đất và sinh vật thay đổi theo độ cao.

-Sự thay đổi khí hậu theo vĩ độ và độ cao có sự tương tự nhau (đặc biệt về nhiệt độ) ->sự thay đổi vành đai đất và sinh vật theo độ cao gần giống theo vĩ độ, nhưng không lặp lại hoàn toàn giống nhau,cụ thể:

+t0: Sự giảm t0 theo đai cao nhanh hơn theo vĩ độ.

+Khí áp: Giảm liên tục theo đai cao nhưng theo vĩ độ lại đang xen và đối xứng nhau wa áp thấp Xđ.

+Lượng mưa:Càng lên cao càng tăng, đến 1 độ cao nhất định mưa giảm; Theo vĩ độ: có sự khác nhau giữa khu vực(dẫn chứng).

Số lượng vành đai đất và sinh vậy theo đai cao còn phụ thuộc vào vị trí địa lí (phụ thuộc tính địa đới) độ cao và hướng sườn(lấy vd).

Câu 5: Ở vùng ôn đới tập trung nhiều đất Pôtdôn vì:

-Đất được hình thành trong đk khí hậu lạnh giá có độ bốc hơi nhỏ và nước thấm lớn.

-Thảm thực vật chính là rừng lá kim, đất ít tính kìêm nên độ phân giải của vi khuẩn hạn chế, các sản phẩm phân giải thường có tính axit nên đất kém phì nhiêu.

Câu 6: Phân tích mqh giữa qá trình phong hóa và hình thành đất trên TĐ. 

-Phong hóa lá qá trình biến đổi đá gốc và khoáng vật ở những lớp trên cùng của vỏ TĐ. Sản phẩm phong hóa là cơ sở vật chất cho qá trình hình thành đất.

-Hình thức phong hóa khác nhau,qá trình hình thành đất cũng có sự khác nhau:

+Phong hóa lí học: diễn ra nhanh, đá gốc bị phá hủy mạnh, tạo Ra những vật liệu có kích thước khác nhau, tăng khả năng thấm nước, khí nhờ đó mà qá trình hình thành đất diễn ra rất mạnh.

+Phong hóa hóa học: làm biến đổi thành phần khoáng vật và thành phần hóa học của đá, do đó làm thay đổi tính chất đất.

+Phong hóa sinh học: là qá trình phá hủy đá cả về mặt cơ giới và hóa học, kể cả những khoáng vật có độ bền cao, tạo đk cho qá trình hình thành đất diễn ra nhanh hơn, đồng thời làm biến đổi tính chất đất dưới sự phá hủy của đá gốc.

Câu 7: Không thể nói các vành đai đất theo độ cao là bản sao của các đới đất theo vĩ độ vì:

-Về bản chất, các vành đai đất theo độ cao là biểu hiện của đai cao, các đới đất là biểu hiện quy luật địa đới.

-Sự hình thành đất do tác động tổng hợp của nhiều nhân tố với mức độ khác nhau.Vì vậy, đất hình thành theo độ cao có các đặc điểm so với các đới đất.

-Chiều hướng thay đổi: các vành đai đất thay đổi theo độ cao địa hình,các đới đất thay đổi theo vĩ độ.

-Tốc độ thay đổi: Sự thay đổi các vành đai đất theo độ cao nhanh hơn nhiều so với sự thay đổi của các đới đất từ Xđ về 2 cực.

Câu 8:Tại sao đá mẹ và sinh vật là hai nhân tố quan trọng nhất tác động trực tiếp đến sự hình thành đất?

*Đá mẹ và sinh vật là hai nhân tố quan trọng nhất tác động trực tiếp đến sự hình thành của đất vì:

-Hai thành phần quan trọng nhất của đất là vô cơ và hữu cơ. Thành phần vô cơ là các khoáng vật trong đất và thành phần hữu cơ là chất mùn của đất.

-Thành phần vô cơ là do đá mẹ tạo nên, còn chất mùn là do sinh vật tạo nên,do vậy đây là 2 thành phần quan trọng nhất tác động trực tiếp đến sự hình thành đất.

Câu 9: Tại sao phân hóa đa dạng của các thành phần tự nhiên và cảnh quan trên TĐ?

-Tất cả các thành phần tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên đều chịu tác động đồng thời của nguồn năng lượng bức xạ MT và năng lượng trên TĐ.

+Năng lượng bức xạ MT là nguồn gốc,động lực của quá trình tự nhiên, tính sự phân bố theo đới của bức xạ MT tạo ra tính địa đới của các thành phần tự nhiên, thay đổi từ Xđ về 2 cực.

+Năng lượng trong lòng TĐ đã làm phân chia bề mặt TĐ thành lục địa,đại dương,địa hình núi cao làm cho thiên nhiên phong hóa theo quy luật phi địa đới, thay đổi theo kinh độ và độ cao.

Câu 10:Thế nào là lớp phủ thổ nhưỡng? Sự khác biệt giữa phủ thổ nhưỡng và các vật thể tự nhiên khác là gì?

*-Đất (thổ nhưỡng) là các vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa.

-  Thổ nhưỡng quyển là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa-nơi tiếp xúc với khí quyển,thạch quyển và sinh quyển.

*Sự khác biệt giữa đất với các vật thể tự nhiên khác: đất có độ phì , còn các vật thể tự nhiên khác không có độ phì.

-Độ phì:là khả năng cung cấp nước,khí,nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

-Độ phì là thuộc tính khách quan, không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên mà còn phụ thuộc vào cả hai loài thực vật sinh trưởng trên đất đó => để nhận biết đất phải dựa vào dấu hiệu độ phì.

-Lớp phủ thổ nhưỡng đa dạng và phức tạp vì có đủ vật chất ở các trạng thái rắn, lỏng,khí,có cả vật chất vô cơ và hữu cơ.

Câu 11:Tại sao nói sinh vật có vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất?

-Thực vật cung cấp xác vật chất hữu cơ(cành khô,lá rụng) cho đất.Rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá hủy đá.

-Vi sinh vật phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn-vật chất hữu cơ chủ ý của đất.

-Động vật sống trong đất như giun,kiến,mối,…cũng góp phần làm thay đổi một số tính chất vật lí, hóa học của đất.

Câu 12: Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến sự hình thành đất?

-t0,độ ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phong hóa đá, hào tan,rửa trôi,tích tụ vật chất trong các tầng đất.

- ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất thông wa sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Câu 13:C/m rằng sự phân bố đất trên lục địa tuân theo quy luật địa đới và phi địa đới?

*Sự phân bố đất trên lục địa tuân theo quy luật địa đới(theo vĩ độ ):

-Quy luật điẠ  đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ:

Môi trường địa lý

Nhóm đất chính

Đới lạnh (vòng cực B(Nam)- cực Nam(Bắc))

Đài nguyên

Đới ôn hòa

(khoảng chí tuyến B(Nam) –vòng cực B(Nam))

Pôtdôn

Nâu,xám

Đen

Đỏ vàng

Nâu đỏ

Xám

Đới nóng(khoảng giữa CTB và CTN)

Đỏ,nâu đỏ

Đỏ vàng(feralit)

Đỏ vàng(feralit)

*Sự phân bố đất trên lục địa tuân theo quy luật phi đại đới(theo độ cao).

-Là quy luật phân bố không phụ thuộc và tính chất phân bố theo địa đới và các thành địa lí và cảnh quan.

-Dẫn chứng: các vành đai đất trên núi Cap-ca.

Độ cao(m)

     Các vành đai đất

0-500

     Đất đỏ cận nhiệt

500-1200

     Đất nâu

1200-1600

     Đất Pôtdôn núi

1600-2000

     Đất đồng cỏ núi

2000-2800

     Đất sơ đang xen lẫn đá

Trên 2800

     Băng tuyết

-Hoặc ở VN, sự thay đổi các nhóm đất theo độ cao:

Độ cao(m)

Các nhóm đất theo độ cao

-Miền Bắc:dưới 600-700m

-Miền Nam:dưới 900-1000m

Có hai nhóm đất:

-Đất đông bằng:phù sa,…

-Đất vùn đồi núi:feralit,…

-Miền Bắc:từ 600-700m đến 2600m

-Miền Nam:từ 900-1000m đến 2600m

Có hai nhóm đất:

-Đất feralit có mùn

-Đất mùn

-Trên 2600m

-Chủ yếu là đất mùn khô

 

................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

- Webiste: idialy.com
- Apps CHplay: idialy.com
- youtube.idialy.com
- facebook.idialy.com
- tiktok.idialy.com
- nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn
- trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn.
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Học sinh giỏi Học sinh giỏi 10 HSG 10 Lớp 10 Olympic Olympic 10 Tin tức
Lên đầu trang