HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lí 12 - TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lí 12 - TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC

 


TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Câu 1: nêu khái quát và phântích các nguồn lực  tự nhiên kinh tế xã hội để phát triển sản xuất của Trung du miền núi phía Bắc có những  thuận lợi và khó khăn gì ? 

*Khái quát

Trung du miền núi phía Bắc có S tự nhiên rộng 102937 km2 với dân số tính đến năm 1999 là hơn 12 triệu người, mật độ trungbình hơn 120người/km2  trong đó mật độ vùng Tây bắc chỉ có 62 người/km(1999) - Trung du miền núi phía Bắc là vùng lãnh thổ của các tỉnh và thành phố.

+Vùng Đông Bắc gồm các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Thái Nguyên, bắc Cạn, hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,yên bái, Lào Cai.

+ Tây bắc gồm 3 tỉnh:Sơn la, lai Châu, Hoà Bình.

-Trung du miền núi phía Bắc được coi là vùng rất giàu về tài nguyên thiên nhiên, đặcbiệt là khoáng sản kim loại, phi kim loại, nhiều tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp khai khoáng và chế biến với quy môlớn và trùngbình.

-Vùng này có đất đai rộng lớn, đa dạng về loại hình, lại có khí hậu với mùa Đông lạnh rất phùhợp với phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt đới ,ôn đới điển hình là những cây côngnghiệp cận nhiệt đới đặc sản như chè búp, sơn hồi...

- Trung du miền núi phía Bắc cũng là vùng rất thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc lớn, điển hình là Trâu Bò.

-Trung du miền núi phía Bắc là cái nôi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc ít người phía Bắc như Tày, Nùng, Thái, H' Mông, Dao cũng là vùng có lịch sử khi thác lâu đời, cũng là vùng có nhiều dấu ấn lịch sử anh hùng của dân tộc, điển hình là Điện Biên Phủ.

-Trung du miền núi phía Bắc do có lịch sử khai thác lâu đời, có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đồng thời lại tiếp giáp với các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) và Bắc Lào, đó là những vùng kinh tế năng động (như Quảng Đông), cho nên Trung du miền núi phía Bắc đã bị ảnh hưởng lớn của nền vănhoá và nền kinh tế các tỉnh phía nam Trung Quốc.

-Trung du miền núi phía Bắc nhiều năm qua đã bị con ngưòi khai thác sử dụng bừa bãi, lãng phí về tàI nguyên thiên nhiên nên các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng Đông Bắc đã bị suythoái , cạn kiệt nhanh, môi trường đảo lộn, còn Tây Bắc thì điều kiện tự nhiên phức tạp, địa hình hiểm trở nên chưa được đầu tư khai thác lớn... Chính vì vậy, việc khai thác phát triển kinh tế ở Trung du miền núi phía Bắc nước ta không những có ý nghĩa to lớn về mặt phát triển kinh tế- xã hội mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị- xã hội- quốc phòng (phần khái quát nêu trên có thể trả lời  cho câu hỏi giải thích tại sao việc phát triển kinh tế ở Trung du miền núi phía Bắc lại có ý nghĩa cả về chính trị, xã hội, quốc phòng.) 

*Các nguồn tự nhiên với phát triển kinh tế Trung du miền núi phía Bắc .

- Thuận lợi :

+ về VTĐL: Trung du miền núi phía Bắc có nhiều thuận lợi với phát triển kinh tế vì :

.Trung du miền núi phía Bắc tiếp giáp với TQ, có đường biên giới dài 1400 km lạigiáp cả với Bắc lào, đăc biệt tiếp giáp với vùng Quảng Đông- TQ là vùng rất năng động . Cho nên Trung du miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lớn của nền kinh tế Hoa Nam- Trung Quốc. Mặt khác vùng này lại cónhiều cửa khẩu dễ dàng thông thương với TQ và Lào  như cửa khẩu LạngSơn, Móng cái, lào Cai và cửa khẩu tây Trang của Lào, vì thế Trung du miền núi phía Bắc càng dễ dàng tiếp thu tinh hoa văn hoá của TQ và giáo lưu VH-XH với Trung Quốc- lào.

.Trung du miền núi phía Bắc lại có cửa thông rabiển là vùng duyên hải Quảng Ninh với nhiều cảng biển lớn như cảng Cái Lân, Hòn Gai, Cẩm Phả... vì vậy, vùng này rất thuận lợi trongviệc giáo lưu phát triển kinh tế bằng đường biển với quốc tế và các vùng trongcả nước.

Trung du miền núi phía Bắc lại tiếp giáp với Đồng Bằng sông Hồng không những là vựa  lúa lớn cả nước mà còn là cáinôi văn hoá của khu vực phía Bắc rất giàu về tiềmnăng lao động. Cho nên Trung du miền núi phía Bắc lại được đồng bằng sông Hồng chi phối về lương thực nhân lực, khoa học kỹ thuật cho sự phát triển kinh tế trong vùng.

-Về tàI nguyên thiên nhiên: Trung du miền núi phía Bắc được coi là vùng rất giàu tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là khoáng sản đất, rừng.

.Trước hết đất đai của Trung du miền núi phía Bắc rộng nhất cả nước, trong đó đất đai đa dạng về loại hình có cả đất Feralit, điển hình như đất Feralit đỏ vàng, đất mùn, phù sa, rất thuận lợi với phát triển một nền nông nghiệp đa dạng.

. Khí hậu của Trung du miền núi phía Bắc là khoa học nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng lại có mùa đông lạnh với nhiệt độ trung bình vào mùa đông có thể xuống dưới 130C, đây là vùng được coi là có mùa đông lạnh nhất cả nước. Cho nên khí hậu vùng này cho phép trồng nhiều loại cây chịu lạnh điển hình như chè búp sơn, hồi, và các loại cây rau vụ đông...

. khí hậu của Trung du miền núi phía Bắc lại phân hoá rất rõ ràng theo độ cao cho nên ở những vùng núi cao điển hình như Sapa quanh năm có khí hậu kiểu ôn đới với nhiệt độ trung bình vào mùa đông có thể xuống tới 80C, vì vậy rất thuận lợi với phát triển các loại rau quả ôn đới như đào, mận, lê...

. Tài nguyên nước ở Trung du miền núi phía Bắc: do có nhiều sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Lô... với lượng mưa trung bình năm từ 1400÷1600mm nên trữ lượng nước sông lớn, nhưng chế độ nước lại phân hoá rõ theo 2 mùa mưa và khô: trong mùa mưa thì lũ lụt, mùa khô thì vẫn thiếu nước đặc biệt rất thiếu nước vào mùa khô ở các tỉnh vùng cao biên giới nhơ Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai...Nhưng do sông ngòi chảy trên độ dốc lớn nên đã tạo ra trữ năng thuỷ điện lớn, điển hình như sông Đà 6 triệu KW... Vì thế, sông ngòi của vùng này cho xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện cỡ lớn như Hoà Bình.

. Tài nguyên sinh vật: Trước đây Trung du miền núi phía Bắc được coi là vùng "rừng thiêng nước độc", nhưng ngày nay tài nguyên sinh vật của vùng này đã cạn kiệt nhanh đb tài nguyên rừng vùng tây bắc  đã bị cạn kiệt gần hết, độ che phủ của rừng dưới 10%. đặc biệt tài nguyên rừng cạn kiệt nhanh khi ta xay dựng nhà máy giấy Bãi Bằngdẫn đến hẹ sinh thái bị đảo lộn, môi trường suy thoái nghiêm trọng và kéo theo các nguồn tài nguyên động vật cũng cạn kiệt theo...

Tài nguyên khoáng sản được coi là phong phú nhất cả nước thể hiện bởi những khoáng sản chính sau: Nổi bật nhất trữ lượng lớn nhất  có than đá Quảng Ninh (hơn 3 tỉ tấn) , than nâu Na Dương (hàng trăm triệu tấn) than mỡ làng Cẩm, Phấn Mễ hàng chục triệu tấn là nguồn nguyên liệu phát triển công nghiệp nhiệt điện và luyện kim, các khoáng sản kim loại rất phong phú điển hình là Sắt (Trại Cau, Linh Nham, Tòng Bá- Hà Giang, Yên bái, ven sông Hồng); khoáng sản kim loại màu rất đa dạng như Thiếc (Cao bằng, Sơn Dương, CHì, Kẽm (chợ Điền, Bắc Cạn) Đồng, Vàng (lào Cai) ... là những khoáng sản cho phép phát triển công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu lớn nhất cả nước.

.tài nguyên du lịch ở Trung du miền núi phía Bắc rất đa dạng , giàu tiềmnăng , trước hết đây là vùng có trữ lượng đá vôi lớn nhất vừa là nguyen liệu sản xuất phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng vừa là cơ sở để tạo ra hang động nổi tiếng cả nước như Tam Thanh, hang Pắc Pó (Cao Bằng) hạ Long... Chính là nguồn TNTN cho phép phát triển 1 ngành du lịch trong nước và quốc tế với quy mô lớn.

- Khó  khăn :

+Thiên nhiên nhiệt đới ẩm, gió mùa diễn biến thất thường có nhiều bão ở Quảng Ninh, nhiều mưa lụt, hạn hán đặc biệt nhiều sương muối, sương giá, rét đậm... đã làm cho năng suất , sản lượng cây trồng, vật nuôi rất bấp bênh.

+Do tài nguyên, thiên nhiên nhiều năm qua đã bị khai thác bừa bãi, dẫn đến hệ sinh thái đã bị đảo lộn, đất rừng nước ta đang bị cạn kiệt nhanh, gây khó khăn lớn cho việc phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường .

+Do tính thất thường của môi trường tự nhiên dẫn đến vùng này mặc dù có tiềm năng lớn để phát triển du lịch quốc tế nhưng chưa khai thác hết tiềm năng vì mùa du lịch  hay trùng với mùa mưa bão.

+Khoảng sản tuy phong phú da dạng về loại hình  nhưng các mỏ khoáng sản dễ khai thác coi như đã cạn kiệt hết, các mỏ khoáng sản còn lại rất khó khai thác vì phân bố gần biên giới or gần khu dân cư, or ở sâu dưới lòng đất... *Các nguồn lực kinh tế- xã hội:

- Thuận lợi :

Trung du miền núi phía Bắc mặc dù hiện nay vẫn là vùng thiếu sức lao động, đặcbiệt như Tây bắc, mật độ 62 người/Km(1999)  nhưng Trung du miền núi phía Bắc luôn được bổ sung thêm nguồn năng lao động từ đồng bằng sông Hồng.

+Nguồn lao động trong vùng với bản chất cần cù và đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, đặc biệt trong thâm canh cây côngnghiệp như chè búp. đặc biệt lao động vùng Đông Bắc đã thích nghi với côngnghiệp hoá từ năm 60 dếnnay. Nên ngày nay, họ đã rất quen với tác phong CN, rất năng động trong sản xuất.

+Vì Trung du miền núi phía Bắc là cái nôi cư trú của nhiều dân tộc ít người (Thái, Mường, Mông, Dao) nên có nền văn hoá đa dạngu độc đáo, giàu bản sắc, chính là nguồn tài nguyên rất hấp dẫn với phát triển du lịch nhân văn.

+ CSHT của Trung du miền núi phía Bắc đang dần dần từng bước được hiện đại hoá mà điển hình là :

.Trong vùng, đặc biệt là Đông Bắc đã hình thành nhiều trung tâm Công nghiệp lớn như Hạ Long, Thái Nguyên, việt trì; với nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn như khai thác than, nhiệt điện, luyện kim đen, màu, hoá chất, giấy, sợi... Còn Tây bắc đang tiếp tục xây thêm nhiều thuỷ điện lớn như Hoà Bình, Tạ Bú.

.Trung du miền núi phía Bắc đã hình thành một mạng  lưới giao thông đường ô tô, sắt dày đặc nhất cả nước, điển hình với nhiều quốc lộ quan trọng như 1,2,4,6; năm tuyến đường sắt quan trọng đó là đường sắt thốngnhất, Hà Nội- lao Cai, hà Nội- Thái Nguyên, Hà Nội- Lạng Sơn ... đặc biệt đã xây dựng nhiều nhà máy hiện đại qui mô lớn nhất  cả nước như gang thép Thái Nguyên, cơ khí Sông Công, hoá chất Việt Trì, thuỷ điện Hoà Bình. Vì vậy cóthể nói Trung du miền núi phía Bắc có CSHT khá vững  mạnh hơn nhiều vùng khác, chính dó là nguồn lực để thực hiện côngnghiệp hoá sớm nhất ở nước ta hiện nay.

+Về đường lối chính sách của đảng và nhà nước thì: vì Trung du miền núi phía Bắc là vùng giàu tiềm năng cả về tự nhiên lẫn kinh tế- xã hội - nhân văn, đồng thời việc phát triển kinhtế ở vùngnày còn mang nhiều ý nghĩa lớn về mọi mặt chính trị- xã hội- quốc phòng... Chonên vùngnày đã được nhà nước đầu tư sớm nhất nhằm biến vùngnày thành vùng  có cơ cấu kinh tế công nghiệp quan trọng, còn trongphát triển nông- lâm thì cũng được thực hiện triệt để chính sách khoán 10, chính sách giao đất giao rừng. Như vậy vùng này trở thành vùng chuyên canh cây côngnghiệp lớn thứ 3 cả nước.

Khó khăn:

+về nguồn lực con người thì Trung du miền núi phía Bắc không những còn thiếu lao dộng cả về sản lượng lẫn chất lượng là vì trình dộ chuyên môn kỹ thuật tay nghề của người lao động trong vùng vẫn còn thấp , đặc biệt vùng Tây bắc rấtthiếu lao dộng

(mật độ dân số trungbình 62 người /km) (thấp hơn TNguyên)

Mặt khác vùngnày là cái nôi cư trú nhiều dân tộc ít người nên trình độ dân trí của các đồngbào dân tộc vẫn còn thấp nên cũng gây nhiều khó khăn và cản trở cho phát triển kinh tế- xã hội ở vùng cao, biên giới.

+về CSHT, mặc dù  đã có nhiều đổi mới, tiến bộ nhưng thực chất thì vẫn còn nghèo nàn lạc hậu với phươngtiện kỹ thuật  già cỗi, cũ kỹ lại thiếu vốn nên chưa có điều kiện để đổi mới các thiệt bị công  nghệ mới. Ngoài ra, CSHT còn phân bố chưa đồng đều, chủ yếu ở vùng Đông Bắc và dải trung du còn miền Tây Bắc và các tỉnh vùng cao rất nghèo nàn, rất lạc hậu.. nên chưa đủ khả năng đẻ khai thác và  và sử dụng hợp lý, quản lý các nguồn tàI nguyên trong vùng

+cũng như cả nước Trung du miền núi phía Bắc đã tiến hành đổi mới chậm ảnh hưởng lớn của cơ chế bao cấp lại có đồng bào dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, nên đường  lối của đảng và Nhà nước chưa được vận dụng sáng tạo, nhạy bén để phát triển kinh tế trong vùng.

Câu 2: hãy nêu các thế mạnh trong phát triển kinh tế- xã họi ở Trung du miền núi phía Bắc và các vấn đề đặt ra để phát huy các thế mạnh đó

Trên cơ sở phát huy tổng hợp các nguồn lực tự nhiên kinh tế- xã hội mà Trung du miền núi phía Bắc đã có những thế mạnh chính trong phát triển kinh tế- xã hội sau đây:

*Thế mạnh phát triển CN khai khoáng và chế biến khoáng sản

-Trung du miền núi phía Bắc có thế mạnh phát triển CN khai khoáng và chế biến khoáng sản vì vùng này rất giàu về tài nguyên thiên nhiên khoáng sản mà biểu hiện như sau:

+ Trong vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản nhiên liệu, năng lượng trữ lượng lớn phong phú nhất cả nước, đó là :

.Có bể than Đông Bắc với nhiều mỏ than lớn như Hòn Gai, Cẩm phả, đèo Nai, Cọc Sáu, Hà Tu, Hà Lầm trữ lượng thăm dò trên 3 tỷ tấn.

Có mỏ than nâu Na Dương lớn thứ nhì cả nước sau ĐBSH là nguồn nhiên liệu rất tốt để phát triển công nghiệp nhiệt điện.

Trong vùng còn có mỏ than mỡ làng Cẩm , Phấn mễ duy nhất cả nước là nguồn nhiên liệu rất tốt để phát triển công nghiệp luyện kim đen.

+Trong vùng có khoáng sản kim loại vào loại nhất cả nước, điển hình là mỏ chính sau:

.Có 4 mỏ Fe trong tổng số 5 mỏ sắt của cả nước đó là mỏ sắt Trại Cau, Linh Nham (Thái Nguyên) đã khai thác từ lâu, mỏ sắt Yên bái đang khai thác qui mô  lớn (mỏ Qui Sa) mot fe Bảo  Hà (Lao Cai) Tòng Bá (Hà Giang) là nguồn dự trữ cho tương lai)

.Trong vùng có trữ lượng Măng Gan lớn nhất cả nước điển hình là mỏ Trùng Khánh (Cao Bằng)

.trong vùng có nhiều  mỏ KL màu trữ lượng nhất nhì cả nước. Có  2 mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) Sơn Dương (Tuyên Quang) trong tổng số 3 mỏ của cả nước, có trữ lượng Bôxit  lớn thứ nhì cả nước đó là Bô xít (lạng Sơn, Cao Bằng) Sau Lâm đồng; có  mỏ Chì , Kẽm ở Chợ Điền - Bắc Cạn duy nhất cả nước; có 2 mỏ đồng đó là đồng vàng Lao Cai , đồng chì Sơn La lớn nhất cả nước.

Các khoáng sản KL đen , KL màu nêu trên là cơ sở cho vùng này hình thành nhiều nhà máy luyện kim đen, luyện kim màu lớn nhất cả nước, điển hình như khu gang thép Thái Ngyên, luyện  Thiếc Cao Bằng.

+ Trung du miền núi phía Bắc cũng là vùng rất giàu về khoáng sản phi KL điển hình là :

.Có mỏ Apatít lào Cai  duy nhất cả nước là cơ sở để phát triển công nghiệp sản xuất  phân bón.

.ở vùng Tây Bắc rất giàu về đất hiếm, nổi tiếng đất hiếm Lai Châu là nguyên liệu rất quan trọng trong công nghiệp hoá chất, sản xuất axêtilen.

.TDMNPB cũng là vùng rất phong phú về đá vôi nổi tiếng có đá vôi Đông Bắc, Tây Bắc là nguyên liệu rất tốt làm xi măng mà chưa được khai thác.

.Trung du miền núi phía Bắc cũng rất giàu về đá quý nổi tiếng là đá quý Yên bái.

.Trung du miền núi phía Bắc cũng là vùng rất giàu về các nguồn nguyên liệu khác như cát đen, cát vàng, sỏi đá là nguyên liệu làm VLXD rất quan trọng.

Như vậy có thể khẳng định rằng, Trung du miền núi phía Bắc rất giàu về nguyên liệu khoáng sản để phát triển công nghiệp .

- Để phát triển côngnghiệp ở Trung du miền núi phía Bắc cần theo những hướng sau :

+đẩy mạnh phát triển công nghiệp khai thác than, nâng dần sản lượng  khai thác than lên 10 tr tấn và hơn 10 tr tấn/ năm phục vụ cho phát triển công nghiệp nhiệt điện, luyện kim xuất khẩu mà đến năm 1999 ta đã xuất khẩu được trung bình 3 tr tấn than/năm

+Vì có nguồn nguyên liệu than đá phong phú nên đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhiệt điện . Ngoài các nhà máy nhiệt điện đã có như Uông Bí 150000 KW, Phả lại 400000 KW dự kiến xây thêm 1 nhà máy nhiệt điện mới tại Quảng Ninh 600000KW.

+đẩy mạnh phát triển công nghiệp luyện kim màu, luyện kim đen vì tiềm năng KL màu còn rất lớn mà chưa khai thác được cụ thể là đẩy mạnh phát triển công nghiệp luyện thiếc đưa công suất luyện Thiếc lên hơn 1000 tấn/năm. đồng thời từng bước đầu tư phát triển công nghiệp luỵện chì, Kẽm, khai thác Đồng, Au.

+đầu tư phát triển mạnh CN sản xuất phân bón từ  nguồn nguyên liệu Apatít- Lào cai đưa công suất nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao lên 600000 tấn/năm.

+việc phát triển công nghiệp ở Trung du miền núi phía Bắc không những  phải được hoàn thiện về mặt phân bố hợp lý mà phải gắn chặt với các phương án bảo vệ sự trong sạch của môi trường cùng với hạn chế tối đa sự suy thoái của môi trường.

*Thế mạnh phát triển công nghiệp thuỷ điện:

-Do Trung du miền núi phía Bắc có mật độ sông ngòi dày đặ với nhiều  sông lớn, với 2 hệ thống sông lớn vào loại nhất cả nước, đó là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình trong đó riêng hệ thống sông Hồng có trữ năng thuỷ điện 11 tr KW chiếm 1/3 trữ năng thuỷ điện trong đó riêng sông Đà 6 tr kw; Hệ thống sông thái Bình tuy trữ năng thuỷ điện nhỏ hơn nhưng vẫn có khả năng khai thác xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ . Vì thế Trung du miền núi phía Bắc được coi là vùng có thế mạnh nhát cả nước trongphát triển CN thuỷ điện.

+Đã xd 2 nhà máy thuỷ điện lớn vào loại lớn nhất cả nước đó là thuỷ diẹn Hoà Bình 1,9 tr  kw trên sông Đà, thuỷ điện Thác bà 110000 kw trên sông chảy

+ Đầu tư xd trên sông đà thuỷ điện Tạ Bú- Sơn La 3,6 tr KW .

+ ở vùng ĐB đầu tư xây dựng thuỷ điện Đại Thi trên S Gâm công suất 250000 kw và xây nhiều thuỷ điẹn nhỏ khác như Tà

Sa, Nà Ngần (CaoBằng) và đẩy mạnh phát triển thuỷ điện nhỏ. (mini)

-để phát triển công nghiệp thuỷ điện có hiệu quả thì cần phải quan tâm tơí nhiều vấn đề kinhtế- xh có liên quan đó là di dân để giải phóng lòng hồ nhà máy thuỷ điện, vấn đề định canh, định cư cho những vùng mới khai hoang và vấn đề bảo vệ môi trường ở vùng lòng hồ, vấn đề khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên vùng hồ như du lịch, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản thuỷ lợi tưới tiêu...

*Thế mạnh về phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu

Trung du miền núi phía Bắc có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên cũng như về kt- xh với phát triển các cây công nghiệp .

- Về đk tự nhiên :

+đất đai ở Trung du miền núi phía Bắc rộnglớn mà chủ yếu là đất Feralit điển hình là đất feralit đỏ vàng, đất đỏ đá vôi rất tốt vói trồng các cây công nghiệp dàI ngày và ngắn ngày.

+ Trung du miền núi phía Bắc có nhiều cao nguyên, đồngbằng giữa núi như cao nguyên Mộc Châu, cánh đồng Than Nguyên, Nghĩa lộ, nhiều đồngbằng như đồng bằng Quang Huy, Lộc Bình, Thất Khê là những  địa bàn rất thuận lợi để hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày như Chè Búp thuốc lá...

-                 Khí hậu của Trung du miền núi phía Bắc là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có mùa Đông kéo dài từ tháng 11- tháng 5. đây là vùng có khí hậu mùa Đông lạnh nhất cả nước, đồng thời lại phân hoá theo độ cao. Vì vậy, khí hậu vùng này rất phù hợp với trồng cây công nghiệp chịu lạnh như chè búp , sơn, hồi và các loại dược liệu quí...

Khí hậu không những phân hoá theo độ cao dẫn đến khí hậu ở các vùng cao như Sapa rất thích hợp trồng các loại rau quả ôn đới, những giống rau như Su hào, cải bắp . Đồng thời khí hậu phana hoá rất rõ từ Đông sang Tây (vì có dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cách giữa Đông Bắc và TâyBắc) cho nên vùng Đông Bắc rất rét, phù hợp trồng các cây ưa lạnh nhưng Tây Bắc có khí hậu nóng hơn Đông Bắc do ít bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, khí hậu thể hiện rõ tính chất lục địa. Vì thế lạiphù hợp với một số cây ưa nóng như Bông, cà phê và cả Xoài (nổi tiếng Xoài Mộc Châu)

-                 Nguồn nước tưới ở Trung du miền núi phía Bắc khá dồi dào vì cólượng mưa trung bình từ 1400- 1600 mm nhưng lại phân hoá khá rõ theo  2 mùa khô và mưa. Trong đó mùa khô vẫn thiếu nước để tưới cho cây công nghiệp  đặc biệt ở các tỉnh vùng cao biên giới.

-                 Địa hình Trung du miền núi phía Bắc khá phức tạp ngoài những vùng đồng bằng giữa núi, những cao nguyên, bình nguyên... còn lại là địa hình đồi núi thấp trung bình ở Đông bắc , núi cao đồ sộ ở Tây bắc nên gây nhiều khó khăn cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn. và các vùng chuyên canh cây công nghiệp được hình thành lên do điều kiện địa hình như vậy nên phân bố rất phân tán và manh mún.

Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên với phát triển cây công nghiệp ở Trung du miền núi phía Bắc là khí hậu diễn biến thất thường hay nhiễu động , nhiều sương muối, sương giá, rét đậm, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô và lũ lụt vàomùa mưa. về điều kiện kinh tế- xã hội có nhiều điều kiện để phát triển cây công nghiệp vì: nguồn lao động trong vùng đã tích luỹ được nhiều kinhnghiệm thâm canh cây công nghiệp điển hình thâm canh cây chè búp. Đã xây dựng nhiều nhà máy chế biến có kỹ thuật tiên tiến như chế biến chè búp (Thái nguyên, Phú Thọ, Hà Giang) Chế biến hoa quả hộp ở Vĩnh yên, Chế biến đường mía ở Việt Trì... những nhà máy, xí nghiệp này vừa là thị trường tiêu thụ nguyên liệu cây công nghiệp vừa là nguồn lực thúc đẩy cây công nghiệp phát triển . Nhiều năm qua do Nhà nước vạch ra những chính sách khá phù hợp như chính sách ổn định lương thực cho người trồng cây công nghiệp , chính sách giao đất, giao rừng thu mua sản phẩm cây công nghiệp với giá khuyến nông và mở rộng thị trường XNK.... đã thúc đẩy ngành trồng cây công nghiệp ở vùng này phát triển nhanh. Tuyvậy, các điều kiện kinhtế- xã hội vẫn còn nhiều hạn chế với phát triển cây công nghiệp điển hình là:

+Trình độ thâm canh cây công nghiệp nói chung chưa cao mà thể hiện rõ bởi trình độ KHKT của người lao động đồng bào ít người còn thấp.

+ Các cơ sở chế biến với phương tiện kỹ thuật đã già cỗi, cũ kỹ, cần được thay thế nhưng chưa có điều kiện dẫn đến sản phẩm chế biến chất lượng chưa cao, chưa hợp với thị hiếu tiêu dùng và XK.

Do ảnh hưởng nặng của cơ chế bao cấp, do nhiều năm thiếu lương thực triền miên, do chưa có mối quan hệ chặt chẽ giữa người trồng cây công nghiệp với các nhà máy chế biến.... dẫn đến diện tích trồng cây công nghiệp bấp bênh và những năm qua có xu thế giảm do sản phẩm cây công nghiệp làm ra khó tiêu thụ.

Trên cơ sở phát huy tổng hợp các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế- xã hội nên Trung du miền núi phía Bắc đã hình thành  cơ cấu cây công nghiệp đa dạng.

+Hình thành nhiều vùng chuyên canh chè búp nổi tiếng cả nước với S trồng chè búp chiếm 1/2 S chè cả nước với nhiều vùng chè tập trung nổi tiếng như Thái Nguyên, Yên Bái, hà Giang Tuyên Quang, Mộc Châu... Trong đó nổi tiếng là chè Thái Nguyên.

+Hình thành nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp cận nhiệt đới đặc sản như chuyên canh Sơn Phú Thọ, chuyên canh Hồi ở Lạng Sơn...

+ Hình thành nhiều vùng chuyên canh thuốc lá nổi tiếng như Lạng Sơn, Cao Bằng.

ở vùng Tây Bắc nhờ có KH nóng khô nên đã hình thành vùng chuyên canh trồngbông như Nà Sản, Sơn la, chuyên canh Cà phê trong các hộ kinh tế vườn rừng.

+Nhờ có khí hậu phân hoá theo chiều cao nên ở những vùng núi cao dọc biên giới rất thuận lợi  lợi trồng các loại hoa  quả cận nhiệt đới, ôn đới như đào, mận Lê nổi tiếng là mận hậu ở Bắc Hà, đào Sa Pa, quýt  bắc Sơn, Bưởi Đoan Hùng, Xoài Mộc Châu....

+Trung du miền núi phía Bắc còn nhiều lợi thế trồng các loại dược liệu quí trên các vùng núi cao như Tam Thất, Sầm Quy, Đỗ Trọng, Hà thủ ô...

+Trung du miền núi phía Bắc cũng là vùng có nhiều thuận lợi  với trồngvà gieo giống , nhiều loại giống rau ôn đới như Su hào, cải Bắp, Súp Lơ...

*Thế mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm

- Trung du miền núi phía Bắc còn nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên cũng như về kinh tế như về kinhtế với phát triển CN :

- về tự nhiên :

+ Trước hết trung du miền núi phía Bắc có S tự nhiên rộng và tren đó có nhiều dồng cỏ tự nhiên lớn cùng với nhiều thung lũng sườn đồi... là địa bàn rất tốt để chăn thả trâu bò.

+về  khí hậu: do khí hậu phân hoá rõ từ Đông sang Tây trong đó vùng Đông Bắc khí hậu lạnh vào mùa Đông lại kéo dài,ẩm ướt, nên thích hợp với chăn nuôi Trâu (vì Trâu chịu rét giỏi) còn  Tây Bắc không những  có nhiều Cao Nguyên, nhiều đồng cỏ lại có khí hậu khô hơn,nóng hơn nên thích hợp với nuoi bò.

+Trung du miền núi phía Bắc, đặc biệt là đông Bắc có nhiều vùng trũng ngập nước lại có lượng mưa lớn có nhiều trung tâm mưa lớn ở khu vực phía Bắc nổi tiếng như khu vực Bắc Giang, Hà Giang chân núi Tây Côn Lĩnh càng phù hợp với sinh thái nuôi trâu 

+ Trung du miền núi phía Bắc với địa hình đá vôi là phổ  nên rất phù hợp phát triển dàn Dê quy mô lớn.

+Trung du miền núi phía Bắc cũng là vùng có diện tích rừng lớn với nhiều loại thực vật  phong phú, nhiều loài hoa quả đa dạng, nhiều loại dược liệu quí (điển hình như Vải, Nhãn, đào...) chính là cơ sở để đẩy mạnh ngành chăn nuôi ong mật quy mô lớn.

+Trung du miền núi phía Bắc có thế mạnh trồng nhiều loại hoa màu, lương thực như Ngô, khoai, sắn, đặc biệt nhiều năm gần đây do ổn định được vấn đề lượng thực cho con người, nhờ chính sách đối lưu nông sản giữa miền núi và đồng bằng nên có sản lượng hoa màu, lương thực dồi dào (ngô, khoai sắn chính là nguồn thức ăn phát triển dàn lợn qui mô lớn)

+Nguồn năng lượng để phát triển chăn nuôi ở Trung du miền núi phía Bắc rất dồi dào, đặc biệt có truyền thống nuôi trâu,bò, lợn thả rông vừa chi phí ít về nhân lực, vừa có khả năng mở rộng quy mô đàn gia súc.

+Trung du miền núi phía Bắc nổi tiếng với nhiều giống gia súc địa phương với chất lượng tốt như lợn Mường Khương, lợn Móng Cái, Trâu Tuyên Quang, Yên bái...

+ Trung du miền núi phía Bắc lại có thị trường tiêu thụ nguồn thực phẩm gia súc rất lớn là ĐBSH.

Trên cơ sở các  thế mạnh trên mà Trung du miền núi phía Bắc đã phát triển ngành chăn nuôI gia súc, gia cầm quy mô lớn biểu hiện là các chỉ tiêu sau:

.đàn trâu có quy mô lớn nhất cả nước khoảng 1,7 triệu con chiếm 3/5 đàn trâu cả nước. Mà vùng nuôi nhiều là cá tỉnh Yên Bái, Cao bằng, Lạng Sơn.

Đàn bò đứng thứ 2 cả nước với quy mô khoảng 800 ngàn conchiếm khoảng 20% đàn bò cả nước. Vùng nuôi Bò nhiều nhất ở Trung du miền núi phía Bắc là các tỉnh Sơn la, lai Châu. tại đây có đàn bò sữa Mộc Châu có quy mô lớn nhất cả nước.

- Trung du miền núi phía Bắc có qui mô đàn Dê lớn nhất cả nước chiếm trên 50% dàn Dê cả nước và ngành chăn nuôi Dê được phát triển rộng khắp ở các tỉnh trong vùng nhưng nuôI nhiều Dê nhất là các tỉnh Hoà Bình, Sơn la vì vùng này ngoài có địa hình núi đá vôi còn có khí hậu khô thích hơp với nuôi Dê.

.Nhờ có sản lượng hoa màu, lương thực Ngô, KHoai, Sắn lớn nên có quy mô đàn Lợn lớn, năm 1999 đạt 5 tr con lợn chiếm 26 % đàn lợn cả nước.

Ngoài đàn gia súc, gia cầm lớn nêu trên Trung du miền núi phía Bắc còn mạnh thứ 2 cả nước về nuôi ong mật trong  các hộ kinh tế gia đình (sau ĐBSCL).

Để tiếp tục thực hiện phát triển ngành chăn nuôi và phát huy hết tiềm năng tụ nhiên kinhtế của vùng thì Trung du miền núi phía Bắc cần phải đầu tư nghiên cứu phát triển mạng lưới giao thông thuận lợi để vận chuyển nhanh chóng sản phẩm thịt, sữa về tiêu thụ ở Hà Nội và ĐBSh (tạo ra thị trường kích thích CN phát triển)

Để phát triển mạnh ngành CN gia súc lớn Trâu Bò cần phải dầu tư nghiencứu cải tạo đồng cỏ bằng cách quy hoạch phát triển đồng cỏ tự nhiên, nhập các giống cỏ từ nước ngoài có chất lượng cao để nuôi bò sữa như cỏ Goatêmala.

Cần phải nghiên cứu xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn gia súc tại chỗ để tạo ra thị trường tiêu thụ và đào tạo một đội ngũ cán bộ thú y có tay nghề cao.

*Thế mạnh phát triển kinh tế biển và du lịch

-  Trung du miền núi phía Bắc có thế mạnh phát triển kinh tế biển và du lịch  là do những cơ sở sau :

+Trung du miền núi phía Bắc có bờ biển tỉnh Quảng Ninh dài trên 200 km, chính đó là cửa thông ra biển rất quan trọng của vùng. CHo nên Trung du miền núi phía Bắc không những thuận lợi với mở rộng giao thông bằng đường biển với cac vùng trong cả nước mà cả với các nước trong khu vực và châu á.

+Nhờ có bờ biển dài, vùng biển rộng nên Trung du miền núi phía Bắc có nguồn tài nguyên hải sản rất phong  phú điển hình là ngư trường Hải Phòng- Quảng Ninh lớn nhất khu vưc phía Bắc với trữ lượng  hải sản chiếm  khoảng 20% cả nước. Chính đó là cơ sở để phát triển chăn nuôi đánh bắt, chế biến hải sản qui mô lớn.

+Trung du miền núi phía Bắc có nhiều  cửa sông thông ra biển lớn như cửa sông Bạch đằng, nhiều vũng vịnh kín gió như vịnh Bái Tử Long, Vịnh Hạ Long là cơ sở xây dựng nhiều cảng biển cảng sông biển quy mô lớn như cảng sài gòn, Cẩm Phả, Cái lân trong đó cảng Cái lân là cảng lớn và là cảng nước sâu nhất cả nước.

+Vùng biển Trung du miền núi phía Bắc nổi tiếng có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới với nhiều hang động, nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng như Bãi Cháy, Trà Cổ, chính là nguồn tài nguyên vô giá để phát triển ngành du lịch trong nước, quốc tế quy mô lớn.

+ để phát huy được thế mạnh kinh tế biển và du lịch thì cần thiết phải :

.Đầu tư nâng cấp hiện đại hoá CSVcHT mà điển hình là xây các khách sạn hiẹn đại; phát triển GTVT - TTLL để làm thoả mãn cho nhu cầu của du khách quốc tế.

.nghiên cứu, quy hoạch lại phát triển kinh tế biển và du lịch trong đó đầu tư nâng cấp hiện đại các cảng biển lớn mũi nhọn là cảng Cái Lân, xây dựng nhiều khu du lịch mới như khu du lịch Hùng Thắng- Quảng Ninh.

.Trên cơ sở phát triển CN điện, công nghiệp khai thác than, đánh bắt hải sản cần phải được xâydựng thành 1 cụm công nghiệp tổng hợp lấy cảng Cái Lân lâm tung tâm. để khai thác triệt để các tàI nguyên ở vùng này và cũng tạo cơ sở để thu hút vốn nước ngoài.

Câu 3: nêu mối quan hệ trong phát triển kinh tế-  xã hội giữa Trung du miền núi phía Bắc và ĐBSH.

Trung du miền núi phía Bắc và ĐBSH là 2 vùng kinh tế có vị trí địa lý giáp nhau trong phát triển kinh tế - xã hội 2 vùng này có mối quan hệ khăng khít qua lại ràng buộc với nhau thể hiện:

-Mối quan hệ giữa 2 vùng thể hiện trước tiên 2 vùng này vừa là vùng nguyên liệu vừa là vùng tiêu thụ của nhau vì Trung du miền núi phía Bắc là cơ sở cung cấp nguyên liệu khoáng sản, lâm sản , nông sản nhiệt đới cho ĐBSH, ĐBSH lại là cơ sở cung cấp lương thực, nhân lực ... cho TDMNPB . 2 vùng này có những thế mạnh kinh tế- xã hội rất khác nhau: Trung du miền núi phía Bắc có thế mạnh phát triển công nghiệp khai khoáng thuỷ điện, sản xuất cây công nghiệp , chăn nuôi gia súc... nhưng lại có thể là thiếu nhân lực , thiếu lượng thực, thiếu cán bộ KHKT, thiếu công nghệ... còn ĐBSH thì ngược lại. Vì thế sự tồn tạI phát triển kinh tế giữa 2  vùng luôn, luôn quan hệ qua lại không thể thiếu nhau được.

-Trong phát triển kinh tế thì ĐBSH cung cấp cho Trung du miền núi phía Bắc trước tiên nguồn lương thực, thực phẩm điển hình là lương thực, nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt là lao động có trình độ tay nghề cao,  các loạithiết bị công nghệ, các mặt hàng tiêu dùng.

Trung du miền núi phía Bắc lại cung cấp cho ĐBSH các loại vật liệu như fe, thép,các loại khoáng sản Kl đen, màu, hoá chất và cả phân bón. đặcbiệt Trung du miền núi phía Bắc cung cấp cho ĐBSH gỗ, lâm sản quý, các sản phẩm cây công nghiệp quý như Chè búp, Sơn, Hồi thuốc lá, các loại dược liệu quí, các loại hoaquả cận nhiẹt đới, ôn đới đặcbiệt là thịt,sữa,gia súc....

-ĐBSH khác với Trung du miền núi phía Bắc lại có thế mạnh sản xuất lương thực thực phẩm, nguồn nhân lực dồi dào đặc biệt có nguồn nhân lực với trình độ tay nghề cao, nhiều thợ giỏi, thợ bậc cao chonên ĐBSH có khả năng cung cấp cho Trung du miền núi phía Bắc trước hết là nguồn lương thực, thực phẩm đặc biệt là thực phẩm từ biển; nguồn lao động với tay nghề cao, thiết bị công nghệ hiện đại ... Vì vậy, giữa Trung du miền núi phía Bắc và ĐBSH là 2 vùng kinh tế  có mối quan hệ khăng khít với nhau, vừa là  vùng nguyên liệu, vừa là vùng tiêu thụ của nhau.


................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

- Webiste: idialy.com
- Apps CHplay: idialy.com
- youtube.idialy.com
- facebook.idialy.com
- tiktok.idialy.com
- nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn
- trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn.
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí
Học sinh giỏi Học sinh giỏi 12 Lớp 12 Tin tức
Lên đầu trang