HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa Lý - Phần 5 - Khối 12

Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa Lý - Phần 5 - Khối 12

   Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa Lý 

C - ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM

Câu 21-40

 

Câu 21. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích ảnh hưởng của hình dáng lãnh thổ và địa hình  đến khí hậu nước ta.

Gợi ý trả lời

1. Khái quát đặc điểm hình dáng lãnh thổ và địa hình nước ta

- Hình dáng lãnh thổ nước ta hẹp ngang, kéo dài trên nhiều vĩ tuyến.

- Địa hình: 

+ Đất nước nhiều đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng: tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.  

+ Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng tây bắc - đông nam. 

 2. Phân tích ảnh hưởng 

a) Ảnh hưởng của hình dáng lãnh thổ đến khí hậu

- Hình dáng lãnh thổ kéo dài trên 150 vĩ tuyến là cơ sở để tạo nên sự phân hóa Bắc - Nam của khí hậu:

+ Miền khí hậu phía Bắc: khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 - 240C, nhiệt độ trung bình tháng 1 hạ thấp đáng kể, phổ biến trong khoảng 140 - 180C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn, trên 100C.

+ Miền khí hậu phía Nam mang tính chất cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm 26 - 290C, biên độ nhiệt trong năm nhỏ (từ 3 - 40C), gần như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

- Hình dáng lãnh thổ hẹp ngang, từ đông sang tây nơi rộng nhất là 70 kinh tuyến, nơi hẹp nhất chỉ có 50km (Quảng Bình). Đặc điểm này cùng với hình dáng đường bờ biển cong hình chữ S, kéo dài 3260 km đã tạo điều kiện cho ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào đất liền, mang lại lượng mưa lớn trong cả nước.

b) Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu

* Độ cao địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu, đặc biệt là chế độ nhiệt 

- Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế nên tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu vẫn được bảo tồn ở vành đai chân núi (ở miền Bắc dưới 600 - 700m, miền Nam dưới 900 -  1000m).

- Do địa hình nước ta 3/4 là đồi núi nên ngoài sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao khá rõ.

+ Đai nhiệt đới gió mùa (600 - 700m ở miền Bắc, dưới 1000m ở miền Nam). Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt ở nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 250C). Độ ẩm thay đổi tùy nơi: từ khô hạn đến ẩm ướt.

+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (miền Bắc: 600 - 700m đến 2600m; miền Nam:  900 - 1000m đến 2600m): khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng lên.

+ Đai ôn đới gió mùa trên núi (trên 2600m, chỉ có ở Hoàng Liên Sơn): khí hậu có nét giống với khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông xuống dưới 50C.

- Theo quy luật đai cao cứ lên cao khoảng 100m thì nhiệt độ giảm khoảng 0,60C. Vì vậy, những vùng núi cao của nước ta có nhiệt độ thấp hơn so với nền nhiệt độ trung bình của cả nước (Sa Pa nhiệt độ trung bình năm 15,20C so với nhiệt độ trung bình cả nước là 230C).

* Hướng nghiêng chung của địa hình và hướng núi có ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm khí hậu

- Ảnh hưởng của hướng nghiêng địa hình đến các đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam

Do địa hình nước ta có hướng nghiêng chung là tây bắc - đông nam thấp dần ra biển kết hợp với hướng các loại gió thịnh hành trong năm nên ảnh hưởng của biển có thể tác động sâu vào trong lục địa khiến tính lục địa của các địa phương không thể hiện rõ nét, làm cho khí hậu nước ta mang đặc tính của khí hậu hải dương điều hòa khác hẳn với các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Đông Phi, Bắc Phi.

- Ảnh hưởng của hướng núi đến sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc - Nam và Đông - Tây.

+ Hướng vòng cung của các cánh  cung ở Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta khiến các địa phương ở phía bắc có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp. Hướng vòng cung của các cánh cung Trường Sơn Nam song song với hướng gió ở duyên hải khiến cho nhiều địa phương có lượng mưa thấp (Ninh Thuận, Bình Thuận lượng mưa trung bình năm thấp nhất nước ta khoảng 600 - 700mm).

+ Hướng tây bắc - đông nam.

·     Hướng tây bắc - đông nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến khu Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông ngắn hơn so với khu Đông Bắc. Ở khu vực Đông Bắc, mùa đông kéo dài 3 tháng, nhiệt độ trung bình ở các địa điểm cùng độ cao so với Tây Bắc thường thấp hơn 2- 30C . Trong khi đó ở khu vực Tây Bắc, mùa đông ấm áp hơn, số tháng lạnh chỉ còn 2 tháng (ở vùng thấp).

·     Hướng tây bắc - đông nam của dãy Trường Sơn vuông góc với gió Tây Nam khiến cho sườn đông chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng vào mùa hạ nhiệt độ lên cao, mưa ít. Sang mùa đông thì sườn đông lại ở vị trí đón gió nên mưa nhiều (điều này thể hiện rất rõ ở khu vực Bắc Trung Bộ mùa mưa thường chậm dần so với mùa mưa cả nước, vào khoảng tháng 9 - 12 hằng năm).

·     Hướng tây - đông của các dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía nam góp phần làm cho nền nhiệt độ ở phía nam cao hơn phía bắc (phần lãnh thổ phía Bắc từ dãy Bạch Mã trở ra nhiệt độ trung bình năm trên 200C, có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 180C trong khi phần lãnh thổ phía Nam từ dãy Bạch Mã trở vào nhiệt độ trung bình năm trên 200C, không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C).

+ Các địa điểm nằm ở sườn đón gió của các dãy núi thì có lượng mưa lớn nằm ở sườn khuất gió thì có lượng mưa nhỏ hơn. Vùng núi thượng nguồn sông Chảy, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, vùng đồng bằng ven biển Quảng Ninh, duyên hải Thừa Thiên - Huế là những nơi mưa nhiều nhất nước ta (2400 - 2800 mm), trong khi những nơi khuất gió như thung lũng sông Cả, sông Mã, sông Ba lượng mưa trung bình năm rất thấp (800 - 1200mm).

 

Câu 22. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đến chế độ nhiệt của nước ta.

Gợi ý trả lời

1. Đặc điểm của gió mùa mùa đông

- Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp Xibia, khu vực lạnh và khô.

- Gió mùa mùa đông hoạt động từ tháng IX đến tháng IV năm sau.

Gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động từng đợt không kéo dài liên tục, hình thành một mùa đông lạnh kéo dài 2 - 3 tháng ở miền Bắc. Khi di chuyển xuống phía nam, chúng bị suy yếu, gặp dãy Bạch Mã chắn ngang ở vĩ tuyến 160B. Từ tháng XI đến I, thời tiết đặc trưng ở miền Bắc là trời lạnh, khô, quang mây, ở miền núi có sương mù bức xạ vào buổi sáng, đến tháng II, III, IV, trời lạnh nhưng đầy mây, âm u, có mưa phùn và mưa nhỏ rải rác ở vùng đồng bằng ven biển.

2. Nhận xét ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đến nhiệt độ  

* Gió mùa mùa đông làm cho nền nhiệt độ của nước ta bị hạ thấp trong mùa đông 

Biểu hiện: tất cả các vùng khí hậu (trừ vùng khí hậu Nam Bộ) đều có nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp hơn nhiệt độ trung bình tháng 7 và nhiệt độ trung bình năm, nhất là ở vùng Đông Bắc và vùng Trung và Nam Bắc Bộ.

* Gió mùa mùa đông khiến cho nhiệt độ giảm dần từ Nam ra Bắc

- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Nam ra Bắc (chứng minh).

- Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất giảm nhanh từ Nam ra Bắc (chứng minh).

- Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình năm giữa Bắc và Nam thấp hơn nhiều so với sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 1) giữa Bắc và Nam (dẫn chứng).

* Gió mùa mùa đông góp phần làm cho biên độ nhiệt ở nước ta lớn và có xu hướng tăng dần từ Nam ra Bắc

- Nhìn chung biên độ nhiệt của nước ta lớn hơn so với các nước nằm trong khu vực nhiệt đới.

- Càng vào Nam, biên độ nhiệt càng nhỏ (chứng minh).

* Gió mùa Đông Bắc làm cho chế độ nhiệt nước ta có sự phân hóa phức tạp theo không gian

- Phân hóa Bắc - Nam:

+ Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh nên nhiệt độ hạ thấp.

+ Miền Nam ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ cao quanh năm.

Phân hóa Đông - Tây: khu vực Đông Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ thấp hơn so với các địa phương cùng vĩ độ khu vực Tây Bắc.

3. Giải thích 

- Do lãnh thổ kéo dài nên càng vào Nam gió mùa Đông Bắc càng suy yếu.

- Do địa hình (hướng và độ cao) đã ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa xuống phía nam và sang phía tây.

 

 

Câu 23. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

1. Chứng minh rằng nguyên nhân gây mưa chủ yếu ở nước ta là do địa hình và hoàn lưu khí quyển.

2. Giải thích tại sao mùa mưa ở duyên hải miền Trung lại vào thu đông.

Gợi ý trả lời

1. Chứng minh

* Mưa do địa hình

- Ảnh hưởng độ cao địa hình đến lượng mưa và sự phân bố mưa:

+ Cùng một sườn núi, càng lên cao lượng mưa càng tăng. Tới một độ cao nào đó độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa (điều này xảy ra ở các vùng núi cao nước ta như Sa Pa).

+ Địa hình núi cao - đón gió thì mưa nhiều (Việt Bắc, Kon Tum); còn địa hình thấp - khuất gió lại mưa ít (lòng máng Cao Lạng).

- Ảnh hưởng của hướng địa hình tới lượng mưa và sự phân bố mưa:

+ Cùng một dãy núi, sườn đón gió ẩm mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.

Chứng minh: Các tâm mưa ở nước ta thường nằm ở vị trí đón gió từ biển thổi vào: Móng Cái, Huế… Ngược lại, ở những khu vực khuất gió như thung lũng sông Đà, thung lũng sông Ba, Mường Xén … mưa rất ít.

+ Hướng địa hình song song với hướng gió, lượng mưa cũng rất thấp: Ninh Thuận, Bình Thuận.

* Mưa do hoàn lưu

- Mưa do gió mùa  

+ Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa châu Á nên nước ta có lượng mưa lớn hơn các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Đông Phi và Bắc Phi.

+ Gió mùa Tây Nam là nguyên nhân gây mưa chính cho nước ta (chứng minh: mùa mưa trùng với thời kì hoạt động của gió mùa Tây Nam, mùa khô là thời kì hoạt động của gió mùa Đông Bắc).

+ Một số loại gió khác cũng gây mưa, nhưng lượng mưa không đáng kể như gió mùa Đông Bắc vào thời kì cuối mùa đông, gió biển ở các địa phương ven biển…

- Mưa do frông và dải hội tụ nhiệt đới ở khu vực duyên hải Trung Bộ.

2. Mùa mưa ở duyên hải Nam Trung Bộ lại vào thu đông vì:

Khi gió Tây Nam vượt qua dãy Trường Sơn không mang mưa cho vùng duyên hải mà mưa ở duyên hải miền Trung chủ yếu là do gió hướng đông bắc kết hợp với bão và dải hội tụ nhiệt đới.

 

 

Câu 24. Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

Chế độ mưa của Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh

Địa điểm

Chỉ tiêu

Hà nội

Huế

TP. Hồ Chí Minh

1.     Mùa mưa

 

 

 

- Lượng mưa (mm)

1440

2411

1851

- Số ngày mưa

87

102

137

-Thời gian mưa (tháng)

5 - 10

8 - 11

5 - 11

- Tháng mưa nhiều

9

10

9

  + Lượng mưa (mm)

328

795

338

  + Số ngày mưa (mm)

16

21

22

2.     Mùa khô

 

 

 

- Lượng mưa(mm)

240

455

128

- Số ngày mưa (mm)

64

55

17

- Thời gian mưa  (tháng)

11 - 4

12 - 7

12 - 4

- Tháng khô nhất

1

3

2

 + Lượng mưa(mm)

18

47

3

 + Số ngày mưa

8

9

1

Hãy nhận xét và giải thích về chế độ mưa, sự tương phản giữa mùa mưa và mùa khô của 3 địa điểm trên.

Gợi ý trả lời

1. Chế độ mưa 

- Cả 3 địa điểm đều có lượng mưa khá lớn: Huế cao nhất (2866mm), tiếp theo đến TP. Hồ Chí Minh (1979mm), thấp nhất là Hà Nội (1680mm).

- Số ngày mưa trong năm tương đối nhiều, cả 3 địa điểm đều có trên 100 ngày mưa: Hà Nội (151 ngày), Huế (157 ngày), TP. Hồ Chí Minh (154 ngày).

- Cũng giống như các địa điểm khác trong cả nước, cả 3 địa điểm trên đều có chế độ mưa theo mùa. Mùa khô mưa ít, có tháng hầu như không mưa, còn lượng mưa vào mùa mưa chiếm tới trên 80% lượng mưa cả năm. Các tháng mưa nhiều lượng mưa đều trên 300mm/tháng. Tuy nhiên, mùa mưa của 3 địa điểm trên không giống nhau.

+ Ở Hà Nội mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 (mưa vào hạ thu) với tổng lượng mưa ít nhất trong số 3 địa điểm trên là 1440mm, chiếm 85,7% tổng lượng mưa cả năm. Số ngày mưa lên tới 87 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, lượng mưa là 328 mm chiếm 22,8% lượng mưa cả mùa. Có 16/30 ngày trong tháng có mưa. 

+ Huế có thời gian mùa mưa chậm hơn so với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (mưa vào thu đông, từ tháng 8 đến tháng 1). Tổng lượng mưa trong mùa mưa là 2411mm (chiếm 84,1% lượng mưa cả năm). Số ngày mưa là 102 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 10, lượng mưa vào khoảng 795mm (chiếm 33% lượng mưa cả mùa). Số ngày mưa trong tháng nhiều hơn Hà Nội 21 ngày.

Mùa mưa của TP. Hồ Chí Minh kéo dài 6 tháng (tháng 5 đến tháng 11) với tổng lượng mưa khá lớn là 1851mm chiếm tới 93,5% tổng lượng mưa cả năm. Số ngày mưa cũng rất nhiều (137 ngày). Tháng mưa lớn nhất là tháng 9 lượng mưa lên tới 338mm, chiếm 18,3% lượng mưa cả mùa. Số ngày mưa trong tháng là 22 ngày.

- Giải thích: 

+ Cả 3 địa điểm có lượng mưa lớn và mưa theo mùa do nước ta nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa lại giáp biển nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Lượng mưa khác nhau do ảnh hưởng của vị trí địa lí với các hoàn lưu và đặc điểm địa hình khu vực.

·     Lượng mưa của Huế cao nhất do ảnh hưởng của dãy Bạch Mã đón gió thổi theo hướng đông bắc từ biển vào, ảnh hưởng của bão và dải hội tụ nhiệt đới.

·     TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn Hà Nội vì trực tiếp đón gió mùa Tây Nam mang mưa cùng với hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và bão.

·     Hà Nội lượng mưa ít và số ngày mưa ít do có mùa đông lạnh, xa biển.

+ Mùa mưa của Huế có sự lệch pha so với 2 địa điểm là do ảnh hưởng của địa hình nên gió Tây nam không mang mưa đến cho vùng. Còn Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mưa vào mùa hạ do đón gió mùa mùa hạ từ biển thổi vào.

2. Sự tương phản giữa mùa mưa và mùa khô

- Cả 3 địa điểm đều có sự tương phản giữa mùa mưa và mùa khô rõ rệt, nhưng mức độ có sự khác nhau:

+ TP. Hồ Chí Minh có sự tương phản giữa mùa mưa và mùa khô sâu sắc nhất. Mùa khô kéo dài 5 tháng (tháng 12 đến tháng 4) với lượng mưa rất thấp 128mm, chiếm 6,5% lượng mưa cả năm. Số ngày mưa 17 ngày. Tháng khô nhất là tháng 2, lượng mưa không đáng kể (3mm). Đây cũng là tháng hạn của địa điểm này (Hà Nội và Huế không có tháng hạn). Vì vậy, sự chênh lệch lượng mưa giữa mùa mưa và mùa khô rất lớn lên tới 14,5 lần, giữa tháng mưa nhiều nhất và tháng mưa ít nhất là 112,7 lần.

+ Sự tương phản giữa mùa mưa và mùa khô ở Hà Nội kém sâu sắc hơn. Lượng mưa chênh lệch giữa mùa mưa và mùa khô là 6 lần, giữa tháng mưa nhiều nhất với tháng mưa ít nhất là 18,2 lần. Số ngày mưa trong mùa khô nhiều nhất 64 ngày với tổng lượng mưa là 240mm (chiếm 14,3% lượng mưa cả năm).

+ Ở Huế mùa khô kéo dài 6 tháng (tháng 2 đến tháng 7), nhưng tổng lượng mưa cũng đạt 455mm (chiếm 15,9% lượng mưa cả năm). Lượng mưa tháng khô nhất (tháng 3) là 47mm. Số ngày mưa là 9 ngày. Do trong mùa khô vẫn có mưa nên sự tương phản giữa mùa mưa và mùa khô ở Huế kém sâu sắc nhất. Lượng mưa chênh lệch giữa mùa mưa và mùa khô là 5,3 lần, giữa tháng mưa thấp nhất và tháng mưa cao nhất là 17 lần.

- Giải thích:

+ Có sự tương phản giữa mùa mưa và mùa khô là do nước ta nằm trong khu vực có chế độ gió mùa điển hình. Mùa hạ mưa nhiều vì đón gió mùa mùa hạ từ biển thổi vào. Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông lạnh, khô (miền Bắc) và nóng, khô (miền Nam).

+ TP. Hồ Chí Minh, sự tương phản giữa mùa mưa và mùa khô sâu sắc nhất do vị trí gần Xích đạo nóng quanh năm, độ bốc hơi lớn, mùa khô lại chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu có tính chất khô, nóng, ít mưa.

+ Ở Huế và Hà Nội sự tương phản giữa mùa mưa và mùa khô ít sâu sắc do trong mùa khô có hiện tượng mưa phùn vào cuối mùa đông khi gió mùa Đông Bắc đi qua biển bị biến tính tăng ẩm.

 

Câu 25. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, kết hợp với kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố mưa từ Huế trở ra phía Bắc.

Gợi ý trả lời

1. Khái quát

Khu vực từ Huế trở ra phía Bắc nằm trọn trong miền khí hậu phía Bắc, nhưng thuộc 4 vùng khí hậu khác nhau: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ và vùng khí hậu Bắc Trung Bộ. Do ảnh hưởng của nhiều nhân tố: vị trí địa lí, địa hình, hoàn lưu gió mùa mà sự phân bố mưa ở đây rất không đồng đều.

2. Nhận xét và giải thích

Đây là khu vực có lượng mưa tương đối lớn, nhưng phân bố không đều ở nhiều mức độ khác nhau:

- Mức trung bình từ 1600 - 2000 mm/năm phân bố trên diện rộng gồm khu vực đồng bằng sông Hồng, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh… 

Giải thích: 

+ Vị trí nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa (mùa hạ có gió mùa Đông Nam gây mưa, mùa đông có gió Đông Bắc qua biển gây mưa phùn).

+ Giáp biển, đường bờ biển kéo dài.

+ Địa hình hướng nghiêng tây bắc - đông nam nên gió từ biển có thể vào sâu trong đất liền.

- Mức thấp nhất từ 800 - 1200 mm/năm: thung lũng sông Mã do địa hình khuất gió (nằm kẹp giữa dãy Pusamsao và cao nguyên Sơn La).

- Mức thấp từ 1200 - 1600 mm/năm: lòng máng Cao Lạng, phía nam khu Tây Bắc (cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Sơn La), thung lũng sông Nậm Mô (tây Nghệ An).

Giải thích: Do địa hình khuất gió, đặc biệt là gió mùa mùa hạ.

+ Lòng máng Cao Lạng nằm kẹp giữa cánh cung duyên hải và cánh cung Ngân Sơn nên ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam trong mùa hạ.

+ Phía nam khu Tây Bắc do các dãy núi nằm ở phía tây (dãy Pusamsao) chắn gió mùa Tây Nam tạo hiệu ứng phơn gây gió Tây khô nóng.

+ Thung lũng sông Nậm Mô nằm lọt giữa vùng núi tây Nghệ An.

- Mức cao từ 2000 - 2400 mm/năm: dải đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ. 

Giải thích: 

+ Do vị trí nằm đón gió Đông Bắc của dãy Trường Sơn.

+ Do chịu tác động mạnh của dải hội tụ nhiệt đới và frông cực.

+ Do trong năm chịu ảnh hưởng của bão.

- Mức rất cao trên 2400 mm/năm:

+ Vùng núi thấp ven biển Quảng Ninh lượng mưa trung bình năm trong khoảng từ 2400 - 2800mm.

Giải thích:

·  Do vị trí gần biển trực tiếp đón gió mùa Đông Nam.

·  Do tác dụng chắn gió của cánh cung ven biển Hạ Long đối với luồng gió từ biển thổi vào.

·  Do bão và áp thấp nhiệt đới

+ Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn và thượng nguồn sông Chảy lượng mưa trên 2800mm/năm.

Giải thích: Đây là khu vực núi cao đón gió mùa Đông Nam từ biển thổi vào.

+ Vùng núi phía tây Trường Sơn Bắc và sườn bắc dãy Hoành Sơn có lượng mưa từ 2400 - 2800 mm/năm

Giải thích: sườn đón gió hướng đông bắc, cùng với ảnh hưởng của bão và hội tụ nhiệt đới.

+ Sườn bắc của dãy Bạch Mã lượng mưa trung bình 2800 - 3200 mm/năm.

Giải thích: 

·  Dãy Bạch Mã đón gió hướng đông bắc.

·  Bão từ Biển Đông.

·  Dải hội tụ nhiệt đới (Tm/Tbg, Tm/Em).

 

Câu 26. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

1. Phân tích các nhân tố dẫn đến sự phân hóa đa dạng của khí hậu nước ta.

2. Nêu những biểu hiện  chứng tỏ khí hậu nước ta phân hóa đa dạng.

Gợi ý trả lời

1. Các nhân tố dẫn đến sự phân hóa khí hậu

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhưng phân hóa đa dạng, phức tạp theo không gian và thời gian do tác động tổng hợp của nhiều nhân tố:

- Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ: nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu nhiệt đới nửa cầu Bắc, trong khu vực châu Á gió mùa chịu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa. Hoạt động của gió mùa khiến khí hậu phân hóa 

   đa dạng.

- Lãnh thổ nước ta kéo dài trên 15 vĩ tuyến, khoảng 1650 km theo chiều Bắc - Nam dẫn đến sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam.

- Sự hoạt động của hoàn lưu gió mùa với 2 mùa gió trái ngược nhau về hướng và tính chất đã dẫn đến sự phân hóa theo mùa và theo chiều Bắc - Nam.

- Ảnh hưởng của địa hình gây nên sự phân hóa theo hướng sườn, theo đai cao, phân hóa địa phương. Các dãy núi theo hướng đông - tây còn ảnh hưởng đến sự phân hóa chiều Bắc - Nam, nhiều dãy núi trở thành ranh giới của các miền khí hậu như dãy Hoành Sơn, Bạch Mã.

2. Chứng minh sự phân hóa đa dạng của khí hậu nước ta

a) Sự phân hóa thể hiện qua sơ đồ phân vùng khí hậu

- Nước ta có 2 miền khí hậu là miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã.

- Trong mỗi miền khí hậu lại được phân chia ra thành các vùng khí hậu. Cụ thể:

+ Miền khí hậu phía Bắc gồm có 4 vùng khí hậu: Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung và Nam Trung Bộ.

+ Miền khí hậu phía Nam gồm 3 vùng khí hậu: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.

b) Phân hóa theo không gian của các yếu tố khí hậu

* Sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam

- Chế độ nhiệt: 

+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam, ở miền Bắc nhiệt độ trung bình từ 20- 240C, miền Nam là trên 240C. 

+ Biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam: ở Hà Nội là 12 - 130C, Đà Nẵng 7 - 80C, TP. Hồ Chí Minh 2 - 30C.

+ Chế độ nhiệt: miền Bắc có một cực đại, miền Nam có 2 cực đại.

- Chế độ mưa: 

Mùa mưa chậm dần từ Bắc vào Nam: Ở Hà Nội mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, Đồng Hới từ tháng 8 đến tháng 12, ở Nha Trang từ tháng 9 đến tháng 1.

+ Sự phân mùa: Ở miền Bắc, sự phân hóa 2 mùa (mưa và khô) ít sâu sắc. Ở miền Đông Trường Sơn sự phân hóa của 2 mùa khá sâu sắc. Ở miền Nam phân hóa 2 mùa mưa - khô sâu sắc nhất cả nước.

- Hoàn lưu gió mùa: Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất nên có mùa đông lạnh. Càng vào Nam, gió mùa Đông Bắc càng suy yếu nên miền Đông Trường Sơn có một mùa đông lạnh vừa. Miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên không có mùa đông lạnh.

* Khí hậu có sự phân hóa theo chiều Đông - Tây

- Sự phân hóa Đông - Tây của nhiệt độ thể hiện rõ nhất giữa vùng Đông Bắc với vùng Tây Bắc. Ở Lạng Sơn, số tháng lạnh lên tới 5 tháng (từ tháng 11 đến tháng 3) trong khi đó ở Điện Biên chỉ có 3 tháng (tháng 12, 1, 2). Nhiệt độ trung bình tháng 1 ở Lạng Sơn xuống tới 120C còn ở Điện Biên là 160C .

- Hoàn lưu gió mùa: vùng Đông Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh mẽ nhất. Vùng Tây Bắc, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đã giảm do khi vượt qua dãy Hoàng Liên Sơn nên đã bị suy yếu, ấm và khô hơn.

Miền Đông Trường Sơn có mùa mưa đến muộn hơn Tây Trường Sơn: ở Đà Lạt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, còn ở Nha Trang mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1.

*  Khí hậu phân hóa theo đai cao

Càng lên cao nhiệt độ càng giảm: ở các vùng đồng bằng nhiệt độ trung bình năm khoảng từ 20 - 240C. Vùng núi ven biên giới Việt - Trung, biên giới Việt - Lào, cao nguyên Lâm Viên, Di Linh độ cao 1000 - 1500m, nhiệt độ trung bình năm khoảng 18 - 200C. Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn nhiệt độ trung bình năm dưới 180C.

- Độ cao địa hình kết hợp với hướng sườn đã hình thành các trung tâm với lượng mưa khác nhau.

+ Các khu vực có lượng mưa lớn như Hoàng Liên Sơn, Thượng nguồn sông Chảy, Huế - Đà Nẵng, Kon Tum trên 2800 mm/năm.

+ Các khu vực mưa ít như Lạng Sơn, thung lũng sông Đà, tây Nghệ An với lượng mưa trung bình từ 1200 - 1600mm.

c) Sự phân hóa theo mùa của khí hậu 

- Chế độ gió: mùa đông có gió mùa Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xi-bia hoạt động ở miền Bắc, gió Tín phong hoạt động ở miền Nam. Mùa hạ có gió mùa Tây Nam mang mưa cho nước ta. Tuy nhiên, khi gió mùa Tây Nam tới dãy Trường Sơn đã bị chặn lại gây nên hiệu ứng phơn cho Bắc Trung Bộ.

- Chế độ nhiệt thể hiện rõ rệt nhất ở miền Bắc. Vào mùa đông nhiệt độ hạ thấp, nhiệt độ trung bình tháng 1 xuống dưới 180C, một số vùng núi cao dưới 140C. Mùa đông có 3 tháng lạnh. Mùa hạ nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình tháng 7 trên 240C, ở đồng bằng sông Hồng là trên 280C.

- Chế độ mưa: ở miền khí hậu phía Bắc và phía Nam có mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều vào khoảng tháng 8, tháng 9. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Riêng duyên hải miền Trung mưa lệch hẳn vào thu đông từ tháng 8 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7.

 

Câu 27. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, hãy chứng minh rằng ngay trong miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, khí hậu cũng có sự phân hóa đa dạng.

Gợi ý trả lời

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nằm hoàn toàn trong miền khí hậu phía Bắc. Do ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ, địa hình và hoạt động gió mùa nên khí hậu cũng có sự phân hoá đa dạng.

1. Sự phân hóa khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

a) Phân hóa theo không gian

- Phân hóa Bắc - Nam thể hiện rõ nhất qua sự thay đổi nhiệt độ trong tháng 1. Nhìn chung nhiệt độ có xu hướng tăng dần từ bắc vào nam.

+ Lạng Sơn, nhiệt độ trung bình tháng 1 là dưới 140C.

+ Hà Nội: 140C - 180C.

Mức độ chênh lệch trong mùa hạ không đáng kể do toàn miền có sự đồng nhất về nhiệt ẩm của khối không khí nhiệt đới ẩm.

- Phân hóa Đông - Tây thể hiện qua sự giảm lượng mưa từ đông sang tây:

+ Ven biển mưa nhiều: Móng Cái lượng mưa trung bình năm khoảng trên 2400mm.

+ Trong nội địa mưa ít: Lạng Sơn từ 1200 - 1600mm.

- Phân hóa đai cao 

+ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm: Ở những vùng núi cao như Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti, nhiệt độ trung bình năm là dưới 180C (so với Hà Nội là 20 - 240C), nhiệt độ trung bình tháng 7 là 18 - 200C (so với Hà Nội là trên 280C).

+ Ở những vùng núi cao chắn gió lượng mưa lớn: Bắc Quang (trên 2800mm).

b) Phân hóa theo thời gian

- Sự phân mùa trong chế độ gió: 2 mùa rõ rệt.

+ Mùa đông chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu lạnh nhất nước ta.

+ Mùa hạ toàn miền chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ từ biển thổi vào, nóng, mưa nhiều.

- Sự phân mùa trong chế độ nhiệt: sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mùa rất lớn.

+ Mùa đông nhiệt độ hạ thấp (tháng 1 trung bình dưới 180C).

+ Mùa hạ nhiệt độ cao trung bình trên 240C.

- Sự phân mùa trong chế độ mưa:       

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10: trung bình 1200 - 1600mm.

+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 : 200mm - 400 mm.

2. Giải thích

- Trên nền chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh, khí hậu của miền tự nhiên này có sự phân hóa đa dạng là do tác động của nhiều nhân tố:

+ Vị trí nằm gần chí tuyến, nơi đón gió mùa Đông Bắc sớm nhất nước ta tạo ra sự phân hóa theo mùa.

+ Ảnh hưởng của địa hình dẫn đến phân hóa theo không gian.

- Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phân hóa là do ảnh hưởng của địa hình và vị trí của miền đối hoạt động của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.

 

Câu 28. Căn cứ vào bảng số liệu:

Nhiệt độ trung bình năm ở một số địa điểm

Địa điểm

Vĩ độ

Nhiệt độ trung bình năm

(0C)

Nhiệt độ trung bình tháng 1

(0C)

Nhiệt độ trung bình tháng 7 (0C)

Biên độ nhiệt độ trung bình năm

(0C)

Lạng Sơn

21051’B

21,2

13,3

27,0

13,7

Lai Châu

22031’B

23,0

17,2

26,2

9,0

Sa Pa

22033’B

15,2

8,5

19,8

11,3

Hà Nội

21002’B

23,5

16,4

28,9

12,5

Vinh               

18040’B

23,9

17,6

29,6

12,0

Huế

16026’B

25,1

20,0

29,4

9,4

Đà Nẵng

16002’B

25,7

21,3

29,2

7,9

TP. HCMinh

10049’B

27,1

25,8

28,9

3,1

Cà Mau

9010’B

26,7

25,1

27,9

2,8

     H·y nhËn xÐt vµ gi¶i thÝch ®Æc ®iÓm chÕ ®é nhiÖt cña n­íc ta.

Gîi ý tr¶ lêi

Qua bảng số liệu có thể rút ra một số đặc điểm sau:

1. Nền nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao, trên 200C (trừ vùng núi cao)

Tất cả các địa điểm trong bảng số liệu đều có nhiệt độ trên 200C (trừ Sa Pa do nằm ở khu vực có độ cao trên 1500m nên nền nhiệt độ hạ thấp còn 15,20C).

Giải thích: Do vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc, các địa phương đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong một năm.

2. Chế độ nhiệt nước ta có sự phân hóa theo không gian và thời gian rất rõ rệt

a) Theo thời gian 

- Nhiệt độ trung bình tháng 1 đều thấp hơn tháng 7, đặc biệt các địa điểm phía bắc Đà Nẵng nhiệt độ hạ thấp xuống  dưới 200C.

Nhiệt độ trung bình tháng 7 cả nước đều cao trên 250C (trừ vùng núi cao như Sa Pa).

Giải thích:

+ Do nước ta chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, vào mùa đông nhiều vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Do sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời nên có sự chênh lệch về góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong năm. 

b) Theo không gian

* Phân hóa theo chiều Bắc Nam (theo vĩ độ)

- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Nam ra Bắc: Nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh cao hơn Lạng Sơn 5,90C.

- Nhiệt độ trung bình tháng 1 giảm mạnh từ Nam ra Bắc: 

+ Các địa điểm từ Đà Nẵng trở ra phía Bắc đều có nhiệt độ trung bình tháng 1 dưới 200C.

+ Chênh lệch nhiệt độ trong tháng 1 giữa TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là 10,40C, giữa TP. Hồ Chí Minh và Lạng Sơn là 13,50C.

- Biên độ nhiệt tăng dần từ Nam ra Bắc: TP. Hồ Chí Minh là 3.10C, Hà Nội 12,50C, Lạng Sơn là 13,70C.

Giải thích:

- Hình dáng lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ dẫn tới sự giảm dần của góc nhập xạ theo chiều Bắc - Nam.

- Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự phân hóa của chế độ nhiệt theo chiều Bắc - Nam là do ảnh hưởng của vĩ độ và gió mùa Đông Bắc. Càng vào Nam, gió mùa Đông Bắc càng suy yếu do gặp các dãy núi chắn ngang theo hướng tây - đông (dãy Hoành Sơn, Bạch Mã).

b) Phân hóa theo Đông - Tây

So sánh chế độ nhiệt giữa Lai Châu và Lạng Sơn:

+ Nhiệt độ trung bình năm của Lạng Sơn thấp hơn Lai Châu 1,80C.

+ Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Lạng Sơn thấp hơn Lai Châu 3,90C.

+ Biên độ nhiệt của Lạng Sơn cao hơn Lai Châu 4,70C.

- Giải thích: 

+ Lạng Sơn thuộc vùng khí hậu đông Bắc Bộ chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình tháng 1 hạ thấp dẫn tới nhiệt độ trung bình năm thấp và biên độ nhiệt năm cao.

+ Lai Châu thuộc vùng khí hậu Tây Bắc Bộ ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc do bị chắn bởi dãy Hoàng Liên Sơn nên mùa đông ấm hơn, biên độ nhiệt độ năm thấp hơn.

c) Phân hóa theo đai cao: so sánh giữa Lạng Sơn và Sa Pa

- Lạng Sơn và Sa Pa cùng nằm trong vùng khí hậu Tây Bắc Bộ, nhưng có sự khác biệt về chế độ nhiệt do độ cao địa hình. Sa Pa có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn Lạng Sơn là 60C, nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp hơn 4,80C, biên độ nhiệt năm lại thấp hơn 2,40C.

- Giải thích: theo quy luật đai cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên cao 100m nhiệt độ lại giảm 0,60C. 

 

Câu 29. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính phân hóa theo chiều Bắc - Nam của chế độ nhiệt và chế độ mưa ở nước ta. Giải thích tại sao có sự phân hóa đó.

Gîi ý tr¶ lêi

1Sự phân hoá của chế độ nhiệt

Nhiệt độ trung bình năm: dựa vào bản đồ nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ tại các trạm khí hậu để thấy được nền nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam (chú ý khi lấy ví dụ cần chọn các trạm biểu hiện rõ tính phân hóa Bắc - Nam, tránh trường hợp nhầm lẫn với sự phân hóa theo độ cao. Ví dụ như không nên lấy một nhóm gồm ba trạm Sa Pa, Đà Nẵng, Cà Mau để chứng minh bởi ở trạm Sa Pa còn thêm ảnh hưởng của yếu tố độ cao địa hình, có thể lấy Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh).

- Nhiệt độ trung bình tháng 1 (tháng có nền nhiệt độ thấp nhất trên toàn lãnh thổ nước ta): dựa vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng 1 và nhiệt độ tại các trạm đo để chứng minh.

- Nhiệt độ trung bình tháng 7: cần phải chú ý rằng đây không phải là thời gian có nền nhiệt độ cao nhất của mọi địa phương trên lãnh thổ nước ta bởi các địa phương ở Nam Bộ lại có thời kì nóng nhất vào tháng 4. Vì thế, nếu chỉ dựa vào nền bản đồ nhiệt độ trung bình tháng 7 thì rất khó thấy được sự phân hóa theo tính địa đới. Trong trường hợp này, có thể sử dụng số lần nhiệt độ đạt cực trị: các địa điểm ở Bắc Bộ và Trung Bộ chỉ có một cực đại về nhiệt độ và thường rơi vào tháng 7, trong khi các địa phương ở Nam Bộ lại có hai lần cực trị (đây là biểu hiện của tính chất cận xích đạo) và thường rơi vào tháng 4 và tháng 10, trùng với thời kì Mặt Trời lên thiên đỉnh tại những địa phương này. Nhiệt độ trung bình tháng 4 thường cao hơn so với nhiệt độ cực trị ở thời kì sau bởi đây là thời điểm vẫn là mùa khô ở Nam Bộ.

- Biên độ nhiệt độ năm: dựa vào đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu có thể tính chính xác một cách tương đối trị số này. Từ đó có thể rút ra được kết luận rằng biên độ nhiệt trong năm có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam.

2. Sự phân hóa qua chế độ mưa

Do chịu tác động của nhiều nhân tố tự nhiên không phân hóa theo tính địa đới nên sự phân hóa lượng mưa theo chiều Bắc - Nam ở nước ta không rõ rệt. Tuy vậy, có thể khai thác sự phân hóa đó ở khía cạnh thời gian diễn ra mùa mưa: dựa vào các trạm khí hậu có thể thấy được các trạm ở Bắc bộ có chế độ mưa vào thời kì hạ - thu rất rõ rệt (từ tháng 5 đến tháng 10) với tháng mưa cực đại thường rơi vào tháng 8. Vào đến khu vực duyên hải miền Trung, mùa mưa có xu hướng ngắn lại và chậm dần về thu - đông (thể hiện qua số tháng mùa mưa, tháng mưa cực đại ở các trạm Thanh Hóa, Đồng Hới, Đà Nẵng, Nha Trang), có sự xuất hiện của đỉnh cực trị thứ hai (tuy lượng mưa không cao) ở đầu mùa hạ do các trận mưa dông đầu hạ gây ra. Tây Nguyên và Nam Bộ thời gian mưa giống với Bắc Bộ (mưa hạ - thu), tuy tháng có lượng mưa cực đại thì muộn hơn so với Bắc Bộ (thường rơi vào tháng 9, tháng 10) do ảnh hưởng chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. Nguyên nhân chính gây nên tính chậm dần của mùa mưa nước ta từ Bắc Bộ đến duyên hải cực Nam Trung Bộ là do sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới. 

 

Câu 30. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a) So sánh sự giống và khác nhau của vùng khí hậu Bắc Trung Bộ và vùng khí hậu Nam Trung Bộ.

b) Giải thích tại sao vùng khí hậu Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất so với các vùng khác của nước ta.

Gợi ý trả lời

- Vïng khÝ hËu B¾c Trung Bé: tõ phÝa nam NghÖ An tíi phÝa b¾c d·y B¹ch M·.

- Vïng khÝ hËu Nam Trung Bé: toµn bé phÇn l·nh thæ däc duyªn h¶i tõ §µ N½ng tíi mòi Dinh (Ninh ThuËn).

a) Điểm giống nhau về khí hậu của vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ

- Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt cao (nhiệt độ trung bình năm cao hơn 220C), mưa nhiều (trung bình 1600 – 2000mm), chịu tác động của gió mùa (gió mùa mùa đông theo hướng đông bắc, gió mùa mùa hạ theo hướng tây nam).

- Khí hậu phân hóa theo vĩ độ (càng vào Nam nhiệt độ trung bình năm càng cao và biên độ nhiệt càng thấp, dẫn chứng so sánh giữa Đồng Hới với Đà Nẵng và Nha Trang).

- Mưa theo mùa (mưa chủ yếu vào thu - đông, lượng mưa vào mùa mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm).

- Chịu tác động của bão hằng năm từ Biển Đông và Thái Bình Dương, chịu tác động của gió Tây khô nóng.

b) Điểm khác nhau của 2 vùng

- Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ thuộc miền khí hậu phía Bắc.

+ Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc (đến dãy Bạch Mã) nên có mùa đông tương đối lạnh.

+ Chịu tác động mạnh mẽ của gió Tây khô nóng vào đầu mùa hạ.

+ Bão hoạt động mạnh nhất vào tháng 9 với tần suất cao trung bình 1,3 - 1,7 cơn bão/tháng.

- Vùng khí hậu Duyên hải Nam Trung Bộ thuộc miền khí hậu phía Nam.

+ Không chịu tác động trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, mà chủ yếu của gió Mậu dịch Bắc bán cầu nên mùa đông ấm (nhiệt độ trung bình các tháng đều trên 200C, nhiệt độ tháng 7 ở Đà Nẵng khoảng 220C, Nha Trang 240C).

- Hoạt động của bão từ tháng 10 đến tháng 11 với tần suất trung bình và nhỏ (0,3 - 1,3 cơn bão/tháng).

- Ít chịu ảnh hưởng của gió phơn khô nóng.

- Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh hơn so với  vùng Nam Trung Bộ. 

+ Gió phơn Tây Nam ở Bắc Trung Bộ hoạt động từ tháng 3 đến tháng 9 hằng năm, mạnh nhất  từ tháng 5 đến tháng 8. Gió thổi từng đợt, kéo dài 2 - 3 ngày, có khi tới 15 ngày. Thời tiết đặc trưng: rất khô và nóng…

+ Đây là khu vực hội tụ đầy đủ những điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của gió phơn Tây Nam.

+ Hoàn lưu khí quyển: vào mùa hạ, áp thấp Bắc Bộ phát triển mạnh với tâm áp thấp ở đồng bằng sông Hồng đã hút gió từ phía tây tạo thuận lợi để khối khí chí tuyến vịnh Bengan vượt Trường Sơn thổi tới Bắc Trung Bộ theo hướng tây nam.

+ Địa hình và bề mặt đệm:

·     Bắc Trung Bộ là khu vực hẹp ngang, phần lớn diện tích là đồi núi. Phía tây là khu vực Trường Sơn Bắc với nhiều dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam, một số đỉnh cao hơn 2000m đã tạo nên tính chất khô nóng cho loại gió này.

·     Phía đông là những đồng bằng ven biển được bồi đắp bởi vật liệu phù sa sông, biển, bề mặt cát rất phổ biến. Tính chất khô nóng của cát, thực vật kém phát triển là những nhân tố góp phần tăng cường sự bốc hơi bề mặt, tăng mức độ khô nóng cho gió Tây.

 

Câu 31. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích đặc điểm chung của sông ngòi nước ta.

Gợi ý trả lời

1. Mạng lưới sông ngòi dày đặc

- Nước ta có 2360 con sông có chiều dài trên 10 km.

- Dọc bờ biển cứ 20km lại gặp một cửa sông. 

- Phần lớn sông ngòi nước ta đều nhỏ, ngắn và dốc. 

- Những hệ thống sông lớn chiếm tỉ lệ nhỏ và thường bắt nguồn bên ngoài lãnh thổ nước ta. Chỉ có phần trung lưu và hạ lưu là chảy trên địa phận nước ta như sông Hồng, sông Cửu Long

Mật độ sông ngòi dày đặc, nhất là vùng cửa sông Hồng và cửa sông Cửu Long.

Nguyên nhân: “Sông ngòi là hàm số của khí hậu”. Nước ta có lượng mưa lớn trên địa hình phần lớn là đồi núi và bị cắt xẻ mạnh, sườn dốc lớn. Điều đó dẫn đến mạng lưới sông dày đặc. Nhưng do lãnh thổ hẹp ngang nên phần lớn các sông đều ngắn, dốc và bắt nguồn từ vùng đồi núi phía tây đổ ra các đồng bằng ven biển phía đông.

2. Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa

- Tổng lượng nước của sông ngòi nước ta là 839 tỉ m3/năm. Trong đó lượng nước phát sinh trên lãnh thổ nước ta chiếm 40%, phần còn lại từ bên ngoài lãnh thổ. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thống sông.

+ Sông Mê Công chiếm trên 60% tổng lượng nước toàn quốc.

+ Sông Hồng chiếm gần 15% tổng lượng nước toàn quốc.

+ Các sông khác chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước toàn quốc.

- Sông ngòi giàu phù sa: tổng lượng phù sa của sông ngòi nước ta tới 200 triệu tấn/năm. Trong đó hệ thống sông Hồng là 120 triệu tấn/năm (khoảng 60%), hệ thống sông Mê Công là 70 triệu tấn/năm (35%).

Nguyên nhân:

- Sông ngòi nước ta nhiều nước do nước ta có lượng mưa lớn. Hơn nữa nước ta lại nhận được một lượng nước lớn từ lưu vực ngoài lãnh thổ.

- Hệ số bào mòn và tổng lượng cát bùn lớn là hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.

3. Thủy chế theo mùa

- Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Mùa lũ trung bình chiếm 70 - 80% tổng lượng nước cả năm. Nhưng thời gian mùa lũ cũng có sự khác nhau thể hiện cụ thể qua biểu đồ lưu lượng nước trung bình của sông Hồng, sông Đà Rằng, sông Mê Công.

+ Sông ngòi Bắc Bộ (sông Hồng): lũ vào mùa hạ, cao nhất vào tháng 8.

+ Sông ngòi Trung Bộ (sông Đà Rằng): lũ tập trung vào cuối năm từ tháng 9 đến tháng 12.

+ Sông ngòi Nam Bộ (sông Mê Công): có thời gian lũ vào mùa hạ nhưng đỉnh lũ vào tháng 9, tháng 10.

- Nguyên nhân:

+ Chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa. Chế độ mưa mùa nên thủy chế của sông ngòi nước ta cũng theo mùa. Mùa mưa cũng là mùa lũ của các sông, mùa khô là mùa cạn của sông ngòi.

+ Tính thất thường trong chế độ mưa quy định tính thất thường trong chế độ dòng chảy.

+ Chế độ lũ và thời gian lũ ở các sông ngoài ảnh hưởng của chế độ mưa còn chịu sự chi phối của hình thái mạng lưới sông.

+ Các hệ thống sông lớn là hợp lưu của nhiều sông nên khi mưa to lũ lên nhanh, rút chậm, diện tích bị ngập lớn.

4. Tuyệt đại bộ phận sông ngòi Việt Nam chảy theo hướng tây bắc - đông nam và tất cả các sông đều đổ ra Biển Đông

- Theo hướng cấu trúc địa hình và địa thế thấp dần từ tây bắc xuống đông nam nên phần lớn sông ngòi nước ta chảy theo hướng tây bắc – đông nam.

+ Miền Bắc: sông Chảy, sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình,...

+ Miền Trung: sông Mã, sông Cả, sông Gianh, sông Đà Rằng,…

+ Miền Nam: sông Tiền, sông Hậu.

Ngoài ra hệ thống sông Kì Cùng - Bằng Giang ở Lạng Sơn và Cao Bằng là thượng nguồn của sông Tây Giang (Trung Quốc) và các sông Xê Xan, Xrê Pốc là các phụ lưu quan trọng của sông Mê Công không chảy theo hướng tây bắc - đông nam.

- Tất cả các sông đều đổ nước ra Biển Đông (trừ sông Kì Cùng - Bằng Giang chảy sang Trung Quốc).

 

Câu 32. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sự phân hóa sông ngòi của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Gợi ý trả lời

1. Khái quát 

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ về phía bắc giáp Trung Quốc, phía đông giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ và Biển Đông, phía nam giáp miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, phía tây giáp Lào. Đây là miền tự nhiên có lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang theo chiều đông - tây. Tuy cùng nằm trong một miền tự nhiên, nhưng đặc điểm sông ngòi có sự phân hóa khá rõ rệt.

 

2. Sự phân hóa sông ngòi

a) Sự phân hóa về mật độ

Nhìn chung mật độ các sông của vùng Tây Bắc thấp hơn so với vùng Bắc Trung Bộ. 

Do Tây Bắc có diện tích rộng lớn, đại bộ phận địa hình là núi non hiểm trở. Còn Bắc Trung Bộ tuy có diện tích nhỏ hẹp, nhưng lại có nhiều sông nhỏ bắt nguồn từ vùng núi phía tây đổ ra biển. 

b) Sự phân hóa về hướng chảy

- Sông ngòi ở miền Tây Bắc và phía bắc của Bắc Trung Bộ như các sông Đà, sông Mã, sông Cả… đều chảy theo hướng tây bắc - đông nam. 

Nguyên nhân là do hướng nghiêng chung của địa hình và hướng các dãy núi, cao nguyên (như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La, cao nguyên Mộc Châu…) trong miền này quyết định.

- Sông ngòi ở phía nam của Bắc Trung Bộ như các sông Bến Hải, sông Cam Lộ, sông Hàn… có hướng chảy chính là tây - đông.

Nguyên nhân do địa hình của khu vực hẹp ngang, núi lan sát ra biển, các sông đều bắt nguồn từ sườn Đông của Trường Sơn Bắc và đổ trực tiếp ra Biển Đông

c) Sự phân hóa về chiều dài và độ dốc (hình thái sông)

- Các con sông ở Tây Bắc và phía bắc của Bắc Trung Bộ có chiều dài lớn (như các sông Đà, sông Mã, sông Cả) và độ dốc lòng sông nhỏ hơn so với các sông ở phía nam của miền. 

Nguyên nhân do chảy trên một vùng lãnh thổ rộng, dòng sông dài nên độ dốc trung bình của các sông này nhìn chung là nhỏ.

- Phía nam của Bắc Trung Bộ các sông nhỏ, ngắn và có độ dốc lớn. 

Nguyên nhân do đây là khu vực có lãnh thổ hẹp ngang nhất nước ta, các sông bắt nguồn từ các sườn núi cao của dãy Trường Sơn Bắc và đổ thẳng ra biển.

d) Sự phân hóa về thuỷ chế

- Về tổng lưu lượng dòng chảy:

+ Nhìn chung các sông ở Tây Bắc và phía bắc của Bắc Trung Bộ có tổng lưu lượng lớn hơn các sông ở phía nam. 

Nguyên nhân do đây là các con sông có diện tích lưu vực và chiều dài lớn trong khi các sông ở phía nam Bắc Trung Bộ là các con sông có diện tích lưu vực nhỏ, ngắn.

- Đặc điểm thuỷ chế: sông ngòi tuy có sự phân mùa lũ - cạn, song vẫn phân hóa rõ rệt:

+ Sông ngòi Tây Bắc có chế độ lũ vào mùa hạ. 

Nguyên nhân do nguồn cung cấp nước cho các con sông ở đây đều là nước mưa, trong vùng có chế độ mưa mùa hạ, biểu hiện ở các trạm Lai Châu, Sa Pa đều

có mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lũ trùng với mùa mưa. Mùa cạn vào thu đông trùng với mùa khô của khí hậu.

Sông ngòi ở vùng Bắc Trung Bộ có chế độ lũ phức tạp: mùa lũ chính vào thu - đông, lũ trên các sông ở Bắc Trung Bộ lên nhanh, rút nhanh.

Nguyên nhân do miền này có mùa mưa vào thu - đông (trạm Đồng Hới có mùa mưa chính từ tháng 8 đến tháng 12, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 10), lũ lên nhanh và rút nhanh do các sông ở đây đều là các sông nhỏ, ngắn và dốc.

Ngoài lũ chính vào thời kì thu - đông, vào thời kì đầu mùa hạ mực nước dâng lên thấp song vẫn tạo nên một đỉnh lũ phụ - lũ Tiểu mãn do các trận mưa dông đầu mùa hạ gây nên.

e) Sự phân hóa về hàm lượng phù sa

Nhìn chung các sông ở Tây Bắc và phía bắc của Bắc Trung Bộ có hàm lượng phù sa lớn hơn so với các sông ở phía nam của miền. Do ở Tây Bắc tỉ lệ che phủ của rừng còn rất thấp, địa hình dốc và mưa tập trung dưới hình thức những trận mưa rào. Phía nam của Bắc Trung Bộ tỉ lệ che phủ rừng còn cao, (Dựa vào bản đồ "Thực vật và Động vật", trang 12).

f) Sự phân hóa về giá trị kinh tế của sông ngòi

- Các sông ở Tây Bắc và phía bắc của Bắc Trung Bộ, đặc biệt là sông Đà có giá trị thuỷ điện lớn (sông Đà có trữ lượng thuỷ năng khoảng 6 triệu kW). Ngoài ra các con sông này cũng có giá trị nhất định về bồi đắp phù sa và giao thông vận tải.

Nguyên nhân do đây là những con sông lớn, lắm thác ghềnh. 

- Các con sông ở phía nam của Bắc Trung Bộ ít có giá trị về mặt kinh tế hơn. 

Các sông có tổng lượng nước thấp, các sông đều nhỏ, ngắn và dốc.

Như vậy, qua sự phân hóa sông ngòi của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thì nổi bật hơn cả là phân hóa bắc - nam: giữa Tây Bắc và phần phía bắc của Bắc Trung Bộ với phần phía nam của Bắc Trung Bộ. Nguyên nhân là do các đặc điểm về địa hình, hình dạng lãnh thổ và khí hậu có sự phân hóa Bắc - Nam dẫn tới sự phân hóa sông ngòi của miền này. 

 

Câu 33. Dựa vào Att Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

1. Phân tích vai trò của các nhân tố tạo nên sự phân hoá sông ngòi của nước ta.

2. Nêu giá trị kinh tế của các dòng sông chảy trên lãnh thổ Việt Nam.

Gợi ý trả lời

1. Các nhân tố tạo nên sự phân hóa của sông ngòi nước ta

 Sự phân hóa sông ngòi là kết quả tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: cấu trúc địa chất - địa hình, khí hậu, thực vật, hồ đầm:

- Địa hình ảnh hưởng đến dòng chảy sông ngòi thông qua nhiều yếu tố như hướng, độ dốc, đặc điểm hình thái.

+ Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nên sông ngòi nước ta phần lớn chảy qua địa hình miền núi.

+ Theo hướng cấu trúc địa hình, sông ngòi nước ta có hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

+ Địa hình nước ta là địa hình già được trẻ lại nên trên cùng một dòng sông có khúc chảy êm đềm, có khúc nhiều thác ghềnh sông đào lòng dữ dội (ví dụ các sông chảy trên cao nguyên xếp tầng như sông Đa Đưng và sông Đa Nhim). Trong vùng núi, có cả các sông trẻ đang đào lòng dữ dội, thung lũng hẹp đồng thời có cả các thung lũng già có bãi bồi, thềm đất.

+ Địa hình có sự tương phản giữa đồng bằng và miền núi nên dòng chảy sông ngòi có sự thay đổi đột ngột khi chảy từ thượng lưu xuống hạ lưu.

- Địa chất: tính chất thấm nước của nham thạch, của lớp vỏ phong hóa, tính chất dễ hòa tan của đá vôi có ảnh hưởng đến hình thái lưu vực và đặc điểm thủy chế của sông.

+ Sông chảy qua vùng đá diệp thạch thường có thung lũng rộng, thoải và đối xứng còn khi qua vùng đá kết tinh thì thung lũng hẹp và sâu. Sông tại vùng đá vôi có sườn cao, vách đứng.

+ Sông chảy qua vùng đá rắn thường lắm thác ghềnh (ví dụ Thác Bà trên sông Chảy, thác Pông Gua trên sông Đa Nhim).

Ở vùng đá vôi, mật độ sông ngòi thấp nhất dưới 0,5 km/km2đồng thời lượng dòng chảy mặt giảm rõ rệt. Vùng đá badan có lớp vỏ phong hóa dày, khả năng thấm nước lớn làm giảm dòng chảy mặt, mật độ sông suối cũng thưa (dưới 0,5 km/km2).

- Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới chế độ nước sông.

Do nguồn cung cấp nước của sông ngòi nước ta chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc hoàn hoàn vào sự phân bố lượng mưa trong năm. Nhìn chung sông có lũ lớn vào mùa mưa và cạn vào mùa khô, nhưng do mùa mưa ở các vùng khác nhau nên thời gian lũ của các sông cũng không giống nhau. Đồng thời do sự phân hóa sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô nên có sự chênh lệch lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn, tháng lũ và tháng kiệt.

Dẫn chứng: 

Sông Hồng thuộc miền thủy văn Bắc Bộ có mïa lò (x¸c ®Þnh dùa vµo c¸c th¸ng cã l­u l­îng trung b×nh lín h¬n l­u l­îng trung b×nh n¨m) tõ th¸ng 6 ®Õn th¸ng 10, l­u l­îng trung b×nh ®¹t 4770 m3/s, th¸ng ®Ønh lò lµ th¸ng 8 (l­u l­îng trung b×nh ®¹t 6660 m3/s). Mïa c¹n diÔn ra tõ th¸ng 11 ®Õn th¸ng 4 víi l­u l­îng trung b×nh chØ ®¹t 1231,29 m3/s, th¸ng kiÖt nhÊt lµ th¸ng 3 (l­u l­îng trung b×nh chØ ®¹t 765 m3/s).

Sông Đà Rằng (thuộc miền thủy văn Trung Bộ) có mùa lũ từ tháng 9 đến 12, lưu lượng trung bình đạt 2565 m3/s, tháng đỉnh lũ là tháng 11 (lưu lượng nước trung bình đạt 855m3/s). Mùa cạn diễn ra từ tháng 1 đến tháng 8 với lưu lượng nước trung bình chỉ đạt 119 m3/s, tháng kiệt nhất là tháng 4 lưu lượng nước chỉ đạt 45 m3/s.

Sông Cửu Long (thuộc miền thủy văn Nam Bộ) có mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 12, lưu lượng nước trung bình đạt 20 255m3/s, chiếm gần 80% lưu lượng cả năm, tháng đỉnh lũ là tháng 10, lưu lượng nước trung bình đạt 29000m3/s. Mùa cạn diễn ra từ tháng 1 đến tháng 6 với lưu lượng nước trung bình chỉ bằng 20% lưu lượng nước cả năm. Tháng kiệt nhất là tháng 3 lưu lượng nước chỉ đạt 1570 m3/s.

- Các nhân tố khác như thực vật, hồ đầm có tác dụng điều hòa dòng chảy.

Dẫn chứng: thủy chế sông Cửu Long điều hòa hơn sông Hồng do tác dụng điều hòa dòng chảy của Biển Hồ tại Campuchia.

2. Giá trị kinh tế của các dòng sông

- Sông ngòi bồi đắp tạo nên các đồng bằng. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long là 2 đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta do phù sa sông Hồng và phù sa sông Cửu Long bồi đắp. Đây đồng thời cũng là 2 vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm, nơi tập trung đông dân cư nhất cả nước.

- Sông ngòi dày đặc, nguồn nước phong phú đảm bảo cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất lúa nước.

- Sông ngòi có giá trị thủy lợi lớn như tưới nước vào mùa khô, tiêu nước trong mùa mưa cho các đồng bằng. Kết hợp với mạng lưới kênh rạch, sông ngòi còn có tác dụng thau chua rửa mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.

- Với nguồn lợi thủy sản phong phú, sông ngòi tạo điều kiện cho ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển.

- Ngoài ra, ở các vùng đồng bằng lớn, sông ngòi còn rất có giá trị về giao thông (hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình toả đi khắp Đồng bằng sông Hồng, sông Tiền, sông Hậu và mạng lưới kênh rạch chằng chịt toả đi khắp Đồng bằng sông Cửu Long).

- Ở miền núi sông ngòi có giá trị về thủy điện (lớn nhất là hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai).

- Tuy nhiên, sự phân mùa sâu sắc của chế độ nước sông cũng gây khó khăn lớn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt (hiện tượng lũ lụt trong mùa lũ, hiện tượng thiếu nước trong mùa khô).

Câu 34. Sông ngòi nước ta có sự phân hóa phức tạp thành 3 miền thủy văn. Căn cứ vào Atlát  Địa lí Việt Nam trang 10, hãy:

1. Xác định ranh giới của 3 miền thủy văn: Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên - Nam Bộ.

2. So sánh sự khác nhau cơ bản của 3 miền thủy văn và nêu ảnh hưởng chủ yếu của nó đến khu vực đồng bằng ở mỗi miền.

Gợi ý trả lời

1. Xác định ranh giới 3 miền thủy văn

- Miền thủy văn Bắc Bộ: nằm ở phía bắc sông Cả.

- Miền thủy văn Trung Bộ: từ Vinh (Nghệ An) vào đến Cam Ranh (Bắc Khánh Hòa).

- Miền thủy văn Nam Bộ bao gồm toàn bộ hệ thống sông thuộc Tây Nguyên, Nam Bộ và duyên hải Trung Bộ từ Khánh Hòa đến Bình Thuận.

2. So sánh sự khác nhau cơ bản của 3 miền thủy văn

* Về đặc điểm hình thái mạng lưới sông

- Sông ngòi Bắc Bộ: 

+ Có nhiều lưu vực lớn, sông dài và hợp lưu của nhiều dòng chảy. Tiêu biểu là hệ thống sông Hồng (chiếm 21,1% diện tích lưu  vực các hệ thống sông).

+ Hướng sông chủ yếu là tây bắc - đông nam. Một số sông nhánh chảy giữa các cánh cung núi quy tụ về đỉnh tam giác châu sông Hồng.

- Sông ngòi Trung Bộ:

+ Sông nhỏ, ngắn, dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ, độc lập.

+ Hướng chủ yếu là tây bắc - đông nam, một số sông có hướng tây - đông .

- Sông ngòi Nam Bộ:

+ Mạng lưới dày đặc, có hai hệ thống sông lớn là hệ thống sông Mê Công (21,4% diện tích lưu vực các hệ thống sông), hệ thống sông Đồng Nai (11,27%).

+ Hướng dòng chảy: nhiều hướng, chủ yếu là hướng tây bắc - đông nam, có nhiều cửa sông đổ ra biển, nhiều sông là phụ lưu của sông Mê Công (sông ở Tây Nguyên).

* Về đặc điểm lượng nước

- Sông ngòi Bắc Bộ: lượng nước phong phú (lưu lượng nước trung bình của sông Hồng tại trạm Hà Nội đạt 2705,75 m3/s), lượng dòng chảy tiếp nhận từ bên ngoài lãnh thổ tương đối nhiều.

Sông ngòi Trung Bộ: phần lớn lưu vực nằm trên lãnh thổ nước ta, lưu lượng nước nhỏ hơn so với sông ngòi Bắc Bộ và Nam Bộ (lưu lượng nước trung bình của sông Đà Rằng tại trạm Củng Sơn chỉ đạt 272,7m3/s, bằng 1/10 sông Hồng).

- Sông ngòi Nam Bộ: lượng nước tiếp nhận từ bên ngoài lãnh thổ rất lớn, đặc biệt là sông Cửu Long (lưu lượng nước trung bình của sông Cửu Long đạt 14891 m3/s gấp 5,5 lần sông Hồng).

* Về đặc điểm chế độ dòng chảy

Sông ngòi Bắc Bộ: chế độ nước thất thường, mùa lũ kéo dài 5 tháng, cao nhất vào tháng 8. Lũ tập trung nhanh và kéo dài do các sông ở đây có hình nan quạt.

- Sông ngòi Trung Bộ: lũ lên rất nhanh và đột ngột, nhất là khi có mưa và bão lớn. Mùa lũ ngắn,  tập trung vào cuối năm, từ tháng 9 đến tháng 12.

- Sông ngòi Nam Bộ: chế độ nước theo mùa nhưng điều hòa hơn sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ. Lũ vào mùa hạ - thu đỉnh lũ vào tháng 9, tháng 10, kiệt vào tháng 3, tháng 4.

Ảnh hưởng đến đồng bằng mỗi miền

Sông ngòi Bắc Bộ do sự hợp lưu của nhiều dòng chảy kết hợp với đặc điểm địa hình nên lũ thường lên nhanh. Vì vậy, diện tích ngập lụt ở đồng bằng Bắc Bộ rất lớn.

- Sông ngòi Trung Bộ ngắn, dốc, diện tích lưu vực nhỏ nên đồng bằng ven biển miền Trung có đất phù sa kém màu mỡ hơn so với 2 đồng bằng phía bắc và phía nam.

- Sông ngòi Nam Bộ chịu tác động mạnh của thủy triều nên đồng bằng Nam Bộ có diện tích ngập mặn lớn.   

 

Câu 35. Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích đặc điểm chế độ nước của 2 hệ thống sông lớn nhất nước ta: sông Cửu Long và sông Hồng.

Gợi ý trả lời

Khái quát chung

Sông Cửu Long và sông Hồng là hai con sông lớn nhất nước ta (chiếm tới 43,31% diện tích lưu vực các hệ thống sông trên lãnh thổ Việt Nam), đều bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ. Thuỷ chế của 2 sông tiêu biểu cho 2 miền thuỷ văn Bắc Bộ và Nam Bộ.

1. Chế độ nước sông Hồng 

Quan sát biểu đồ lưu lượng nước trung bình các tháng trong năm của sông Hồng ta thấy:

- Sông Hồng có lưu lượng nước trung bình năm lớn, đạt 2705,75 m3/s. Nguyên nhân:

+ Sông Hồng có diện tích lưu vực lớn.

+ Phần lớn diện tích lưu vực sông Hồng có lượng mưa lớn.

-  Sự phân mùa của chế độ thuỷ văn:

+ Mùa lũ (xác định dựa vào các tháng có lưu lượng trung bình lớn hơn lưu lượng trung bình năm): từ tháng 6 đến tháng 10 với lưu lượng trung bình đạt 4770 m3/s, tháng đỉnh lũ là tháng 8 (lưu lượng trung bình đạt 6660 m3/s). 

+ Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 với lưu lượng trung bình chỉ đạt 1231,29 m3/s, tháng kiệt nhất là tháng 3 (lưu lượng trung bình chỉ đạt 765 m3/s).

Chênh lệch lượng dòng chảy giữa 2 mùa khá lớn: trung bình lưu lượng nước trong mùa lũ gấp 3,9 lần mùa cạn, tháng lũ lớn nhất gấp 8,7 lần tháng kiệt nhất.

Nguyên nhân là do sông Hồng chịu tác động của chế độ mưa ở lưu vực. Lượng nước cung cấp chính cho sông Hồng là nước mưa và mùa mưa ở lưu vực diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 nên mùa lũ cũng diễn ra vào khoảng thời gian gần tương tự. Mùa cạn của sông diễn ra trùng với thời kì mưa ít ở Bắc Bộ

- Đặc điểm lũ lên nhanh, rút chậm. Nguyên nhân: 

+ Sông Hồng có nhiều phụ lưu lớn, gây lũ lớn, có khả năng gây vỡ đê, đe doạ cả vùng đồng bằng rộng lớn.

+ Sông có dạng nan quạt nên lũ tập trung về dòng chính.

(Lũ của hạ lưu sông Hồng do 3 dòng sông tạo nên: sông Đà 41 - 46%, sông Lô 20 - 34%, sông Thao 15 - 23 %).

+ Hình thái lưu vực sông Hồng dốc nhiều ở thượng nguồn, dốc ít ở hạ nguồn, lũ sông Hồng lên nhanh nhưng xuống chậm. Rừng đầu nguồn lại bị chặt phá hạn chế khả năng giữ nước trong mùa mưa lũ.

+ Khi đổ ra biển chỉ có 3 cửa sông nên khả năng thoát lũ chậm .

2. Chế độ nước sông Cửu Long

Lưu lượng nước sông Cửu Long lớn hơn sông Hồng trung bình đạt 14 891m3/s (gấp 5,5 lần sông Hồng).

Nguyên nhân: do diện tích lưu vực sông Mê Công (phần Việt Nam) lớn hơn diện tích lưu vực sông Hồng .

- Sự phân mùa: tương tự như sông Hồng, thuỷ chế sông Cửu Long cũng khá đơn giản gồm một mùa lũ và một mùa cạn.

Mùa lũ kéo dài 6 tháng (tháng 7 đến tháng 12) với tổng lượng nước là 141790 m3/s chiếm gần 80% lưu lượng cả năm, tháng đỉnh lũ chậm hơn sông Hồng (tháng 10) với lưu lượng nước trung bình đạt 29000m3/s (chiếm 16,2% lượng nước cả năm).

+ Mùa cạn diễn ra từ tháng 1 đến tháng 6 với lưu lượng nước chỉ bằng 20% lưu lượng nước cả năm. Tháng kiệt nhất là tháng 3, lưu lượng nước chỉ đạt 1570 m3/s (chỉ chiếm 0,9% lượng nước cả năm).

+ Sự chênh lệch lượng dòng chảy giữa 2 mùa cao hơn sông Hồng: trung bình lưu lượng nước trong mùa lũ gấp 4 lần, tháng đỉnh lũ cao gấp 18,5 lần tháng kiệt nhất.

Nguyên nhân: sông chảy trong vùng khí hậu gió mùa với một mùa mưa và mùa khô rõ rệt nên chế độ nước sông cũng phân thành mùa lũ và mùa cạn. Thời gian mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô nhưng do mùa khô ở miền Nam sâu sắc hơn miền Bắc nên sự chênh lệch lượng nước giữa 2 mùa cao hơn

- Đặc điểm lũ: lên chậm xuống chậm. Nguyên nhân:

+ Lưu vực sông Mê Công (phần Việt Nam) có dạng hình lông chim, diện tích lớn, độ dốc đồng bằng nhỏ. Đặc biệt là do tác dụng điều hoà nước của hồ Tônlêxap. Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng11, lũ lên chậm và xuống chậm.

+ Khi sông Mê Công đổ ra biển lại chia làm 9 cửa sông khiến cho nước lũ thoát nhanh.

+ Địa hình thấp cộng với hệ thống kênh rạch dày đặc có tác dụng phân lũ nhanh sang các khu vực xung quanh.

Câu 36. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy phân tích đặc điểm hệ thống sông Ba (sông Đà Rằng).

Gợi ý trả lời

- Hệ thống sông Ba là một hệ thống sông khá lớn và chảy hoàn toàn trong lãnh thổ nước ta.

- Tỉ lệ diện tích lưu vực sông Ba chiếm 4,19% tổng diện tích lưu vực các hệ thống sông chảy trên lãnh thổ nước ta .

- Sông bắt nguồn từ sườn núi Kon Ka Kinh (1761m) và Ngọc Rô - phía đông núi Kon Ka Kinh (1549m).

- Hướng chảy: đoạn đầu chảy theo hướng bắc - nam cho đến Ayunpa (cửa phụ lưu sông Ayun) sông chuyển hướng tây bắc - đông nam cho đến Củng Sơn (cửa sông Hinh) sông lại chảy theo hướng tây - đông để đổ ra biển ở cửa Diệt (Tuy Hòa).

- Hệ thống sông Ba khá phát triển với nhiều phụ lưu, trong đó có những phụ lưu quan trọng như sông Ayun, sông Hinh,…

- Sông Ba chảy phần lớn ở phía tây Trường Sơn Nam, chỉ hạ lưu mới chuyển sang sườn đông.

- Độ dốc của sông khá lớn do sông chảy chủ yếu qua vùng địa hình dãy Trường Sơn Nam với sườn dốc chênh vênh.

- Lưu lượng nước trung bình đạt 272,75 m3/s/tháng.

Chế độ nước của sông Ba có sự khác biệt giữa phần thượng và trung lưu với phần hạ lưu do chảy trong hai vùng khí hậu có chế độ mưa khác nhau. Căn cứ vào biểu đồ lưu lượng nước trung bình tại sông Ba (trạm Củng Sơn) thuộc phần hạ lưu có thể thấy chÕ ®é n­íc cña s«ng Ba kh¸ phøc t¹p, mang tÝnh chÊt cña s«ng khu vùc Nam Trung Bé, tøc lµ cã thªm lò tiÓu m·n (vµo th¸ng 6) do nh÷ng c¬n m­a ®Çu mïa h¹ ë phÝa t©y Tr­êng S¬n Nam. Mïa lò chÝnh ng¾n vµ x¶y ra muén (từ tháng 9 đến tháng 12) với lượng nước rÊt lín, ®¹t tíi 2315 m3/s, chiếm 70,7% lượng nước cả năm. Tháng đỉnh lũ là tháng 11, lưu lượng nước trung bình đạt 935m3/s, chiếm 28,6% tổng lượng nước cả năm. Mùa cạn diễn ra từ tháng 1 đến tháng 8 với lượng nước chỉ đạt 958 m3/s, chiếm 29,3% lượng nước cả năm. Tháng kiệt nhất là tháng 4, lưu lượng nước chỉ đạt 45m3/s (chỉ bằng 1,37% cả năm). Điều đó cho thấy mùa khô ở đây rất khắc nghiệt. 

- Đặc điểm lũ: lên nhanh, rút nhanh, đỉnh lũ tương đối cao do sông có nhiều phụ lưu, phần hạ lưu có cửa sông rất rộng.

- Về lượng phù sa cũng giống như các sông khác thuộc khu vực Trung Bộ, sông Ba không nhiều phù sa do độ dốc lòng sông lớn. Mùa cạn hầu hết lòng sông bị cát lấp đầy, khô nước.

Giá trị kinh tế của sông: do chảy trên miền địa hình dốc nên sông có giá trị về thủy điện (nhà máy thủy điện sông Hinh công suất dưới 1000 MW đã được xây dựng). Ngoài ra, sông cũng góp phần bồi đắp nên đồng bằng Tuy Hòa (Phú Yên).

Câu 37. Cho b¶ng sè liÖu sau

Lưu lượng nước trung bình trên sông Thu Bồn và sông Đồng Nai

Tháng

  Sông

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Thu  Bồn

(m3/s)

202

115

75,1

58,2

91,4

120

88,6

69,6

151

519

954

448

Đồng Nai (m3/s)

103

66,2

48,4

59,8

127

417

751

1345

1317

1279

594

239

1. VÏ ®å thÞ thÓ hiÖn sù biÕn thiªn l­u l­îng dßng ch¶y cña s«ng Thu Bån vµ s«ng §ång Nai.

2. So sánh và giải thích đặc điểm thuỷ chế của sông Thu Bồn và sông Đồng Nai.

Gợi ý trả lời

 

 

 

 

 

 

1. Vẽ đồ thị 

 


Đồ thị thể hiện sự biến thiên lưu lượng dòng chảy

của sông Thu Bồn và sông Đồng Nai

2. So sánh và giải thích đặc điểm thuỷ chế của sông Thu Bồn và sông Đồng Nai

- Tổng lượng nước của sông Đồng Nai lớn hơn sông Thu Bồn (lưu lượng nước trung bình năm của sông Thu Bồn là 240m3/s, sông Đồng Nai là 532m3/s).

Nguyên nhân: Sông Đồng Nai có tổng diện tích lưu vực lớn (chiếm 11,27% diện tích lưu vực các hệ thống sông, sông Thu Bồn chỉ có 3,12%), có nhiều phụ lưu và dài hơn.

Chế độ nước cả 2 sông đều phân mùa lũ - cạn rõ rệt do khí hậu phân mùa mưa - khô. Tuy nhiên, sự phân chia mùa lũ và mùa cạn của 2 sông này rất khác nhau.

+ Sông Thu Bồn có mùa lũ chính ngắn và muộn, xảy ra vào thu - đông (từ tháng 10 đến tháng 12) với lưu lượng nước rất lớn 1921m3/s, chiếm 66,4% lưu lượng nước cả năm. Tháng đỉnh lũ là tháng 11, lưu lượng nước bình quân đạt 954 m3/s (chiếm 33% lưu lượng cả năm). Ngoài ra, còn có lũ tiểu mãn xảy ra vào tháng 6, tháng 7. Mùa cạn rất dài từ tháng 1 đến tháng 9, tháng kiệt nhất là tháng 4 với lưu lượng nước bình quân 58,2m3/s chỉ bằng 2% lưu lượng năm.

+ Sông Đồng Nai có lũ vào hạ - thu (tháng 7 đến tháng 11) với lưu lượng nước đạt 5286 m3/s (chiếm 86,6% cả năm), tháng có lượng nước cao nhất (tháng 8) đạt 1345m3/s chiếm 22% cả năm. Mùa cạn kéo dài 7 tháng (12 - 6) với lượng nước chỉ chiếm 13,4% tổng lượng năm và tháng kiệt nhất là tháng 3 chỉ đạt 48,4 m3/s (bằng 0,8% tổng lượng cả năm). 

Nguyên nhân: do lưu vực mỗi sông nằm trong 2 vùng khí hậu có chế độ mưa khác nhau. Sông Thu Bồn thuộc vùng khí hậu Nam Trung Bộ có mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12 với 3 tháng có lượng mưa lớn nhất là các tháng 9, 10, 11 (trạm Đà Nẵng). Sông Đồng Nai có thượng nguồn thuộc vùng khí hậu Tây Nguyên, hạ lưu thuộc vùng khí hậu Nam Bộ đều có mưa vào mùa hạ (tháng 5 đến tháng 10 - trạm Đà Lạt và TP. Hồ Chí Minh).

- Sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn, giữa lưu lượng nước cực đại và cực tiểu của sông Đồng Nai lớn hơn nhiều sông Thu Bồn (6,4 lần so với 1,6 lần; 27 lần so với 16,4 lần).

Nguyên nhân: do sự tương phản giữa mùa mưa và mùa khô của Tây Nguyên và Nam Bộ sâu sắc hơn vùng Nam Trung Bộ.

 

Câu 38. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

1. Phân tích đặc điểm của nhóm đất feralit ở nước ta.

2. Giải thích tại sao lại nói đất feralit là sản phẩm chủ yếu của quá trình hình thành đất ở Việt Nam.

Gợi ý trả lời

1. Đặc điểm của nhóm đất feralit

- Diện tích: chiếm diện tích lớn nhất (kho¶ng 4/5 diÖn tÝch l·nh thæ).

- Phân bố tập trung ở miền núi, trung du.

- Đặc tính:  Đất feralit thường có màu đỏ vàng, chua, nghèo mùn. 

- Các loại đất feralit:

+ Đất feralit trên đá bazan, diện tích khoảng 2 triệu ha, phân bố tập trung thành những khối lớn ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, rải rác ở Bắc Trung Bộ (Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa). Đất có tầng dày, phì nhiêu, địa hình tương đối bằng phẳng nên rất thuận lợi cho việc quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm có quy mô lớn như cà phê, cao su…

+ Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Đất thoát nước tốt nhưng tầng đất mỏng, thích hợp cho việc trồng ngô, đậu tương, thuốc lá và cây ăn quả.

Đất feralit trên các loại đá khác (đá phiến, đá gơ nai và đá mẹ khác) chiếm diện tích lớn nhất, phân bố ở khắp trung du và miền núi nước ta, nhiều nhất ở vùng miền núi phía Bắc. Đất chua, tầng đất không dày, nghèo mùn, thích hợp cho việc trồng rừng và một số cây công nghiệp lâu năm như chè, sơn, trẩu, quế

- Giá trị sử dụng:

+ Thuận lợi: đất feralit thích hợp để trồng rừng, phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, chè…), cây ăn quả và đồng cỏ chăn nuôi gia súc lớn (đặc biệt là trâu, bò).

+ Khó khăn: độ dốc lớn nên dễ bị xói mòn, rửa trôi, làm thuỷ lợi khó khăn.

2. Đất feralit là sản phẩm chủ yếu của quá trình hình thành đất ở Việt nam vì:

Quá trình hình thành đất feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+) làm cho đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng nên đất này gọi là đất feralit đỏ vàng.

- Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit (loại đá chiếm diện tích lớn ở vùng đồi núi Việt Nam). Vì thế, đất feralit là sản phẩm chủ yếu của quá trình hình thành đất ở Việt Nam.

 

Câu 39. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích đặc điểm đất (thổ nhưỡng) ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

Gợi ý trả lời

Đất ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ cũng giống như đất ở các miền tự nhiên khác rất phong phú, phân hóa đa dạng với 3 nhóm đất chính (nhóm đất phù sa, nhóm feralit và nhóm đất khác).

1. Nhóm đất phù sa

- Đất xám trên phù sa cổ chiếm tỉ lệ diện tích nhỏ, phân bố ở phần trung du các tỉnh rìa đồng bằng Bắc Bộ như Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang. Do không còn được bồi đắp hằng năm nữa nên đã trở nên bạc màu thích hợp với việc trồng ngô và cây công nghiệp.

- Đất phù sa sông chiếm diện tích khá lớn, phân bố tập trung ở đồng bằng sông Hồng. Đây là loại đất có thành phần cơ giới chủ yếu từ cát pha đến thịt trung bình. Do hệ thống đê điều nên phần lớn diện tích đất của đồng bằng sông Hồng không được bồi đắp hằng năm, lại được quay vòng sử dụng nhiều nên nhiều nơi có hiện tượng đất bị bạc màu, giảm độ phì nhiêu. Đất ngoài đê được bồi đắp hằng năm nên chủ yếu là đất cát pha, khá màu mỡ.

- Đất phèn chiếm  diện tích nhỏ, phân bố ở phần hạ lưu hệ thống sông Thái Bình.

- Đất mặn chiếm diện tích nhỏ, phân bố dọc duyên hải Quảng Ninh và các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Đất cát chiếm diện tích rất nhỏ, phân bố ở phía nam của đồng bằng sông Hồng.

2. Nhóm đất feralit

- Đất feralit trên đá badan và đá macma, chiếm diện tích nhỏ, phân bố rải rác ở vùng núi Đông Bắc như ở Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng…

- Đất feralit trên đá vôi chiếm diện tích nhỏ, phân bố ở các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng. Đất này được hình thành trên cơ sở phong hoá của đá vôi, giàu mùn, đạm, tơi xốp.

Đất feralit trên các loại đá khác chiếm phần lớn diện tích, phân bố rộng khắp trên nền địa hình đồi, núi của vùng. Đất chua, tầng đất không dày, nghèo mùn, thích hợp cho việc trồng rừng và một số cây công nghiệp lâu năm như chè, sơn, trẩu, quế

3. Các loại đất khác: chiếm diện tích nhỏ, phân bố ở các vùng núi cao là chủ yếu.

 

Câu 40. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

1. Trình bày đặc điểm và sự phân bố các loại đất chính ở vùng đồng bằng nước ta.

2. Nêu phương hướng sử dụng hợp lí đất ở các đồng bằng.

Gợi ý trả lời

1. Các loại đất chính 

Vùng đồng bằng nước ta chiếm gần 1/4 diện tích đất tự nhiên gồm nhiều loại đất khác nhau:

- Nhóm đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất (3,4 triệu ha), phân bố tập trung ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và dải đồng bằng nhỏ hẹp duyên hải miền TrungTuy nhiên, tùy theo lưu vực sông mà thành phần cơ  giới, đặc tính lí hóa, độ phì của đất khác nhau.

Đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng: có thành phần cơ giới chủ yếu từ cát pha đến thịt trung bình. Do có hệ thống đê nên phần lớn diện tích đất của đồng bằng sông Hồng không còn được bồi đắp hằng năm, lại được quay vòng sử dụng nhiều nên nhiều nơi có hiện tượng đất bị bạc màu, giảm độ phì nhiêu. Đất ngoài đê được bồi đắp hằng năm nên chủ yếu là đất cát pha, khá màu mỡ.

+ Đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long: tập trung nhiều ở ven sông Tiền, sông Hậu, có thành phần cơ giới nặng hơn, từ đất thịt đến đất sét. Phần lớn diện tích của đồng bằng được phù sa sông Cửu Long bồi đắp vào mùa lũ.

Đất phù sa ở đồng bằng duyên hải miền Trung được hình thành do tác động của sông - biển, nên có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, đất chua, nghèo mùn và dinh dưỡng.

§ất phèn (chua mặn) có diện tích khá lớn (1,85 triệu ha).

+ Phân bố tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long tại các vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau (tổng diện tích lớn hơn 1,6 triệu ha). Trên đồng bằng Bắc Bộ, đất phèn tập trung ở Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định. 

+ Đặc điểm: đây là loại đất được hình thành ở những vùng đất mặn khó thoát nước có tích tụ xác hữu cơ thực vật. Đất có màu xám đen hoặc xám nâu, thành phần cơ giới nặng, khá đạm và kali nhưng nghèo lân và chua. Tùy theo mức độ phèn mà có thể chia ra đất phèn nhiều, đất phèn trung bình và đất phèn ít. Muốn sử dụng đất phèn vào canh tác phải cải tạo.

- Đất  mặn (970 nghìn ha).

+ Phân bố dọc ven biển từ Bắc vào Nam. Ở đồng bằng Bắc Bộ, diện tích đất mặn tập trung nhiều nhất là vùng ven biển Nam Định, Ninh Bình. Ở đồng bằng sông Cửu Long đất mặn chiếm diện tích khá lớn (75 vạn ha), phân bố thành vành đai ven Biển Đông và vịnh Thái Lan. Ngoài ra còn phân bố rải rác ven biển các tỉnh duyên hải miền Trung

Đặc điểm: đất mặn được hình thành dưới ảnh hưởng của thuỷ triều và nước ngầm mặn đi lên vào mùa khô. Tùy theo độ mặn trong đất chia ra đất mặn ít, mặn trung bình và mặn nhiều... Đất mặn trung bình và ít hiện là đất 2 vụ lúa năng suất cao của các tỉnh ven biển do khi rửa mặn đất phát huy được độ phì tự nhiên của mình.

- Đất cát biển:

+ Phân bố tập trung ven biển Bắc Trung Bộ, rải rác ven biển duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Đặc điểm: có màu xám trắng đến nâu nhạt, thành phần cơ giới từ cát đến cát pha, thoáng khí, ít chua đến trung tính, nghèo dinh dưỡng và nghèo mùn.

- Ngoài ra còn có đất xám trên phù sa cổ phân bố rải rác ở rìa đồng bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ. Do quá trình canh tác, tưới nước lâu ngày đất bị rửa trôi chất màu nên đất bị biến đổi thành đất xám bạc màu.

2. Phương hướng sử dụng hợp lí 

Do bình quân đất nông nghiệp thấp nên phải có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

-  Thâm canh tăng vụ trên cơ sở thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí là hướng quan trọng để mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng.

- Thuỷ lợi được coi là biện pháp hàng đầu đối với tất cả các vùng đồng bằng, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long. 

- Việc phát triển thuỷ lợi phải đi đôi với quy hoạch tổng thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất của các vùng.

- Việc sử dụng tài nguyên đất hợp lí ở các vùng đồng bằng cũng phải đi đôi với việc sử dụng hợp lí đất chuyên dùng và đất thổ cư theo quy hoạch.

 
................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

iDiaLy.com - Tài liệu , videos địa lý miễn phí
- Kênh youtube.idialy.com
- Kênh tiktok.idialy.com
- Nhóm: nhom.idialy.com - group.idialy.com - iDiaLy.HLT.vn
- Trang: trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - DiaLy.HLT.vn
- Webiste/app: idialy.com
Lop4.idialy.com - Lop4.HLT.vn
Lop6.idialy.com - Lop6.HLT.vn
Lop7.idialy.com - Lop7.HLT.vn
Lop8.idialy.com - Lop8.HLT.vn
Lop9.idialy.com - Lop9.HLT.vn
Lop10.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop11.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop12.idialy.com - Lop10.HLT.vn
giaoan.idialy.com - giaoan.HLT.vn
tracnghiem.idialy.com
bieudo.idialy.com
atlat.idialy.com
tinhtoan.idialy.com
sodotuduy.idialy.com
dethi.idialy.com
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí
Học sinh giỏi Học sinh giỏi 12 Lớp 12 Tin tức
Lên đầu trang