HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa Lý - Phần 11 - Khối 12

Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa Lý - Phần 11 - Khối 12

    Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa Lý  
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT

NĂM HỌC 2004 - 2005

BẢNG A

Câu 1.

1) Tính góc tới của tia sáng mặt trời lúc 12 giờ trưa các ngày 21/3 và 23/9 ở những địa điểm dưới đây:

Địa điểm

Vĩ độ

Địa điểm

Vĩ độ

Lũng Cú (Hà Giang)

Lạng Sơn

Hà Nội

23023’B

21050’B

21002’B

Huế

TP. Hồ Chí Minh

Xóm Mũi (Cà Mau)

16026’B

10047’B

8034’B

2) Nêu ý nghĩa của góc tới.

Câu 2.

1) Sử dụng các bản đồ Các miền tự nhiên (Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ) của Atlát Địa lí Việt Nam, vẽ lát cắt địa hình thẳng từ biên giới Việt Nam - Campuchia qua thành phố Buôn Ma Thuột, núi Vọng Phu tới bờ đông bán đảo Hòn Gốm theo tỉ lệ ngang 1 : 2000000, tỉ lệ đứng 1 : 100000.

2) Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam, hãy phân tích đặc điểm tự nhiên dọc theo lát cắt này.

Câu 3.

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy xác định những điểm giống và khác nhau của các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội giữa Đông Nam Bộ với Trung du và miền núi phía Bắc.

Câu 4.

Cho bảng số liệu dưới đây:

 

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) THEO GIÁ THỰC TẾ

PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA 

(Đơn vị tính: tỉ đồng)

Năm

Nông, lâm nghiệp 

và thuỷ sản

Công nghiệp 

và xây dựng

Dịch vụ

1990

1995

1996

1997

2000

2002

16 252

62 219

75 514

80 826

108 356

123 383

9 513

65 820

80 876

100 595

162 220

206 197

16 190

100 853

115 646

132 202

171 070

206 182

(Nguồn: Niên giám thống kê CHXHCN Việt Nam, NXB Thống kê, 2004, trang 49)

1. a) Nêu các dạng biểu đồ có thể vẽ được (chỉ cần nêu các dạng và cách vẽ, không cần vẽ cụ thể) để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo số liệu đã cho.

b) Lựa chọn một dạng biểu đồ thích hợp nhất và giải thích tại sao lại có sự lựa chọn này.

c) Vẽ biểu đồ đã được lựa chọn.

2. Từ biểu đồ đã vẽ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta.

ĐÁP ÁN

Câu 1.

1) Tính góc tới:

a) Công thức tổng quát tính góc tới tại các địa điểm có vĩ độ khác nhau:

h0 = 900 -  

Trong đó, h0: góc tới, : vĩ độ của địa điểm cần tính, : góc nghiêng của tia sáng mặt trời với mặt phẳng xích đạo.

b) Vào các ngày 21/3 và 23/9,  = 0, nên h= 900 - 

c) Góc tới tại các địa điểm vào chính trưa ngày 21/3 và 23/9:

Địa điểm

h0

Địa điểm

h0

Lũng Cú (Hà Giang)

66037’

Huế

73034’

Lạng Sơn

68010’

TP. Hồ Chí Minh

79013’

Hà Nội

68058’

Xóm Mũi (Cà Mau)

81026’

2) Nêu ý nghĩa của góc tới

- Cho biết lượng ánh sáng và lượng nhiệt đem tới mặt đất. Góc tới càng gần vuông, lượng ánh sáng và nhiệt đem tới mặt đất càng lớn.

- Cho biết độ cao của Mặt Trời so với mặt đất.

Câu 2.

1) Vẽ lát cắt địa hình, yêu cầu:

- Vẽ có kĩ thuật và đẹp, phóng đúng tỉ lệ, ghi đủ thang chiều cao (m), thể hiện đủ và đúng các dạng địa hình.

- Ghi một số đối tượng địa lí tiêu biểu trên lát cắt: biên giới Việt Nam - Campuchia, sông Đắk Krông, Tp. Buôn Ma Thuột, cao nguyên Đắk Lắk, núi Vọng Phu, biển, bán đảo Hòn Gốm.

2) Phân tích đặc điểm tự nhiên dọc theo lát cắt:

Vị trí: Lắt cắt có hướng gần trùng Đông - Tây, chiều dài trên 200km, chạy qua lãnh thổ của các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Khánh Hoà, phần lớn chạy trên đất liền, cắt qua vịnh Vân Phong và bán đảo Hòn Gốm.

Địa chất: Có nền địa chất phức tạp. Từ Tây sang Đông có các tầng trầm tích tuổi T2 - J2, phần dưới là đá trầm tích biển, phần giữa là trầm tích lục nguyên, phần trên là các thành tạo lục địa; phun trào maphic tuổi N2 - Q1; các loại đá xâm nhập a xít, trung tính tuổi Pz1 và K - Kz; cuội, cát, sét kết và các thành tạo rời bở tuổi Kz cùng một số đứt gãy địa chất,

Địa hình:

+ Có nhiều dạng địa hình khác nhau: cao nguyên, núi, đồng bằng, vịnh biển, bán đảo,

+ Khác biệt giữa phía đông và phía tây núi Vọng Phu (cao 2051m). Phía tây, địa hình thoải, tương đối bằng phẳng và thấp dần về phía Campuchia, có cao nguyên Đắk Lắk cao trên 500m, Phía đông, địa hình dốc nhanh xuống đồng bằng hẹp ven biển và vịnh Vân Phong.

Đất: đất feralit trên các loại đá khác nhau chiếm diện tích lớn nhất; đất feralit trên đá badan tập trung nhiều ở khu vực Buôn Ma Thuột; đất phù sa ở đồng bằng và đất cát biển ở bán đảo Hòn Gốm. Ngoài ra, còn có đất khác trên núi Vọng Phu và đất xám.

Khí hậu: nhiệt độ trung bình năm trên 200C. Ở vùng núi, nhiệt độ thấp hơn, do độ cao. Biên độ nhiệt giữa hai mùa không lớn. Lượng mưa trung bình năm 1600 - 2000mm, riêng núi Vọng Phu trên 2000mm, đồng bằng ven biển và bán đảo Hòn Gốm từ 1200 đến 1600mm. Phía tây Vọng Phu, mưa nhiều vào các tháng V - X; phía đông Vọng Phu, mưa nhiều vào các tháng IX - XI. Trong năm, có hai loại gió chủ yếu: gió đông bắc vào mùa đông và gió tây nam vào mùa hạ.

Sông ngòi: có sông Đắk Krông, sông Hinh.

Thực, động vật: có rừng rụng lá ở phía tây núi Vọng Phu và rừng thường xanh ở phía đông. Có nhiều loài động vật khác nhau thuộc khu địa lí động vật Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ: voi, hươu, nai, bò tót, cá sấu,

Biển: có vịnh Vân Phong.

Câu 3.

1) Nêu khái quát vị trí địa lí của mỗi vùng

2) Sự giống nhau:

- Cả hai vùng đều giáp biển và các nước láng giềng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế.

- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú:

+ Địa hình, đất đai thích hợp với việc phát triển cây công nghiệp (lâu năm, hàng năm),

+ Nguồn khoáng sản tạo cơ sở cho việc phát triển các ngành công nghiệp khai thác chế biến.

+ Tài nguyên du lịch phong phú tạo điều kiện phát triển du lịch.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ các ngành kinh tế đã được hình thành:

+ Cơ sở hạ tầng (mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, năng lượng…).

+ Các cơ cở công nghiệp, các vùng chuyên canh.

3) Sự khác nhau;

a) Về vị trí địa lí

-  Đông Nam Bộ (ĐNB) có thuận lợi trong giao lưu với Campuchia.

- Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có lợi thế trong việc giao lưu với Trung Quốc và Lào (tuy còn hạn chế).

b) Đông Nam Bộ

- Thế mạnh (so với TD&MNPB)

+ Tài nguyên dầu khí ở thềm lục địa tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai thác và các ngành công nghiệp khác (các mỏ dầu: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng).

+ Địa hình (tương đối bằng phẳng), đất (đất ba dan, đất xám…) thuận lợi cho sự hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.

+ Dân cư đông (có TP. Hồ Chí Minh), nguồn lao động dồi dào, có trình độ cao.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất cả nước, thu hút đầu tư (trong nước, ngoài nước) lớn.

- Hạn chế chủ yếu: thiếu nước trong mùa khô, ô nhiễm môi trường,

c) Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Thế mạnh (so với ĐNB)

+ Tập trung nhiều khoáng sản (kể tên và nơi phân bố), làm cơ sở phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến

+ Nguồn thuỷ năng lớn nhất so với các vùng trong cả nước (37%), tạo điều kiện xây dựng các nhà máy thuỷ điện công suất lớn (Hoà Bình, Thác Bà, Sơn La, Na Hang,).

+ Địa hình, đất feralit, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới, chăn nuôi gia súc.

+ Có nhiều dân tộc (kể tên) với kinh nghiệm và truyền thống sản xuất.

Hạn chế chủ yếu: địa hình núi cao, dân cư thưa, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn.

Câu 4.

1) Lựa chọn và vẽ biểu đồ thích hợp nhất

a) Nêu các dạng có thể vẽ được để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu

- Biểu đồ tròn (xử lí số liệu và vẽ 6 hình tròn).

- Biểu đồ cột chồng (xử lí số liệu và vẽ 6 cột chồng).

- Biểu đồ ô vuông (xử lí số liệu và vẽ 6 ô vuông).

- Biểu đồ miền (xử lí số liệu và vẽ biểu đồ miền).

b) Chọn một dạng thích hợp nhất và giải thích

- Chọn biểu đồ miền

- Giải thích:

+ Các dạng còn lại tuy không sai, nhưng không thấy được cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu một cách trực quan.

+ Dạng biểu đồ miền đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của câu hỏi và rất trực quan.

c) Vẽ biểu đồ miền

- Kết quả xử lí số liệu (%)

Năm

Tổng cộng

Chia ra

Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

Công nghiệp

và xây dựng

Dịch vụ

1990

1995

1996

1997

2000

2002

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

38,7

27,2

27,8

25,8

24,5

23,0

22,7

28,8

29,7

32,1

36,7

38,5

38,6

44,0

42,5

42,1

38,8

38,5

- Vẽ biểu đồ miền, yêu cầu:

+ Vẽ chính xác khoảng cánh năm, chia và ghi đầy đủ % ở trục đứng và năm ở trục ngang, đẹp.

+ Có chú giải và tên biểu đồ.

2) Nhận xét và giải thích

a) Nhận xét:

- Có sự chuyển dịch rất rõ rệt.

- Xu hướng là tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ), giảm tỉ trọng khu vực I (nông - lâm nghiệp - thuỷ sản).

b) Giải thích

- Theo xu thế chung của thế giới.

- Đáp ứng được yêu cầu đổi mới đất nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

 

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT

NĂM HỌC 2004 - 2005

BẢNG B

Câu 1.

1) Tính góc tới của tia sáng mặt trời lúc 12 giờ trưa các ngày 21/3 và 23/9 ở những địa điểm dưới đây:

Địa điểm

Vĩ độ

Địa điểm

Vĩ độ

Lũng Cú (Hà Giang)

Lạng Sơn

Hà Nội

23023’B

21050’B

21002’B

Huế

TP. Hồ Chí Minh

Xóm Mũi (Cà Mau)

16026’B

10047’B

8034’B

2) Nêu ý nghĩa của góc tới.

Câu 2.

Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam, hãy phân tích đặc điểm địa hình, sông ngòi, đất, thực vật và động vật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Câu 3.

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy xác định những điểm giống và khác nhau của các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội giữa Đông Nam Bộ với Trung du và miền núi phía Bắc.

Câu 4.

Cho bảng số liệu dưới đây:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) THEO GIÁ THỰC TẾ

PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA

(Đơn vị tính: tỉ đồng)

Năm

Nông, lâm nghiệp

và thuỷ sản

Công nghiệp

và xây dựng

Dịch vụ

1990

1995

1996

1997

2000

2002

16 252

62 219

75 514

80 826

108 356

123 383

9 513

65 820

80 876

100 595

162 220

206 197

16 190

100 853

115 646

132 202

171 070

206 182

(Nguồn: Niên giám thống kê CHXHCN Việt Nam, NXB Thống kê, 2004, trang 49)

1) Nêu các dạng biểu đồ có thể vẽ được (chỉ cần nêu các dạng và cách vẽ, không cần vẽ cụ thể) để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo số liệu đã cho.

2) Lựa chọn một dạng biểu đồ thích hợp nhất và giải thích tại sao lại có sự lựa chọn này.

3) Vẽ biểu đồ đã được lựa chọn.

ĐÁP ÁN

Câu 1.

1) Tính góc tới:

a) Công thức tổng quát tính góc tới tại các địa điểm có vĩ độ khác nhau:

h0 = 900 -  

Trong đó: h0: góc tới,

   : vĩ độ của địa điểm cần tính

   : góc nghiêng của tia sáng mặt trời với mặt phẳng xích đạo.

b) Vào các ngày 21/3 và 23/9,  = 0, nên h= 900 - 

c) Góc tới tại các địa điểm vào chính trưa ngày 21/3 và 23/9:

Địa điểm

h0

Địa điểm

h0

Lũng Cú (Hà Giang)

66037’

Huế

73034’

Lạng Sơn

68010’

TP. Hồ Chí Minh

79013’

Hà Nội

68058’

Xóm Mũi (Cà Mau)

81026’

 

2) Nêu ý nghĩa của góc tới

- Cho biết lượng ánh sáng và lượng nhiệt đem tới mặt đất. Góc tới càng gần vuông, lượng ánh sáng và nhiệt đem tới mặt đất càng lớn.

- Cho biết độ cao của Mặt Trời so với mặt đất.

Câu 2.

1) Vị trí địa lí của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

- Bắc: giáp cao nguyên Vân Quý (Trung Quốc).

- Tây: giáp Thượng và Trung Lào.

- Đông Bắc: giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Ranh giới là sườn Tây thung lũng sông Hồng và rìa Tây Nam đồng bằng sông Hồng.

- Nam: giáp miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ranh giới là dãy Bạch Mã.

- Đông: giáp Biển Đông.

2) Địa hình

- Có nhiều dạng địa hình khác nhau: núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi, cao nguyên, thung lũng sâu, đồng bằng ven biển, cồn cát, đầm phá và các đảo ven bờ.

- Địa hình cao nhất Việt Nam. Núi đồi chiếm tỉ lệ lớn và phân bố chủ yếu ở phía tây bắc và phía tây. Đồng bằng tỉ lệ nhỏ và phân bố ở duyên hải phía đông.

- Hướng nghiêng địa hình từ tây bắc xuống đông nam (thể hiện trên lát cắt CD).

- Có nhiều dãy núi chạy song song với nhau theo hướng tây bắc - đông nam (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Tam Điệp), các dãy núi chạy dọc theo biên giới Việt - Lào (dãy Pu Đen Đinh, Trường Sơn Bắc,). Phần lớn các dãy núi này đều chạy từ cao nguyên Vân Quý và Thượng Lào. Một số dãy ăn lan ra sát biển như Hoành Sơn, Bạch Mã,

- Có nhiều núi cao trên 2000m (kể tên), phân bố tập trung ở dãy Hoàng Liên Sơn và biên giới Việt - Lào, Việt - Trung. Đỉnh Phanxipăng cao 3143m, được xem là “nóc nhà của Việt Nam”.

- Có các cao nguyên: Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu ở Tây Bắc. Ở Bắc Trung Bộ có khối núi đá vôi Kẻ Bàng rộng lớn, nơi có động Phong Nha là di sản thiên nhiên thế giới.

Xen giữa các dãy núi, có các thung lũng sâu, vách đứng, tạo nên sự hiểm trở của địa hình (thể hiện trên lát cắt CD). Có một số đèo (kể tên) cắt qua một số dãy núi.

- Các đồng bằng đều tập trung ở duyên hải (kể tên). Đồng bằng thấp, tương đối bằng phẳng, có nhiều đồi núi sót, hẹp ngang, bị các dãy núi ăn lan ra biển (Hoành Sơn, Bạch Mã) chia cắt thành các đồng bằng nhỏ hẹp. Diện tích các đồng bằng thu hẹp dần từ Thanh Hoá đến Bình - Trị - Thiên.

- Bờ biển tương đồi bằng phẳng, ít vũng vịnh, có các mũi đất nhô ra, nhiều cửa sông (kể tên) và các cồn cát (điển hình là bờ biển Quảng Bình). Bờ biển Thừa Thiên - Huế có dạng địa hình đầm phá khá độc đáo. Ven bờ có một số đảo nhỏ (kể tên).

3) Sông ngòi

- Mật độ dày đặc, có nhiều sông suối (kể tên các hệ thống sông).

- Hướng chảy chủ yếu: tây bắc - đông nam.

- Phần lớn chiều dài các sông (đặc biệt ở Tây Bắc) nằm ở miền núi cao, hiểm trở, nên có nhiều thác gềnh.

4) Đất

Có nhiều loại đất khác nhau:

a) Miền núi

- Đất feralit trên các loại đá khác nhau chiếm diện tích lớn nhất và phân bố rộng khắp ở vùng đồi núi.

- Đất feralit trên núi đá vôi, chủ yếu ở các cao nguyên Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.

- Rải rác ở Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hoá có đất feralit trên đá ba dan.

- Trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, biên giới Việt - Trung, Việt - Lào có các loại đất khác.

b) Đồng bằng: đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất. Ngoài ra, có đất cát ở ven biển, đất phèn và đất mặn phân bố ở các vùng cửa sông ven biển.

5) Thực vật và động vật

- Phổ biến là rừng thường xanh, trảng cây bụi và trảng cỏ. Độ che phủ rừng ở Bắc Trung Bộ cao hơn Tây Bắc.

- Động vật phong phú, đa dạng.

Câu 3.

1) Nêu khái quát vị trí địa lí của mỗi vùng

2) Sự giống nhau:

- Cả hai vùng đều giáp biển và các nước láng giềng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế.

- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú:

+ Địa hình, đất đai thích hợp với việc phát triển cây công nghiệp (lâu năm, hàng năm),

+ Nguồn khoáng sản tạo cơ sở cho việc phát triển các ngành công nghiệp khai thác chế biến.

+ Tài nguyên du lịch phong phú tạo điều kiện phát triển du lịch.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ các ngành kinh tế đã được hình thành:

+ Cơ sở hạ tầng (mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, năng lượng).

+ Các cơ cở công nghiệp, các vùng chuyên canh.

3) Sự khác nhau:

a) Về vị trí địa lí

- Đông Nam Bộ (ĐNB) có thuận lợi trong giao lưu với Campuchia.

- Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có lợi thế trong việc giao lưu với Trung Quốc và Lào (tuy còn hạn chế).

b) Đông Nam Bộ

- Thế mạnh (so với TD&MNPB)

+ Tài nguyên dầu khí ở thềm lục địa tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai thác và các ngành công nghiệp khác (các mỏ dầu: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng).

+ Địa hình (tương đối bằng phẳng), đất (đất ba dan, đất xám,) thuận lợi cho sự hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.

+ Dân cư đông (có TP. Hồ Chí Minh), nguồn lao động dồi dào, có trình độ cao.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất cả nước, thu hút đầu tư (trong nước, ngoài nước) lớn.

- Hạn chế chủ yếu: thiếu nước trong mùa khô, ô nhiễm môi trường,

c) Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Thế mạnh (so với ĐNB)

+ Tập trung nhiều khoáng sản (kể tên và nơi phân bố), làm cơ sở phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến

+ Nguồn thuỷ năng lớn nhất so với các vùng trong cả nước (37%), tạo điều kiện xây dựng các nhà máy thuỷ điện công suất lớn (Hoà Bình, Thác Bà, Sơn La, Na Hang,).

+ Địa hình, đất feralit, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới, chăn nuôi gia súc.

+ Có nhiều dân tộc (kể tên) với kinh nghiệm và truyền thống sản xuất.

- Hạn chế chủ yếu: địa hình núi cao, dân cư thưa, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn.

Câu 4.

1. Nêu các dạng có thể vẽ được để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu

- Biểu đồ tròn (xử lí số liệu và vẽ 6 hình tròn).

- Biểu đồ cột chồng (xử lí số liệu và vẽ 6 cột chồng.

- Biểu đồ ô vuông (xử lí số liệu và vẽ 6 ô vuông).

- Biểu đồ miền (xử lí số liệu và vẽ biểu đồ miền).

2. Chọn một dạng thích hợp nhất và giải thích

- Chọn biểu đồ miền

- Giải thích:

+ Các dạng còn lại tuy không sai, nhưng không thấy được cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu một cách trực quan.

+ Dạng biểu đồ miền đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của câu hỏi và rất trực quan.

3. Vẽ biểu đồ miền

- Kết quả xử lí số liệu (%)

Năm

Tổng cộng

Chia ra

Nông, lâm nghiệp,

thuỷ sản

Công nghiệp

và xây dựng

Dịch vụ

1990

1995

1996

1997

2000

2002

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

38,7

27,2

27,8

25,8

24,5

23,0

22,7

28,8

29,7

32,1

36,7

38,5

38,6

44,0

42,5

42,1

38,8

38,5

- Vẽ biểu đồ miền, yêu cầu:

+ Vẽ chính xác khoảng cách năm, chia và ghi đầy đủ % ở trục đứng và năm ở trục ngang, đẹp.

+ Có chú giải và tên biểu đồ.

 

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT

NĂM HỌC 2005 - 2006

BẢNG A

Câu 1.

a) Kinh độ địa lí và vĩ độ địa lí là gì?

b) Hãy xác định toạ độ địa lí của thành phố A (trong vùng nội chí tuyến), biết rằng độ cao của Mặt Trời lúc chính trưa ở nơi đó vào ngày 22/6 là 87035’ và giờ của thành phố đó nhanh hơn giờ kinh tuyến gốc (GreenWich) là 7 giờ 03 phút.

Câu 2.

a) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân hoá đa dạng của địa hình đồi núi nước ta.

b) Độ cao đồi núi nước ta đã ảnh hưởng đến sự phân hoá đất như thế nào?

Câu 3.

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh mạng lưới đô thị giữa hai vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.

(Lưu ý: Đối với Atlát Địa lí Việt Nam năm 2004 của NXB Giáo dục, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thuộc trang bản đồ Vùng kinh tế Bắc Bộ, vùng Tây Nguyên thuộc trang bản đồ Vùng kinh tế Nam Trung Bộ).

Câu 4.

 Dựa vào bảng số liệu đã cho, hãy nhận xét về ngành nông nghiệp của nước ta.

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ

PHÂN THEO NGÀNH HOẠT ĐỘNG

(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Tổng số

Chia ra

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ 

nông nghiệp

1990

1993

1995

1996

1999

2000

2003

2004

20.667

53.929

85.508

92.406

128.416

129.141

153.956

172.696

16.394

40.818

66.794

71.989

101.648

101.044

116.066

131.754

3.701

11.553

16.168

17.792

23.733

24.960

34.457

37.344

572

1.558

2.546

2.625

2.995

3.137

3.433

3.598

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội, 2005, trang 139)

ĐÁP ÁN

Câu 1.

a) Kinh độ, vĩ độ địa lí

Kinh độ () là góc nhị diện tạo bởi mặt phẳng kinh tuyến gốc và mặt phẳng kinh tuyến đi qua điểm đó. Có kinh tuyến Đông (Đ) và kinh tuyến Tây (T).

(Hoặc cách khác: Kinh độ là độ dài của cung trên một vĩ tuyến, từ một địa điểm nhất định trên bề mặt Trái Đất đến kinh tuyến gốc. Nếu điểm nào nằm ở phía đông kinh tuyến gốc thì gọi là kinh độ Đông, nếu ở phía tây kinh tuyến gốc thì gọi là kinh độ Tây. Đơn vị tính là độ, phút, giây).

- Vĩ độ () của một điểm là góc tạo bởi phương của đường dây dọi đi qua điểm đó với mặt phẳng Xích đạo. Có vĩ tuyến Bắc (B) và vĩ tuyến Nam (N).

(Hoặc cách khác: Vĩ độ là số đo bằng độ, phút, giây (dọc theo các đường kinh tuyến) từ các địa điểm trên bề mặt Trái Đất đến đường Xích đạo. Nếu điểm nào nằm ở phía bắc Xích đạo thì gọi là vĩ độ Bắc, nếu ở phía nam Xích đạo thì gọi là vĩ độ Nam. Số đo này thực chất là số đo của cung chắn góc ở tâm Trái Đất mà cạnh của góc này là đường nằm từ tâm Trái Đất đi qua địa điểm đo và đường thẳng nằm trong mặt phẳng xích đạo của Trái Đất).

b) Xác định toạ độ địa lí của thành phố A

- Xác định vĩ độ của thành phố A

+ Có vĩ độ Bắc, vì thành phố A vào ngày 22/6 có góc nhập xạ lớn hơn 66033’ (bắc Xích đạo).

A = 23027’ - (900 - h0) = 23027’ - (900 - 87035’) = 21002’B.

- Xác định kinh độ của thành phố A

+ Có kinh độ Đông, vì thành phố A có giờ sớm hơn so với giờ kinh tuyến gốc.

A = 7g03ph 150 = 105045’Đ.

- Toạ độ địa lí của thành phố A (21002’B, 105045’Đ).

Câu 2.

a) Phân tích sự phân hoá đa dạng của địa hình đồi núi

- Đồi núi nước ta chiếm 3/4 diện tích đất nước, phân hoá đa dạng.

* Vùng núi Đông Bắc

- Nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh, là vùng đồi núi thấp.

- Nổi bật với các cánh cung lớn. Từ tây bắc về đông nam có các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Ngoài ra, còn có núi hướng tây bắc - đông nam (TB - ĐN) (dãy Con Voi, Tam Đảo).

- Địa hình cao về phía bắc, thấp dần về phía nam và đông nam, vùng đồi phát triển rộng. Phía bắc có các đỉnh núi cao trên 1500 m (kể tên núi và độ cao) và một số sơn nguyên (kể tên); ở giữa có độ cao khoảng 600m; về phía đông, độ cao giảm xuống còn khoảng 100m.

* Vùng núi Tây Bắc

- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, là núi cao đồ sộ nhất nước ta với những dải núi cao, cao nguyên, khe sâu, địa hình hiểm trở.

- Hướng núi: TB - ĐN (kể tên một số dãy núi).

- Địa hình nghiêng dần từ tây bắc xuống đông nam, có sự phân hoá rõ:

+ Phía bắc là những dãy núi cao (kể tên). Dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, được xem là nóc nhà của Việt Nam, với đỉnh phanxipăng cao 3143m.

+ Phía tây và tây nam là các dãy núi cao kế tiếp nhau (kể tên các dãy núi và đỉnh núi).

+ Ở giữa là các cao nguyên kế tiếp nhau (kể tên).

+ Ngoài ra, còn có những đồng bằng nhỏ nằm giữa vùng núi cao (Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ).

* Vùng núi Trường Sơn Bắc

- Từ phía nam sông Cả tới dãy núi Bạch Mã, là vùng núi thấp, phổ biến là các đỉnh núi có độ cao trung bình không quá 1000m, có một số đèo thấp (kể tên).

- Hướng núi TB - ĐN. Có hai sườn không đối xứng. Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển (kể tên).

* Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam

- Là vùng  núi và cao nguyên rộng lớn, hùng vĩ.

- Trường Sơn Nam gồm các dãy núi chạy theo hướng TB - ĐN, B - N, ĐB - TN so le kế nhau, tạo thành “gờ núi” vòng cung ôm lấy các cao nguyên phía tây. Hai đầu Trường Sơn Nam cao, ở giữa thấp xuống (kể tên một số đỉnh núi và độ cao).

- Có hai sườn không đối xứng. Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển (kể tên) tạo nên các vũng, vịnh; sườn Tây thoải. Có một số đèo thấp (kể tên).

- Các cao nguyên nằm hoàn toàn về phía tây của dãy Trường Sơn Nam, rộng lớn và có tính phân bậc (kể tên các cao nguyên).

* Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ

- Đông Nam Bộ là nơi chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long, có địa hình đồi gò lượn sóng, thấp dần về phía nam và tây nam. Phần tiếp giáp với các cao nguyên có độ cao thay đổi từ 200 - 600m, phía nam có độ cao trung bình từ 20 - 30m.

- Trung du Bắc Bộ là vùng đồi thấp (dưới 200m) mang tính chất chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi.

(Lưu ý: Nếu thí sinh phân tích sự phân hoá đa dạng của địa hình đồi núi không theo các vùng như trên, mà phân tích theo hướng nghiêng, hướng địa hình, độ cao, đặc điểm hình thái,.. thì chỉ cho 50% số điểm tối đa của ý này).

b) Ảnh hưởng của độ cao đồi núi đến sự phân hoá đất

- Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao dưới 500m chiếm khoảng 70%, từ trên 500 - 1000m chiếm khoảng 15%, trên 2000m chỉ chiếm 1%. Do vậy, sự phân hoá đất theo độ cao có sự khác nhau.

- Ở các vùng đồi núi thấp, quá trình feralit diễn ra mạnh, đất feralit chiếm một diện tích lớn (khoảng 65% diện tích đất tự nhiên).

- Từ độ cao 500 - 600m đến 1600 - 1700m, nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng, quá trình feralit yếu đi, quá trình tích luỹ mùn tăng lên, có đất mùn vàng đỏ trên núi (còn gọi là đất mùn feralit).

- Trên 1600 - 1700m, quanh năm thường mây mù lạnh ẩm, quá trình feralit bị chấm dứt hoàn toàn, có đất mùn thô trên núi cao (đất mùn alit trên núi cao).

Câu 3.

a) Giới thiệu khái quát về mỗi vùng

- Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Tây Nguyên

b) Giống nhau

- Đô thị của hai vùng đều có quy mô trung bình và nhỏ.

- Mỗi vùng chỉ có một đô thị quy mô 20 - 50 vạn người (Thái Nguyên và Buôn Ma Thuột).

- Đều có một số chức năng:

+ Hành chính.

+ Công nghiệp.

+ Chức năng khác.

- Mạng lưới thưa, phân bố phân tán.

c) Khác nhau

* Trung du và miền núi Bắc Bộ (so với Tây Nguyên)

- Về quy mô: tuy nhiều hơn về số lượng đô thị, nhưng lại nhỏ hơn về quy mô dân số.

Cụ thể:

+ Có 1 đô thị trên 20 - 50 vạn dân (Thái Nguyên).

+ Có 3 đô thị từ 10 - 20 vạn dân (Việt Trì, Hạ Long, Cẩm Phả).

+ Còn lại, các đô thị khác dưới 10 vạn dân.

- Về phân cấp đô thị: có 3 đô thị loại 2 (Việt Trì, Hạ Long, Thái Nguyên), còn lại là loại 3 - 4.

- Về chức năng: có 4 đô thị với chức năng là trung tâm công nghiệp (Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Cẩm Phả).

- Về phân bố: tập trung dày hơn ở trung du và ven biển. Các vùng còn lại, mật độ đô thị thưa.

* Tây Nguyên (so với Trung du và miền núi Bắc Bộ)

- Về quy mô: số lượng đô thị ít hơn, nhưng lớn hơn về quy mô dân số.

Cụ thể:

+ Có 1 đô thị từ trên 20 - 50 vạn dân (Buôn Ma Thuột).

+ Có 4 đô thị 10 - 20 vạn dân (Kon Tum, PlâyKu, Đà Lạt, Bảo Lộc).

+ Duy nhất chỉ có Gia Nghĩa dưới 10 vạn dân.

- Về phân cấp: có 2 đô thị loại 2 (Buôn Ma Thuột, Đà Lạt), còn lại là loại 3 và 4.

- Chức năng công nghiệp thường hạn chế, chỉ là các điểm công nghiệp, chưa có trung tâm công nghiệp.

- Phân bố tương đối đều hơn theo lãnh thổ.

Câu 4.

a) Nhận xét chung

- Ngành nông nghiệp của nước ta đã có sự phát triển mạnh.

- Có sự chuyển dịch cơ cấu ngành, nhưng chưa mạnh.

b) Tình hình

- Giá trị sản xuất của cả ngành tăng liên tục, năm 1990 (đạt 20.667 tỉ) đến năm 2004 (172.696 tỉ), tăng 8,4 lần.

- Giá trị sản xuất tăng ở cả trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

+ Trồng trọt: từ 16.394 tỉ (năm 1990) lên 131.754 tỉ (năm 2004), tăng 8,4 lần.

+ Chăn nuôi: từ 3.701tỉ (năm 1990) lên 37.344 tỉ (năm 2004), tăng 10,1 lần.

+ Dịch vụ nông nghiệp: từ 572 tỉ (năm 1990) lên 3.598 tỉ (năm 2004), tăng 6,3 lần.

- Về tốc độ tăng trưởng: chăn nuôi tăng nhanh nhất (10,1 lần so với 8 ,4 lần của trồng trrọt và 6,3 lần của dịch vụ).

c) Cơ cấu

- Xử lí và lập bảng số liệu:

 

 

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

PHÂN THEO NGÀNH HOẠT ĐỘNG (%)

Năm

Tổng số

Chia ra

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ 

nông nghiệp

1990

1993

1995

1996

1999

2000

2003

2004

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

79,3

75.7

78,1

77,9

79,2

78,2

75,4

76,3

17,9

21,4

18,9

19,3

18,5

19,3

22,4

21,6

2,8

2,9

3,0

2,8

2,3

2,5

2,2

2,1

- Trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn nhất.

- Có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực.

+ Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt (từ 79,3% năm 1990 xuống 76,3% năm 2004).

+ Tăng tỉ trọng của chăn nuôi (từ 17,9% năm 1990 lên 21,6% năm 2004).

+ Giảm chút ít tỉ trọng của dịch vụ, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi cơ cấu.

- Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp vẫn còn những hạn chế nhất định.

+ Chưa thật sự ổn định (tỉ trọng của trồng trọt hoặc chăn nuôi còn dao động).

+ Vai trò của dịch vụ còn thấp.

 

 

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT

NĂM HỌC 2005 - 2006

BẢNG B

Câu 1.

a) Kinh độ địa lí và vĩ độ địa lí là gì?

b) Hãy xác định toạ độ địa lí của thành phố A (trong vùng nội chí tuyến), biết rằng độ cao của Mặt Trời lúc chính trưa ở nơi đó vào ngày 22/6 là 87035’ và giờ của thành phố đó nhanh hơn giờ kinh tuyến gốc (GreenWich) là 7 giờ 03 phút.

Câu 2.

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân hoá đa dạng của địa hình đồi núi nước ta.

Câu 3.

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất của nước ta và giải thích.

Câu 4.

Dựa vào bảng số liệu đã cho, hãy nhận xét về ngành nông nghiệp của nước ta

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ

PHÂN THEO NGÀNH HOẠT ĐỘNG 

(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Tổng số

Chia ra

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ

nông nghiệp

1990

1993

1995

1996

1999

2000

2003

2004

20.667

53.929

85.508

92.406

128.416

129.141

153.956

172.696

16.394

40.818

66.794

71.989

101.648

101.044

116.066

131.754

3.701

11.553

16.168

17.792

23.733

24.960

34.457

37.344

572

1.558

2.546

2.625

2.995

3.137

3.433

3.598

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội, 2005, trang 139)

ĐÁP ÁN

Câu 1.

a) Kinh độ, vĩ độ địa lí

Kinh độ () là góc nhị diện tạo bởi mặt phẳng kinh tuyến gốc và mặt phẳng kinh tuyến đi qua điểm đó. Có kinh tuyến Đông (Đ) và kinh tuyến Tây (T).

(Hoặc cách khác: Kinh độ là độ dài của cung trên một vĩ tuyến, từ một địa điểm nhất định trên bề mặt Trái Đất đến kinh tuyến gốc. Nếu điểm nào nằm ở phía đông kinh tuyến gốc thì gọi là kinh độ Đông, nếu ở phía tây kinh tuyến gốc thì gọi là kinh độ Tây. Đơn vị tính là độ, phút, giây).

- Vĩ độ () của một điểm là góc tạo bởi phương của đường dây dọi đi qua điểm đó với mặt phẳng Xích đạo. Có vĩ tuyến Bắc (B) và vĩ tuyến Nam (N).

(Hoặc cách khác: Vĩ độ là số đo bằng độ, phút, giây (dọc theo các đường kinh tuyến) từ các địa điểm trên bề mặt Trái Đất đến đường Xích đạo. Nếu điểm nào nằm ở phía bắc Xích đạo thì gọi là vĩ độ Bắc, nếu ở phía nam Xích đạo thì gọi là vĩ độ Nam. Số đo này thực chất là số đo của cung chắn góc ở tâm Trái Đất mà cạnh của góc này là đường nằm từ tâm Trái Đất đi qua địa điểm đo và đường thẳng nằm trong mặt phẳng xích đạo của Trái Đất).

b) Xác định toạ độ địa lí của thành phố A:

- Xác định vĩ độ của thành phố A

+ Có vĩ độ Bắc, vì thành phố A vào ngày 22/6 có góc nhập xạ lớn hơn 66033’ (bắc Xích đạo).

A = 23027’ - (900 - h0) = 23027’ - (900 - 87035’) = 21002’B.

- Xác định kinh độ của thành phố A

+ Có kinh độ Đông, vì thành phố A có giờ sớm hơn so với giờ kinh tuyến gốc.

A = 7g03ph  150 = 105045’Đ.

- Toạ độ địa lí của thành phố A (21002’B, 105045’Đ).

Câu 2.

- Đồi núi nước ta chiếm 3/4 diện tích đất nước, phân hoá đa dạng.

a) Vùng núi Đông Bắc

- Nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh, là vùng đồi núi thấp.

- Nổi bật với các cánh cung lớn. Từ tây bắc về đông nam có các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Ngoài ra, còn có núi hướng tây bắc - đông nam (TB - ĐN) (dãy Con Voi, Tam Đảo).

- Địa hình cao về phía bắc, thấp dần về phía nam và đông nam, vùng đồi phát triển rộng. Phía bắc có các đỉnh núi cao trên 1500 m (kể tên núi và độ cao) và một số sơn nguyên (kể tên). Giữa, có độ cao khoảng 600m; về phía đông, độ cao giảm xuống còn khoảng 100m.

b) Vùng núi Tây Bắc

- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, là núi cao đồ sộ nhất nước ta với những dải núi cao, cao nguyên, khe sâu, địa hình hiểm trở.

- Hướng núi: TB - ĐN (kể tên một số dãy núi).

- Địa hình nghiêng dần từ tây bắc xuống đông nam, có sự phân hoá rõ:

+ Phía bắc là những dãy núi cao (kể tên). Dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, được xem là nóc nhà của Việt Nam, với đỉnh phanxipăng cao 3143m.

+ Phía tây và tây nam là các dãy núi cao kế tiếp nhau (kể tên các dãy núi và đỉnh núi).

+ Ở giữa là các cao nguyên kế tiếp nhau (kể tên).

+ Ngoài ra, còn có những đồng bằng nhỏ nằm giữa vùng núi cao (Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ,...).

c) Vùng núi Trường Sơn Bắc

- Từ phía nam sông Cả tới dãy núi Bạch Mã, là vùng núi thấp, phổ biến là các đỉnh núi có độ cao trung bình không quá 1000m, có một số đèo thấp (kể tên).

- Hướng núi TB - ĐN. Có hai sườn không đối xứng. Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển (kể tên).

d) Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam

- Là vùng  núi và cao nguyên rộng lớn, hùng vĩ.

- Trường Sơn Nam gồm các dãy núi chạy theo hướng TB - ĐN, B - N, ĐB - TN so le kế nhau, tạo thành “gờ núi” vòng cung ôm lấy các cao nguyên phía tây. Hai đầu Trường Sơn Nam cao, ở giữa thấp xuống (kể tên một số đỉnh núi và độ cao).

- Có hai sườn không đối xứng. Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển (kể tên) tạo nên các vũng, vịnh; sườn Tây thoải. Có một số đèo thấp (kể tên).

- Các cao nguyên nằm hoàn toàn về phía tây của dãy Trường Sơn Nam, rộng lớn và có tính phân bậc (kể tên các cao nguyên).

e) Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ

- Đông Nam Bộ là nơi chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long, có địa hình đồi gò lượn sóng, thấp dần về phía nam và tây nam. Phần tiếp giáp với các cao nguyên có độ cao thay đổi từ 200 - 600m, phía nam có độ cao trung bình từ 20 - 30m.

- Trung du Bắc Bộ là vùng đồi thấp (dưới 200m) mang tính chất chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi.

(Lưu ý: Có thể phân tích sự phân hoá đa dạng của địa hình đồi núi không theo các vùng như trên, mà phân tích theo hướng nghiêng, hướng địa hình, độ cao, đặc điểm hình thái).

Câu 3.

a) Phân tích

* Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận

- Mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất.

+ Có hình rẻ quạt, bắt đầu từ Hà Nội.

Từ Hà Nội toả đi các hướng với chuyên môn hoá khác nhau (Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả, Hà Nội - Bắc Giang, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Việt Trì - Phú Thọ, Hà Nội - Hoà Bình, Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá).

- Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp:

+ Hà Nội và Hải Phòng (10 - 50 nghìn tỉ đồng/trung tâm) với cơ cấu ngành đa dạng (kể các ngành của mỗi trung tâm).

+ Các trumg tâm cỡ trung bình (3 - 9,9 tỉ đồng/trung tâm) (Thái Nguyên, Việt Trì, Phúc Yên,) với cơ cấu ngành ít hơn.

+ Các trung tâm còn lại (1 - 2,9 tỉ đồng/trung tâm) (Bắc Ninh, Hà Đông, Hải Dương, Nam Định,..) với ít ngành.

* Đông Nam Bộ

- Hình thành một dải công nghiệp (nêu cụ thể)

- Tam giác công nghiệp mạnh với các trung tâm:

+ TP. Hồ Chí Minh: lớn nhất cả nước, quy mô hơn 50 nghìn tỉ đồng, nhiều ngành nhất (kể tên các ngành).

+ Biên Hoà: quy mô lớn (10 - 50 nghìn tỉ đồng), cơ cấu khá đa dạng (kể tên các ngành).

Vũng Tàu: quy mô lớn (10 - 50 nghìn tỉ đồng), cơ cấu khá đa dạng (kể tên các ngành).

+ Thủ Dầu Một: quy mô nhỏ (3 - 9,9 tỉ đồng).

b) Giải thích

* Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận

- Vị trí địa lí thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có Hà Nội là thủ đô.

- Gần các khu vực tập trung tài nguyên (như khoáng sản) và nằm trong vùng dồi dào nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Dân cư đông, lao động có tay nghề.

- Có lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu.

* Đông Nam Bộ

- Vị trí địa lí thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp với Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Dân cư đông, thị trường rộng lớn, lao động có tay nghề.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đồng bộ và tốt nhất cả nước.

(Lưu ý: Có thể kết hợp giữa phân tích và giải thích).

Câu 4.

a) Nhận xét chung

- Ngành nông nghiệp của nước ta đã có sự phát triển mạnh.

- Có sự chuyển dịch cơ cấu ngành, nhưng chưa mạnh.

b) Tình hình

- Giá trị sản xuất của cả ngành tăng liên tục, năm 1990 (đạt 20.667 tỉ) đến năm 2004 (172.696 tỉ), tăng 8,4 lần.

- Giá trị sản xuất tăng ở cả trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

+ Trồng trọt: từ 16.394 tỉ (năm 1990) lên 131.754 tỉ (năm 2004), tăng 8,4 lần.

+ Chăn nuôi: từ 3.701tỉ (năm 1990) lên 37.344 tỉ (năm 2004), tăng 10,1 lần.

+ Dịch vụ nông nghiệp: từ 572 tỉ (năm 1990) lên 3.598 tỉ (năm 2004), tăng 6,3 lần.

- Về tốc độ tăng trưởng: chăn nuôi tăng nhanh nhất (10,1 lần so với 8 ,4 lần của trồng trrọt và 6,3 lần của dịch vụ).

c) Cơ cấu

- Xử lí và lập bảng số liệu:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

PHÂN THEO NGÀNH HOẠT ĐỘNG 

(Đơn vị: %)

Năm

Tổng số

Chia ra

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ

 nông nghiệp

1990

1993

1995

1996

1999

2000

2003

2004

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

79,3

75.7

78,1

77,9

79,2

78,2

75,4

76,3

17,9

21,4

18,9

19,3

18,5

19,3

22,4

21,6

2,8

2,9

3,0

2,8

2,3

2,5

2,2

2,1

- Trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn nhất.

- Có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực.

+ Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt (từ 79,3% năm 1990 xuống 76,3% năm 2004).

+ Tăng tỉ trọng của chăn nuôi (từ 17,9% năm 1990 lên 21,6% năm 2004).

+ Giảm chút ít tỉ trọng của dịch vụ, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi cơ cấu.

- Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp vẫn còn những hạn chế nhất định.

+ Chưa thật sự ổn định (tỉ trọng của trồng trọt hoặc chăn nuôi còn dao động).

+ Vai trò của dịch vụ còn thấp.

 

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

LỚP 12 THPT NĂM 2007

 

Câu 1. (3 điểm)

a) Khi ở Hà Nội (múi giờ số 7) là 10h ngày 10 tháng 2 năm 2007 thì ở Henxinki (60030’B, 24025’Đ), Tôkiô (35000’B, 140000’Đ), Kitô (0030’N, 78054’T), Buênôt Airet (34040’N, 58024’T) là mấy giờ, ngày nào? 

b) Tính góc nhập xạ ở các thành phố trên vào các ngày 22 tháng 6 và 22 tháng 12. Từ đó rút ra những nhận xét về sự thay đổi của góc nhập xạ trên địa cầu.

Câu 2. (2 điểm)

a) Cho bảng số liệu

TỈ TRỌNG DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ CHÂU LỤC TRONG DÂN SỐ THẾ GIỚI 

(Đơn vị: %)

            Năm

Các châu

1750

1850

1950

2005

Châu Âu

21,5

24,2

13,5

11,4

Châu Mĩ

1,9

5,4

13,7

13,7

Châu Phi

15,1

9,1

12,1

13,8

Toàn thế giới

100,0

100,0

100,0

100,0

a) Trình bày sự thay đổi tỉ trọng dân số của các châu lục trong dân số thế giới ở bảng trên.

b) Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.

Câu 3. (3 điểm)

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy

a) Phân tích những nhân tố chủ yếu gây ra sự phân hóa của khí hậu Việt Nam.

b) Trình bày đặc điểm của sự phân hóa đó.

Câu 4. (3 điểm)

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy

a) Nêu ý nghĩa của lát cắt địa hình từ TP. Hồ Chí Minh đến thành phố Đà Lạt.

b) Trình bày đặc điểm địa hình, thuỷ văn, đất và thực vật dọc theo lát cắt trên. 

Câu 5. (3 điểm)

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở Trung du và miền núi phía Bắc.

Câu 6. (3 điểm)

Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ THUỶ SẢN CỦA NƯỚC TA THEO GIÁ SO SÁNH NĂM 1994

                                                                        (Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Tổng số

Khai thác

Nuôi trồng

1990

8135

5559

2576

1995

13524

9214

4310

2000

21777

13901

7876

2004

34030

15026

19004

a) Nhận xét và giải thích sự phát triển ngành thuỷ sản của nước ta theo bảng số liệu trên.

b) Trong việc phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta, những vấn đề nổi bật cần chú ý hiện nay là gì?

Câu 7. (3 điểm)

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp của vùng Tây Nguyên với vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

 

ĐÁP ÁN

Câu 1. Địa lí tự nhiên đại cương

3

a)

Tính giờ

1.5

- Nêu đúng cách xác định số thứ tự múi giờ các địa điểm.

0.25

- Đưa ra kết quả đúng số thứ tự múi giờ.

0.25

Địa điểm

Múi giờ số

Địa điểm

Múi giờ số

Henxinki

2

Kitô

19

Tôkiô

9

Buênốt Airét

20

- Xác định ngày, giờ của các địa điểm:

+ Henxinki               5h ngày 10 tháng 2 năm 2007

+ Tôkiô                    12h ngày 10 tháng 2 năm 2007

+ Kitô                      22h ngày 9 tháng 2 năm 2007

+ Buênôt Airet         23h ngày 9 tháng 2 năm 2007

1,0

0.25

0.25

0.25

0.25

b)

Tính góc nhập xạ

1,5

- Nêu công thức tính góc nhập xạ cho 2 ngày nói trên:

0.5

Công thức tổng quát: h = 900 – φ ± α

0,25

 

 

 

0,5

 

 

 

0, 5

 

 

 

0,25

Trong đó: h là góc nhập xạ, φ là vĩ độ địa phương, α là góc nghiêng của tia sáng mặt trời so với mặt phẳng xích đạo.

* Thí sinh vận dụng công thức trên vào các trường hợp cụ thể

- Kết quả tính góc nhập xạ ngày 22 tháng 6

Địa điểm

Góc nhập xạ

Địa điểm

Góc nhập xạ

Henxinki

52057’

Kitô

66003’

Tôkiô

78027’

Buênốt Airét

31053’

- Kết quả tính góc nhập xạ ngày 22 tháng 12

Địa điểm

Góc nhập xạ

Địa điểm

Góc nhập xạ

Henxinki

6003’

Kitô

67003’

Tôkiô

31033’

Buênốt Airét

78047’

- Nhận xét: góc nhập xạ thay đổi theo thời gian và không gian (theo mùa, theo vĩ độ).

Câu 2. Địa lí kinh tế - xã hội đại cương

2

a)

Trình bày sự thay đổi tỉ trọng dân số của các châu trong dân số thế giới

1.0

- Tỉ trọng dân số của các châu trong dân số thế giới thay đổi, xu hướng thay đổi khác nhau.

0.25

- Châu Âu: tỉ trọng trong dân số thế giới từ năm 1750 đến năm 1850 tăng, sau đó giảm (dẫn chứng).

0.25

- Châu Mĩ: tỉ trọng trong dân số thế giới từ năm 1750 đến năm 1950 tăng, từ năm 1950 về sau không thay đổi (dẫn chứng).

0.25

- Châu Phi: tỉ trọng trong dân số thế giới từ năm 1750 đến năm 1850 giảm, thời kì sau tăng (dẫn chứng).

0.25

 

b)

Phân tích nguyên nhân 

1,0

- Dân số các châu chịu sự chi phối của các nhân tố với những mức độ khác nhau nên gia tăng với tốc độ khác nhau làm cho tỉ trọng trong dân số thế giới thay đổi.

0.25

- Châu Âu: Thời kì đầu tăng do những thành tựu phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, sau đó giảm do chi phối của lối sống công nghiệp và sự già hóa dân số.

0.25

-  Châu Mĩ: Thời kì đầu gia tăng mạnh do nhập cư và mức sinh cao truyền thống, thời kì sau gia tăng có sự bù trừ giữa 2 bộ phận châu Mĩ (Mĩ La tinh có tỉ lệ tăng cao bù cho Hoa Kì, Canađa có mức tăng thấp) nên mức độ tăng tương đương mức trung bình của thế giới.

0.25

- Châu Phi: Thời kì đầu giảm do trình độ lạc hậu và ảnh hưởng của việc buôn bán nô lệ. Thời kì sau tăng nhanh do tiến bộ kinh tế - xã hội làm giảm mức chết trong khi mức sinh vẫn cao.

0.25

Câu 3. Địa lí tự nhiên Việt Nam (vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên)

3

a)

Các nhân tố gây ra sự phân hóa của khí hậu Việt Nam 

1.0 

- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng bị phân hóa đa dạng, phức tạp theo không gian và thời gian và do tác động của nhiều nhân tố.

0.25

- Vị trí và hình dạng lãnh thổ: lãnh thổ kéo dài, nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á.

0.25

- Sự hoạt động của hoàn lưu gió mùa: chủ yếu gây ra sự phân hóa theo mùa và phân hóa không gian theo chiều Bắc - Nam.

0,25

- Ảnh hưởng của địa hình: gây ra sự phân hóa theo hướng sườn, theo độ cao và phân hóa địa phương.

0.25

b)

Đặc điểm sự phân hóa của khí hậu Việt Nam (sử dụng trang Khí hậu của Atlat Địa lí Việt Nam) 

2,0

- Phân hóa theo không gian

+ Phân hóa Bắc - Nam (sự thay đổi đặc điểm chung của khí hậu hoặc sự thay đổi của các yếu tố khí hậu)

+ Phân hóa theo độ cao địa hình:

·   Trình bày sự thay đổi khí hậu qua các đai cao.

·   Độ cao kết hợp hướng sườn dẫn đến việc hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít của nước ta (dẫn chứng).

 + Phân hóa đông - tây (Nêu sự phân hóa và dẫn chứng).

1.25

0,5

 

0,5

 

 

 

0,25

- Phân hóa theo thời gian: 

 + Sự phân hóa mùa trong chế độ gió (dẫn chứng). 

 + Sự phân hóa mùa trong chế độ nhiệt (dẫn chứng).

 + Sự phân hóa mùa trong chế độ mưa (dẫn chứng).

0.75

0,25

0,25

0,25

Câu 4. Địa lí tự nhiên Việt Nam 

3

a)

Ý nghĩa của lát cắt địa hình từ TP Hồ Chí Minh đến TP Đà Lạt

1,0

- Phản ảnh rõ một hướng phân hóa địa hình quan trọng của miền tự nhiên Nam Trung Bộ và Nam Bộ (hướng tây bắc - đông nam).

0.25

- Là hướng địa hình chính của khu Đông Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ.

0,25

- Thể hiện rõ sự chuyển tiếp từ địa hình đồng bằng qua các vùng đất cao Đông Nam Bộ, tới vùng cao nguyên.

0,25

- Hướng lát cắt đó cũng chính là hướng dốc theo quốc lộ 20, con đường nối TP Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước, với Đà Lạt, thành phố du lịch nổi tiếng.

0,25

b)

Mô tả theo lát cắt 

2,0

- Địa hình:

+ Độ cao tăng dần từ TP Hồ Chí Minh lên Đà Lạt (dẫn chứng phù hợp với thang màu trong bản đồ).

+ Các dạng địa hình chủ yếu (đồng bằng, vùng đất cao, cao nguyên). 

0,5

0,25

 

0,25

- Thuỷ văn:

+ Nêu tên các sông, hồ mà lát cắt chạy qua.

+ Tóm tắt những điểm chính của các đối tượng thuỷ văn đó.

0,5

0,25

0,25

- Đất (Sử dụng bản đồ Đất, thực vật và động vật):

+ Các loại đất.

+ Tóm tắt đặc điểm các loại đất đó.

0,5

0,25

0,25

- Thực vật (sử dụng bản đồ Đất, thực vật và động vật, bản đồ nông nghiệp, bản đồ tự nhiên và kinh tế vùng).

 Nêu tên các loại thực vật phân bố theo lát cắt phù hợp với thực tế (tên các kiểu thực bì tự nhiên hay nhân tạo, các loài cây chính).

0,5

Câu 5. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam 

3

a)

Nhận xét sự phân bố dân cư của Trung du và miền núi phía Bắc (yêu cầu có dẫn chứng - sử dụng số liệu trong bản đồ Dân cư)

2,0

- Mật độ dân số vào loại thấp nhất  so với cả nước.

0.5

- Mật độ mạng lưới đô thị thấp, quy mô đô thị nhỏ.

0.5

- Có sự phân hóa rõ rệt trong phạm vi của vùng:

 + Có sự chênh lệch giữa Tây Bắc và Đông Bắc, trong nội bộ mỗi địa phương.

 + Có sự chênh lệch giữa trung du, duyên hải và vùng còn lại (Trung du, duyên hải mức độ tập trung cao hơn, miền núi cao, biên giới mức độ tập trung thấp hơn).

1.0

0.5

 

0,5

b)

Giải thích 

1,0

0,5

0,25

 

0,25

0,5

0,25

 

0,25

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội:

+ Những khu vực kinh tế phát triển thường là khu vực dân cư tập trung cao.

+ Những khu vực kinh tế chưa phát triển thì ngược lại.

- Nhân tố điều kiện tự nhiên phần nhiều liên quan đến địa hình: 

+ Các khu vực núi cao: điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn, mức độ tập trung dân cư thấp.

+ Các khu vực thấp, điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, mức độ tập trung dân cư cao hơn.

Câu 6. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam

3

a)

Nhận xét và giải thích sự phát triển ngành thuỷ sản nước ta 

2.0

- Nhận xét: 

+ Ngành thuỷ sản nước ta có sự phát triển mạnh: giá trị sản xuất tăng liên tục (năm 2004 so với 1990 tăng 4,2 lần).

+ Giá trị sản xuất ngành khai thác và nuôi trồng đều tăng: Khai thác tăng 2,7 lần, nuôi trồng tăng 7,4 lần.

+ Giá trị sản xuất ngành nuôi trồng tăng nhanh hơn dẫn đến cơ cấu sản xuất của ngành thuỷ sản thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng của lĩnh vực này.

- Giải thích:

+ Ngành thuỷ sản tăng nhanh do có thuận lợi về các nguồn lực và thị trường tiêu thụ được mở rộng.

+ Sự phát triển không đều trong ngành là do việc nuôi trồng có nhiều lợi thế, ít khó khăn hơn (dẫn chứng). 

1,0

0,25

 

0,25

 

0,25

 

 

1,0

0,5

 

0,5

b)

Các vấn đề nổi bật cần quan tâm trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta

1,0

- Về mặt kinh tế:

+ Tổ chức sản xuất: chú ý khâu chế biến, đảm bảo giá thành hợp lí và chất lượng phù hợp các tiêu chuẩn trong nước cũng như quốc tế.

+ Tổ chức tiêu thụ: mở rộng, ổn định thị trường, tránh các rủi ro.

- Môi trường: kết hợp phát triển sản xuất kinh doanh với bảo vệ môi trường.

- Các vấn đề khác (chính sách hỗ trợ sản xuất cho nông dân, chính sách đối ngoại có liên quan…).

0,5

0,25

 

0,25

0,25

 

0,25

 

Câu 7. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam 

3

a)

Sự giống nhau trong cơ cấu công, nông nghiệp của hai vùng (Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ)

1.5

- Cơ cấu ngành thể hiện trình độ phát triển kinh tế còn thấp:

+ Cơ cấu ngành, nhất là cơ cấu công nghiệp còn chưa đa dạng (dẫn chứng). 

+ Chưa cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp cũng như trong nội bộ ngành.

+ Các ngành, lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao chưa nhiều.

0.75

0,25

 

0,25

 

0,25

- Cơ cấu ngành mang đặc điểm của miền núi, cao nguyên:

+ Trong nông nghiệp: đều có các hoạt động sản xuất khai thác thế mạnh của miền núi, cao nguyên như trồng cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày, trồng và tu bổ rừng, chăn nuôi đại gia súc…

+ Trong công nghiệp: sự có mặt của các ngành gắn với thế mạnh của miền núi, cao nguyên như khai thác và chế biến lâm sản, chế biến sản phẩm cây công nghiệp, thuỷ điện…

0.75

0,5

 

 

0,25

 

b)

Sự khác nhau trong cơ cấu công, nông nghiệp của hai vùng (Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ)

1.5

 

0.75

0,25

 

0,5

 

 

 

0.75

0,25

 

 

0,25

 

0,25

 

- Trong nông nghiệp:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có cơ cấu cân đối hơn Tây Nguyên (dẫn chứng). 

+ Hướng chuyên môn hóa khác nhau do sự khác nhau của điều kiện sản xuất. Trung du và miền núi Bắc Bộ thiên về trồng các cây có tính chất cận nhiệt, Tây Nguyên thiên về các cây công nghiệp nhiệt đới (dẫn chứng).

- Trong công nghiệp:

+ Trung du và miền núi phía Bắc có cơ cấu đa dạng hơn, nổi bật là công nghiệp khai thác khoáng sản, nhiệt điện, có những cơ sở thuỷ điện có quy mô lớn nhất nước (dẫn chứng). 

+ Tây Nguyên: cơ cấu công nghiệp đơn điệu hơn với vai trò nổi bật thuộc về khai thác, chế biến gỗ, chế biến sản phẩm cây công nghiệp.

+ Về tổ chức sản xuất: ở Tây Nguyên nổi lên vai trò của các liên kết nông - lâm - công nghiệp.

Tổng số điểm toàn bài          20

 

 

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

LỚP 12 THPT NĂM 2008

Câu 1. (3 điểm)

Hãy xác định tọa độ địa lí của thành phố Oasinhtơn (Hoa Kì) biết rằng:

- Góc nhập xạ ở thành phố này vào ngày 22/6 là 74032’.

- Khi ở Hà Nội (21002’B, 105052’Đ) là 20h11’ ngày 25/01/2008 thì cùng lúc đó ở Oasinhtơn là 8h cùng ngày.

Câu 2. (2 điểm)

Dựa vào sơ đồ:

a) Phân tích tác động của đất đai, khí hậu, tiến bộ khoa học - kĩ thuật và thị trường đến sự phân bố nông nghiệp.

b) Cho một ví dụ cụ thể chứng minh nhân tố kinh tế - xã hội có tác động quyết định đến sự phân bố nông nghiệp.

Câu 3. (3 điểm)

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy

a) So sánh đặc điểm sông ngòi miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

b) Giải thích tại sao thuỷ chế sông Cửu Long khá điều hòa.

Câu 4. (3 điểm)

Dựa vào bảng số liệu sau và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi chế độ nhiệt của nước ta theo hướng Bắc - Nam.

CHẾ ĐỘ NHIỆT Ở MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM NƯỚC TA

Địa điểm

Vĩ độ 

địa lí

Nhiệt độ trung bình năm (0C)

Nhiệt độ trung bình tháng I (0C)

Nhiệt độ trung bình tháng VII (0C)

Biên độ nhiệt trung bình năm (0C)

Biên độ nhiệt tuyệt đối năm (0C)

Tổng nhiệt độ năm (0C)

Lạng Sơn

21051’B

21,2

13,3

27,0

13,7

41,9

7881

Huế

16026’B

25,1

20,0

29,4

9,7

32,5

9161

TP. Hồ Chí Minh

10049’B

27,1

25,8

27,1

3,1

26,2

9818

b) Phân tích tác động của địa hình đối với sự phân hóa đai cao khí hậu nước ta.

Câu 5. (3 điểm)

a) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư nước ta theo lãnh thổ.

b) Tại sao nói sự phân bố dân cư nước ta hiện nay còn bất hợp lí?

Câu 6. (3 điểm)

a) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích thế mạnh tự nhiên đối với sự phát triển công nghiệp điện lực nước ta.

b) Tại sao trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp năng lượng nước ta, khai thác dầu khí có tỉ trọng ngày càng cao.

 

Câu 7. (3 điểm)

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.

b) Tại sao trong việc khai thác nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ, vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu?

ĐÁP ÁN

Câu 1. Xác định tọa độ địa lí của thành phố Oasinhtơn

3

 

a)

Xác định vĩ độ của thành phố Oasinhtơn

- Vì Oasinhtơn nằm ở ngoại chí tuyến Bắc bán cầu, nên công thức tính vĩ độ là 

φ = (900 – h) + α

- Thay số liệu vào, có : φ = (900 – 74032’) + 23027’ = 38055’B.

1,25

 

b)

Xác định vĩ độ của thành phố Oasinhtơn

- Dựa vào sự chênh lệch giờ địa phương của hai địa điểm và kinh độ của Hà Nội, tính đường kinh độ của Oasinhtơn là: - 76053’.

- Vì Hoa Kì nằm ở Tây bán cầu (hoặc có giờ chậm hơn Hà Nội và kinh độ có giá trị âm), nên Oasinhtơn có kinh độ Tây: 76053’T.

1,5

c)

Tọa độ địa lí của Oasinhtơn là      38055’B

                                                       76053’T

0,25

 

* Nếu chưa đạt điểm tối đa, nhưng thí sinh vẽ hình để tính vĩ độ đúng, được thưởng 0,25.

* Nếu có cách tính khác đúng, vẫn cho điểm tối đa.

Câu 2. Phân tích tác động của đất đai, khí hậu,… đến sự phân bố nông nghiệp

2

 

a)

Phân tích tác động của đất đai, khí hậu, tiến bộ khoa học - kĩ thuật và thị trường đến sự phân bố nông nghiệp

1.5

 

- Đất đai: Quỹ đất, tính chất và độ phì của đất tác động trực tiếp đến phân bố cây trồng, vật nuôi; đồng thời thông qua tác động đến quy mô, cơ cấu, năng suất ảnh hưởng đến sự phân bố nông nghiệp (phân tích).

0.25

 

- Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp đến phân bố nông nghiệp (dẫn chứng); đồng thời thông qua tác động đến việc xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng tới phân bố nông nghiệp (phân tích).

0.25

 

- Tiến bộ khoa học - kĩ thuật: tác động đến sự phân bố nông nghiệp thông qua việc:

   + Hạn chế được những ảnh hưởng của tự nhiên.

   + Chủ động hơn trong hoạt động nông nghiệp, mở rộng khả năng phân bố của sản xuất nông nghiệp (phân tích dẫn chứng).

0,25

 

- Thị trường: tác động mạnh mẽ đến phân bố sản xuất nông nghiệp (thông qua giá cả nông sản, quy mô tiêu thụ…) (dẫn chứng). 

0,5

b)

Cho một ví dụ cụ thể chứng minh nhân tố kinh tế - xã hội có tác động quyết định đến sự phân bố nông nghiệp (có thể lấy ví dụ ở trên thế giới hoặc Việt Nam để chứng minh). 

0.5

 

Câu 3. So sánh đặc điểm sông ngòi miền….

3

 

a)

So sánh đặc điểm của sông ngòi miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

2.5 

 

- Nêu những điểm tương tự nhau về:

   + Mạng lưới sông ngòi (dày đặc).

   + Tổng lượng nước, hàm lượng phù sa (lớn).

   + Hướng của sông ngòi (tây bắc - đông nam và vòng cung).

   + Thuỷ chế (theo mùa mưa và mùa khô của khí hậu).

1.5

 

- Nêu những đặc điểm khác nhau chủ yếu về:

   + Đặc điểm lưu vực (diện tích, hình dạng và độ dốc).

   + Hướng phổ biến của sông.

   + Mùa lũ (các sông ở Bắc Trung Bộ có mùa lũ đến muộn hơn, dẫn chứng). 

1,0

* Nếu thí sinh chưa đạt điểm tối đa, phân tích thêm giá trị kinh tế của sông ngòi hai miền, được thưởng 0,25 điểm.

0.75

 

b)

Giải thích tại sao thuỷ chế sông Cửu Long điều hòa

- Do đặc điểm của lưu vực và trắc diện (dòng sông dài, có dạng lông chim, lưu vực lớn, độ dốc bình quân nhỏ).  

- Do tác dụng điều tiết của hồ Tônlêxap (Cam-pu-chia).

0,5

Câu 4. Địa lí tự nhiên Việt Nam 

3

 

a)

Nhận xét và giải thích sự thay đổi chế độ nhiệt của nước ta theo hướng Bắc - Nam

2.5

 

- Nhận xét

   + Nhiệt độ trung bình năm và tổng nhiệt độ tăng dần theo hướng Bắc - Nam (dẫn chứng). 

   + Biên độ nhiệt năm càng vào Nam càng giảm (dẫn chứng). 

   + Sự chênh lệch nhiệt theo hướng Bắc - Nam khác nhau theo mùa (dẫn chứng sự chênh lệch nhiệt theo hướng Bắc - Nam về mùa đông và mùa hạ).

1,5

 

- Giải thích

   + Do gió mùa Đông Bắc (nguyên nhân chủ yếu, phân tích).

   + Do vị trí về phía bắc, càng xa Xích đạo (phân tích).

1,0

b)

Phân tích tác động của địa hình đối với sự phân hóa đai cao khí hậu nước ta 

0.5

 

- Độ cao địa hình đồi núi đã hình thành nên 3 đai khí hậu:

   + Đai nhiệt đới gió mùa chân núi (độ cao trung bình dưới 600 - 700m, riêng ở miền Nam lên đến 900 - 1000m).

   + Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (từ độ cao 600 - 700m lên đến 2600m).

   + Đai ôn đới gió mùa trên núi (từ 2600m trở lên).

0,25

 

- Địa hình đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích phần đất liền, trong đó chiếm ưu thế là đồi núi thấp, nên đai nhiệt đới gió mùa chân núi phổ biến ở nước ta.

0,25

Câu 5. Phân tích sự phân bố dân cư…

3

 

a)

Phân tích sự phân bố dân cư nước ta theo lãnh thổ

2,5

 

- Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006), nhưng phân bố không đều giữa các vùng.

0,25

 

- Phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng và trung du, miền núi (dẫn chứng).

0.5

 

- Ngay trong nội bộ các vùng (đồng bằng; trung du, miền núi) cũng có sự chênh lệch khá lớn (dẫn chứng).

0,5

 

- Phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn (dẫn chứng). 

0,5

 

- Nguyên nhân: lịch sử định cư, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mức độ màu mỡ của đất đai, sự phong phú của nguồn nước… (phân tích).

0,75

 

b)

Tại sao nói sự phân bố dân cư của nước ta hiện nay còn bất hợp lí?

- Sự phân bố dân cư không đều ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường.

- Một số nơi giàu tài nguyên, nhưng dân cư thưa thớt, thiếu lao động. Ngược lại, ở một số nơi khác, diện tích đất có hạn lại tập trung số lượng người rất đông, mật độ dân số cao, gây khó khăn cho giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội (dẫn chứng) 

0.5

Câu 6. Phân tích thế mạnh tự nhiên…

3

 

a)

Phân tích thế mạnh tự nhiên đối với sự phát triển công nghiệp điện lực nước ta 

2.0

 

- Việc sản xuất điện của nước ta hiện nay chủ yếu dựa trên cơ sở các tài nguyên (than, dầu khí và nguồn thuỷ năng).

   + Than (trữ lượng, phân bố, đặc tính thuận lợi cho công nghiệp nhiệt điện).

   + Dầu khí (trữ lượng, phân bố).

   + Nguồn thuỷ năng (trữ lượng, phân bố).

1,5

 

- Các nguồn năng lượng khác (sức gió, sức nước, năng lượng mặt trời…) ở nước ta rất dồi dào, cho phép đa dạng hóa ngành điện lực.

0.5

 

b)

Tại sao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành công nghiệp năng lượng nước ta, khai thác dầu khí có tỉ trọng ngày càng cao?

- Sản lượng dầu khí ngày càng tăng (dẫn chứng). 

- Dầu thô khai thác chủ yếu để xuất khẩu, trong khi giá dầu mỏ thế giới tăng.

1,0

Câu 7. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam 

3

 

a)

Chứng minh Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước

2.5

 

- Đứng đầu về quy mô diện tích và sản lượng:

   + Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích đã sử dụng cao nhất (dẫn chứng). Diện tích trồng một số cây công nghiệp lớn nhất (dẫn chứng số liệu về diện tích cây cao su và một số loại cây khác).

   + Sản lượng một số cây công nghiệp (dẫn chứng số liệu về sản lượng cao su và một số loại cây khác).

1,0

 

- Đứng đầu về mức độ tập trung hóa đất đai cho cây công nghiệp.

   + Tập trung đất trồng cây công nghiệp lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước do địa hình tương đối bằng phẳng, đất thuận lợi cho cây trồng. (dẫn chứng). 

   + Tập trung nhất ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh.

0,5

 

 

- Đứng đầu về trình độ thâm canh, về tổ chức quản lí và về cơ sở vật chất - kĩ thuật.

   + Trình độ thâm canh, tổ chức quản lí (dẫn chứng). 

   + Cơ sở vật chất - kĩ thuật (cơ sở trồng, chế biến,…).

0,5

 

- Đứng đầu về hiệu quả (kinh tế - xã hội).

   + Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu chủ lực (dẫn chứng). 

   + Giải quyết việc làm, phân bố lại dân cư và lao động.

0,5

b)

Tại sao trong việc khai thác nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ, vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu?

- Đông Nam Bộ có một mùa khô sâu sắc và kéo dài, nhiều vùng sản xuất nông nghiệp thiếu nước nghiêm trọng.

- Việc giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn trong mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp làm cho diện tích đất trồng trọt tăng lên, hệ số sử dụng đất trồng cây hàng năm cũng tăng, làm tăng khả năng bảo đảm lương thực, thực phẩm của vùng.

0.5

Tổng số điểm toàn bài          20

 

 

 

 

 

 

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

LỚP 12 THPT NĂM 2009

Câu 1. (3 điểm)

a) Phân biệt lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái Đất. Trong hai lớp vỏ đó, lớp vỏ nào xuất hiện sau? Tại sao?

b) Tại sao trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau? Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật.

Câu 2. (2 điểm)

a) Cho bảng số liệu

 

TỈ SUẤT SINH THÔ THỜI KÌ 1950 - 2005

(Đơn vị: ‰)

Giai đoạn

Nhóm nước

1950 - 1955

1975 - 1980

1985 - 1990

1995 - 2000

2004 - 2005

Phát triển

23

17

15

12

11

Đang phát triển

42

36

31

26

24

Hãy phân tích các yếu tố tác động đến tỉ suất sinh thô.

b) Tỉ suất tử thô của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển có sự khác nhau như thế nào? Tại sao có sự khác nhau đó?

Câu 3. (3 điểm)

a) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ mưa ở nước ta.

b) Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?

Câu 4. (3 điểm)

a) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.

b) Tại sao nói trong các thành phần tự nhiên, địa hình đóng vai trò chủ yếu nhất đối với sự phân hoá thiên nhiên nước ta? 

Câu 5. (3 điểm)

a) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở Đồng bằng sông Hồng.

b) Tại sao cơ cấu dân số theo độ tuổi có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?

Câu 6. (3 điểm)

a) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.

b) Tại sao ở nước ta, cần phải chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp?

Câu 7. (3 điểm)

a) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều khả năng để phát triển công nghiệp.

b) Tại sao ở nước ta, vấn đề quan trọng hàng đầu đối với vùng kinh tế là chuyên môn hoá sản xuất?

ĐÁP ÁN

Câu 1. Địa lí tự nhiên đại cương

a)

Lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái Đất

1.5

- Vỏ Trái Đất 

+ Là lớp vỏ cứng của Trái Đất, được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (kể tên).

+ Độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa).

0.5

- Vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan)

+ Là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.

+ Chiều dày khoảng  30 - 35 km (nêu giới hạn).

0.5

- Vỏ địa lí xuất hiện sau.

0.25

0.25

- Nguyên nhân :

+ Vỏ địa lí ra đời do sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các lớp vỏ thành phần.

+ Các vỏ thành phần (trừ thạch quyển) xuất hiện sau khi đã có vỏ Trái Đất. 

b)

Đất. Mối quan hệ giữa đất và sinh vật

1,5

- Trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau, vì:

+ Bất kì loại đất nào cũng chịu tác động đồng thời của các nhân tố (đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người).

+ Tác động của mỗi nhân tố và mối quan hệ giữa chúng khác nhau trong việc hình thành mỗi loại đất.

0.5

- Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật

1.0

+ Đất tác động đến sinh vật : các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật (dẫn chứng).

+ Sinh vật tác động đến đất : sinh vật có tác động chủ đạo trong việc hình thành đất (nêu vai trò của thực vật, vi sinh vật, động vật đối với sự hình hành đất).

Câu 2. Địa lí kinh tế - xã hội đại cương

2 đ

a)

Các yếu tố tác động đến tỉ suất sinh thô

1.5

- Yếu tố tự nhiên sinh học: mức sinh thô phụ thuộc tỉ lệ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nơi nào có tỉ lệ người (đặc biệt là phụ nữ) trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ càng cao, tỉ lệ sinh thô có thể càng cao và ngược lại.

0.25

- Tập quán và tâm lí xã hội (phân tích).

0.5

- Phát triển kinh tế - xã hội (phân tích).

0.25

- Chính sách dân số (phân tích).

0.25

 

- Các yếu tố khác (nêu và phân tích).

0.25

b)

Tỉ suất tử thô 

0.50

- Nhóm nước phát triển có tỉ suất tử thô cao hơn nhóm nước đang phát triển.

0.25

- Giải thích : nhóm nước phát triển có dân số già, nên tỉ suất tử thô cao (mặc dù điều kiện sống rất tốt) ; nhóm nước đang phát triển có dân số trẻ nên tỉ suất tử thô thấp.

0.25

Câu 3. Địa lí tự nhiên Việt Nam (vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên)

3 đ

a)

Chế độ mưa 

2.0 

- Lượng mưa lớn (dẫn chứng). Phân tích các nguyên nhân gây mưa (hoạt động của gió mùa và đường hội tụ nhiệt đới,...).

0.5

- Lượng mưa phân hoá theo không gian. 

+ Những nơi mưa nhiều (kể tên và giải thích).

+ Những nơi mưa ít (kể tên và giải thích).

0.75

- Lượng mưa phân bố theo thời gian.

+ Trong năm có hai mùa : mùa mưa (chiếm 85% lượng mưa) và mùa khô. Nguyên nhân do tác động của gió mùa (phân tích).

+ Sự lệch pha về thời gian mùa mưa ở miền Trung. Nguyên nhân do ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam đầu mùa hạ và ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

0.75

b)

Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương 

1.0

- Khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương xâm nhập trực tiếp vào nước ta (thời gian, đặc điểm của khối khí, hướng di chuyển). 

0.25

- Tác động :

+ Gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. 

+ Gây hiện tượng phơn khô, nóng cho vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc,...

+ Làm cho mùa mưa ở duyên hải Trung Bộ đến muộn hơn.

0.75

Câu 4. Địa lí tự nhiên Việt Nam (phân hoá tự nhiên)

3 đ

a)

Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam

2.5

- Giới thiệu khái quát

+ Vùng núi Trường Sơn Bắc: từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.

+ Vùng núi Trường Sơn Nam: từ Bạch Mã đến khối núi cực Nam Trung Bộ.

0.25

- Nhận xét sự khác nhau

1.75

+ Về hướng: Trường Sơn Bắc có hướng tây bắc - đông nam. Trường Sơn Nam có hướng vòng cung, quay lưng về phía đông.

+ Về cấu trúc: Trường Sơn Bắc gồm các dãy núi song song và so le. Trường Sơn Nam gồm các khối núi và cao nguyên (dẫn chứng).

+ Về độ cao: 

·      Trường Sơn Bắc thấp  hơn Trường Sơn Nam (dẫn chứng).

·      Trường Sơn Nam có những đỉnh núi cao trên 2000m (dẫn chứng), đặc biệt khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ.

+ Về hình thái

·      Trường Sơn Bắc: hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu (phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An, phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên Huế), thấp trũng ở giữa (vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị).

·      Trường Sơn Nam: có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây: sườn đông dốc; phía tây là bề mặt các cao nguyên badan Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng, có các độ cao 500 - 800 - 1000 m và các bán bình nguyên xen đồi.

 

- Giải thích

0,5

+ Vùng núi Trường Sơn Bắc: hướng núi chịu sự chi phối của địa máng Đông Dương; được nâng yếu trong vận động Tân kiến tạo, nên chủ yếu là núi thấp. 

+ Vùng núi Trường Sơn Nam chịu ảnh hưởng của khối nền cổ Đông Dương, bao gồm cả địa khối Kon Tum. Trong vận động Tân kiến tạo được nâng khá mạnh, nên khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ thuộc núi cao trung bình. Về phía tây và tây nam, hoạt động phun trào badan tạo nên các cao nguyên xếp tầng có độ cao thấp hơn.

b)

Vai trò của địa hình 

0.5

- Đối với phân hoá các thành phần tự nhiên: địa hình là bề mặt làm phân hoá các thành phần tự nhiên khác, biểu hiện trước hết ở sự phân phối lại tương quan nhiệt ẩm, từ đó tác động đến mạng lưới dòng chảy sông ngòi, ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất và lớp phủ thực vật.

 

- Đối với thiên nhiên: sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta thể hiện trước hết ở địa hình. 

+ Phân hoá theo Bắc - Nam: dãy Bạch Mã trong sự kết hợp với gió mùa Đông Bắc được xem là một trong hai nguyên nhân gây ra sự phân hoá.

+ Phân hoá theo Đông - Tây: các đại địa hình (vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi) được xem là cơ sở cho sự phân hoá.

+ Phân hoá theo độ cao: độ cao địa hình là nguyên nhân chủ yếu gây ra.

 

Câu 5. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (dân cư, xã hội)

a)

Phân bố dân cư ở Đồng bằng sông Hồng

2,5

- Khái quát chung về Đồng bằng sông Hồng.

0.25

- Mật độ dân số cao nhất nước ta 

+ Trung bình trên 1000 người/km², các tỉnh đều có mật độ dân số cao (dẫn chứng). 

+ Do vùng có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,...), có lịch sử khai thác lâu đời, có nền nông nghiệp lúa nước phát triển từ rất sớm, có sự phát triển kinh tế khá mạnh so với các vùng khác trong cả nước...

0.75

- Phân bố dân cư không đều 

+ Trong toàn vùng 

·        Dân cư tập trung đông ở trung tâm đồng bằng với mật độ 1001 - 2000 người/km2 (dẫn chứng), mật độ thấp hơn (501 - 1000 người/km2) ở vùng rìa đồng bằng phía bắc, đông bắc và tây nam (dẫn chứng). 

·        Do khác nhau về các điều kiện sản xuất và cư trú, về mức độ đô thị hoá.

1.0

+ Giữa đô thị và nông thôn

·        Đa số dân cư sống ở nông thôn (dẫn chứng). Tỉ lệ thị dân thấp hơn tỉ lệ chung của cả nước.

·        Do các nguyên nhân kinh tế (nông nghiệp là hoạt động truyền thống, vẫn đảm bảo cuộc sống cho phần lớn dân cư), các nguyên nhân về dân số (mức sinh của nông thôn cao hơn đô thị), một số nguyên nhân khác. 

0.5

b)

Cơ cấu dân số theo độ tuổi 

0.5

- Cơ cấu dân số theo độ tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của nước ta.

- Cơ cấu dân số theo độ tuổi cho biết nước ta có dân số trẻ hay dân số già.

Câu 6. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (các ngành kinh tế)

a)

Sự phân bố trâu, bò, lợn 

2.5

- Có mặt ở khắp các vùng trong nước (dẫn chứng). 

- Nguyên nhân:

+ Trâu, bò, lợn là những vật nuôi phổ biến ở các vùng nước ta từ lâu đời. Hầu hết các địa phương đều có điều kiện để chăn nuôi.

+ Chăn nuôi chủ yếu vẫn mang tính chất sản xuất nhỏ theo gia đình, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và tập quán truyền thống.

0.25

0.5

- Mức độ tập trung theo lãnh thổ khác nhau

+ Trâu 

·        Được nuôi nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ; ít ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. (dẫn chứng). 

·        Nguyên nhân: trâu được nuôi để lấy thịt, sức kéo,... Trâu ưa ẩm, chịu rét được, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng ở các tỉnh phía Bắc.

 

0.75

+ Bò 

·        Được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; ít ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (dẫn chứng). Riêng ở ven Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có chăn nuôi bò sữa.

·        Nguyên nhân: bò được nuôi để lấy thịt, sữa là chủ yếu. Bò thích hợp với nơi ấm, khô, giàu thức ăn.

0.5

+ Lợn 

·        Được nuôi nhiều ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ (dẫn chứng).

·        Nguyên nhân: lợn được nuôi để lấy thịt, mỡ, tận dụng phân để bón ruộng,... ; nuôi nhiều ở vùng đảm bảo nguồn thức ăn và có nhu cầu lớn.

0.5

 

b)

Chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp

0,5

- Các yếu tố cấu thành nên cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp luôn thay đổi về số lượng và tương quan tỉ lệ, phù hợp với trình độ phát triển sức sản xuất và nhu cầu của xã hội.

- Nông nghiệp đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, hội nhập kinh tế toàn cầu.

 

Câu 7. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (các vùng kinh tế)

a)

Khả năng phát triển công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ 

2.5

- Thuận lợi về vị trí địa lí (nêu vị trí địa lí của vùng và đánh giá thế mạnh về vị trí địa lí để phát triển công nghiệp).

0.25

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng:

+ Khoáng sản: tập trung nhiều loại khoáng sản (dẫn chứng), các loại có giá trị kinh tế, trữ lượng lớn (dẫn chứng) làm cơ sở thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

+ Trữ năng thuỷ điện khá lớn (dẫn chứng). Nguồn thuỷ năng lớn này đã và đang được khai thác (dẫn chứng).

0.75

 

+ Các tài nguyên khác (dẫn chứng và nêu giá trị đối với phát triển công nghiệp).

0.25

 

- Bước đầu đã xây dựng được một số cơ sở công nghiệp quan trọng:

+ Các cơ sở công nghiệp khai khoáng (dẫn chứng). 

+ Các nhà máy thuỷ điện hàng đầu của Việt Nam (dẫn chứng).

+ Các trung tâm công nghiệp (dẫn chứng).

0.75

- Cơ sở hạ tầng ngày càng được quan tâm phát triển (dẫn chứng). 

0.25

 

- Lực lượng lao động ngày càng dồi dào, chất lượng ngày càng được nâng cao. Chính sách phát triển vùng của Nhà nước.

0.25

b)

Chuyên môn hoá sản xuất của vùng kinh tế

0.5

- Phát huy thế mạnh của vùng, đạt được hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường.

- Làm cho vùng gắn bó với các vùng khác, tạo ra sự thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế đất nước.

Tổng số điểm toàn bài          20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

LỚP 12 THPT NĂM 2010

Câu 1. (3,0 điểm)

a) Phân tích mối quan hệ về phân bố của các vòng đai nhiệt và các đai khí áp trên Trái Đất. Tại sao nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất không giảm liên tục từ Xích đạo về hai cực?

b) Giải thích tại sao nhiệt độ trung bình của bán cầu Bắc vào thời kì Trái Đất ở xa Mặt Trời cao hơn thời kì Trái Đất ở gần Mặt Trời.

Câu 2. (2,0 điểm)

a) Phân tích vai trò của hoạt động xuất, nhập khẩu trong sự phân công lao động theo lãnh thổ.

b) Theo khái niệm về các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất công nghiệp, có thể coi tỉnh Quảng Ninh là trung tâm công nghiệp than được không? Tại sao?

Câu 3. (3,0 điểm)

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích nguyên nhân tạo nên sự phân bậc và các hướng chính của địa hình đồi núi Việt Nam.

b) Tại sao nói địa hình đồi núi nước ta có ảnh hưởng quan trọng đến tính đa dạng của sinh vật?

Câu 4. (3,0 điểm)

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh chế độ mưa của duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên và giải thích. 

b) Tại sao tháng mưa cực đại ở Hà Nội sớm hơn ở Huế? 

Câu 5. (3,0 điểm)

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về mạng lưới đô thị ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

b) Tại sao cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc ít người?

Câu 6. (3,0 điểm)

a) Cho bảng: 

GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: triệu đô la Mĩ)

Năm

1995

1997

1999

2001

2003

2005

2007

Xuất khẩu

5448,9

9185,0

11541,4

15029,2

20149,3

32447,1

48561,4

Nhập khẩu

8155,4

11592,3

11742,1

16217,9

25255,8

36761,1

62764,7

Hãy phân tích nguyên nhân của tình trạng cán cân xuất, nhập khẩu theo bảng trên và tác động của tình trạng đó đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

b) Giải thích tại sao ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta có mức độ tập trung cao theo lãnh thổ.

Câu 7. (3,0 điểm)

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh việc phát triển tổng hợp kinh tế biển của Đông Nam Bộ với Duyên hải Nam Trung Bộ.

b) Hệ thống đảo và quần đảo nước ta có vai trò như thế nào trong phát triển kinh tế - xã hội?

 

 

ĐÁP ÁN

Câu 1. Địa lí tự nhiên đại cương

3,00 

a)

Mối quan hệ về phân bố của các vòng đai nhiệt và các đai khí áp. Nhiệt độ trung bình năm không giảm liên tục từ Xích đạo về hai cực.

2,00

- Mối quan hệ về phân bố các vòng đai nhiệt và đai khí áp.

 

+ Trình bày về phân bố các vòng đai nhiệt và các đai khí áp trên Trái Đất.

0,50

+ Sự phân bố các đai khí áp gắn với sự phân bố các vòng đai nhiệt (dẫn chứng và phân tích sự hình thành các đai áp thấp và áp cao để thấy có hai nguyên nhân hình thành đai khí áp là do nhiệt lực và động lực, nguyên nhân động lực liên quan đến nhiệt lực).

1,00

- Nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất không giảm liên tục từ Xích đạo về hai cực, vì nó không chỉ phụ thuộc vào bức xạ mặt trời, còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác : phân bố lục địa và đại dương, dòng biển lạnh và nóng, hoàn lưu, độ cao địa hình, bề mặt đệm,…

0,50

b)

Nguyên nhân làm cho nhiệt độ trung bình của bán cầu Bắc vào thời kì Trái Đất ở xa Mặt Trời cao hơn thời kì Trái Đất ở gần Mặt Trời.

1,00

- Thời kì Trái Đất ở xa Mặt Trời, bán cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời. 

0,50

- Góc nhập xạ lớn. 

0,25

- Thời gian ban ngày dài hơn ban đêm.

0,25

Câu 2. Địa lí kinh tế - xã hội đại cương

2,00

a)

Phân tích vai trò của hoạt động xuất, nhập khẩu trong sự phân công lao động theo lãnh thổ.

1,50

- Phân công lao động theo lãnh thổ: Mỗi lãnh thổ dựa vào thế mạnh của mình để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, trao đổi với các lãnh thổ khác; mặt khác, lại tiêu thụ các sản phẩm của các lãnh thổ khác mà mình cần. Mỗi lãnh thổ tham gia vào phân công lao động với cả hai khía cạnh: cung cấp các sản phẩm hàng hoá, tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá.

0,50

- Xuất, nhập khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia.

0,25

- Việc cung cấp và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá giữa các lãnh thổ được tiến hành thông qua xuất, nhập khẩu.

0,25

 

- Xuất, nhập khẩu đòi hỏi tăng cường sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

0,25

 

- Xuất, nhập khẩu tạo điều kiện cho phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn.

0,25

b)

Về việc xác định trung tâm công nghiệp than tỉnh Quảng Ninh.

0,50

Mỗi trung tâm công nghiệp là một khu vực tập trung công nghiệp gắn liền với một đô thị vừa hoặc lớn. Tỉnh Quảng Ninh là một đơn vị hành chính, hoạt động khai thác than trải rộng trên địa bàn của tỉnh, nên không thể gọi là trung tâm công nghiệp than được. 

Câu 3. Địa lí tự nhiên Việt Nam (vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên)

3,00

a)

Phân tích nguyên nhân tạo nên sự phân bậc và các hướng chính của địa hình đồi núi Việt Nam.

2,00

- Chỉ rõ 5 bậc và hai hướng chính của địa hình đồi núi nước ta (dẫn chứng cụ thể theo Atlát).

0,50

- Nguyên nhân phân bậc : nêu hình thái bán bình nguyên của địa hình đồi núi sau Cổ kiến tạo, tác động nâng lên theo chu kì của vận động tạo núi Anpơ - Himalaya trong Tân kiến tạo, mức độ tác động khác nhau của các chu kì và tác động ngoại lực. (Diễn giải).

0,75

- Nguyên nhân về hướng : Hướng tây bắc - đông nam của đồi núi từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã liên quan đến miền địa máng Đông Dương và vùng núi Tây Vân Nam. Hướng vòng cung của vùng núi Đông Bắc liên quan đến khối nền cổ Hoa Nam (gồm cả khối vòm sông Chảy). Hướng núi của Trường Sơn Nam liên quan đến địa máng Đông Dương và khối nền cổ Kon Tum. (Diễn giải).

0,75

b)

Ảnh hưởng của địa hình đồi núi nước ta đến tính đa dạng của sinh vật.

1,00

Phân tích ảnh hưởng của địa hình đồi núi nước ta đến đa dạng của sinh vật (đa dạng về loài, về hệ sinh thái) theo các khía cạnh: độ cao, hướng, kiểu địa hình và phân hoá lãnh thổ,…

Câu 4. Địa lí tự nhiên Việt Nam (sự phân hoá tự nhiên)

3,00

a)

So sánh mưa của Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, giải thích. 

2,00

- Giống nhau: lượng mưa trung bình năm, sự phân hoá theo thời gian và không gian (dẫn chứng).

0,50

- Khác nhau:

+ Thời gian mùa mưa và tháng mưa cực đại (dẫn chứng).

+ Tây Nguyên có những nơi mưa thuộc vào lớn nhất cả nước, Duyên hải NTB có những nơi khô hạn nhất cả nước (dẫn chứng).

0,50

- Giải thích

+ Mang đặc điểm chung của  khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Phân tích tác động đến mùa mưa ở mỗi lãnh thổ của gió Tây Nam (gốc từ Bắc Ấn Độ Dương), gió mùa Đông Bắc, bão và dải hội tụ nhiệt đới.

+ Phân tích tác động đến tháng mưa cực đại ở mỗi lãnh thổ của gió mùa Tây Nam (Tín phong bán cầu Nam), gió mùa Đông Bắc, bão và dải hội tụ nhiệt đới.

1,00

b)

Tháng  mưa cực đại ở Hà Nội sớm hơn ở Huế.

1,00

- Tháng mưa cực đại: Hà Nội vào mùa hạ, Huế vào thu đông. 

0,25

- Nguyên nhân gây mưa lớn cho cả Hà Nội và Huế: gió mùa mùa hạ và dải hội tụ nhiệt đới. Riêng Huế, có thêm nguyên nhân: hoạt động của bão và gió mùa Đông Bắc.

0,25

- Chỉ rõ thời gian hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở hai địa điểm; thời gian hoạt động của bão, gió mùa Đông Bắc ở Huế.

0,50

Câu 5. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (dân cư, xã hội)

3,00

a)

Nhận xét và giải thích về mạng lưới đô thị ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

2,00

- Nhận xét: về quy mô, phân cấp, chức năng, phân bố (dẫn chứng).

1,00

 

- Giải thích:

+ Về quy mô (liên quan đến trình độ và tính chất kinh tế, diễn giải).

+ Về phân bố (liên quan đến thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế và giao thông,..).

1,00

b)

Phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc ít người.

1,00

- Nêu ý nghĩa về mặt chính trị, tự nhiên (là địa bàn trọng yếu của đất nước về chính trị, tự nhiên,…) và tiềm năng kinh tế.

- Chỉ rõ hạn chế về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mức sống của dân cư,…và chính sách phát triển.

Câu 6. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (các ngành kinh tế)

3,00

a)

Phân tích nguyên nhân của tình trạng cán cân xuất, nhập khẩu và tác động của tình trạng đó đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

2,00

- Tính cán cân xuất nhập khẩu và rút ra nhận xét (cán cân xuất nhập khẩu ở các năm trên luôn âm, giá trị xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu).

0,50

- Nguyên nhân:

+ Do nhu cầu của giai đoạn phát triển cơ sở hạ tầng, tăng trưởng sản xuất.

+ Do nhu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

+ Hàng xuất khẩu giá trị không cao, nêu nguyên nhân.

0,75

 

- Tác động:

+ Tích cực (đảm bảo về tư liệu sản xuất, đáp ứng nhu cầu về tư liệu tiêu dùng).

+ Tiêu cực: kinh tế (nợ nước ngoài, mất cân đối thu chi,…), xã hội (một số hậu quả).

0,75

b)

Giải thích ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta có mức độ tập trung cao theo lãnh thổ.

1,00

- Ngành mang đặc điểm chung của sản xuất công nghiệp là có mức độ tập trung cao (diễn giải).

- Một số phân ngành gắn với các vùng nguyên liệu tập trung (dẫn chứng).  

- Một số phân ngành gắn với các đô thị, các khu vực tập trung dân cư đông (diễn giải).

- Các trung tâm công nghiệp thực phẩm lớn nhất nước ta là nơi hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi (dẫn chứng). 

 

Câu 7. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (các vùng kinh tế)

3,00

a)

So sánh việc phát triển tổng hợp kinh tế biển của Đông Nam Bộ với Duyên hải Nam Trung Bộ.

2,00

- Giới thiệu vị trí địa lí của mỗi vùng. 

0,25

- Giống nhau:

+ Có thế mạnh phong phú để phát triển tổng hợp kinh tế biển (dẫn chứng).

+ Hiện nay, đã và đang phát triển tổng hợp kinh tế biển (dẫn chứng).

+ Có các vấn đề về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển (dẫn chứng).

0,75

- Khác nhau:

1,00

 

+ Đông Nam Bộ: thế mạnh, hạn chế (nhất là môi trường biển do ảnh hưởng của khai thác dầu và giao thông biển) và phát triển hoạt động khai thác dầu khí, giao thông vận tải biển (dẫn chứng cụ thể). 

+ Duyên hải Nam Trung Bộ: thế mạnh, hạn chế (nhất là bão, cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản) và phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ hàng hải, khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối (dẫn chứng cụ thể).

 

b)

Vai trò của hệ thống đảo và quần đảo của nước ta trong phát triển kinh tế - xã hội.

1,00

- Là cơ sở để có lãnh thổ biển rộng hơn (mở rộng vùng biển gắn với đất liền, có các vùng biển lân cận các đảo).

- Có nhiều nguồn lợi để phát triển kinh tế (du lịch, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, giao thông, cảng cá,…). 

- Là hệ thống căn cứ để phát triển khai thác có hiệu quả các nguồn lợi của biển, tạo điều kiện tham gia vào các hoạt động quốc tế trên biển.

- Có vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh và chủ quyền đất nước.

Tổng số điểm toàn bài           20


 

................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

iDiaLy.com - Tài liệu , videos địa lý miễn phí
- Kênh youtube.idialy.com
- Kênh tiktok.idialy.com
- Nhóm: nhom.idialy.com - group.idialy.com - iDiaLy.HLT.vn
- Trang: trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - DiaLy.HLT.vn
- Webiste/app: idialy.com
Lop4.idialy.com - Lop4.HLT.vn
Lop6.idialy.com - Lop6.HLT.vn
Lop7.idialy.com - Lop7.HLT.vn
Lop8.idialy.com - Lop8.HLT.vn
Lop9.idialy.com - Lop9.HLT.vn
Lop10.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop11.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop12.idialy.com - Lop10.HLT.vn
giaoan.idialy.com - giaoan.HLT.vn
tracnghiem.idialy.com
bieudo.idialy.com
atlat.idialy.com
tinhtoan.idialy.com
sodotuduy.idialy.com
dethi.idialy.com
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Học sinh giỏi Học sinh giỏi 12 Lớp 12 Tin tức
Lên đầu trang