HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa Lý - Phần 2 - Khối 10

Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa Lý - Phần 2 - Khối 10

  Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa Lý
CHƯƠNG 2: CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TIẾP CẬN VỚI CHƯƠNG TRÌNH THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA.

A - ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG

Câu 1. Phân biệt sự khác nhau của mạng lưới kinh vĩ tuyến trong các phép chiếu đồ: phương vị đứng, hình nón đứng và hình trụ đứng. Hãy cho biết từng phép chiếu đó dùng để vẽ những loại bản đồ ở khu vực nào? Tại sao?

Gợi ý trả lời

1. Phương vị đứng

- Đặc điểm mạng lưới kinh vĩ tuyến:

+ Kinh tuyến là các đoạn thẳng toả tia từ cực. 

+ Vĩ tuyến là các đường tròn đồng tâm, tâm ở cực, càng xa cực khoảng cách giữa các vĩ tuyến càng cách xa.

- Ứng dụng: dùng để vẽ bản đồ khu vực quanh cực vì theo phép chiếu này, mặt chiếu tiếp xúc với quả Địa Cầu ở cực (Bắc hoặc Nam). Đây cũng là khu vực chính xác nhất, càng xa cực, độ chính xác càng giảm.

2. Hình nón đứng

- Đặc điểm mạng lưới kinh vĩ tuyến:

+ Kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy tại chóp hình nón.

+ Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm.

- Phép chiếu này thường dùng để vẽ bản đồ các lãnh thổ chạy dài theo chiều vĩ tuyến và có chiều rộng khoảng 300 vĩ, thường sử dụng đối với vùng đất có vĩ độ trung bình (châu Âu, Trung Quốc, LB Nga, Hoa Kì) vì khu vực chính xác nhất của bản đồ là ở vĩ tuyến chuẩn (vĩ tuyến tiếp xúc giữa hình nón và quả Địa Cầu).

3. Phép chiếu hình trụ đứng

- Đặc điểm: 

+ Kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều.

+ Vĩ tuyến là những đường thẳng song song cách đều vuông góc với kinh tuyến.

- Phép chiếu này thường dùng để vẽ bản đồ thế giới hoặc các khu vực gần Xích đạo, vì khu vực chính xác nhất của bản đồ ở Xích đạo. Càng xa Xích đạo khoảng cách giữa các vĩ tuyến càng lớn, độ chính xác càng giảm.

Câu 2. Hãy nêu những điểm khác biệt của các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ sau: kí hiệu, kí hiệu đường chuyển động, chấm điểm, bản đồ - biểu đồ, khoanh vùng.

Gợi ý trả lời

Phương pháp

Đối tượng

biểu hiện

Phương pháp

biểu hiện

Khả năng biểu hiện

Kí hiệu

Dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.

Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ (có 3 dạng kí hiệu).

- Vị trí phân bố của đối tượng.

- Số lượng của đối tượng.

- Chất lượng của đối tượng.

Kí hiệu đường chuyển động

Sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế -  xã hội.

Dùng các mũi tên dài, ngắn hoặc dày, mảnh khác nhau để thể hiện,

- Hướng di chuyển.

- Số lượng của đối tượng di chuyển.

- Chất lượng của đối tượng di chuyển.

Chấm điểm

Biểu hiện sự phân bố không đồng đều của các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Các chấm điểm là yếu tố cơ bản, mỗi chấm có một giá trị nào đó.

- Sự phân bố của đối tượng.

- Số lượng của đối tượng.

Bản đồ - 

biểu đồ

Giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí.

Dùng các biểu đồ đặt vào các đơn vị lãnh thổ cần thể hiện.

- Số lượng của đối tượng.

- Chất lượng của đối tượng.

- Cơ cấu đối tượng.

Khoanh vùng

Các đối tượng không phân bố trên khắp lãnh thổ mà chỉ phát triển ở những khu vực nhất định.

Dùng các đường nét liền, đường nét đứt để tạo đường viền; dùng nét gạch hoặc kí hiệu màu sắc để phân biệt các vùng.

- Sự phân bố của đối tượng.

- Số lượng của đối tượng.

Câu 3. Lực Côriôlit là gì? Phân tích tác động của lực Côriôlit đến hoàn lưu khí quyển và các dòng biển, dòng sông trên Trái Đất.

Gợi ý trả lời

1. Khái niệm

Lực Côriôlit là lực làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất. Các vật thể chuyển động theo vĩ tuyến và theo phương thẳng đứng đều chịu tác động của lực Côriôlit.

2. Phân tích 

a) Tác động của lực Côriôlit đến các dòng biển 

* Lực Côriôlit có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua gió) đến hướng chảy của các dòng biển.

- Những dòng biển chảy từ Xích đạo về hướng bắc (Gơn-xtrim, Bắc Đại Tây Dương, Cư-rô-xi-vô, Bắc Thái Bình Dương) đều bị lệch sang phía đông và chảy theo hướng tây nam - đông bắc.

Những dòng biển chảy từ Xích đạo về phía nam (dương lưu tín phong Nam Đại Tây Dương chảy ven bờ đông Braxin, Ma-đa-ga-xca, Đông Úc…) càng chảy về nam càng lệch về phía đông, tới vĩ tuyến 400- 50nam thì lệch hẳn về phía đông.

- Các dòng chảy từ phía đông về phía tây dọc Xích đạo, các nhánh bị lệch về phải chảy lên phía bắc. Phần dưới Xích đạo, lệch về trái rẽ xuống phía nam.

* Lực quán tính Côriôlit tác động trực tiếp tới dòng chảy của sông. Trong mỗi sông ở Bắc bán cầu, áp lực của dòng chảy lên bờ phải của sông mạnh hơn so với bờ trái, còn ở Nam bán cầu, bờ trái của sông chịu áp lực của nước sông mạnh hơn.

b) Tác động của lực Côriôlit đến hoàn lưu khí quyển

Không khí bị mặt đất đốt nóng ở Xích đạo nở ra và bay cao lên, đến một độ cao nào đó bị lạnh đi. Do phía dưới vẫn có các dòng khí đi lên, nên khí lạnh này không hạ xuống được mà phải đi về phía hai cực và bị lệch về phía đông do tác dụng của lực Côriôlit. Tới các vĩ độ 300 - 350, độ lệch đã lên tới 900 so với kinh tuyến, các dòng khí chuyển động song song với vĩ tuyến. Tại đây, không khí đã lạnh hẳn, hạ xuống rất mạnh, tạo ra các vùng áp cao bên dưới, làm thành đai áp cao cận nhiệt đới. Sự xuất hiện của đai áp cao này làm phát sinh đai hoang mạc cận nhiệt trên các đại lục và vùng lặng gió trên các đại dương (gọi là vùng vĩ độ ngựa).

- Do sự chênh lệch về khí áp, có gió thổi từ hai khu áp cao cận nhiệt về phía xích đạo và hai cực. 

+ Những luồng gió thổi về phía xích đạo theo kinh tuyến dưới tác động của lực Côriôlit sẽ thổi theo hướng đông bắc - tây nam ở bán cầu Bắc và đông nam - tây bắc ở bán cầu Nam. Gió này gọi là gió Tín phong.

+ Những luồng gió thổi từ khu áp cao cận nhiệt về phía cực bị lực Côriôlit làm lệch về phía đông, lên tới các vĩ độ 450 - 500 hầu như thổi theo hướng tây - đông, tạo thành đai gió Tây.

- Những luồng gió thổi từ khu áp cao ở cực về phía xích đạo cũng chịu tác động của lực Côriôlit, tới các vĩ độ dưới 650 đã có phương song song với vĩ tuyến và hướng từ đông sang tây, được gọi là gió Đông.

- Vùng ôn đới nằm giữa đai gió Đông và đai gió Tây là vòng đai lặng gió. Tại đây, gió thổi đến từ hai phía bắc và nam ngược nhau đã tạo ra nguyên nhân động lực để hình thành đai áp thấp ôn đới.

Câu 4. Nêu các yếu tố dùng để xác định vị trí địa lí của một điểm bất kì trên bề mặt Trái Đất.

Gợi ý trả lời

Các yếu tố dùng để xác định vị trí địa lí của một địa điểm bất kì ở bề mặt đất được gọi là tọa độ địa lí. Các yếu tố này bao gồm:

1. Địa cực

Trong khi Trái Đất tự quay, có 2 điểm không di chuyển vị trí đó là địa cực Bắc và địa cực Nam.

2. Trục Trái Đất

Là đường thẳng tưởng tượng nối hai cực Trái Đất và qua tâm Trái Đất.

3. Mặt phẳng xích đạo

Mặt phẳng đi qua tâm và vuông góc với trục Trái Đất là mặt phẳng xích đạo. Mặt phẳng này chia Trái Đất làm 2 nửa: bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

4. Xích đạo

Giao tuyến giữa mặt phẳng xích đạo với bề mặt Trái Đất là một vòng tròn tưởng tượng đó là Xích đạo.

5. Vĩ tuyến

Trên bề mặt Trái Đất các vòng tròn song song với Xích đạo được gọi là vĩ tuyến. Các vĩ tuyến chính là giao tuyến của mặt phẳng vuông góc với trục Trái Đất và bề mặt đất.

6. Vĩ độ

Mỗi vĩ tuyến đều có một góc ở tâm tương ứng được gọi là vĩ độ. Vĩ độ của một điểm là góc ở tâm được tạo bởi bán kính của Trái Đất đi qua điểm đó và hình chiếu của nó trên mặt phẳng xích đạo.

7. Kinh tuyến

Vòng kinh tuyến là vòng tròn đi qua 2 cực của Trái Đất. Nửa vòng tròn từ cực Bắc tới cực Nam được gọi là kinh tuyến. Nếu cứ cách 10 ta lại vẽ 1 kinh tuyến thì Trái Đất có 360 kinh tuyến. Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số 0. Các kinh tuyến tiếp theo phía bên phải là kinh tuyến Đông (11790Đ). Các kinh tuyến phía bên trái là kinh tuyến Tây (1 1790T). Giữa 2 kinh tuyến 1790Đ và 1790T là kinh tuyến 1800.

8. Kinh độ

Kinh tuyến gốc được quy ước là kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grinuyt ở ngoại ô Luân Đôn (nước Anh). Mỗi kinh tuyến đều cách kinh tuyến gốc một khoảng cách góc xác định và được gọi là kinh độ.

Kinh độ của một điểm ở bề mặt đất là số đo của góc nhị diện được tạo bởi 2 nửa của mặt phẳng có chung trục Trái Đất, trong đó một nửa mặt phẳng chứa kinh tuyến gốc và một nửa mặt phẳng chứa kinh tuyến đi qua điểm đó.

Việc xác định vị trí của một điểm (tọa độ địa lí) trên Trái Đất chính là xác định vĩ độ và kinh độ của điểm đó.

 

Câu 5. Phân biệt giờ địa phương (giờ mặt trời) và giờ khu vực (giờ múi). Tại sao trên Trái Đất có đường chuyển ngày quốc tế?

Gợi ý trả lời

1. Phân biệt giờ địa phương và giờ múi

a) Giờ địa phương

Trái Đất hình khối cầu và tự quay quanh trục, nên ở mỗi địa điểm quan sát trong một ngày đêm chỉ nhìn thấy Mặt Trời lên cao nhất trên bầu trời vào lúc 12 giờ trưa. Đồng thời, do Trái Đất quay từ tây sang đông, nên ở phía đông địa điểm quan sát thấy Mặt Trời ngả về phía tây, còn ở phía tây thấy Mặt Trời sắp tròn bóng. Như vậy, ở cùng một thời điểm, mỗi địa phương có một giờ riêng, đó là giờ địa phương. Giờ địa phương được thống nhất ở tất cả các địa điểm nằm trên cùng một kinh tuyến.

Giờ địa phương được xác định căn cứ vào vị trí của Mặt Trời trên bầu trời, nên còn được gọi là giờ Mặt Trời.

b) Giờ múi

Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta quy định giờ thống nhất cho từng khu vực trên Trái Đất. Đó là giờ khu vực. Bề mặt Trái Đất được quy ước chia ra làm 24 khu vực, bổ dọc theo kinh tuyến, gọi là 24 múi giờ. Giờ chính thức của toàn khu vực là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực.

Các múi giờ được đánh số từ 0 đến 24. Khu vực đánh số 0 được gọi là khu vực giờ gốc. Đó là khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grinuyt (Anh).

2. Trên Trái Đất có đường chuyển ngày quốc tế vì:

- Trái Đất có hình khối cầu nên khu vực giờ gốc số 0 trùng với khu vực giờ số 24. Vì vậy, trên Trái Đất bao giờ cũng có một khu vực, tại đó lịch chỉ hai ngày khác nhau nên cần có đường chuyển ngày quốc tế.

- Người ta quy ước lấy kinh tuyến 1800 ở giữa múi giờ số 12 trên Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua đường kinh tuyến này thì phải cộng thêm một ngày, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây thì phải trừ đi một ngày.

 

Câu 6. Vào ngày nào tại Xích đạo, người ta quan sát thấy Mặt Trời mọc ở hướng chính Đông và lặn ở hướng chính Tây? Tại sao?

Gợi ý trả lời

Hiện tượng Mặt Trời mọc và lặn là một loại chuyển động biểu kiến diễn ra hằng ngày mà nguyên nhân là do sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi nơi trên Trái Đất đều quan sát thấy Mặt Trời mọc ở chính Đông và lặn ở chính Tây. Hiện tượng này chỉ xảy ra ở những địa điểm có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh (Mặt Trời chiếu thẳng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa) nghĩa là chỉ trong khu vực nội chí tuyến mới quan sát thấy Mặt Trời mọc ở hướng chính Đông và lặn ở hướng chính Tây.

Tại Xích đạo, ngày xuân phân (21/3) và thu phân (23/9) người ta quan sát thấy Mặt Trời mọc ở hướng chính Đông và lặn ở hướng chính Tây. Vì vào hai ngày này, Trái Đất di chuyển đến những vị trí trung gian ở giữa hai đầu mút của quỹ đạo chuyển động, trục nghiêng của Trái Đất không quay đầu nào về phía Mặt Trời, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc trên mặt đất Xích đạo (Mặt Trời lên thiên đỉnh tại Xích đạo).

 

Câu 7.

1. Tại sao năm nhuận theo dương lịch có ngày nhuận, năm nhuận theo âm dương lịch lại có tháng nhuận?

2. Nêu ưu điểm của dương lịch hiện nay.

 

Gợi ý trả lời

1. Giải thích

Năm nhuận theo dương lịch có ngày nhuận, năm nhuận theo âm dương lịch lại có tháng nhuận vì:

- Cơ sở khoa học để xây dựng hai loại lịch này khác nhau.

+ Dương lịch: căn cứ vào thời gian Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời để tính năm, tháng. Thời gian Trái Đất chuyển động trọn một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây (tương đương 365,2422 ngày).

+ Âm dương lịch được xây dựng trên cơ sở của hai vận động: vận động của Mặt Trăng quanh Trái Đất và vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trong đó, tháng căn cứ vào tuần trăng (âm), còn năm bình quân căn cứ vào chu kì 4 mùa tức là căn cứ của dương lịch. Vì vậy, lịch này gọi là âm dương lịch (nhân dân ta quen gọi là âm lịch).

- Cách tính độ dài tháng và luật nhuận khác nhau.

Dương lịch: mỗi năm có 12 tháng, các tháng 1,3,5,7,8,10,12 có 31 ngày. Các tháng còn lại (từ tháng 2) có 30 ngày. Riêng tháng 2 có 28 ngày, năm nhuận có 29 ngày.

Luật nhuận của dương lịch hiện nay như sau: Năm nhuận là năm mà con số của năm đó chia hết cho 4 (như luật cũ) trừ những năm chứa số nguyên thế kỉ mà con số thế kỉ không chia hết cho 4. Quy luật nhuận của dương lịch khiến cho độ dài bình quân của năm dương lịch gần với độ dài của năm thật (sai với năm thật là 0,0003 ngày). Vậy cứ 3300 năm mới chênh nhau một ngày.

+ Âm dương lịch: lấy thời gian biến đổi của một tuần trăng làm độ dài của tháng và bình quân một tháng là 29 ngày 12 giờ 44 phút. Tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày. Một năm có 354 hoặc 355 ngày. Để độ dài năm âm dương lịch gần thống nhất với độ dài năm dương lịch, người ta đã đặt ra luật nhuận: năm nhuận có 13 tháng, cứ 19 năm có 7 năm nhuận. Vì âm dương lịch được tính toán dựa vào chu kì vận động của Mặt Trăng để phân chia các tháng nên nó sai với chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời mỗi năm khoảng 10 ngày. Mặc dù cứ 3 năm có 1 tháng nhuận nhưng có năm lịch vẫn sai với chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời tới 20 ngày. Do đó các mùa của âm dương lịch không hoàn toàn như dương lịch.

2. Ưu điểm của dương lịch

Dương lịch có rất nhiều ưu điểm

- Độ dài của năm dương lịch khá phù hợp với độ dài của 4 mùa nên từng ngày tháng nhất định của dương lịch phản ánh được trạng thái khí hậu nhất định trong chu kì 4 mùa. Chính vì lẽ đó dương lịch thuận lợi cho việc chỉ đạo sản xuất, đặc biệt sản xuất nông nghiệp. 

- Năm nhuận chỉ hơn năm thường một ngày nên thích hợp cho việc lập kế hoạch hằng năm của các quốc gia.

- Quy luật nhuận được xác định rõ ràng nên mọi người có thể biết được năm nào là năm nhuận.

Câu 8. Nếu trục Trái Đất không nghiêng trên mặt phẳng xích đạo một góc bằng 66033' mà đứng thẳng thành một góc vuông 900 hoặc trùng với mặt phẳng xích đạo thành một góc 00 thì khi Trái Đất vẫn tự quay quanh mình và quay xung quanh Mặt Trời như hiện nay, hiện tượng các mùa sẽ ra sao?

 

Gợi ý trả lời

1. Nếu trục Trái Đất đứng thẳng thành một góc vuông với mặt phẳng xích đạo thì

- Khi Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời, ánh sáng Mặt Trời bao giờ cũng chiếu thẳng vào Xích đạo thành một góc vuông với mặt đất.

- Lúc đó hiện tượng mùa sẽ không có ở bất kì nơi nào trên mặt đất.

- Nhiệt độ lúc nào cũng cao nhất ở Xích đạo và giảm dần về 2  cực.

2. Nếu trục Trái Đất trùng hợp với mặt phẳng xích đạo (nằm trong mặt phẳng quỹ đạo) thì

Khi Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời trên bề mặt Trái Đất sẽ có hiện tượng các mùa ở khắp mọi nơi nhưng sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa sẽ rất khốc liệt. Trong một năm, ánh sáng Mặt Trời sẽ lần lượt chiếu thẳng góc từ Xích đạo lên cả hai địa cực. Lúc đó sẽ không còn khái niệm đường chí tuyến, vùng nội chí tuyến...

 

Câu 9. Một trong những vận động chính của Trái Đất là sự vận động của hệ thống Trái Đất - Mặt Trăng. Sự vận động đó đã gây nên những hệ quả địa lí nào?

Gợi ý trả lời

Sự vận động của hệ thống Trái Đất - Mặt Trăng đã gây nên một số hệ quả sau:

1. Quỹ đạo Trái Đất không phải là một đường cong đều đặn 

Do quay quanh một tâm chung nên khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất thì Trái Đất cũng vận động quanh tâm chung. Do đó, trong khi vận động quanh Mặt Trời thì quỹ đạo của Trái Đất không phải là một đường cong đều đặn mà hơi gợn sóng. Trái Đất có lúc xa có lúc nhích gần lại gần Mặt Trời một khoảng cách bằng 0,73 bán kính Trái Đất (tức khoảng 4800 km).

2. Tuần trăng

Tuần trăng là chu kì biến đổi các pha nhìn thấy Mặt Trăng. Chu kì tuần trăng bằng 29,5 ngày đêm trên Trái Đất. Thời gian này gọi là tháng giao hội.             

- Do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, còn Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất nên vị trí tương đối của Mặt Trăng đối với Mặt Trời và Trái Đất thay đổi. Đó là nguyên nhân tạo nên các tuần trăng, các ngày sóc, ngày vọng, ngày trăng thượng huyền, trăng hạ huyền.                                                                                                       

3. Nhật thực và Nguyệt thực

- Trong khi Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất thì Trái Đất vẫn chuyển động xung quanh Mặt Trời. Khi 3 thiên thể này thẳng hàng hoặc gần thẳng hàng với nhau thì sẽ sinh ra hiện tượng Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất (Nhật thực) hoặc Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất (Nguyệt thực).                                                                  

- Nhật thực chỉ xảy ra vào thời kì không trăng (ngày sóc, đầu hoặc cuối tháng âm - dương lịch) và vào ban ngày.

- Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất trong khoảng ngày rằm âm dương lịch (ngày vọng).                                                        

4. Hiện tượng sóng triều trên Trái Đất

Hiện tượng này biểu hiện rõ nhất ở Đại dương thế giới. 

Do Trái Đất và Mặt Trăng đều quay xung quanh tâm chung của hệ thống nên đã sinh ra lực li tâm. Lực này đồng đều ở khắp mọi điểm trên Trái Đất và có hướng ngược về phía Mặt Trăng. Ở tâm Trái Đất, lực hút của Mặt Trăng bằng lực li tâm.   

- Tác động qua lại giữa lực hút của Mặt Trăng và lực li tâm đã sinh ra hiện tượng sóng triều. Kết quả là vật chất trên Trái Đất có xu hướng dâng cao cả hai phía, phía hướng về Mặt Trăng và phía đối diện.                                                        

- Khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng mà Mặt Trăng ở giữa (ngày trăng non và ngày sóc) thì Mặt Trăng và Mặt Trời đều hút nước về cùng một hướng, khi đó thuỷ triều lên cao nhất (triều cường).                                                          

- Những lúc Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời ở vị trí vuông góc với nhau (thượng huyền hoặc hạ huyền) thì hai sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời phân tán theo hai hướng vuông góc với nhau, do đó nước triều lên và xuống ít nhất, đó là hai lần thuỷ triều nhỏ (triều kém). 

Trong thực tế, thuỷ triều diễn ra rất phức tạp và không hoàn toàn đúng với thời gian ở trên.

 

Câu 10. Giải thích hiện tượng chênh lệch thời gian giữa 2 mùa nóng, lạnh trong năm.    

Gợi ý trả lời

Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo hình Elíp gần tròn (Mặt Trời sẽ nằm ở một trong hai tiêu điểm), thời gian thực hiện hết một vòng quỹ đạo là 1 năm với vận tốc trung bình là 29,8 km/s. Vì thế, sẽ có lúc Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất (điểm cận nhật) và cũng có lúc cách xa Mặt Trời nhất (điểm viễn nhật).                      

- Vào ngày cận nhật (thường là ngày 3/1) khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là ngắn nhất, khoảng 147 triệu km khi đó lực hút của Mặt Trời đối với Trái Đất là lớn nhất. Vì thế, vận tốc chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo lúc này là nhanh nhất đạt 30,3 km/s.                       

- Vào ngày viễn nhật (thường là ngày 5/7) khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là xa nhất, khoảng 152 triệu km khi đó lực hút của Mặt Trời lên Trái Đất là nhỏ nhất. Vì thế, vận tốc chuyển động của Trái Đất cũng là nhỏ nhất đạt 29,3 km/s.                                  

Như vậy:

- Từ ngày 21/3 cho đến trước ngày 23/9, khi Trái Đất di chuyển trên 1/2 quỹ đạo hình Elíp có chứa điểm viễn nhật do vận tốc di chuyển chậm nên thời gian hoàn thành xong 1/2 quỹ đạo này hết 186 ngày, đây là thời kì mùa nóng ở Bắc bán cầu, đồng thời là mùa lạnh ở Nam bán cầu.                                                                                                                

- Từ ngày 23/9 đến trước ngày 21/3, Trái Đất chuyển động trên 1/2 quỹ đạo còn lại có chứa điểm cận nhật, vận tốc di chuyển là lớn nên thời gian thực hiện xong 1/2 quỹ đạo rút ngắn lại chỉ còn 179 ngày, đây là thời điểm mùa lạnh ở Bắc bán cầu, đồng thời cũng là mùa nóng ở Nam bán cầu.

Như vậy, ở Bắc bán cầu mùa nóng dài hơn mùa lạnh. Ở Nam bán cầu thì ngược lại mùa lạnh lại dài hơn mùa nóng.  

 

Câu 11. Trình bày mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong quá trình hình thành các dạng địa hình bề mặt Trái Đất.

Gợi ý trả lời

1. Khái niệm

- Nội lực là lực phát sinh ở bên trong Trái Đất. Nguyên nhân sinh ra nội lực chủ yếu là các nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như: năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, năng lượng của các phản ứng hoá học,... 

- Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt đất. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu  là nguồn năng lượng bức xạ Mạt Trời.

2. Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong quá trình hình thành các dạng địa hình bề mặt Trái Đất

- Nội lực và ngoại lực xảy ra đồng thời, liên tục và có tính đối lập nhau về phương hướng. Nội lực làm nâng lên hoặc hạ xuống các bộ phận của vỏ Trái Đất, có khuynh hướng làm tăng cường tính gồ ghề của bề mặt đất. Trong lúc đó, ngoại lực có khuynh hướng san bằng những chỗ gồ ghề đó. Địa hình chính là kết quả của sự tác động qua lại giữa nội lực và ngoại lực.

- Mặc dù đối lập nhau, nhưng nội lực và ngoại lực vẫn có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Ví dụ, nếu vận động kiến tạo nâng lên sinh ra miền núi, thì ngoại lực có hướng phá huỷ, còn khi vận động hạ xuống, thì phương hướng chung của ngoại lực là bồi tụ.

- Vai trò của nội lực và ngoại lực trong các yếu tố địa hình cụ thể không giống nhau. Trong việc hình thành các yếu tố địa hình lớn, nội lực đóng vai trò chủ yếu. Đối với địa hình nhỏ, nó đóng vai trò thứ yếu. Dựa vào quá trình hình thành chủ yếu, có thể chia địa hình bề mặt đất thành:

+ Địa hình kiến tạo: quá trình nội lực đóng vai trò chủ yếu.

+ Địa hình bóc mòn - bồi tụ: quá trình ngoại lực đóng vai trò chủ yếu.

 

Câu 12. Các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất thường được phân bố ở những khu vực nào trên Trái Đất? Tại sao?

Gợi ý tr¶ lêi

1. Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa

Các vành đai động đất: vành đai động đất lớn nhất kéo dài từ Địa Trung Hải đến Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á, Nhật Bản, khu vực Bắc Thái Bình Dương, rồi sang phía tây châu Mĩ; vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương…

- Vành đai núi lửa: vành đai lửa Thái Bình Dương, Địa Trung Hải,…

2. Giải thích

Các vành đai động đất, núi lửa nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo, nơi diễn ra sự chuyển dịch của các mảng (tách rời hoặc xô vào nhau): 

- Khi hai mảng tách rời sẽ hình thành nên sống núi ngầm kèm theo là hiện tượng động đất, núi lửa. Ví dụ: sự tách rời của mảng Bắc Mĩ - Á - Âu, mảng Nam Mĩ - Phi hình thành nên vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương.

- Khi hai mảng xô vào nhau hình thành nên các dãy núi uốn nếp trẻ, vực sâu, đảo núi lửa, kèm theo đó là động đất, núi lửa cũng xảy ra. Ví dụ: sự xô vào nhau của mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ với mảng Thái Bình Dương hình thành nên hệ thống núi trẻ ở rìa phía tây châu Mĩ, theo đó là vành đai động đất và núi lửa…

 

Câu 13. Trên Trái Đất có những kiểu hoang mạc nào? Tại sao các hoang  mạc chủ yếu phân bố ở khu vực chí tuyến hoặc ở sâu trong lục địa?

Gợi ý trả lời

1. Các kiểu hoang mạc trên Trái Đất

- Dựa vào đặc điểm khí hậu, các hoang mạc được chia thành 3 kiểu:

+ Hoang mạc nửa khô hạn: lượng mưa trung bình 200 - 300 mm/năm, không có dòng chảy thường xuyên và dòng nước ngầm.

+ Hoang mạc khô hạn: lượng mưa dưới 200 mm, không có mùa ẩm, chỉ có ngày ẩm. Có hoang mạc khô hạn nóng như Xa-ha-ra với nhiệt độ trung bình năm khoảng 150 - 200C, cũng có hoang mạc khô hạn lạnh như Tây Tạng với nhiệt độ trung bình năm khoảng - 100C và + 50C.

+ Hoang mạc khô hạn cực độ: chỉ có mưa sau vài năm hay vài chục năm, lượng mưa khoảng vài chục mm (ví dụ hoang mạc A-ta-ca-ma).

- Các hoang mạc còn được phân biệt nhau bởi hình thái. Dựa trên cơ sở sự khác nhau về khí hậu, nham thạch, thực vật,... có các kiểu hình thái của hoang mạc:

+ Hoang mạc núi: có địa hình đổ nát tạo thành từ những sống núi hay quả núi kế tiếp nhau nổi lên giữa những bồn địa và cánh đồng bao quanh.

+ Hoang mạc đá: là những vùng bằng phẳng hay lượn sóng bị phủ kín bởi đá tảng hay cát thô, hoàn toàn không có thực vật.

+ Hoang mạc cát: là những vùng cát và các dạng địa hình của chúng (cồn cát, đụn cát,...).

+ Hoang mạc sét: thường là các bồn địa trong hoang mạc, bằng phẳng, được bồi tụ bởi sét.

2. Giải thích

- Các hoang mạc phân bố chủ yếu ở khu vực chí tuyến hoặc ở sâu trong lục địa vì:

+ Áp cao ngự trị;

+ Có gió Tín phong đi qua lục địa nên khô nóng;

+ Tỉ lệ lục địa lớn.

- Ở lục địa có nhiều hoang mạc do ảnh hưởng của biển và đại dương rất ít nên ít mưa. Ở sâu trong lục địa, mùa hè hấp thụ nhiệt mạnh nên rất nóng, mùa đông tỏa nhiệt nhanh nên hình thành hoang mạc.

 

Câu 14.       

1. Trình bày ảnh hưởng của địa hình đến nhiệt độ và khí áp.

2. Cho ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của địa hình đến chế độ nhiệt của khí hậu nước ta.

 

Gợi ý trả lời

1. Ảnh hưởng của địa hình đến nhiệt độ và khí áp

* Nhiệt độ:

- Ảnh hưởng của độ cao địa hình: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C.

- Hướng sườn: nhiệt độ khác nhau ở các hướng của sườn núi. Sườn phơi nắng có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng.

- Độ dốc khác nhau có nhiệt độ khác nhau. Nơi có độ dốc nhỏ sẽ có nhiệt độ cao hơn nơi có độ dốc lớn vì lớp không khí được đốt nóng có độ dày lớn hơn.

- Bề mặt địa hình: Biên độ nhiệt trong ngày thay đổi theo địa hình. Nơi đất bằng nhiệt độ thay đổi ít hơn nơi đất trũng vì nơi đất trũng ban ngày ít gió, nhiệt độ cao, ban đêm khí lạnh trên cao dồn xuống làm cho nhiệt độ hạ thấp. Trên mặt các cao nguyên, không khí loãng hơn ở đồng bằng nên nhiệt độ thay đổi nhanh hơn ở đồng bằng

* Khí áp:

Càng lên cao không khí càng loãng nên sức ép của không khí càng nhỏ, khí áp giảm.

2. Ảnh hưởng của địa hình đến chế độ nhiệt của khí hậu nước ta

Tác động trực tiếp: thể hiện qua yếu tố độ cao địa hình. Theo quy luật đai cao, cứ lên cao khoảng 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C. Vì vậy, những vùng núi cao ở nước ta có nhiệt độ thấp hơn so với nền nhiệt độ trung bình của cả nước (dẫn chứng).

- Tác động gián tiếp: thông qua hướng của các dãy núi. 

+ Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc tác động xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta khiến các địa phương ở phía Bắc có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp (dẫn chứng).

+ Hướng tây bắc - đông nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến khu Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông ngắn hơn so với khu Đông Bắc.

+ Hướng tây bắc - đông nam của dãy Trường Sơn vuông góc với gió Tây Nam khiến cho sườn đông chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng vào mùa hạ nhiệt độ lên cao (dẫn chứng).

+ Hướng tây - đông của các dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía nam góp phần làm cho nền nhiệt độ ở phía Nam cao hơn phía Bắc (dẫn chứng).

 

Câu 15.

1. So sánh những điểm giống và khác nhau của các kiểu khí hậu: ôn đới hải dương và ôn đới lục địa; nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt Địa Trung Hải.

2. Vì sao kiểu khí hậu Địa Trung Hải lại có mưa vào mùa đông?

Gợi ý trả lời

1. So sánh

* Kiểu khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa:

- Giống nhau: nhiệt độ năm trung bình ôn hòa (tháng cao nhất không tới 200C), lượng mưa trung bình năm ở mức trung bình.

- Khác nhau:

 

Khí hậu ôn đới hải dương

Khí hậu ôn đới lục địa

Nhiệt độ

Tháng thấp nhất vẫn trên 00C. Biên độ nhiệt năm nhỏ.

Tháng thấp nhất xuống dưới 00C. Biên độ nhiệt năm lớn.

Lượng mưa

Mưa nhiều hơn và mưa hầu như quanh năm.

Mưa ít hơn và  mưa nhiều vào mùa hạ.

* Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt Địa Trung Hải:

- Giống nhau: nhiệt độ trung bình năm cao, đều có một mùa mưa và một mùa khô.

- Khác nhau:

 

Khí hậu nhiệt đới gió mùa

Khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải

Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm cao hơn.

Nhiệt độ trung bình năm thấp hơn.

Lượng mưa

Nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hạ. Mưa ít vào mùa đông.

Nóng khô vào mùa hạ. Mưa nhiều vào mùa đông.

2. Giải thích

- Vào mùa hạ ở khu vực Địa Trung Hải có nhiệt độ cao không kém ở Xích đạo. Các cao áp chí tuyến bao trùm lên khu vực này làm cho không khí trên cao cực kì yên tĩnh, khô ráo và không mưa. Mùa hạ là mùa khô.

- Mùa đông đai áp cao lùi về phía nam, gió Tây hoạt động, các khí xoáy thuận liên tiếp kéo đến đem theo gió và hơi nước khi đi qua biển gây mưa. Mùa đông là mùa mưa của các khu vực thuộc kiểu khí hậu Địa Trung Hải, nhưng thời gian mưa nhiều nhất là cuối đông, đầu xuân.

 

Câu 16. Trình bày quy luật phân bố các lục địa và đại dương trên Trái Đất.

Gợi ý trả lời

Sự phân bố các lục địa và đại dương trên Trái Đất có một số quy luật sau:

-   Phần lớn diện tích các lục địa nằm ở Bắc bán cầu (lục địa là 39%, đại dương là 61%), phần lớn diện tích các đại dương nằm ở Nam bán cầu (81% diện tích là nước, 19% là đất nổi). Vì vậy, Bắc bán cầu được xem là bán cầu lục địa và Nam bán cầu là bán cầu đại dương.

-   Các lục địa được phân bố trên bề mặt Trái Đất thành hai dải: dải Bắc gồm lục địa Á - Âu, Bắc Mĩ; dải gần Xích đạo gồm lục địa Nam Mĩ, Phi và Ô-xtrây-li-a. Lục địa Nam Cực nằm ngoài hai dải trên.

-   Các lục địa và đại dương nhìn chung có sự phân bố đối xứng qua tâm Trái Đất, hay có tính đối chân ngược nhau, nghĩa là nếu ở phía bên này là biển thì bên kia đối xứng qua tâm lại là lục địa. Chẳng hạn, lục địa Nam Cực và Bắc Băng Dương, lục địa Bắc Mĩ với Ấn Độ Dương...

-   Hầu hết các lục địa đều có dạng tam giác quay mũi nhọn về phía nam.

-   Các dạng địa hình kéo dài theo kinh tuyến thường có dạng hình chữ S (các dải núi dọc bờ Tây châu Mĩ, dải núi ngầm trong Đại Tây Dương, dải quần đảo và bờ biển phía đông châu Á...).

-   Đường bờ một số lục địa có dạng lồi, lõm khớp với nhau. Chẳng hạn, bờ Tây lục địa Phi với bờ Đông lục địa Nam Mĩ, bờ Đông Nam lục địa Á với Tây Nam Thái Bình Dương...  

 

Câu 17. Hãy giải thích gió trong xoáy thuận, xoáy nghịch.

Gợi ý trả lời

Xoáy thuận là vùng áp thấp có đường đẳng áp khép kín, áp suất giảm từ ngoài vào trong.

- Gió trong xoáy thuận có hướng từ ngoài vào tâm và ngược chiều kim đồng hồ ở nửa cầu Bắc; cùng chiều kim đồng hồ ở nửa cầu Nam.

- Khu vực có xoáy thuận hoạt động có nhiều mây, mưa, khí hậu ẩm.

- Trung tâm xoáy thuận có luồng không khí từ trên cao giáng xuống, trời quang mây, lặng gió.

Xoáy nghịch là vùng áp cao có đường đẳng áp khép kín, áp suất giảm từ trong ra ngoài

Hướng gió trong xoáy nghịch từ trên xuống, từ trong ra ngoài theo đường trôn ốc  ngược chiều kim đồng hồ ở nửa cầu Nam; cùng chiều kim đồng hồ ở nửa cầu Bắc

- Khu vực có xoáy nghịch hoạt động có thời tiết trong sáng, mây khó hình thành ít mưa, khí hậu khô.

Hoạt động của xoáy thuận và xoáy nghịch đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà và phân bố lại nhiệt, ẩm trên bề mặt đất.

 

Câu 18. Trình bày các vòng tuần hoàn của nước trên bề mặt Trái Đất. Nêu các nguyên nhân cơ bản sinh ra vòng tuần hoàn của nước và ý nghĩa của sự tuần hoàn đó.

Gợi ý trả lời

1. Các vòng tuần hoàn của nước

Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển. Nước trên Trái Đất luôn luôn chuyển động, chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác và tuần hoàn theo những vòng khép kín. Có hai vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

- Vòng tuần hoàn nhỏ: nước ở biển và đại dương bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển và đại dương.

- Vòng tuần hoàn lớn: nước biển, đại dương bốc hơi ngưng tụ thành mây, mây được gió đưa vào trong lục địa. Ở vùng núi thấp, vĩ độ thấp, mây gặp lạnh tạo thành mưa. Ở vùng núi cao, vĩ độ cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết. Mưa và tuyết tan theo sông suối và dòng ngầm về biển và đại dương, rồi lại tiếp tục bốc hơi…

2. Nguyên nhân và ý nghĩa

- Nguyên nhân cơ bản sinh ra vòng tuần hoàn:

+ Trên bề mặt Trái Đất có nước (thủy quyển), nước trong thiên nhiên luôn vận động.

+ Do tác dụng nhiệt của bức xạ Mặt Trời.

+ Nguyên nhân khác: gió, khí áp...

- Ý nghĩa:

+ Thúc đẩy quá trình trao đổi vật chất và năng lượng góp phần duy trì và phát triển sự sống trên Trái Đất.

+ Phân phối, điều hòa lại nguồn nhiệt ẩm giữa đại dương và lục địa, giữa các vùng ẩm ướt và các vùng khô hạn thuận lợi cho sự sống trên Trái Đất.

+ Tác động sâu sắc đến khí hậu, chế độ thủy văn làm thay đổi địa hình, cảnh quan trên Trái Đất.

 

Câu 19. Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến các yếu tố: sông ngòi, thổ nhưỡng, sinh vật.

Gợi ý trả lời

1. Ảnh hưởng của khí hậu đến sông ngòi

Sông ngòi là hệ quả của khí hậu. Đặc điểm khí hậu (chế độ mưa) ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nước sông (đối với các sông có nguồn cung cấp nước hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ mưa).  

2. Ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất

- Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy về mặt vật lí và hóa học, sau đó tiếp tục được phong hóa trở thành đất.

- Khi đất đã hình thành, nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất, đồng thời tạo ra môi trường để vi sinh vật tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong đất.

3. Ảnh hưởng đến sinh vật

- Nhiệt độ tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật.

- Nước và độ ẩm không khí quyết định sự sống của sinh vật nên có tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của chúng.

- Ánh sáng ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của cây, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.

 

Câu 20. Căn cứ vào kiến thức đã học hãy nêu nguyên nhân dẫn đến sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ và theo độ cao. Nước ta có những loại đất nào theo độ cao? Tại sao?

Gợi ý trả lời

1. Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố của đất và sinh vật theo vĩ độ và theo độ cao

- Sự phân bố của sinh vật và đất theo vĩ độ và theo độ cao phụ thuộc chủ yếu vào khí hậu (nhất là chế độ nhiệt, ẩm).

- Theo vĩ độ: 

+ Các yếu tố khí hậu (nhiệt và ẩm) ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất qua quá trình phong hóa đá để trở thành đất. Ngoài ra thông qua sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật, khí hậu cũng ảnh hưởng gián tiếp tới sự hình thành đất.

+ Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng là những yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phân bố sinh vật: mỗi loài sinh vật thích nghi với một chế độ nhiệt nhất định đồng thời nước và độ ẩm cũng là những nhân tố quyết định hoạt động sống và sự phân bố của thực vật (dẫn chứng).

+ Do Trái Đất hình cầu nên từ Xích đạo về cực ánh sáng và nhiệt độ giảm dần, chế độ nhiệt ẩm cũng có sự thay đổi khác nhau kéo theo sự phân bố đất và sinh vật tương ứng.

- Theo độ cao:

+ Nguyên nhân tạo nên các vành đai thổ nhưỡng và sinh vật theo độ cao là sự giảm nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.

+ Các hướng sườn khác nhau thường nhận được lượng nhiệt ẩm và ánh sáng khác nhau nên ảnh hưởng tới độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật, từ đó ảnh hưởng gián tiếp tới sự hình thành đất.

2. Các loại đất theo độ cao

Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, địa hình núi cao chỉ chiếm 1%. Do vậy, ở những độ cao khác nhau sẽ hình thành các loại đất khác nhau:

- Ở độ cao dưới 600 - 700 m (miền Bắc), dưới 900 - 1000 m (miền Nam) khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa được bảo toàn, quá trình feralit diễn ra mạnh, đất feralit chiếm một diện tích lớn (65% diện tích đất tự nhiên).

- Từ độ cao 500 - 600 m đến 1600 - 1700 m nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng, quá trình feralit yếu đi, quá trình tích lũy mùn tăng lên hình thành đất mùn vàng đỏ trên núi (đất mùn feralit).

+ Trên 1600 - 1700 m, quanh năm thường mây mù, lạnh ẩm, quá trình feralit bị chấm dứt hoàn toàn có đất mùn thô trên núi cao (đất mùn alit trên núi cao).

Câu 21.

1. Quy luật địa đới biểu hiện ở các yếu tố khí hậu như thế nào?

2. Những biểu hiện cơ bản của quy luật địa đới ở nước ta diễn ra như thế nào?

Gợi ý trả lời

1. Quy luật địa đới biểu hiện ở các yếu tố khí hậu

- Khái niệm quy luật địa đới.

- Các yếu tố khí hậu biểu hiện rõ rệt nhất quy luật địa đới:

+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất (phân tích).

+ Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất (phân tích).

+ Sự phân bố mưa theo vĩ độ (phân tích).

+ Các đới khí hậu trên Trái Đất (kể tên).

2. Biểu hiện cơ bản của quy luật địa đới ở nước ta

- Do hình dáng lãnh thổ nước ta kéo dài trên 15vĩ tuyến nên quy luật địa đới biểu hiện rõ nét qua nhiều thành phần tự nhiên.

- Chế độ nhiệt:

+ Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ các vùng có vĩ độ thấp lên vùng có vĩ độ cao (dẫn chứng).

Biến trình năm của chế độ nhiệt: miền Bắc biến trình nhiệt độ hằng năm có một cực đại và một cực tiểu (khí hậu mang tính chất cận chí tuyến); miền Nam biến trình năm của nhiệt độ có 2 cực đại, 2 cực tiểu (khí hậu mang tính chất cận xích đạo).

- Sự phân hóa thành các miền khí hậu theo chiều Bắc - Nam (dẫn chứng).

- Sự phân hóa của cảnh quan thiên nhiên theo chiều Bắc - Nam: 

+ Miền Bắc: thành phần loài thực vật, động vật nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt đới... (dẫn chứng).

+ Miền Nam: cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho rừng cận xích đạo gió mùa (dẫn chứng).

 

Câu 22. Vì sao có sự phân hóa về mặt địa lí tự nhiên của Trái Đất và của thiên nhiên Việt Nam? Nêu mối quan hệ giữa hai quy luật phân hóa địa đới và phi địa đới.

Gợi ý trả lời

1. Giải thích

Sự phân hóa về mặt địa lí tự nhiên của Trái Đất và của thiên nhiên Việt Nam do sự tác động tương quan của 2 nguồn năng lượng chủ yếu: bức xạ Mặt Trời (tác nhân ngoại lực) và năng lượng bên trong của Trái Đất (nội lực).

 - Bức xạ Mặt Trời là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên ở bề mặt đất. Sự phân bố theo đới của bức xạ Mặt Trời đã gây ra sự phân hóa theo đới (quy luật địa đới) của nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất trong đó có thiên nhiên Việt Nam.

- Nguồn năng lượng bên trong của Trái Đất đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương, địa hình núi cao. Chính sự khác nhau về vị trí của các bộ phận lục địa so với biển và đại dương, độ cao của địa hình miền núi đã dẫn đến sự phân hóa của tự nhiên theo chiều kinh tuyến và theo đai cao (quy luật phi địa đới).

2. Mối quan hệ giữa quy luật địa đới và phi địa đới

Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới là những quy luật phổ biến của lớp vỏ địa lí. Các quy luật phân hóa này trên thực tế không tác động riêng rẽ, độc lập mà chúng tác động đồng thời, tương hỗ. Tùy theo từng lúc, từng nơi mà quy luật này hay quy luật khác giữ vai trò chủ yếu, chi phối sự hình thành và chiều hướng phát triển của các quá trình tự nhiên trong các địa tổng thể.

 

Câu 23.

1. Tính góc nhập xạ lúc Mặt Trời lên cao nhất vào các ngày 21/3; 22/6; 23/9 và 22/12 của các địa điểm sau: Hà Nội (21002’B); Luân Đôn (51030’B); Lima (12006’N); Kếptao (33056’N).

2. Qua đó hãy rút ra nhận xét và giải thích về sự thay đổi của góc nhập xạ trên Trái Đất.

Gợi ý trả lời

1.Tính góc nhập xạ

Địa điểm

Vĩ độ

Xuân phân

Thu phân

Hạ chí

Đông chí

Hà Nội

21002’B

68058’

87035’

45031’

Luân Đôn

51030’B

38030’

61057’

15003

Kếp tao

33056’N

54004’

32037’

79031’

Lima

12006’N

77054’

54027’

78039’

2. Nhận xét và giải thích

- Góc nhập xạ có sự thay đổi theo vĩ độ địa lí do Trái Đất hình cầu (dẫn chứng).

- Góc nhập xạ thay đổi theo thời gian trong năm: lớn vào mùa hạ, nhỏ vào mùa đông. Nguyên nhân do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời.

Câu 24. Hãy kẻ lại bảng dưới đây và ghi đầy đủ phần đã tính vào các ô còn để trống.

Địa điểm

Hà Nội

(1050Đ)

Kếptao

(180Đ)

Niu Đêli

(770Đ)

Thượng Hải

(1210Đ)

Caien

(520T)

Junica

(1240T)

Giờ địa phương

0h

 

 

 

 

 

Giờ quốc tế (GMT)

0h

 

 

 

 

 

Ngày/tháng/năm

01/01/2009

 

 

 

 

 

Gợi ý trả lời

- Nêu cách tính.

- Kết quả:

Địa điểm

Hà Nội

(1050Đ)

Kếptao

(180Đ)

Niu Đêli

(770Đ)

Thượng Hải

(1210Đ)

Caien

(520T)

Junica

(1240T)

Giờ địa phương

0h

18h12’

22h8’

1h04’

13h32’

8h44’

Giờ quốc tế (GMT)

0h

18 h

22h

1h

14h

9h

Ngày/tháng/năm

01/01/2009

31/12/2008

31/12/2008

01/01/2009

31/12/2008

31/12/2008

Câu 25. Xác định vĩ độ địa lí của các địa phương trong bảng biết rằng vào lúc 12h góc nhập xạ của các địa phương này như sau: 

Địa phương

Góc nhập xạ

21/3

22/6

23/9

22/12

A

 

76035’

 

 

B

6030’

 

 

 

C

 

 

71003’

 

D

 

 

 

54018’

Gợi ý trả lời

- Xác định vĩ độ địa lí của điểm A

Vào ngày 22/6, Mặt Trời chiếu thẳng góc tại chí tuyến Bắc nên ta có :

hCTB = 900

hxd = 66033'

Mà hA =  76035'

Địa điểm A có thể thuộc khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc hoặc ngoại chí tuyến bán cầu Bắc.

+ Trường hợp 1: A thuộc vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc

hA = 900 +  - 23027

 A = hA +  23027 - 900 = 76035'  +  23027 - 900 = 10002'B

Trường hợp 2: A thuộc vùng ngoại chí tuyến bán cầu Bắc

hA = 900 -  + 23027

 A = 90- hA +  23027  = 900  - 76035'  +  23027 = 36052'B

- Bằng cách tính tương tự ta được kết quả trong bảng sau :

Địa phương

Vĩ độ địa lí

Trường hợp 1

Trường hợp 2

A

1002’B

36o52’B

B

83030’B

83030’N

C

18057’B

18057’N

D

12015’B

5909’N

Câu 26. Xác định tọa độ địa lí của 2 địa điểm A và B biết:

- Khi giờ gốc là 22 giờ ngày 1/1/2008 thì giờ ở các địa điểm đó lần lượt là 5h10’ ngày 2/1/2008 và 13 giờ 45’ ngày 1/1/2008.

- Vào lúc 12 giờ góc nhập xạ của các địa phương này như sau:

Địa phương

Góc nhập xạ

Ngày 22/6

Ngày 22/12

A

 

49027’

B

61003’

 

 

Gợi ý trả lời

1. Tính kinh độ

- Nêu cách tính

- Kinh độ của A:  107030’Đ.

- Kinh độ của B: 123045’T.

2. Tính vĩ độ

- Nêu cách tính

- Vĩ độ của A: 1706’B hoặc 640N.

- Vĩ độ của B: 52024’B hoặc 5030’N.

3. Xác định tọa độ địa lí

 

Điểm A

  107030’Đ

hoặc 


 107030’Đ

   1706’B

 640N

Điểm B

123045’T

hoặc

123045’T

   52024’B

  5030’N

 

Câu 27. Hãy cho biết ngày 30/4; 2/9; 20/11 và 1/1 Mặt Trời lên thiên đỉnh ở vĩ độ nào? Giải thích cách tính.

Gợi ý trả lời

Ngày 30/4 Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 1 trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. Từ ngày 21/3 đến 22/6, chuyển động biểu kiến của Mặt Trời đi được một góc là 23o27' trong vòng 93 ngày. Vậy 1 ngày Mặt Trời chuyển động biểu kiến được một góc là:  23027' : 93 = 15'8''

Thời gian từ 21/3 đến 30/4 là 40 ngày. Trong 40 ngày chuyển động biểu kiến của Mặt Trời đi được 1 góc là : 15'8'' x 40 = 1005'B

Tương tự ta tính được ngày 2/9 ; 20/11 và 1/1 tương ứng là: 5017'B; 15012'N; 20049' N.

 

Câu 28. Một tàu thuỷ chạy từ cảng Hải Phòng lúc 5 giờ ngày 01/03/2008 đi Mác-xây. Sau 20 giờ chạy thì đến Mác-xây vào lúc 19 giờ ngày 01/03/2008. Cho biết Mác-xây ở múi giờ số mấy?

Gợi ý trả lời

Việt Nam thuộc múi giờ số 7. Khi tàu đến Mác-xây là 19h ngày 1/3/2008 sau khi đã chạy mất 20h. Như vậy lúc tàu khởi hành thì giờ ở Mác-xây là 23h ngày 28/02/2008

Lúc Mác-xây là 23h ngày 28/2/2008 thì ở Hải Phòng là 5h ngày 1/3/2008. Như vậy giờ Việt Nam đến sớm hơn giờ ở Mác-xây là 6h. Việt Nam múi giờ số 7, vậy Mác-xây múi giờ số 1.

 

C©u 29. Sự phân hóa nhiệt độ theo độ cao đã gây ra hiện tượng chênh lệch nhiệt độ giữa chân và đỉnh của một địa hình là 1,80C.

1. Hãy tìm độ cao tương đối của địa hình  này.

2. Khí áp ở chân địa hình thường xuyên đo được là 710 mm Hg. Vậy khí áp ở đỉnh địa hình này là bao nhiêu biết rằng cứ lên cao 100m khí áp giảm 10 mm Hg?

3. Với các điểm đã xác định ở trên, vùng này được xếp vào dạng địa hình gì?

Gợi ý trả lời

1. Tìm độ cao

Trong tầng đối lưu càng lên cao nhiệt độ càng giảm với tốc độ trung bình 0,60/100m. Biết nhiệt độ chênh lệch giữa chân và đỉnh là 1,80C nên độ cao của địa hình này sẽ là: 100 x 1,8/0,6 = 300 (m).

2. Tính khí áp ở đỉnh địa hình

Càng lên cao không khí càng loãng nên sức nén càng nhỏ và khí áp hạ với tốc độ trung bình 10 mm Hg/100m. Từ chân lên đỉnh đồi khí áp giảm 30 mmHg. Vậy khí áp ở đỉnh là 680 mmHg.

Trên mặt biển khí áp trung bình đo được là 760 mmHg. Vậy độ chênh cao giữa đỉnh và mực nước biển là: 50 x 10 = 100 (m)

Vậy độ cao tuyệt đối của địa hình này là 800m. 

3. Với các điểm đã xác định ở trên, vùng này được xếp vào dạng địa hình nói.

 

Câu 30. Dựa vào hình vẽ sau đây: 

Số giờ chiếu sáng và góc chiếu sáng thay đổi theo vĩ độ

Số giờ chiếu sáng và góc chiếu sáng thay đổi theo vĩ độ

1. Cho biết sự thay đổi ngày đêm trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9, 22/12 tại các cực, các vòng cực, các chí tuyến và Xích đạo.

2. Điền vào các ô trống ở hình b góc chiếu sáng lúc 12h trưa trong các ngày nói trên tại các vòng cực, các chí tuyến và Xích đạo.

3. Nhận xét chung về sự thay đổi thời gian chiếu sáng và góc chiếu sáng từ Xích đạo về 2 cực.

Gợi ý trả lời

1. Sự thay đổi ngày đêm

- Vào các ngày 21/3 và 23/9 tại tất cả các vĩ độ trên hình vẽ đều có ngày dài bằng đêm.

- Ở xích đạo, vào tất cả các ngày trên đều có ngày dài bằng đêm.

- Vào ngày 22/6 .

+ Ở chí tuyến Bắc có ngày dài hơn đêm, ở chí tuyến Nam ngược lại.

+ Ở vòng cực Bắc hoàn toàn là ngày, vòng cực Nam toàn là đêm.

- Vào ngày 22/12.

+ Hiện tượng xảy ra hoàn toàn ngược lại so với ngày 22/6.

+ Riêng ở cực Bắc, từ 21/3 đến 23/9 có 6 tháng là ngày, từ 23/9 đến 21/3 năm sau là 6 tháng đêm. Ở cực Nam hiện tượng ngược lại.

 

2. Tính góc chiếu sáng và điền vào bảng

Vĩ tuyến

Góc chiếu sáng lúc 12h

21/3 và 23/9

22/6

22/12

66033’B (vòng cực Bắc)

23027’

46054’

00

23027’B (chí tuyến Bắc)

66033’

900

43006’

0(Xích đạo)

900

66033’

66033’

23027’N (chí tuyến Nam)

66033’

43006’

900

66033’N (vòng cực Nam)

23027’

00

46054’

3. Nhận xét chung về sự thay đổi thời gian chiếu sáng và góc chiếu sáng từ Xích đạo về hai  cực

- Số giờ chiếu sáng ở 2 nửa cầu vào các ngày 22/6 và 22/12 là trái ngược nhau.

- Vào ngày 22/6, ở nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm, nửa cầu Nam ngược lại có đêm dài hơn ngày.

- Vào ngày 22/12, hiện tượng ngược lại.

- Các ngày 21/3 và 23/9, cả 2 nửa cầu có số giờ chiếu sáng như nhau.

Vào  ngày 22/6 và 22/12, độ lớn của góc chiếu sáng trái ngược nhau ở 2 nửa cầu.

 

Câu 31. Hình vẽ sau thể hiện hiện tượng địa lí nào? Hãy giải thích những nội dung được thể hiện trong hình vẽ

hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa trong năm của bán cầu Bắc

Gợi ý trả lời

1. Hiện tượng địa lí được thể hiện trong hình vẽ: hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa trong năm của bán cầu Bắc.

2. Giải thích         

- Vòng tròn gạch chéo là mặt phẳng chân trời nơi bạn đứng (ước tính ứng với vĩ độ 200B tức là đối với miền Bắc nước ta).

- Ba vòng tròn song song với nhau là 3 vòng quỹ đạo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong các ngày hạ chí, xuân phân, thu phân và đông chí (khoảng cách giữa 3 vòng tròn này bằng 230 5’).

- Vào ngày hạ chí, Mặt Trời quay trên bầu trời lớn hơn nửa vòng tròn do đó ngày dài hơn đêm. Vào 2 ngày xuân phân và thu phân thì Mặt Trời quay trên bầu trời đúng nửa vòng tròn (ngày dài bằng đêm) và ngày đông chí Mặt Trời quay trên bầu trời chưa đầy nửa vòng tròn do đó ngày ngắn đêm dài.

 

Câu 32. Dựa vào các hình ngày đêm theo vĩ độ: 

hiện tượng ngày và đêm

Hãy cho biết:

1. Từng vĩ độ sau: 00, 400, 600, 900 phù hợp với từng hình vẽ nào (hình A, B, C, D)?

2. Các hình A, B, C, D thuộc bán cầu nào? Vì sao?

3. Trình bày và giải thích hiện tượng ngày và đêm ở hình B.

Gợi ý trả lời

1. Các vĩ độ phù hợp với hình

- Vĩ độ 00: hình A.

- Vĩ độ 400: hình D.

- Vĩ độ 600: hình C.

- Vĩ độ 900: hình B. 

2. Các hình A, B, C, D đều thuộc bán cầu Bắc vì ngày dài vào mùa hạ. Các tháng có ngày dài là 4, 5, 6, 7, 8, 9.

3. Trình bày và giải thích hình B

Từ sau ngày 21/3 đến trước ngày 23/9 nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời. Đường phân chia sáng tối nằm sau cực Bắc nên chỉ có ngày mà không có đêm.

 

Câu 33. Trình bày sự phân bố các vành đai khí áp và gió bằng hình vẽ. Từ đó hãy giải thích sự phân bố của các đai khí áp và sự hình thành các đới gió chính trên Trái Đất.

Gợi ý trả lời

1. Sự phân bố các vành đai khí áp và gió 

Sự phân bố khí áp trên Trái Đất

2. Giải thích

     - Sự phân bố khí áp trên Trái Đất:

+ Do Trái Đất hình cầu và quay quanh Mặt Trời trong điều kiện trục của nó luôn nghiêng và không đổi hướng nên các địa điểm trên Trái Đất không nhận được một lượng bức xạ Mặt Trời như nhau tại một thời điểm nhất định. Từ đó dẫn đến sự phân bố nhiệt theo vành đai mà khí áp lại phụ thuộc vào nhiệt độ.

+ Do sự vận động của hoàn lưu khí quyển dưới tác động của nhiệt độ và lực tự quay của Trái Đất nên:

● Ở Xích đạo, nhiệt độ cao, không khí nóng, tỉ trọng giảm nên hình thành áp thấp. Không khí nóng nở ra, bốc lên cao, toả ra hai bên Xích đạo sau đó lạnh dần giáng xuống tạo nên sức nén hình thành áp cao chí tuyến.

● Ở vùng ôn đới, không khí đối lưu nên hình thành hạ áp.

● Ở cực, không khí lạnh nên hình thành cao áp.

- Sự hình thành các vành đai gió.

+ Do có sự chênh lệch khí áp giữa các vùng trên Trái Đất nên sinh ra hiện tượng di chuyển của các khối khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp.

+ Tại vùng áp thấp xích đạo, không khí nóng nở ra bốc lên và toả ra 2 bên Xích đạo, sau đó lạnh dần giáng xuống khoảng các vĩ độ 30 - 350 của cả 2 bán cầu tạo thành các khu khí áp cao, từ đó gió thổi về bổ sung không khí cho vùng xích đạo. Các luồng gió này thổi đều đặn quanh năm nên có tên là gió Tín phong. Đồng thời không khí của khu vực có khí áp cao này cũng chuyển động về các vĩ tuyến 600 của hai bán cầu nơi có khí áp thấp tạo nên gió Tây ôn đới. Cũng tương tự như vậy đối với gió ở vùng gần cực.

+ Do tác động của lực Côriôlit nên các khối khí khi di chuyển bị lệch hướng. Ở bán cầu Bắc lệch về phía tay phải, ở Nam bán cầu lệch về phía tay trái so với hướng chuyển động ban đầu. Cụ thể:

● Gió Tín phong từ chí tuyến về Xích đạo lệch thành gió Đông Bắc và Đông Nam.

● Gió thổi từ vùng chí tuyến đến vùng ôn đới lệch thành gió Tây.

● Gió thổi từ cực về vùng ôn đới lệch thành gió Đông.

 

Câu 34. Cho bảng số liệu: 

Độ dài ngày địa cực và đêm địa cực

Bán cầu Bắc

Ngày

địa cực

Đêm

địa cực

Bán cầu Nam

Ngày

địa cực

Đêm

địa cực

66033’

1 ngày

1

66033’

1

1

700

70 ngày

55 đêm

700

65 ngày

59 đêm

750

107 ngày

93 đêm

750

101 ngày

99 đêm

800

137 ngày

129 đêm

800

130 ngày

130 đêm

850

163 ngày

150 đêm

850

156 ngày

158 đêm

900

169 ngày

176 đêm

900

182 ngày

183 đêm

Hãy nhận xét và giải thích về hiện tượng ngày địa cực và đêm địa cực trên Trái Đất.

Gợi ý trả lời

1. Giải thích khái niệm 

Ngày địa cực, đêm địa cực là hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ. Hiện tượng này chỉ xảy ra từ vòng cực về phía cực.

2. Nhận xét

- Càng gần cực, số ngày, đêm địa cực càng tăng dần (dẫn chứng).        

Giải thích: Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng một góc 6633 và không đổi hướng nên từ 6633 đến cực là các khu vực nằm hoàn toàn trước (ngày địa cực) hoặc sau (đêm địa cực) mặt phẳng phân chia sáng tối

- Cùng một vĩ độ, số ngày địa cực và đêm địa cực của 2 nửa cầu có sự khác nhau. Cụ thể

+ Ngày địa cực ở bán cầu Bắc nhiều hơn bán cầu Nam.

+ Đêm địa cực ở bán cầu Nam nhiều hơn bán cầu Bắc.

Giải thích do hiện tượng chênh lệch ngày đêm giữa nửa năm mùa nóng và nửa năm mùa lạnh. Cụ thể:

+ Từ 21/3 đến ngày 23/9 (nửa năm mùa nóng - thời kì bán cầu bắc ngả về phía Mặt Trời) Trái Đất di chuyển trên quỹ đạo ở khu vực gần điểm viễn nhật, sức hút của Mặt Trời yếu, vì vậy vận tốc giảm làm cho nửa năm mùa nóng của nửa cầu Bắc dài tới 186 ngày.

+ Từ 23/9 đến 21/3 (nửa năm mùa lạnh - thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời), Trái Đất di chuyển trên quỹ đạo ở khu vực gần điểm cận nhật, sức hút của Mặt Trời mạnh nên vận tốc tăng, thời kì nóng của nửa cầu Nam chỉ còn 179 ngày.

 

Câu 35. Dựa vào bảng số liệu sau:

Bán cầu A

Vĩ độ

(0C)

Bán cầu B

Nhiệt độ TB tháng 1 (0C)

Nhiệt độ TB tháng 7 (0C)

Nhiệt độ TB tháng 1 (0C)

Nhiệt độ TB tháng 7 (0C)

25,3

25,3

0

25,3

25,3

25,4

26,1

10

25,2

23,6

21,8

27,3

20

25,3

20,1

13,8

26,9

30

22,6

15,0

4,6

23,9

40

15,3

8,8

-7,7

18,1

50

8,4

3,0

-16,4

14,0

60

2,1

-9,1

-26,9

7,2

70

-3,5

-23,0

-33,2

2,0

80

-10,8

-39,5

- 36,0

0

90

-13,0

-48,0

1. Hãy cho biết A và B thuộc bán cầu nào? Tại sao?

2. Tính biên độ nhiệt năm của các vĩ độ ở cả 2 bán cầu. Từ đó rút ra nhận xét và giải thích về sự thay đổi của biên độ nhiệt ở các vĩ độ.

Gợi ý trả lời

1. Xác định bán cầu

- A thuộc bán cầu Bắc vì nhiệt độ trung bình tháng 7 (mùa hạ của bán cầu Bắc) cao hơn nhiệt độ trung bình tháng 1.

- B thuộc bán cầu Nam vì nhiệt độ trung bình tháng 1 (mùa hạ của bán cầu Nam) cao hơn nhiệt độ trung bình tháng 7.

2. Tính biên độ nhiệt năm của các vĩ độ. Rút ra nhận xét

a) Tính biên độ nhiệt năm

Biên độ nhiệt năm ở các vĩ độ

Vĩ độ (0)

 Bán cầu Bắc (0C)

 Bán cầu Nam (0C)

0

0

0

10

0,7

1,6

20

5,5

5,1

30

13,1

7,6

40

19,3

6,5

50

25,8

5,4

60

30,4

11,2

70

34,1

26,5

80

35,2

50,3

90

36,0

60,1

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét và giải thích khái quát 

- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt trong năm càng lớn vì chênh lệch góc nhập xạ và độ dài ngày đêm trong năm càng lớn.

- Cùng một vĩ độ, biên độ nhiệt có sự khác nhau giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam do tương quan tỉ lệ lục địa - đại dương giữa 2 bán cầu khác nhau. Tỉ lệ này càng lớn, biên độ nhiệt càng cao và ngược lại.

* Nhận xét và giải thích sự thay đổi theo vĩ độ

- Từ 0 đến 300, cả 2 bán cầu diện tích lục địa đều tăng lên nên biên độ nhiệt tăng, bán cầu Bắc có biên độ nhiệt tăng nhanh hơn vì diện tích lục địa tăng nhanh hơn.

- Từ 300 đến 500 Bắc và Nam, diện tích lục địa bán cầu Bắc tiếp tục tăng nhanh, biên độ nhiệt tăng nhanh. Diện tích lục địa ở bán cầu Nam giảm nhanh đến mức không còn nên biên độ nhiệt không những không tăng mà còn giảm.

- Từ 500 đến 70Bắc và Nam, ở bán cầu Bắc do diện tích lục địa tăng tới mức cao nhất nên biên độ nhiệt tiếp tục tăng. Nam bán cầu biên độ nhiệt tăng nhanh hơn do xuất hiện các đảo và bán đảo ở lục địa Nam Cực.

- Từ 700 đến đến 90Bắc và Nam, biên độ nhiệt ở cả 2 bán cầu đều đạt tới mức cực đại do sự chênh lệch ngày - đêm và góc chiếu sáng giữa 2 mùa ở vùng cực rất lớn. Tuy nhiên, biên độ nhiệt ở bán cầu Nam cao là do xuất hiện lục địa Nam Cực, trong khi bán cầu Bắc là Bắc Băng Dương.

 

Câu 36. Dựa vào biểu đồ Phân bố mưa theo vĩ độ, hãy nhận xét và giải thích tình hình phân bố mưa trên thế giới. 

Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ
Gợi ý trả lời

Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ. Quan sát hình vẽ chúng ta nhận thấy:

+ Khu vực xích đạo có lượng mưa nhiều nhất (1000 - 2000mm/năm) do khí áp thấp, nhiệt độ cao, khu vực này có diện tích đại dương và rừng xích đạo lớn nên nước bốc hơi mạnh mẽ.

+ Hai khu vực chí tuyến mưa ít (200 - 700mm/năm) do khí áp cao, diện tích lục địa lớn.

+ Hai khu vực ôn đới lượng mưa trung bình (500 - 1000mm/năm) do có áp thấp, chịu ảnh hưởng của gió Tây ôn đới từ biển thổi vào.

+ Hai khu vực địa cực lượng mưa ít nhất (< 200mm/năm) do khí áp cao, nhiệt độ không khí rất thấp nước khó bốc hơi để ngưng tụ thành mây.

Cùng một vĩ độ, lượng mưa giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam cũng có sự chênh lệch.

+ Khu vực xích đạo (đới nóng) ở bán cầu Bắc mưa ít hơn là do diện tích lục địa lớn hơn.

+ Khu vực chí tuyến ở bán cầu Nam mưa nhiều hơn khu vực chí tuyến bán cầu Bắc là do diện tích lục địa nhỏ hơn.

+ Khu vực ôn đới bán cầu Bắc mưa ít hơn khu vực ôn đới bán cầu Nam do có diện tích lục địa lớn hơn.

+ Khu vực cực bán cầu Bắc mưa nhiều hơn do diện tích đại dương là chủ yếu.

Câu 37. Dựa vào các bảng số liệu sau, hãy:

1. Nêu tên các kiểu khí hậu tại các địa điểm A, B, C, D.

2. Nhận xét và giải thích đặc điểm khí hậu của các địa điểm trên.

ĐỊA ĐIỂM A

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Nhiệt độ (0C)

-3,7

-2,5

2,3

8,6

14,7

19,9

23,1

22,7

19,0

12,8

5,1

-1,0

Lượng mưa (mm)

47

58

65

72

88

85

83

81

81

63

61

51

ĐỊA ĐIỂM B 

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Nhiệt độ (0C)

25,1

26,4

28,5

30,4

29,1

27,5

27,0

27,0

27,3

27,9

27,2

25,4

Lượng mưa (mm)

4

5

8

48

309

502

578

538

391

7190

63

13

ĐỊA ĐIỂM C 

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Nhiệt độ (0C)

16

17,2

19,9

23,6

27,2

28,8

28,6

28,2

27,2

24,6

21,2

18,1

Lượngmưa (mm)

18

29

39

79

193

234

322

333

248

116

44

18

ĐỊA ĐIỂM D 

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Nhiệt độ (0C)

-3,2

4,1

8,0

13,5

18,8

23,1

27,1

27,0

22,8

17,4

11,3

5,8

Lượngmưa (mm)

50

59

83

93

93

176

145

142

127

71

52

37

Gợi ý trả lời

- Địa điểm A: 

+ Khí hậu ôn đới lục địa.

Đặc điểm: nhiệt độ cao vào mùa hạ, tháng cao nhất là tháng 7 lên tới 23,10C. Mùa đông lạnh kéo dài, có 3 tháng nhiệt độ xuống dưới 00C. Biên độ nhiệt năm cao (trên 250C). Mùa hạ nóng. Lượng mưa trung bình năm ít, mưa vào mùa hạ.

- Địa điểm B:

+ Khí hậu cận xích đạo.

+ Đặc điểm : nhiệt độ trung bình năm cao (250 - 300C), lượng mưa lớn 1000 - 1500 mm. Mưa nhiều vào mùa hạ, về mùa đông khô và hanh..

- Địa điểm C:

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa (bán cầu Bắc).

+ Đặc điểm: nhiệt độ, lượng mưa thay đổi rõ rệt theo mùa. Mùa hạ nóng, mưa nhiều. Mùa đông lạnh, ít mưa.

- Địa điểm D: 

+ Khí hậu cận nhiệt gió mùa (bán cầu Bắc).

Đặc điểm: Mùa hạ nóng, ẩm. Nhiệt độ cao nhất trong mùa hạ lên tới 27,10C (tháng 7). Có 4 tháng lượng mưa trên 100mm. Mùa đông lạnh, ít mưa. Nhiệt độ thấp nhất trong mùa đông xuống tới - 3,20C. Biên độ nhiệt năm tương đối lớn 30,30C.

 

Câu 38. Quan sát bản đồ các khu áp cao, áp thấp trong tháng 1 và tháng 7, hãy:

1. Chỉ rõ các trung tâm khí áp hoạt động theo mùa trên Trái Đất.

2. Phân tích mối quan hệ giữa dải hội tụ nhiệt đới, các khu áp thấp với chế độ gió mùa mùa hạ.   

trung tâm khí áp hoạt động theo mùa trên Trái Đất

                            

Gợi ý trả lời

1. Các trung tâm khí áp theo mùa

- Các trung tâm khí áp mùa hạ:

+ Dải áp thấp xích đạo có 2 trung tâm áp thấp ở Bắc Phi và Bắc Ấn Độ.

+ Dải áp cao chí tuyến có các trung tâm áp cao: 2 ở Thái Bình Dương, 1 ở Đại Tây Dương, 1 ở Địa Trung Hải. Ở trung tâm lục địa Hoa Kì dải áp cao này đổi thành trung tâm áp thấp.

Dải áp cao chí tuyến Nam bán cầu có các trung tâm: Nam Thái Bình Dương, Nam Đại Tây Dương, Nam Ấn Độ Dương, Nam Mĩ, Nam Phi và lục địa Ôxtrâylia.

Dải hạ áp cận cực có 2 trung tâm hạ áp ở Bắc Thái Bình Dương và Bắc Đại Tây Dương. Cực Bắc trở thành 2 trung tâm áp cao: một ở Bắc Canađa và Đông Bắc châu Á.

- Các trung tâm khí áp mùa đông:

+ Dải áp cao cận chí tuyến ở bán cầu Bắc có 5 trung tâm áp cao: 3 trên Thái Bình Dương, 1 trên Đại Tây Dương, 1 ở Bắc Phi.

+ Dải cao áp cận chí tuyến ở bán cầu Nam có 3 trung tâm: Nam Thái Bình Dương, Nam Đại Tây Dương, Nam Ấn Độ Dương. Ba trung tâm áp cao trên lục địa Nam Mĩ, Nam Phi và lục địa Ôxtrâylia trở thành 3 trung tâm áp thấp.

+ 2 trung tâm áp cao Bắc cực lấn xuống Hoa Kì và Trung Quốc.

2. Mối quan hệ giữa dải hội tụ nhiệt đới, các khu áp thấp với gió mùa mùa hạ 

- Mùa hạ ở nửa cầu Bắc, dải hội tụ nhiệt đới dịch lên phía Bắc xích đạo. 

- Theo các khu áp thấp Bắc Phi, Ấn Độ, dải hội tụ nhiệt đới vượt xa về phía Bắc: ở châu Phi lên sát chí tuyến, vượt qua chí tuyến ở Ấn Độ, vượt trên vĩ tuyến 300B ở Trung Quốc. 

Gió Tín phong Đông Nam từ các khu áp cao cận chí tuyến ở nửa cầu Nam vượt qua Xích đạo chuyển hướng thành gió mùa mùa hè thổi theo hướng tây nam - đông bắc.


................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

iDiaLy.com - Tài liệu , videos địa lý miễn phí
- Kênh youtube.idialy.com
- Kênh tiktok.idialy.com
- Nhóm: nhom.idialy.com - group.idialy.com - iDiaLy.HLT.vn
- Trang: trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - DiaLy.HLT.vn
- Webiste/app: idialy.com
Lop4.idialy.com - Lop4.HLT.vn
Lop6.idialy.com - Lop6.HLT.vn
Lop7.idialy.com - Lop7.HLT.vn
Lop8.idialy.com - Lop8.HLT.vn
Lop9.idialy.com - Lop9.HLT.vn
Lop10.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop11.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop12.idialy.com - Lop10.HLT.vn
giaoan.idialy.com - giaoan.HLT.vn
tracnghiem.idialy.com
bieudo.idialy.com
atlat.idialy.com
tinhtoan.idialy.com
sodotuduy.idialy.com
dethi.idialy.com
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Học sinh giỏi Học sinh giỏi 10 HSG 10 Lớp 10 Tin tức
Lên đầu trang