HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa Lý - Phần 3 - Khối 10

Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa Lý - Phần 3 - Khối 10

Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa Lý

CHƯƠNG 2: CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TIẾP CẬN VỚI CHƯƠNG TRÌNH THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA.

B - ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẠI CƯƠNG

Câu 1.

1. Quy mô dân số là gì? Vì sao phải quan tâm đến quy mô dân số?

2. Nêu đặc điểm của quy mô dân số thế giới và Việt Nam.

Gợi ý trả lời

1. Quy mô dân số

- Quy mô dân số là tổng số người hay tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ tại thời điểm nhất định.

- Quy mô dân số là chỉ tiêu định lượng quan trọng trong nghiên cứu dân số, là cơ sở để xác định mức sinh, mức tử và di dân. Những thông tin về quy mô dân số có ý nghĩa to lớn và cần thiết trong tính toán, phân tích, so sánh với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.

2. Quy mô dân số thế giới và Việt Nam

- Quy mô dân số thế giới:

+ Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn, tốc độ gia tăng nhanh (dẫn chứng từ đầu Công nguyên đến nay, thời gian dân số tăng 1 tỉ và gấp đôi). 

+ Dân số thế giới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển (dẫn chứng năm 1950, dân số các nước đang phát triển chiếm 67% dân số thế giới, năm 2005 chiếm 81,3% và đến năm 2025 sẽ là 84,3%).

- Quy mô dân số ở Việt Nam:

+ Nước ta có quy mô dân số lớn và vẫn đang tăng (dẫn chứng từ năm 1990 đến nay).

+ Phân bố dân số nước ta chưa hợp lí (đến nay 72% dân số sống ở nông thôn). Ngoài ra còn chênh lệch giữa các vùng đồng bằng (chiếm 75% dân số) với vùng miền núi và trung du.

 

Câu 2.

1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ suất tử thô. 

2. Cho biết giữa 2 nhóm nước (phát triển và đang phát triển), tỉ suất tử thô của nhóm nước nào cao hơn. Tại sao?

Gợi ý trả lời

1. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ suất tử thô

Tỉ suất tử thô chịu tác động của nhiều nhân tố: nhân tố tự nhiên - sinh học, nhân tố kinh tế - xã hội, nhân tố môi trường sống và các nhân tố khác.

- Nhân tố tự nhiên - sinh học là một trong những nhân tố quan trọng. Sự khác biệt về mức chết có thể do những khác biệt sinh học giữa nam và nữ, cơ cấu giới tính và độ tuổi (tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi và tỉ lệ người cao tuổi).

- Nhân tố môi trường sống (tự nhiên và xã hội) tác động trực tiếp đến sức khỏe con người và ảnh hưởng đến mức chết. Môi trường sống trong sạch, tuổi thọ được nâng cao. Môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thọ và sức khoẻ dân cư.

Nhân tố kinh tế - xã hội bao gồm:

+ Mức sống của dân cư: mức sống càng được cải thiện và nâng cao thì mức chết càng thấp và ngược lại.

+ Trình độ phát triển của y học: trình độ y học càng cao, mạng lưới y tế, chăm sóc sức khoẻ phát triển, càng tạo nhiều khả năng giảm mức chết, nhất là mức tử vong trẻ em. Ngày nay khả năng của y học và y tế có thể dập tắt nhiều dịch bệnh nguy hiểm gây chết hàng loạt.

+ Trình độ văn hóa tỉ lệ nghịch với mức chết.

- Các nhân tố khác như chiến tranh, tai nạn, thiên tai (núi lửa, động đất, bão lũ, hạn hán) và các tệ nạn xã hội cũng ảnh hưởng đến mức chết.

2. Nhóm nước kinh tế phát triển có tỉ suất tử thô cao hơn nhóm nước đang phát triển vì:

Nhóm nước phát triển có dân số già (tỉ lệ người cao tuổi trên tổng số dân lớn), còn nhóm nước đang phát triển có dân số trẻ (tỉ lệ người cao tuổi trên tổng số dân nhỏ).

Nguyên nhân chính là cơ cấu dân số. Dân số già, tỉ lệ người già trong tổng dân số lớn nên tỉ suất tử thô cao (dù rằng điều kiện sống rất tốt), còn dân số trẻ, trẻ em đông nghĩa là số người trẻ tuổi trong tổng số dân rất đông nên dù điều kiện sống còn thấp hơn nhiều so với các nước phát triển, nhưng tỉ suất tử thô vẫn thấp.

 

Câu 3.

1. Gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học đều tác động đến quy mô dân số, song tại sao chỉ có gia tăng tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số?

2. Cho biết các nguyên nhân gây nên sự chuyển cư.

Gợi ý trả lời

1. Giải thích

Gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học đều tác động đến quy mô dân số nhưng chỉ có gia tăng tự nhiên mới được coi là động lực phát triển dân số vì:

- Gia tăng cơ học không có tác động thường xuyên.

- Gia tăng cơ học chỉ tác động đến quy mô dân số ở một lãnh thổ nhất định và trong một thời điểm nhất định, nhưng không tác động đến quy mô toàn cầu.

- Gia tăng tự nhiên (được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô) tác động thường xuyên và có ảnh hưởng lớn đến tình hình biến động dân số. Tỉ suất gia tăng tự nhiên trên thế giới có sự thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Ngay trong cùng một thời kì, giữa các nước có trình độ phát triển khác nhau, gia tăng tự nhiên diễn ra không như nhau.

2. Nguyên nhân gây nên sự di chuyển của dân cư

Các nguyên nhân gây nên sự di chuyển của dân cư là do "lực hút - lực đẩy" tại vùng nhập cư và xuất cư.

- Các nguyên nhân tạo nên "lực hút" khiến một bộ phận dân cư bị hút đến các vùng nhập cư là đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hòa, môi trường sống thuận lợi, dễ kiếm việc làm, thu nhập khá, điều kiện sinh hoạt tốt, có triển vọng cải thiện cuộc sống

Các lí do tạo ra "lực đẩy" dân cư ra khỏi vùng cư trú là do điều kiện sống quá khó khăn, thu nhập thấp, khó kiếm việc làm, đất đai canh tác ít, bạc màu, thiếu cơ sở dịch vụ hoặc do chiến tranh, hợp lí hoá gia đình, bị giải toả để xây dựng công trình

 

Câu 4.

1. So sánh sự khác nhau về cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính giữa nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển. 

2. Phân tích tác động của cơ cấu dân số theo độ tuổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở 2 nhóm nước.

Gợi ý trả lời

1. So sánh

- Cơ cấu dân số theo độ tuổi

+ Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già. Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi thấp (<25%) và tiếp tục suy giảm. Tỉ lệ người già cao (>15%).

+ Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ. Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi cao (>35%). Tỉ lệ người già thấp (<10%).

Cơ cấu dân số theo giới tính: nhìn chung ở các nước phát triển, nữ nhiều hơn nam (châu Âu, Bắc Mĩ, Nhật Bản…) do tuổi thọ trung bình cao, đặc biệt của nữ. Ngược lại những nước có số nam trội hơn số nữ thường là những nước đang phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố kinh tế - xã hội (việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em chưa tốt, mức chết của bà mẹ và bé gái còn cao, phong tục tập quán…) do chiến tranh, tai nạn, do tuổi thọ trung bình của mỗi giới, do chuyển cư.

2. Tác động của cơ cấu dân số theo tuổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở 2 nhóm nước

 

Các nước phát triển

Các nước đang phát triển

 

Thuận lợi

- Trẻ em ít, có điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục, chăm sóc sức khỏe trẻ em.

- Chất lượng cuộc sống được đảm bảo.

- Nguồn dự trữ lao động dồi dào, đủ lực lượng lao động để phát triển kinh tế - xã hội.

 

 

Khó khăn

- Thiếu lao động.

- Phải hỗ trợ và chăm sóc y tế cho người già.

- Nguy cơ suy giảm dân số.

- Số người trong độ tuổi đi học đông, nhu cầu giáo dục, chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên.

- Lao động, việc làm cho lao động bước vào độ tuổi.

 

 

 

 

 

Câu 5. So sánh sự khác nhau về đặc điểm đô thị hoá giữa 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển. Tại sao các nước đang phát triển phải điều khiển quá trình đô thị hóa?

Gợi ý trả lời

1. Đô thị hóa ở nhóm nước phát triển và đang phát triển

a) Nhóm nước phát triển

- Ở phần lớn các nước kinh tế phát triển, do quá trình công nghiệp hóa diễn ra sớm nên quá trình đô thị hóa cũng bắt đầu sớm.

- Đặc trưng của quá trình đô thị hóa là:

+ Tốc độ gia tăng tỉ lệ dân số đô thị tương đối cao. Tỉ lệ dân số thành thị trung bình đạt trên 75%, nhiều khu vực trên 80% (Bắc Âu).

+ Tăng cường  quá trình hình thành các đô thị cực lớn (cụm đô thị, siêu đô thị).

+ Dân cư có xu hướng chuyển từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô, từ các thành phố lớn về các thành phố vệ tinh.

+ Nhịp độ gia tăng dân số đô thị trong thời gian gần đây có xu hướng chậm lại.

b) Nhóm nước đang phát triển

- Quá trình đô thị hóa đang diễn ra cùng với quá trình công nghiệp hóa. 

- Đặc trưng:

+ Trình độ đô thị hóa ở nhiều nước còn thấp. Tỉ lệ dân thành thị trung bình khoảng 40%, một số nước ở Đông Phi dưới 10%.

+ Dân cư có xu hướng chuyển từ nông thôn vào các thành phố lớn, trước hết là vào thủ đô.

+ Ở nhiều nước, nhịp độ đô thị hóa rất cao. Quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh hơn công nghiệp hóa.

+ Nhiều thành phố cực lớn đã và đang mọc lên.

2. Các nước đang phát triển phải điều khiển quá trình đô thị hóa vì:

- Ở nhiều nước đang phát triển quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh hơn công nghiệp hóa cộng với số người nhập cư vào thành phố ngày càng đông đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng:

+ Tình trạng thiếu việc làm ngày càng gay gắt.

+ Vấn đề nhà ở trở nên cấp thiết: giá nhà, giá đất tăng cao, tồn tại nhiều khu nhà ổ chuột ngay giữa lòng thủ đô.

+ Kết cấu hạ tầng đô thị trở nên quá tải: nạn kẹt xe, tắc đường thường xuyên xảy ra tại các thành phố lớn.

+ Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: nước thải, rác thải, cấp nước ngọt sinh hoạt, ô nhiễm không khí.

+ Nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội xuất hiện.

Điều khiển quá trình đô thị hóa để phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, để đô thị hóa không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, mà còn làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị.

 

Câu 6. Dựa vào hình các kiểu tháp dân số cơ bản dưới đây, hãy nêu những đặc điểm chủ yếu của từng kiểu tháp dân số đó.

 

 

 

Gợi ý trả lời

Ba kiểu tháp dân số cơ bản

Mở rộng

(Nigiêria)

Thu hẹp

(Trung Quốc)

Ổn định

(Thuỵ Điển)


Đặc điểm của 3 kiểu tháp dân số:

 

Kiểu mở rộng

Kiểu thu hẹp

Kiểu ổn định

Hình dạng

Đáy rộng, đỉnh nhọn, sườn thoải.

Đáy và đỉnh tháp thu hẹp, phình to ở sườn.

Hẹp ở đáy, mở rộng hơn ở đỉnh, sườn cân đối.

Đặc trưng

Tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ thấp, dân số tăng nhanh.

Chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em ít dần, gia tăng dân số giảm dần.

Tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp ở nhóm trẻ nhưng cao ở nhóm già, tuổi thọ cao, dân số ổn định cả về quy mô và cơ cấu.

Thuộc nhóm nước

Đang phát triển.

Các nước công nghiệp mới và một số nước đang phát triển.

Phát triển.

 

Câu 7.

1. Phân biệt khái niệm nguồn lực và điều kiện (tự nhiên, kinh tế - xã hội) phát triển kinh tế - xã hội.

2. Cho ví dụ cụ thể chứng minh vai trò quan trọng của nguồn lực kinh tế - xã hội trong việc lựa chọn chiến lược phát triển và phân bố các ngành kinh tế.

Gợi ý trả lời

1. Phân biệt khái niệm

- Nguồn lực là tổng thể vị trí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản

quốc gia, dân cư và nguồn lao động, đường lối chính sách, vốn và thị trường… ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định. 

- Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội là các yếu tố của toàn bộ thành phần trong môi trường tự nhiên, nhân văn, xã hội có ảnh hưởng không phải là trực tiếp đến hoạt động sản xuất của con người trên một lãnh thổ.

- Khái niệm nguồn lực không đồng nghĩa với khái niệm điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội. Khái niệm nguồn lực mang tính chất chọn lọc hơn.

2. Ví dụ

- Sự thành công của các nước và lãnh thổ công nghiệp mới (NIC) như Đài Loan, Xingapo, Hàn Quốc đã chứng minh cho việc khai thác hợp lí các nguồn lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Do thấy rõ và khai thác được thế mạnh của mình, các nước này đã lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, dựa vào nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài kết hợp với sử dụng lực lượng lao động dồi dào trong nước và họ đã thành công.

- Thành công của Nhật Bản cũng là một minh chứng cho vai trò của nguồn lực chính sách phát triển hơn là dựa vào nguồn tài nguyên giàu có. Với một quyết tâm cao, có chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn và được Hoa Kì hỗ trợ về vốn và kĩ thuật, Nhật Bản dù là một quốc gia nghèo về tài nguyên tự nhiên đã lớn mạnh không ngừng và chỉ trong vài chục năm đã trở thành một cường quốc kinh tế, có khả năng cạnh tranh với Hoa Kì.

- Sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam trong những năm Đổi mới đã khẳng định vai trò của nguồn lực phi tự nhiên trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách, chiến lược phát triển chứ không phải tài nguyên đã làm thay đổi nhanh chóng diện mạo kinh tế - xã hội của nước ta từ năm 1986 đến nay.

 

Câu 8. 

1. Hãy nêu sự khác nhau về vai trò và đặc điểm của cây công nghiệp với cây lương thực. 

2. Vì sao lại nói “phi lương bất ổn”?

Gợi ý trả lời

1. So sánh cây công nghiệp với cây lương thực

 

Cây lương thực

Cây công nghiệp

Vai trò

Cung cấp tinh  bột cho người và gia súc, nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và là sản phẩm xuất khẩu.

Chủ yếu là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản phẩm xuất khẩu có giá trị, khắc phục tính mùa vụ, phá thế độc canh, bảo vệ môi trường.

Đặc điểm

- Phân bố rộng khắp.

- Biên độ sinh thái rộng (không có những đòi hỏi đặc biệt đối với khí hậu, đất trồng và chế độ chăm sóc, thích nghi với nhiều loại môi trường).

- Chỉ trồng được ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất, phần lớn tập trung ở các nước đang phát triển.

- Biên độ sinh thái hẹp (có những đòi hỏi đặc biệt về nhiệt, ẩm, đất trồng và chế độ chăm sóc.

- Thường có các xí nghiệp chế biến các sản phẩm cây công nghiệp ở các vùng chuyên canh.

2. Giải thích “phi lương bất ổn”

Không có lương thực, không có cái ăn tất yếu sẽ gây mất ổn định. “Có thực mới vực được đạo”. Các Mác đã chỉ rõ con người nhất thiết phải có cái ăn đã rồi mới tính đến các hoạt động khác. Sản xuất lương thực góp phần đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình chính trị, xã hội.

- Sản xuất lương thực còn cung cấp nguyên liệu để duy trì và phát triển công nghiệp chế biến, phát triển chăn nuôi, tạo ra mặt hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ.

- Sản xuất lương thực còn góp phần tạo ra thị trường hàng hoá cho các ngành công nghiệp (chế tạo cơ khí, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu…).

 

Câu 9.

1. Hãy cho biết trong ngành chăn nuôi, cơ sở thức ăn có ảnh hưởng như thế nào đến các hình thức chăn nuôi? 

2. Tại sao nói việc đưa chăn nuôi lên thành ngành chính ở các nước đang phát triển là một định hướng đúng, nhưng không dễ thực hiện?

Gợi ý trả lời

1. Ảnh hưởng của cơ sở thức ăn đến các hình thức chăn nuôi

Cơ sở thức ăn ảnh hưởng lớn đến các hình thức chăn nuôi. Sự thay đổi nguồn thức ăn dẫn tới sự thay đổi của các hình thức chăn nuôi. Ảnh hưởng này được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:

C¬ së thøc ¨n

Thức ăn tự nhiên (đồng cỏ)

Thức ăn do con người trồng

Thức ăn chế biến bằng phương pháp công nghiệp

 

 

 

H×nh thøc ch¨n nu«i

Chăn thả

Chăn nuôi nửa chuồng trại và chuồng trại

Chăn nuôi công nghiệp

2. Giải thích

- Việc đưa chăn nuôi lên thành ngành chính ỏ các nước đang phát triển là một phương hướng đúng vì:

+ Chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng thấp, nhưng hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi lớn hơn rất nhiều so với ngành trồng trọt trong cơ cấu nông nghiệp. 

+ Ngành chăn nuôi có vai trò quan trọng đối với đời sống và sản xuất. 

● Cung cấp nguồn thực phẩm bổ dưỡng, đạm động vật (thịt, trứng, sữa), đảm bảo sự cân đối trong khẩu phần ăn.

● Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, dược liệu và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

- Việc đưa chăn nuôi lên thành ngành chính ở các nước đang phát triển không dễ thực hiện vì:

+ Ở các nước đang phát triển, nông nghiệp là ngành chính nhưng dân số đông nên vấn đề lương thực được quan tâm hàng đầu. Vì vậy trồng trọt được chú ý hơn chăn nuôi.

+ Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi không ổn định.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu.

+ Dịch vụ thú y, giống còn hạn chế.

+ Công nghiệp chế biến chưa thật phát triển.

+ Vốn đầu tư cho chăn nuôi lớn.

 

Câu 10. So sánh đặc điểm của sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp.

Gợi ý trả lời

1. Giống nhau

- Đều thuộc khu vực sản xuất vật chất, trực tiếp tạo ra của cải  vật chất phục vụ cho sản xuất và đời sống.

- Có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

2. Khác nhau

- Tư liệu sản xuất:

+ Nông nghiệp: đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được.

+ Công nghiệp: tư liệu sản xuất là máy móc, thiết bị. Đất đai chỉ là nơi phân bố sản xuất.

- Đối tượng lao động:

+ Nông nghiệp: cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động có quá trình phát sinh, phát triển.

+ Công nghiệp: khoáng sản, nguyên, nhiên, vật liệu.

- Mức độ phụ thuộc vào tự nhiên:       

+ Nông nghiệp phụ chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên, có tính mùa vụ rõ rệt.

+ Công nghiệp ít phụ thuộc vào tự nhiên.

- Các giai đoạn sản xuất:

+ Trong nông nghiệp, các giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau vì đối tượng lao động là cây trồng, vật nuôi.

+ Sản xuất công nghiệp gồm 2 giai đoạn: giai đoạn tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên, nhiên, vật liệu và giai đoạn chế biến nguyên vật liệu thành tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng. Hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp không phải theo trình tự bắt buộc như nông nghiệp, mà có thể tiến hành đồng thời và thậm chí có thể cách xa nhau về mặt thời gian.

- Mức độ tập trung sản xuất:

+ Nông nghiệp có tính phân tán trong không gian do đất là tư liệu sản xuất chủ yếu.

+ Công nghiệp có tính tập trung cao độ. Tính chất tập trung thể hiện rõ rệt ở chỗ trên một đơn vị diện tích không rộng, có thể xây dựng nhều xí nghiệp của các ngành công nghiệp khác nhau với hàng vạn công nhân và tạo ra một khối lượng sản phẩm có giá trị lớn hơn nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp.

- Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp của nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Ngành nông nghiệp không có đặc điểm này.

 

Câu 11.

1. Vẽ sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp.

2. Phân tích vai trò của tiến bộ khoa học - kĩ thuật và thị trường tới sự phát triển và phân bố công nghiệp? Cho ví dụ ở Việt Nam? 

Gợi ý trả lời

1. Vẽ sơ đồ (tham khảo sơ đồ trang 120, SGK Địa lí 10).

2. Vai trò của tiến bộ khoa học kĩ thuật và thị trường đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp

- Tiến bộ khoa học kĩ thuật: 

+ Làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp.

Ví dụ: Phương pháp khí hóa than ngay trong lòng đất không những làm thay đổi hẳn điều kiện lao động, mà còn cho phép khai thác những mỏ than ở sâu trong lòng đất (hoặc than có nhiệt lượng thấp) mà trước đây không thể khai thác được.

+ Làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp công nghiệp.

Ví dụ: Các xí nghiệp luyện kim đen trước đây thường gắn với mỏ than và quặng sắt. Nhờ phương pháp điện luyện hay lò thổi ôxi mà sự phân bố các xí nghiệp luyện kim đã thay đổi.

+ Tạo ra những khả năng mới về sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành (điện tử - tin học, hoá tổng hợp hữu cơ, công nghiệp vũ trụ…).

- Thị trường có tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí của xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất, đóng vai trò đòn bẩy đối với sự phát triển, phân bố và thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. Sự phát triển công nghiệp ở bất kì một quốc gia nào cũng đều nhằm thoả mãn nhu cầu trong nước và hội nhập với thị trường thế giới.

Ví dụ: Ở nước ta, giai đoạn 1980 - 1990 là giai đoạn giao thời, chưa thích nghi được với cơ chế thị trường nên hầu hết các ngành công nghiệp quốc doanh gặp khó khăn. Hiện nay, một số ngành dệt - may, chế biến thủy hải sản, da - giày… nhờ chiến lược thị trường hiệu quả mà đã khẳng định được vai trò của mình ở cả thị trường trong nước lẫn quốc tế (Hoa Kì, EU…).

 

Câu 12. Tại sao ngành công nghiệp dệt - may và công nghiệp thực phẩm lại được phân bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt các nước đang phát triển?

Gợi ý trả lời

1. Công nghiệp dệt - may và công nghiệp thực phẩm được phân bố rộng rãi trên thế giới vì:

- Công nghiệp thực phẩm và công nghiệp dệt - may thuộc nhóm ngành công nghiệp nhẹ, chủ yếu cung cấp vật phẩm tiêu dùng hằng ngày cho con người như vải sợi, quần áo, lương thực đã qua chế biến, sữa, đồ hộp, rượu, bia, nước ngọt

- So với các ngành công nghiệp nặng, ngành công nghiệp dệt may và công nghiệp thực phẩm đòi hỏi vốn đầu tư ít, thời gian quay vòng vốn nhanh, thu được lợi nhuận tương đối dễ dàng, có nhiều khả năng xuất khẩu.

Vì thế các quốc gia trên thế giới kể cả các nước phát triển và các nước đang phát triển đều chú trọng đẩy mạnh công nghiệp thực phẩm và công nghiệp dệt - may tuỳ theo thế mạnh và truyền thống của mỗi nước để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, giải quyết việc làm, góp phần cho xuất khẩu và nâng cao thu nhập.

2. Công nghiệp dệt - may và công nghiệp thực phẩm được phân bố rộng rãi đặc biệt ở các nước đang phát triển vì:

Đặc điểm của 2 ngành này rất phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển:

- Các nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn nguyên liệu tại chỗ tương đối phong phú và đa dạng. Đây chính là thế mạnh của 2 ngành này ở các nước đang phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu các loại hàng hóa thông thường về ăn, mặc, thay thế nhập khẩu, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu

- Phần lớn các nước đang phát triển đều đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa nên thiếu vốn, công nghệ. Vì vậy, việc phát triển các ngành công nghiệp dệt - may và công nghiệp thực phẩm sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao (vốn đầu tư ít, thời gian quay vòng vốn nhanh, thu được lợi nhuận tương đối dễ dàng, có nhiều khả năng xuất khẩu) và có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…). 

Câu 13.

1. So sánh vai trò, đặc điểm của ngành công nghiệp luyện kim đen với công nghiệp luyện kim màu.

2. Vì sao quy trình luyện kim màu lại phức tạp và khó khăn hơn quy trình luyện kim đen?

Gợi ý trả lời

1. So sánh

a) Giống nhau

- Là 2 ngành có vai trò quan trọng, là cơ sở để phát triển công nghiệp chế tạo.

- Quy trình công nghệ phức tạp: cần nhiều nguyên liệu, qua nhiều công đoạn, đòi hỏi trình độ khoa học kĩ thuật cao, vốn đầu tư lớn.

b) Khác nhau

Tiêu chí 

Luyện kim đen

Luyện kim màu

 

 

Vai trò

Là cơ sở phát triển công nghiệp chế tạo máy, tạo ra nguyên liệu cơ bản cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại.

Sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế tạo máy đặc biệt là chế tạo ô tô, máy bay, kĩ thuật điện, điện tử, công nghiệp hoá chất và cả trong các ngành kinh tế quốc dân khác như bưu chính viến thông, thương mại.

Nguyên liệu

Quặng sắt là chủ yếu.

Quặng kim loại màu.

 

Quy trình công nghệ

Từ quặng sắt và than cốc phải nấu thành gang trong lò cao, rồi từ gang mới luyện ra thành thép, thép được cán thành thỏi, dát thành tấm.

Phức tạp và khó khăn hơn gồm 2 giai đoạn: làm giàu quặng (tuyển quặng) và chế biến quặng.

Phân bố

Tập trung ở các nước phát triển và các nước có nhiều quặng sắt.

Các nước có quặng chỉ thực hiện giai đoạn 1, giai đoạn 2 tập trung ở các nước phát triển.

Sản phẩm 

Gang, thép.

Kim loại không có sắt.

2. Giải thích

Quy trình luyện kim màu lại phức tạp và khó khăn hơn quy trình luyện kim đen vì:

- Ngành luyện kim màu cần một khối lượng lớn quặng kim loại màu để sản xuất ra 1 tấn kim loại tinh do hàm lượng kim loại trong quặng kim loại rất thấp, hiếm khi vượt quá 5%, trung bình 1- 3%. Nói cách khác, muốn có 1 tấn kim loại màu cần ít nhất 20 tấn và trung bình là 50 - 100 tấn quặng kim loại màu. Vì thế, trước khi luyện kim màu nhất thiết phải qua giai đoạn làm giàu sơ bộ (tuyển quặng). Các xí nghiệp tuyển quặng bao giờ cũng được xây dựng ngay tại mỏ kim loại.

- Nguyên liệu của ngành luyện kim màu là các quặng kim loại ở dạng đa kim. Do đó người ta thường xây dựng các xí nghiệp luyện kim màu thành các xí nghiệp liên hợp với nhiều phân xưởng sản xuất các kim loại màu khác nhau để lấy được tối đa các nguyên tố có trong quặng.

 

C©u 14.

1Tại sao ở các nước đang phát triển, nhất là ở châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất?

2. Tại sao các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ở nước ta lại tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ?

Gợi ý trả lời

1. Phát triển các khu công nghiệp (KCN) và khu chế xuất (KCX)

- Khái niệm KCN: 

Khu công nghiệp tâp trung (gọi tắt là KCN) là một khu vực có ranh giới rõ rệt với những thế mạnh về vị trí địa lí, về tự nhiên, kinh tế để thu hút đầu tư, hoạt động với cơ cấu hợp lí giữa các doanh nghiệp và dịch vụ có liên quan nhằm đạt hiệu quả cao của từng doanh nghiệp nói riêng và tổng thể cả khu công nghiệp nói chung.

KCN có thể được chia ra thành KCN tập trung và KCX. KCN tập trung là để bố trí các cơ sở sản xuất hoặc cho tiêu dùng trong nước hoặc một phần cho xuất khẩu. Còn KCX là để bố trí các cơ sở công nghiệp chỉ dành cho xuất khẩu   .

- Ở các nước đang phát triển nhất là ở châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức KCN tập trung và KCX vì:

+ Việc hình thành các KCN mang tính tất yếu trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Đối với các nước đang phát triển, trong quá trình công nghiệp hóa, các KCN, KCX được hình thành chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư, công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước phát triển cũng như tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động của nước mình. Ở các nước châu Á và ASEAN, KCN xuất hiện từ nửa sau của thế kỉ XX như Xingapo (1951), Đài Loan (1966), Hàn Quốc (1970), Thái Lan (1970),… Còn ở nước ta là vào đầu thập niên 90 của thế kỉ XX.

2. Ở Việt Nam, KCN và KCX tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ vì:

- Vị trí địa lí thuận lợi (đặc biệt có các tuyến giao thông huyết mạch, gần các cảng biển thuận lợi cho xuất thành phẩm, nhập nguyên liệu, máy móc,…).

- Chính sách thông thoáng, sớm thích nghi với cơ chế thị trường nên dễ dàng thu hút đầu tư lớn ở trong và ngoài nước.

- Các thế mạnh khác (lao động, thị trường,…).

 

Câu 15.

1. Trình bày khái niệm và vai trò của ngành dịch vụ.

2. Vì sao các thành phố lớn nhất thế giới như Niu Iooc, Luân Đôn, Tôkiô… cũng đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn nhất thế giới hiện nay?

Gợi ý trả lời

1. Dịch vụ và vai trò của dịch vụ

-  Dịch vụ là các hoạt động kinh tế có tạo ra giá trị mà không thuộc khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) và khu vực II (công nghiệp - xây dựng); những hoạt động phục vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu của sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.

-  Dịch vụ có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sử dụng hợp lí tài nguyên và lao động: tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất, góp phần nâng cao đời sống xã hội, tác động đến sự phân bố của các ngành kinh tế, đến xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế.

2. Các thành phố lớn như Niu Iooc, Luân Đôn, Tôkiô đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn thế giới vì:

- Tập trung rất đa dạng các loại hình dịch vụ khác nhau: dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công.

- Là nơi tập trung đông dân cư nên dịch vụ tiêu dùng phát triển mạnh.

- Là các trung tâm công nghiệp, trung tâm kinh tế lớn, loại hình dịch vụ sản xuất, dịch vụ kinh doanh phải phát triển tương xứng.

- Là các trung tâm hành chính, văn hóa, khoa học, giáo dục nên các dịch vụ về hành chính, văn hóa, giáo dục… cũng được tập trung phát triển.

 

C©u 16. Phân biệt khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình.

Gợi ý trả lời

Khối lượng vận chuyển, luân chuyển (bao gồm hàng hóa và hành khách), cự li vận chuyển trung bình là những chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động vận tải do các đơn vị vận tải thực hiện trong một thời gian nhất định.

1.  Khối lượng vận chuyển là khối lượng hàng hóa hoặc hành khách do các đơn vị vận tải (ngành giao thông vận tải) đã vận chuyển được, không phân biệt độ dài quãng đường vận chuyển.

- Khối lượng hàng hóa vận chuyển được tính theo trọng lượng hàng hóa thực tế của hàng hóa đã vận chuyển (kể cả bao bì). Đơn vị tính là tấn.

- Khối lượng hành khách vận chuyển là số hành khách thực tế đã được vận chuyển. Đơn vị tính là lượt người. Căn cứ để tính lượng hành khách vận chuyển là số lượng vé bán ra.

2. Khối lượng luân chuyển là khối lượng hàng hóa hay hành khách được vận chuyển tính theo chiều dài của quãng đường vận chuyển.

- Khối lượng hàng hóa luân chuyển: khối lượng hàng hóa vận chuyển nhân với độ dài quãng đường đã vận chuyển. Đơn vị tính là tấn.km.

- Khối lượng hành khách luân chuyển: khối lượng hành khách vận chuyển nhân với quãng đường đã vận chuyển. Đơn vị tính là người.km.

3. Cự li vận chuyển là quãng đường thực tế đã vận chuyển hàng hóa từ nơi giao đến nơi nhận hoặc hành khách từ nơi đi đến nơi đến. Đơn vị tính là km

Cự li vận chuyển trung bình dùng làm căn cứ để tính giá cước vận tải và giá vé vận chuyển.

 

Câu 17.

1. So s¸nh nh÷ng ®iÓm gièng vµ kh¸c nhau cña ngµnh vËn t¶i biÓn vµ hµng kh«ng

2. T¹i sao phÇn lín c¸c c¶ng lín nhÊt thÕ giíi l¹i ph©n bè ë hai bê ®èi diÖn cña §¹i T©y D­¬ng vµ t¹i sao Rèt-tec-®am lµ c¶ng lín nhÊt thÕ giíi ?

Gợi ý trả lời

1. So sánh

* Giống nhau:

- Thực hiện trên quãng đường dài, có ý nghĩa quốc tế.

- Hoạt động mạnh ở các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

- Đều gây ô nhiễm môi trường.

* Khác nhau:

Tiêu chí 

Đường biển

Đường hàng không

Ưu điểm

- Cước phí vận chuyển rẻ, ổn định. 

- Chở được hàng nặng, dầu và các sản phẩm từ dầu với khối lượng lớn, đi khoảng cách xa, khối lượng luân chuyển lớn.

 

- Tốc độ vận chuyển nhanh, tiện lợi, lịch sự.

- Rút ngắn khoảng cách lục địa, không phụ thuộc vào địa hình.

- Đảm nhận tốt việc vận tải trên những tuyến được xa, những mối giao lưu quốc tế.

Hạn chế

 

 - Tốc độ vận chuyển chậm.

- Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.

- Dễ gây ô nhiễm môi trường (nước, tràn dầu, chất thải…)

- Cước phí đắt, trọng tải thấp hơn.

- Vốn đầu tư lớn.

- Dễ gây ô nhiễm không khí.

Tình hình phát triển

- Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hoá của các phương tiện vận tải trên thế giới. 

- 2/3 số hải cảng nằm ở 2 bờ Đại Tây Dương.

- Các kênh nối biển được xây dựng để rút ngắn khoảng cách vận tải biển: Xuy-ê, Pa-nam, Ki-en.

- Đội tàu buôn tăng nhanh.

- Phát triển mạnh ở Hoa Kì, Tây Âu, nơi tập trung các sân bay quốc tế quan trọng, ngoài ra ở Nga, Nhật…

- Các tuyến bay sầm uất nhất:

+ Tuyến xuyên Đại Tây Dương

+ Các tuyến nối Hoa Kì với các khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

2. Phần lớn các hải cảng lớn trên thế giới lại phân bố chủ yếu ở hai bờ Đại Tây Dương vì:

- Hai bờ Đại Tây Dương (chủ yếu là phía Bắc) là hai trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới (EU và Bắc Mĩ). Các cảng ở khu vực này vừa có hậu phương cảng rộng lớn, vừa có vùng tiền cảng (vùng đối diện với hậu phương của cảng qua vùng biển, đại dương, nơi mà hàng hoá được chở tử đó đến cảng và ngược lại) rất phát triển

- Rốt-tec-đam là cảng lớn nhất và là cửa ngõ ra biển thuận tiện nhất của EU (các tuyến đường sắt, đường sông và cả đường ô tô xuyên lục địa châu Âu đều dẫn đến Rốt-tec-đam). Sự phát triển kinh tế của EU đã làm cho Rốt-tec-đam trở thành hải cảng lớn nhất thế giới.

 

Câu 18.

1. Phân tích ba chức năng của môi trường địa lí.

2. Nêu rõ những vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển.

Gợi ý trả lời

1. Phân tích ba chức năng của môi trường địa lí

 2. Những vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển

- Các nước đang phát triển chiếm hơn 1/2 diện tích lục địa và 4/5 dân số. Là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, cả về trữ lượng và chủng loại, song là các nước nghèo, tốc độ khai thác tài nguyên, huỷ hoại môi trường ngày càng tăng vì các mục tiêu kinh tế - xã hội. Vì thế, đây là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường và phát triển.

- Môi trường đang bị huỷ hoại nghiêm trọng do thiếu vốn, thiếu công nghệ; sức ép và bùng nổ dân số trong nhiều năm, nạn đói. Các công ti xuyên quốc gia lại lợi dụng những khó khăn về kinh tế để tăng cường khai thác tài nguyên.

- Việc khai thác và chế biến khoáng sản không chú trọng đến các biện pháp bảo vệ môi trường đã làm cho các nguồn tài nguyên nước, đất, không khí bị ô nhiễm.

- Việc khai thác rừng diễn ra với quy mô lớn, lớn hơn nhiều so với khả năng phục hồi rừng và tốc độ trồng rừng. Nền nông nghiệp quảng canh, năng suất thấp, tình trạng đốt nương làm rẫy còn phổ biến đã làm gia tăng diện tích đồi núi trọc, thúc đẩy quá trình hoang mạc hoá...

 

Câu 19. Giả sử tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Việt Nam là 1,3% và không thay đổi trong giai đoạn 2005 - 2010.

Hãy trình bày cách tính và điền kết quả vào bảng số liệu dân số của Việt Nam theo mẫu dưới đây:

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

Dân số (triệu người)

?

?

85,17

?

?

Gợi ý trả lời

- Tg là tỉ suất tăng dân số tự nhiên (1,3%)

- Gọi dân số Việt Nam năm 2007 là D7, năm 2008 là D8, năm 2009 là D9, năm 2006 là D6, năm 2005 là D5.

- Ta có công thức:

      D7 = D6 + Tg x D6 = D6 (Tg + 1)

    D6 =  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ =  84,1 triệu người

      D8 = D7 + Tg x D7 = D7 (1 + Tg) = 85,17 x (1+ 0,013) = 86,28 triệu người

Với cách tính như trên ta được kết quả trong bảng sau:

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

Dân số (triệu người)

83,0

84,08

85,17

86,28

87,4

 

 

Câu 20. Cho bảng số liệu: 

Dân số Ấn Độ, thời kì 1901 - 2007

Năm

1901

1961

1991

2007

Dân số (triệu người)

238

439

845

1134,0

1. Tính tốc độ gia tăng dân số của Ấn Độ qua 3 giai đoạn 1901 - 1961; 1961 - 1991; 1991 - 2007.

2. Giả sử tỉ suất gia tăng tự nhiên của Ấn Độ không đổi từ năm 1991, hãy cho biết khi nào dân số Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi so với năm 1991.

Gợi ý trả lời

1. Tính tốc độ gia tăng dân số

- Dựa vào sự chênh lệch về quy mô dân số ở thời điểm đầu và cuối một thời kì, người ta có thể tính được tốc độ tăng dân số theo công thức:

 Trong đó:  rP là tốc độ tăng dân số trung bình năm.

                 P1, Plà quy mô dân số năm đầu và năm cuối của thời kì.

                 t1, tn là mốc thời gian năm đầu và năm cuối.

- Theo công thức trên ta tính được tốc độ gia tăng dân số của Ấn Độ qua các thời kì như sau:

+ Giai đoạn 1901 - 1961 tốc độ gia tăng dân số trung bình là 1,4%.

+ Giai đoạn 1961 - 1991là 3,1%.

+ Giai đoạn 1991 – 2007là 2,13%.

2. Thời gian dân số tăng gấp đôi  

t = 70/r = 32 năm. Vậy nếu Ấn Độ vẫn giữ mức gia tăng tự nhiên 2,13% như giai đoạn 1991 - 2007 thì đến năm 2023 dân số Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi nghĩa là đạt xấp xỉ 1,7 tỉ người.

 

Câu 21. Dựa vào bảng thống kê: 

Tỉ suất giá tăng dân số tự nhiên phân theo nhóm nước, thời kì 1960 - 2005 (%)

               Thời kì

Nhóm nước

1960 - 1965

1975 - 1980

1985 - 1990

1995 - 2000

2001 - 2005

Phát triển

1,2

0,8

0,5

0,2

0,1

Đang phát triển

2,3

2,4

2,1

1,9

1,5

Thế giới

1,9

2,0

1,7

1,5

1,2

1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên theo các nhóm nước và toàn thế giới.

2. Nêu nhận xét và giải thích.

Gợi ý trả lời

1. Vẽ biểu đồ

- Vẽ biểu đồ đường.

- Có chú giải và tên biểu đồ.

- Đẹp và chính xác về số liệu trên biểu đồ.


Biểu đồ thể hiện tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên

theo các nhóm nước và toàn thế giới

2. Nhận xét và giải thích

Trong thời kì 1960 - 2005, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của toàn thế giới, nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển có xu hướng giảm dần nhưng vẫn có sự khác biệt lớn giữa 2 nhóm nước.

- Toàn thế giới có xu hướng chung là giảm (từ 1,9% xuống 1,2%) nhờ sự phát triển kinh tế - xã hội và những thành tựu trong y tế làm cho mức sinh giảm nhanh và mức tử đạt thấp.

Nhóm nước phát triển có tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp và giảm khá nhanh (giảm 0,8%), do mức sinh thấp lại giảm nhanh, mức tử cao vì chết của người già.

- Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất gia tăng tự nhiên ở mức cao, có xu hướng giảm nhưng chậm, gấp 1,25 lần mức trung bình của thế giới và gấp 15 lần nhóm nước phát triển. Nguyên nhân do tỉ suất tử giảm nhanh trong khi tỉ suất sinh có giảm nhưng chậm hơn. Tỉ suất gia tăng tự nhiên ở nhiều nước giảm do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình.

Câu 22. Dựa vào bảng số liệu:

Diện tích, dân số thế giới và các châu lục, giai đoạn 1995 - 2008

Châu lục

Diện tích (triệu km2)

Dân số (triệu người)

1995

2008

Châu Đại Dương

8,5

28,5

35,0

Châu Á (trừ LB Nga)

31,8

3458

4052,0

Châu Âu (kể cả LB Nga)

23,0

727

736,0

Châu Mĩ

42,0

775

915,0

Châu Phi

30,3

728

967,0

Toàn thế giới

135,6

5716

6705,0

Hãy nhận xét và giải thích về quy mô cũng như tình hình phân bố dân cư trên thế giới.

Gợi ý trả lời

1. Nhận xét

- Quy mô dân số của các châu lục có sự biến động theo thời gian.

Tỉ trọng dân cư theo châu lục (%)

Châu lục

1995

2008

Châu Đại Dương

0,5

0,5

Châu Á (trừ LB Nga)

60,5

60,4

Châu Âu (kể cả LB Nga)

12,7

11,0

Châu Mĩ

13,6

13,7

Châu Phi

12,7

14,4

Toàn thế giới

100,0

100,0

Qua bảng trên nhận thấy chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ năm 1995 đến năm 2008 tỉ trọng dân cư phân theo châu lục đã có sự thay đổi đáng kể.

+ Tỉ trọng dân số châu Á có giảm chút ít, nhưng vẫn vượt xa các châu lục khác. 

+ Châu Đại Dương chiếm tỉ trọng nhỏ và hầu như không thay đổi, các châu lục khác có sự biến động mạnh mẽ theo thời gian.

+ Tỉ trọng dân số châu Âu giảm mạnh từ 12,7% xuống còn 11,0%, từ vị trí thứ 3 xuống vị trí thứ 4. Nguyên nhân chủ yếu là do tỉ suất gia tăng tự nhiên của châu Âu rất thấp, thậm chí nhiều quốc gia còn âm.

+ Tỉ trọng dân số châu Mĩ tăng nhẹ từ 13,6% lên 13,7%, nhưng do tốc độ tăng dân số chậm hơn châu Phi nên từ chỗ đứng vị trí số 2 thế giới giảm xuống vị trí số 3.

+ Châu Phi từ chỗ chỉ chiếm 12,7% dân số thế giới năm 1995 (bằng châu Âu, thấp hơn châu Mĩ) nhưng đến năm 2008 do sự bùng nổ dân số, châu Phi đã vượt qua châu Mĩ và châu Âu, trở thành châu lục có tỉ trọng dân số đứng thứ 2 thế giới (sau châu Á).

- Sự phân bố dân cư không đều giữa các châu lục.

Mật độ dân số năm 1995 và năm 2008 của thế giới và các châu lục

Châu lục

Diện tích (triệu km2)

Mật độ dân số (người/km2)

1995

2008

Châu Đại Dương

8,5

 3

4

Châu Á (trừ LB Nga)

31,8

108

127

Châu Âu (kể cả LB Nga)

23,0

31

32

Châu Mĩ

42,0

18

22

Châu Phi

30,3

24

32

Toàn thế giới

135,6

42

49

Nhận xét: mật độ dân số có sự chênh lệch lớn giữa các châu lục: 

Châu Á có mật độ dân số cao nhất, gấp 2,6 lần so với mức trung bình của thế giới, gấp 31 lần châu Đại Dương, gấp 3,9 lần châu Âu và châu Phi, gấp châu Mĩ 5,7 lần.

- Các châu lục còn lại có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình của thế giới. Thấp nhất là châu Đại Dương chỉ có 4 người/km2.

2. Giải thích về sự phân bố dân cư

- Dân cư thế giới có sự phân bố không đều giữa các châu lục là do sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố:

+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

+ Sự phân bố sản xuất.

+ Tính chất và trình độ phát triển kinh tế.

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.     

- Tuy nhiên, nhân tố quan trọng nhất là tính chất và trình độ phát triển kinh tế.

+ Châu Á có mật độ dân cư cao nhất thế giới vì tập trung chủ yếu các nước đang phát triển gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước từ lâu đời.

+ Châu Âu có mật độ chỉ sau châu Á liên quan tới một châu lục có trình độ phát triển kinh tế hàng đầu của thế giới.

- Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác:

+ Tự nhiên (châu Đại Dương chủ yếu là hoang mạc,…).

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ (Tân lục địa có mật độ dân số thấp hơn Cựu lục địa).

+ Chuyển cư và các nguyên nhân khác.

 

Câu 23. Từ bảng số liệu dưới đây:

GDP và dân số của một số nước trên thế giới, năm 2007

Quốc gia

GDP (tỉ USD)

Dân số (triệu người)

Hoa Kì

13 811,2

302

Nhật Bản

4 376,70

128

CHLB Đức

3 297,23

82

Trung Quốc

3 486,76

1326

Ấn Độ

1 170,97

1132

Luc-xăm-bua

47,94

1,0

Bu-run-đi

0,97

9,0

Ê-ti-ô-pi-a

29,51

77

Việt Nam

70,99

85

Toàn thế giới

46 770

6625

     (Nguồn: Niên giám thống kê 2008)

1. Hãy tính GDP bình quân theo đầu người (USD/người) của một số quốc gia kể trên. Nhận xét về GDP và GDP/người của các nước này.

2. Nêu ý nghĩa của các chỉ số: GDP và GDP/người.

Gợi ý trả lời

1. Tính GDP bình quân theo đầu người và nhận xét

* Tính

- Công thức: GDP/người = tổng GDP/ tổng dân số 

- Kết quả:

Quốc gia

GDP

(tỉ USD)

Dân số

(triệu người)

GDP/người

(USD/người)

Hoa Kì

13 811,2

302

45 732

Nhật Bản

4 376,70

128

34 192

CHLB Đức

3 297,23

82

40 210

Trung Quốc

3 486,76

1326

2 629

Ấn Độ

1 170,97

1132

1 034

Luc-xăm-bua

47,94

1,0

47 940

Bu-run-đi

0,97

9,0

107

Ê-ti-ô-pi-a

29,51

77

383

Việt Nam

70,99

85

835

Toàn thế giới

46 770

6625

7059

* Nhận xét: GDP và GDP bình quân theo đầu người của các quốc gia trên thế giới có sự chênh lệch rất lớn 

- Về quy mô GDP: 

+ Các nước Hoa Kì, Nhật Bản, CHLB Đức, Trung Quốc, Ấn Độ là những cường quốc kinh tế trên thế giới. Tỉ trọng GDP của 5 quốc gia này chiếm tới 55,9% tổng GDP trên toàn thế giới.

Quy mô GDP của các nước phát triển (Hoa Kì, Nhật Bản, CHLB Đức) lớn hơn gấp nhiều lần so với các nước đang phát triển (Bu-run-đi, E-ti-ô-pi-a, Việt Nam). 

Dẫn chứng: GDP của Hoa Kì gấp GDP của Bu-run-đi tới 14 238 lần.

- GDP/người: 

Các nước kinh tế phát triển có thu nhập bình quân theo đầu người cao hơn mức trung bình của thế giới và gấp nhiều lần các nước đang phát triển (dẫn chứng).

+ Một số nước đang phát triển mặc dù quy mô GDP lớn nhưng do dân số đông nên GDP/người vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ).

+ Ngược lại một số nước phát triển mặc dù có GDP không lớn nhưng GDP bình quân đầu người vào loại cao nhất thế giới do dân số ít (Luc-xăm-bua).

2. Nêu ý nghĩa của các chỉ số

- GDP và GDP/người là các chỉ tiêu đánh giá nền kinh tế của một quốc gia.

- GDP (tổng sản phẩm trong nước).

+ Khái niệm. 

+ Ý nghĩa: dùng để phân tích  cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. GDP còn là một trong ba chỉ số đánh giá chỉ số phát triển con người (HDI). Tổng sản phẩm trong nước thể hiện số lượng của cải làm ra ở bên trong một quốc gia, sự phồn vinh hay khả năng phát triển kinh tế.

- GDP/người được tính bằng GDP chia cho tổng số dân của nước đó trong cùng thời điểm. Thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá không chỉ khả năng và trình độ phát triển kinh tế mà cả mức sống của mỗi người dân ở từng nước. Đây là một trong ba chỉ số HDI.

 

Câu 24. Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu kinh tế của các nhóm nước, năm 2004

Khu vực

GDP

 (tỉ USD)

Trong đó

Nông - lâm - ngư nghiệp

Công nghiệp - xây dựng

Dịch vụ

Các nước thu nhập thấp

1 253,0

288,2

313,3

651,5

Các nước thu nhập trung bình

6 930,0

693,0

2 356,2

3 880,8

Các nước thu nhập cao

32 715

654.3

8 833,1

23 227,6

Toàn thế giới

40 898

1 635,9

13 087,4

26 174,7

1. Hãy vẽ biểu đồ hình tròn (các bán kính bằng nhau) thể hiện cơ cấu ngành trong GDP các nhóm nước và toàn thế giới.

2. Nhận xét và giải thích về cơ cấu kinh tế theo ngành của các nhóm nước và toàn thế giới.

Gợi ý trả lời

1. Vẽ biểu đồ 

- Xử lí số liệu

 

 

Khu vực

GDP 

(tỉ USD)

Trong đó

Nông - lâm - ngư nghiệp

Công nghiệp -xây dựng

Dịch vụ

Toàn thế giới

100,0

4,0

32,0

64,0

Các nước thu nhập thấp 

100,0

23,0

25,0

52,0

Các nước thu nhập trung bình

100,0

11,0

38,0

51,0

Các nước thu nhập cao

100,0

2,0

27,0

71,0


 - Từ số liệu trên, hãy vẽ 4 biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của ba nhóm nước và toàn thế giới.

Biểu đồ cơ cấu kinh tế của 3 nhóm nước và toàn thế giới, năm 2004

 

2. Nhận xét, giải thích

Cơ cấu kinh tế theo ngành của toàn thế giới và các nhóm nước có sự khác nhau rõ rệt do trình độ phát triển kinh tế khác nhau:

- Trong cơ cấu GDP của toàn thế giới, dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (64,0%), sau đó đến công nghiệp - xây dựng (32,0%). Tỉ trọng của nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp rất nhỏ (4,0%). Cơ cấu GDP của toàn thế giới phụ thuộc vào các nhóm nước phát triển (hơn 63% tổng GDP thế giới).

- Các nước có thu nhập cao là những nước có nền kinh tế phát triển, tỉ trọng của ngành dịch vụ rất lớn (chiếm 71% cơ cấu GDP), cao hơn mức trung bình thế giới 8%. Nông nghiệp chiếm tỉ trọng không đáng kể (2%). Nguyên nhân là do các nước này đã hoàn thành quá trình công nghiệp hóa, nền kinh tế đang bước vào giai đoạn phát triển của nền kinh tế tri thức.

- Các nước thu nhập trung bình có tỉ trọng của khu vực dịch vụ cao nhất (56%) nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới 8%. Ngành công nghiệp - xây dựng đứng vị trí thứ hai với 34%, còn khu vực nông - lâm - ngư chiếm 10% vì các nước này đang tiến hành công nghiệp hóa.

- Các nước có thu nhập thấp thường là những nước kém phát triển, nền kinh tế vẫn phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp nên tỉ trọng của khu vực này còn rất lớn (23% GDP).

 

 

Câu 25. Cho bảng số liệu sau:

Tốc độ tăng trưởng của một số sản phẩm công nghiệp của thế giới,

 thời kì 1950 - 2007

(Đơn vị: %)

Sản phẩm

1950

1960

1970

1980

1990

2000

2007

Than

100,0

143,0

161,3

207,1

186,1

274,5

386,2

Dầu mỏ

100,0

201,0

446,7

586,2

636,9

690,6

746,1

Điện

100,0

440,5

513,1

852,8

1223,6

1511,6

1960,0

Thép

100,0

183,1

314,3

360,8

407,4

447,1

709,0

1. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm công nghiệp của thế giới, thời kì 1950 - 2007. 

2. Nhận xét và giải thích.

Gợi ý trả lời

1. Vẽ biểu đồ 

- Vẽ biểu đồ đường.

- Có chú giải và tên biểu đồ.

- Đẹp và chính xác về số liệu trên biểu đồ.


Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm công nghiệp của thế giới,

 thời kì 1950 - 2007

2. Nhận xét và giải thích

Nhìn chung trong thời kì 1950 - 2007, tất cả 4 sản phẩm than, dầu mỏ, điện, thép của thế giới đều có sự tăng trưởng nhưng với tốc độ khác nhau.

- Điện là sản phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tăng 1860%. tốc độ tăng trưởng  bình quân trên 34%/năm. Nguyên nhân do nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất, dịch vụ và đời sống tăng nhanh, do sự phát triển không ngừng và vượt bậc của tiến bộ khoa học - công nghệ. Nhiều nhà máy điện được xây mới cùng với nhiều nguồn năng lượng mới được khai thác để sản xuất điện.

- Dầu mỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai, tăng 646,1%, bình quân năm đạt 13,1%. Nguyên nhân do những ưu điểm của dầu mỏ (khả năng sinh nhiệt lớn, thuận lợi trong sử dụng, vận chuyển…), do sự phát triển của các ngành công nghiệp (hoá dầu, hoá chất…), của giao thông vận tải nên nhu cầu sử dụng dầu mỏ ngày càng tăng nhanh.

- Thép có tốc độ tăng khá nhanh, tăng 609,0% cho toàn thời kì, tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 12,4%. Nguyên nhân do nhu cầu sử dụng thép trong các ngành công nghiệp cơ khí (sản xuất ô tô, máy móc, đóng tàu…) và vật liệu xây dựng ngày càng lớn.

- Than có tốc độ tăng trưởng khá chậm và có biến động, tăng 286,0%, bình quân năm đạt 6,8%, có giai đoạn (1980 - 1990) lại giảm do biến động về chính trị ở Liên Xô cũ. Nguyên nhân: than là nguồn năng lượng truyền thống, có những hạn chế trong khai thác và sử dụng (nhất là vấn đề môi trường) cùng với việc tìm ra những nguồn năng lượng khác, ưu việt hơn thay thế (dầu mỏ, năng lượng hạt nhân, thuỷ điện…).

     

Câu 26. Cho bảng số liệu sau:

Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển hàng hoá

phân theo loại hình vận tải ở nước ta, năm 2007

Phương tiện vận tải

Khối lượng vận chuyển

(nghìn tấn)

Khối lượng luân chuyển (triệu tấn.km)

Đường sắt

9050,0

3882,5

Đường ô tô

403361,8

24646,9

Đường sông

135282,8

22235,6

Đường biển

48976,7

83838,1

Đường hàng không

129,6

279,9

Tổng số

596800,9

134883,0

1. Hãy tính cơ cấu khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hoá phân theo các loại hình vận tải ở nước ta. 

2. Nhận xét và giải thích.

Gợi ý trả lời

1. Tính cơ cấu 

- Công thức: Khối lượng vận chuyển (hoặc luân chuyển) của từng loại hình vận tải × 100 rồi chia cho tổng số khối lượng vận chuyển (hoặc luân chuyển).

- Kết quả: 

Cơ cấu khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển hàng hoá (%)

Phương tiện vận tải

Khối lượng vận chuyển 

Khối lượng luân chuyển 

Đường sắt

1,5

2,9

Đường ô tô

67,6

18,3

Đường sông

22,6

16,5

Đường biển

8,2

62,1

Đường hàng không

0,1

0,2

Tổng số

100,0

100,0

2. Nhận xét và giải thích

- Về cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hoá của các loại hình vận tải năm 2007: có sự khác nhau trong hoạt động vận tải giữa các loại hình.

+ Đường ô tô có cơ cấu vận chuyển lớn nhất, chiếm 67,6% do sự tiện lợi, tính cơ động và phù hợp với các điều kiện địa hình khác nhau.

+ Đường sông có tỉ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu vận chuyển, chiếm 22,6%, tuy chỉ hạn chế trong một số hàng hoá nặng, cồng kềnh, không cần nhanh, song do giá rẻ, nên khối lượng vận chuyển lớn.

+ Đường biển có tỉ trọng đứng thứ 3 với 8,2%, dành cho việc vận chuyển hàng hoá đường dài, buôn bán giao lưu quốc tế.

+ Đường sắt và đường hàng không có tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu vận chuyển vì đường sắt tuy có giá cước rẻ hơn hàng không và đường ô tô, có thể vận chuyển hàng nặng hoặc cồng kềnh nhưng chỉ theo những tuyến cố định, vẫn phải kết hợp với đường ô tô để chuyển tới nơi giao nhận. Còn đường hàng không thì cước phí vận chuyển cao và khối lượng vận chuyển được ít.

- Về cơ cấu khối lượng luân chuyển có xu hướng khác hẳn với khối lượng vận chuyển do đặc điểm của các loại hình vận tải quy định.

+ Đường biển có tỉ trọng khối lượng luân chuyển lớn nhất, chiếm 62,1% do khả năng vận chuyển đường dài (viễn dương).

+ Đường ô tô và đường sông có khối lượng luân chuyển đứng thứ 2 và 3 vì khả năng vận chuyển cự li ngắn và trung bình của các loại hình vận tải này.

+ Các loại hình đường sắt và đường hàng không chiếm tỉ trọng nhỏ.

................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

iDiaLy.com - Tài liệu , videos địa lý miễn phí
- Kênh youtube.idialy.com
- Kênh tiktok.idialy.com
- Nhóm: nhom.idialy.com - group.idialy.com - iDiaLy.HLT.vn
- Trang: trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - DiaLy.HLT.vn
- Webiste/app: idialy.com
Lop4.idialy.com - Lop4.HLT.vn
Lop6.idialy.com - Lop6.HLT.vn
Lop7.idialy.com - Lop7.HLT.vn
Lop8.idialy.com - Lop8.HLT.vn
Lop9.idialy.com - Lop9.HLT.vn
Lop10.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop11.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop12.idialy.com - Lop10.HLT.vn
giaoan.idialy.com - giaoan.HLT.vn
tracnghiem.idialy.com
bieudo.idialy.com
atlat.idialy.com
tinhtoan.idialy.com
sodotuduy.idialy.com
dethi.idialy.com
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Học sinh giỏi Học sinh giỏi 10 HSG 10 Lớp 10 Tin tức
Lên đầu trang