HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

BÀI 10. MƯA - Chân trời sáng tạo

BÀI 10. MƯA - Chân trời sáng tạo

BÀI 10. MƯA


I. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG MƯA

1. Khí áp

- Những vùng có khí áp thấp thường có lượng mưa lớn (do là khu vực hút gió, không khí ẩm liên tục bốc lên cao, ngưng tụ, tạo thành mây, gây ra mưa).

- Những vùng có khí áp cao có gió thổi đi, không khí không bốc hơi lên được nên mưa rất ít hoặc không mưa.

Ví dụ: khu vực nằm dưới đai khí áp cao cận chí tuyến: hoang mạc Ô-xtrây-li-a, Xa-ha-ra, A-Rập,...

2. Frông

- Frông là nơi tiếp xúc giữa hai khối khí có tính chất khác nhau. Dọc các frông nóng và frông lạnh luôn có các tranh chấp giữa các khối không khí, gây ra nhiễu loạn không khí, tạo mây và sinh ra mưa.

-Frông nóng thường có sương mù xuất hiện, gió mạnh và giật từng đợt. Frông lạnh thường có mưa rào, mua đá, phạm vi mưa hẹp hơn frông nóng.

- Miền có frông hoặc dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều, gọi là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.

3. Gió

- Gió mang hơi nước từ đại dương vào trong lục địa. Càng vào sâu trong lục địa, mưa càng ít. Ở đây, mưa chủ yếu do ngưng kết hơi nước từ sông, hồ, ao hoặc thảm thực vật.

VD: Miền nằm trong đới gió tín phong có ít mưa. Miền nằm trong khí hậu gió mùa thường mưa nhiều do có gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào lục địa.

4. Dòng biển

- Khu vực có dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều vì không khí bốc lên cao mang nhiều hơi nước, tạo mây gây mưa.

- Khu vực có dòng biển lạnh đi qua thường có lượng mưa ít do không khí không bốc lên cao được nên rất khô hạn.

=> khiến cho một số khu vực dù giáp biển nhưng vẫn khô hạn như A-ta-ca-ma, Na-míp,....

5. Địa hình

- Địa hình ảnh hưởng nhiều đến phân bố mưa. 

- Sườn đón gió thường mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít.

- Cùng một sườn đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều, tới một độ cao nhất định, độ ẩm không khí giảm sẽ không mưa nữa. Vì vậy, những sườn và đỉnh núi cao thường ít mưa.

II. SỰ PHÂN BỐ MƯA TRÊN TRÁI ĐẤT

1. Phân bố theo vĩ độ

- Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ. 

+ Mưa nhiều nhất ở Xích đạo, tiếp đến là hai vùng ôn đới.

+ Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

+ Càng về hai cực, lượng mưa càng giảm. Khu vực cực Bắc và cực Nam mưa rất ít.

2. Phân bố theo khu vực

- Lượng mưa trên thế giới phân bố không đều giữa các khu vực theo chiều đông - tây do ảnh hưởng của địa hình, dòng biển,...

- Các khu vực có vị trí địa lí tiếp giáp hoặc gần biển, có dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều. Ngược lại, khu vực nằm sâu trong nội địa, có dòng biển lạnh chảy qua thường có lượng mưa ít.

................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

iDiaLy.com - Tài liệu , videos địa lý miễn phí
- Kênh youtube.idialy.com
- Kênh tiktok.idialy.com
- Nhóm: nhom.idialy.com - group.idialy.com - iDiaLy.HLT.vn
- Trang: trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - DiaLy.HLT.vn
- Webiste/app: idialy.com
Lop4.idialy.com - Lop4.HLT.vn
Lop6.idialy.com - Lop6.HLT.vn
Lop7.idialy.com - Lop7.HLT.vn
Lop8.idialy.com - Lop8.HLT.vn
Lop9.idialy.com - Lop9.HLT.vn
Lop10.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop11.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop12.idialy.com - Lop10.HLT.vn
giaoan.idialy.com - giaoan.HLT.vn
tracnghiem.idialy.com
bieudo.idialy.com
atlat.idialy.com
tinhtoan.idialy.com
sodotuduy.idialy.com
dethi.idialy.com
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Trả lời câu hỏi mục I trang 46 SGK Địa lí 10

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.

- Cho biết các nhân tố vừa nêu ảnh hưởng như thế nào đến lượng mưa. Cho ví dụ chứng minh.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục I (các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa).

Lời giải chi tiết:

- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa: khí áp, frông, gió, dòng biển và địa hình.

- Cụ thể:

Khí áp

+ Những vùng khí áp thấp thường có lượng mưa lớn do đây là khu vực hút gió, không khí ẩm liên tục bốc lên cao, ngưng tụ tạo thành mây, sinh ra mưa.

+ Những vùng khí áp cao có gió thổi đi, không khí không bốc hơi lên được nên rất ít mưa hoặc không mưa.

Ví dụ: Những hoang mạc lớn như Ô-xtrây-li-a, Xa-ha-ra, Ả Rập rất khô hạn do nằm dưới áp cao cận chí tuyến.

Frông

Dọc các frông nóng và lạnh luôn có tranh chấp giữa các khối khí, gây nhiễu loạn không khí, tạo mây và sinh ra mưa.

Gió

+ Gió mang hơi nước từ đại dương vào trong lục địa, càng vào sâu trong lục địa lượng mưa càng ít.

+ Miền nằm trong đới gió Tín phong có mưa ít do gió khô.

+ Miền khí hậu gió mùa thường có mưa nhiều do mùa hè có gió thổi từ đai dương vào lục địa.

Ví dụ: Các khu vực ở đới nóng như Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ô-xtrây-li-a, một số nơi thuộc vĩ độ trung bình (Trung Quốc, Đông Nam LB Nga, Đông Nam Hoa Kì,…) thuộc miền khí hậu gió mùa nên thường có mưa nhiều vào mùa hè.

Dòng biển

+ Những nơi có dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều vì không khí bốc lên mang nhiều hơi nước, tạo mây gây mưa.

+ Những nơi có dòng biển lạnh chảy qua có lượng mưa ít do không khí không bốc lên được nên rất khô hạn.

Ví dụ: Ảnh hưởng của dòng biển lạnh đã tạo nên các hoang mạc ven đại dương như A-ta-ca-ma (Nam Mỹ), Na-míp (châu Phi),…

Địa hình

+ Sườn đón gió thường có mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít.

+ Cùng 1 sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều, đến 1 độ cao nhất định, độ ổm không khí giảm sẽ không còn mưa.

Ví dụ: Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương gây mưa lớn cho dườn tây Trường Sơn (sườn đón gió), khi vượt sang sườn khuất gió trở nên khô nóng, ít mưa.

? mục II

Trả lời câu hỏi 1 mục II trang 47 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 10.1 và thông tin trong bài, em hãy trình bày sự phân bố lượng mưa khác nhau ở: Xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực.



Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục 1 (Phân bố theo vĩ độ) và quan sát hình 10.1 (chú ý lượng mưa ở các vĩ độ).

Giải chi tiết:

Phân bố lượng mưa không đều theo vĩ độ:

- Mưa nhiều nhất ở Xích đạo (lượng mưa từ 1 100 – 1 680 mm).

- Mưa tương đối ít ở 2 vùng chí tuyến Bắc và Nam (lượng mưa khoảng 600 mm).

- Mưa nhiều ở 2 vùng ôn đới (lượng mưa từ 650 – 1 100 mm).

- Càng về 2 cực, mưa càng ít (vùng cực Bắc lượng mưa chỉ đạt khoảng 100 mm, vùng cực Nam mưa rất ít).

Trả lời câu hỏi 2 mục II trang 48 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 10.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên các lục địa và giải thích nguyên nhân.

Hình 10.2. Phân bố lượng mưa trung bình năm trên các lục địa

Phương pháp giải:

Quan sát hình 10.2 và đọc thông tin mục 2 (Phân bố theo khu vực).

Giải chi tiết:

Sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên các lục địa không đều:

- Những khu vực có lượng mưa nhiều: Đông Nam Bắc Mỹ, Trung Mỹ, phía bắc và phía đông Nam Mỹ, Trung Phi, Đông Nam Á, Nam Á,…

=> Nguyên nhân: có vị trí địa lí giáp biển hoặc gần biển, có dòng biển nóng chảy qua.

- Những khu vực có lượng mưa ít: phía tây Bắc Mỹ, phía tây nam Nam Mỹ, Bắc và Nam Phi, nội địa châu Á, nội địa Ô-xtrây-li-a,…

=> Nguyên nhân: nằm sâu trong nội địa hoặc có dòng biển lạnh chảy qua.

Luyện tập

Giải bài luyện tập 1 trang 48 SGK Địa lí 10

Vẽ sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố mưa trên Trái Đất.

Phương pháp giải:

Nhớ lại các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố mưa trên Trái Đất: khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình.

Giải chi tiết:

Giải bài luyện tập 2 trang 48 SGK Địa lí 10

Em hãy xác định những khu vực có mưa nhiều và những khu vực có mưa ít trên các lục địa.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 10.2, đọc chú giải để biết những thang màu thể hiện lượng mưa như thế nào, xác định khu vực có mưa nhiều và khu vực có mưa ít trên các lục địa.

Hình 10.2. Phân bố lượng mưa trung bình năm trên các lục địa

Giải chi tiết:

Lục địa

Khu vực mưa nhiều

Khu vực mưa ít

Bắc Mỹ

Tây Nam Bắc Mỹ.

Phía bắc và phía tây nam Bắc Mỹ.

Nam Mỹ

Phía bắc và phía đông Nam Mỹ.

Dải hẹp ven biển phía tây và phía đông nam Nam Mỹ.

Á - Âu

Nam Á, Đông Nam Á.

Phía bắc và vùng nội địa châu Á.

Phi

Trung Phi.

Bắc Phi và Nam Phi.

Ô-xtrây-li-a

Dải hẹp ven biển phía bắc và phía đông Ô-xtrây-li-a.

Nội địa Ô-xtrây-li-a.

Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 48 SGK Địa lí 10

Em hãy sưu tầm thông tin và hình ảnh về những khu vực có mưa nhiều nhất và ít nhất trên Trái Đất.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân, kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo,…

Lời giải chi tiết:

* Khu vực có mưa nhiều nhất trên Trái Đất

Theo Sách kỷ lục Guiness thế giới, quán quân trong hạng mục này là ngôi làng Mawsynram với lượng mưa khoảng 11 873 mm/năm.

Con số này gấp khoảng 6 lần lượng mưa trùng bình ở Việt Nam (1 500 - 2 000 mm/năm). Trong 2 tháng đỉnh điểm của mùa mưa là tháng 6 và tháng 7, lượng nước trút xuống ngôi làng này đo được khoảng 7 000 mm.

Nguyên nhân khiến nơi đây là "thánh địa" mưa là do không khí ẩm từ vùng đồng bằng ngập nước của Bangladesh di chuyển về phía bắc nhưng không qua được những ngọn núi cao ở Meghalaya nên gây mưa ngay tại sườn đón gió.

Người dân ở đây chế tạo ra một loại "áo mưa" đặt biệt có tên là "Knup" với hình dạng như chiếc thuyền làm từ tre và lá chuối. 

Loại áo mưa đặc biệt giúp người dân thích nghi với những ngày mưa dầm dề

Nguồn: tuoitre.vn

* Khu vực có mưa ít nhất trên Trái Đất

Nơi khô hạn nhất trên thế giới là một vùng đất nằm ở Nam Cực, còn gọi là Thung lũng khô (McMurdo). Tại đây suốt 2 triệu năm qua chưa từng chứng kiến một giọt nước mưa rơi xuống. Nơi này cũng là vùng đất có điều kiện tự nhiên gần giống với sao Hỏa nhất.

Lượng mưa trung bình khoảng 100 mm/năm nhưng đều ở dạng tuyết. Gió khô nhanh chóng làm bay hơi tuyết và ít tan vào đất. Trong mùa hè, quá trình này có thể chỉ mất vài giờ.

Một nơi khắc nghiệt như McMurdo không hề tồn tại sự sống. So với những nơi khác tại Nam Cực, trong thung lũng khô không hề có thực vật, các loại động vật gặm nhấm hay động vật thân mềm.

Nguồn: Dantri.com


Bài 10: Mưa trang 33, 34, 5, 36, 37 SBT Địa lí 10 - Chân trời sáng tạo

Câu 1

Em hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ trống (….) trong đoạn văn sau:

Mưa là nước rơi ở trạng thái……hay…….từ các đám mây xuống bề mặt Trái Đất. Để mưa rơi xuống đất, các hạt giọt nước phải thắng được………và…… trên đường đi của chúng. Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa và sự phân bố mưa trên Trái Đất gồm 5 nhân tố: …………………………Lượng mưa được phân bố khác nhau theo………………….và……….


Phương pháp giải:

- Đọc thông tin trong mục I.

Lời giải chi tiết:

Mưa là nước rơi ở trạng thái lỏng hay rắn từ các đám mây xuống bề mặt Trái Đất. Để mưa rơi xuống đất, các hạt giọt nước phải thắng được sức cản của không khí và sự bay hơi trên đường đi của chúng. Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa và sự phân bố mưa trên Trái Đất gồm 5 nhân tố:  khí áp, Frông, gió, dòng biển, địa hình. Lượng mưa được phân bố khác nhau theo vĩ độ và khu vực.

Câu 2

Trung đang thắc mắc vì sao trên Trái Đất có những khu vực mưa nhiều, những khu vực mưa rất ít. Em hãy đóng vai thầy hoặc cô giáo, giải thích các câu hỏi về các nhân tố ảnh hương đến lượng mưa của Trung nhé.

1. Vì sao những vùng áp thấp lại có lượng mưa lớn?

2. Ngược lại, vì sao những vùng khí áp cao lại mưa rất ít hoặc không có mưa?

3. Frông là gì? Tại sao frông thường gây ra mưa?

4. Mô tả đặc điểm mưa ở frông nóng và frông lạnh.

5. Mưa frông hay mưa dải hội tụ là gì?

6. Hãy cho ví dụ về vai trò của gió đến hình thành mưa ở một địa điểm

7. Tại sao dòng biển nóng lại gây mưa nhiều?

8. Ngược lại, vì sao những khu vực có dòng biển lạnh chảy qua lại mưa ít?

9. So sánh lượng mưa ở sườn núi đón gió và sườn núi khuất gió.

10. Vì sao ở những sườn núi, đỉnh núi cao thường ít mưa?


Phương pháp giải:

- Đọc thông tin mục 1.

Lời giải chi tiết:

1. Vì sao những vùng áp thấp lại có lượng mưa lớn?

Do đây là khu vực hút gió, có không khí ẩm liên tục bốc lên cao, ngưng tụ và tạo thành mây, sinh ra mưa

2. Ngược lại, vì sao những vùng khí áp cao lại mưa rất ít hoặc không có mưa?

Do ở các vùng khí áp cao có gió thổi đi, không khí không bốc hơi lên được nên mưa rất ít hoặc không mưa.

3. Frông là gì? Tại sao frông thường gây ra mưa?

- Frông là lớp tiếp xúc giữa hai khối khí có tính chất khác nhau

- Dọc các frông nóng và frông lạnh luôn có tranh chấp giữa các khối không khí đã gây nên các nhiễu loạn không khí tạo mây và sinh ra mưa

4. Mô tả đặc điểm mưa ở frông nóng và frông lạnh.

- Frông nóng thường có sương mù xuất hiện, gió mạnh và giật từng đợt.

- Frông lạnh thường có mưa rào, đôi khi có mưa đá, phạm vi mưa hẹp hơn frông nóng.

5. Mưa frông hay mưa dải hội tụ là gì?

Miền có frông hoặc dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều gọi là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.

6. Hãy cho ví dụ về vai trò của gió đến hình thành mưa ở một địa điểm

Vào mùa hạ tại Việt Nam gió mùa mùa hạ hoạt động theo hướng Tây Nam gây mưa lớn cho khu vực Nam Bộ

7. Tại sao dòng biển nóng lại gây mưa nhiều?

Vì không khí bốc lên mang nhiều hơi nước, tạo mây gây mưa

8. Ngược lại, vì sao những khu vực có dòng biển lạnh chảy qua lại mưa ít?

Vì không khí không bốc lên được nên rất khô hạn

9. So sánh lượng mưa ở sườn núi đón gió và sườn núi khuất gió.

Sườn đón gió thường mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít

10. Vì sao ở những sườn núi, đỉnh núi cao thường ít mưa?

Vì càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều, tới một độ cao nhất định, độ ẩm không khí giảm sẽ không còn mưa.


Câu 3

Những ý sau đây đúng (Đ) hay sai (S)? Đánh dấu (X) vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi ý

1. Vùng khí áp cao thường có lượng mưa lớn.

2. Khu vực cận chí tuyến thường ít mưa hoặc không mưa

3. Miền có frông hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều

4, Frông lạnh thường có sương mù, gió mạnh và giật từng đợt

5. Frông nóng có phạm vi rộng hơn frông lạnh

6. Mưa đá đôi khi xuất hiện trong frông lạnh

7. Càng vào sâu trong lục địa thì mưa càng ít

8. Miền nằm trong đới gió Tín phong có mưa nhiều

9. Miền khí hậu gió mùa thường có mưa ít

10. Mùa đông thường có gió thổi từ đại dương vào lục địa

11. Trong lục địa, mưa do ngưng kết hơi nước từ sông, hồ, ao, thực vật


Phương pháp giải:

- Đọc thông tin thông tin mục I

Lời giải chi tiết:

1. Vùng khí áp cao thường có lượng mưa lớn. (S)

2. Khu vực cận chí tuyến thường ít mưa hoặc không mưa (Đ)

3. Miền có frông hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều (Đ)

4, Frông lạnh thường có sương mù, gió mạnh và giật từng đợt (S)

5. Frông nóng có phạm vi rộng hơn frông lạnh (Đ)

6. Mưa đá đôi khi xuất hiện trong frông lạnh (Đ)

7. Càng vào sâu trong lục địa thì mưa càng ít (Đ)

8. Miền nằm trong đới gió Tín phong có mưa nhiều (S)

9. Miền khí hậu gió mùa thường có mưa ít (S)

10. Mùa đông thường có gió thổi từ đại dương vào lục địa (S)

11. Trong lục địa, mưa do ngưng kết hơi nước từ sông, hồ, ao, thực vật (Đ)


Câu 4

Em hãy ghép những mảnh thông tin dưới đây với đám mây chứa lượng mưa tương ứng

Phương pháp giải:

Em hãy ghép những mảnh thông tin dưới đây với đám mây chứa lượng mưa tương ứng

Lời giải chi tiết:

- Mưa nhiều: dòng biển nóng, frông, gió mùa, khí áp thấp, sườn núi đón gió, dải hội tụ nhiệt đới.

- Mưa ít hoặc không mưa: khí áp cao, sườn núi khuất gió, dòng biển lạnh, đỉnh núi cao, gió tín phong.


Câu 5

Dựa vào nội dung mục II, bài 10 trong SGK, em hãy hoàn thành sơ đồ sau:

Phương pháp giải:

-  Đọc thông tin trong mục II

Lời giải chi tiết:

- Phân bố mưa theo vĩ độ:

+ Xích đạo mưa nhiều nhất, lượng mưa > 1200mm

+ Ôn đới mưa tương đối nhiều, lương mưa từ 400-1200 mm

+ Chí tuyến mưa tương đối ít, lượng mưa 600-700 mm

+ Cực và cận cực mưa rất ít, lượng mưa dưới 200 mm

- Phân bố mưa theo khu vực:

+ Khu vực mưa nhiều: Đông Nam Á, Trung Phi, Nam Mỹ, Đông Nam Hoa Kỳ. Nguyên nhân do vị trí gần biển, có dòng biển nóng đi qua, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Lượng mưa trên 1000 mm

+ Khu vực mưa ít: Bắc Phi, Trung và Tây Nam Á. Nguyên nhân do vị trí sâu trong lục địa, có dòng biển lạnh chảy ven bờ. Lượng mưa dưới 200 mm.


Câu 6

Dựa vào hình 10.2 trong SGK, em hãy điền tên một số địa điểm trên các lục địa có lượng mưa trung bình năm khác nhau vào bảng sau

Phương pháp giải:

-  Quan sát hình 10.2

Lời giải chi tiết:

Câu 7

Em hãy sưu tầm hình ảnh về những nơi mưa nhiều và những nơi mưa ít trên Trái Đất. Dán hình ảnh vào các ô bên dưới và viết những thông tin theo gợi ý dưới đây: Đặc điểm, vị trí địa lí, đặc điểm lượng mưa


Phương pháp giải:

-  Sưu tầm ảnh

Lời giải chi tiết:

Địa điểm mưa nhiều:

Rừng Cúc Phương - Ninh Bình | Tripzone

- Vườn quốc gia Cúc Phương

- Đặc điểm: rừng nhiệt đới, cây cối quanh năm xanh tốt

- Vị trí địa lí: thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (Miền Bắc Việt Nam)

- Lượng mưa: trên 2000 mm/năm

Địa điểm mưa ít:

10 sự thật thú vị về sa mạc Sahara | VIETRAVEL

- Sa mạc Sahara

- Đặc điểm: Khí hậu khô nóng, lượng mưa rất thấp, nhiệt độ cao, biên độ nhiệt lớn, hệ động thực vật nghèo nàn

- Vị trí địa lí: Nằm ở khu vực khí hậu lục địa khô, ven biển có dòng biển lạnh

- Lượng mưa: Dưới 100 mm/năm

Chân trời sáng tạo CTST10 Lí thuyết 10 Lớp 10 Tin tức
Lên đầu trang