HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Bài 11: Đồng bằng Bắc Bộ

Bài 11: Đồng bằng Bắc Bộ

Bài 11: Đồng bằng Bắc Bộ

Lý thuyết bài Đồng bằng Bắc Bộ

Đồng bằng lớn nhất miền Bắc

  • Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác có đỉnh ở Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển.
  • Đồng bằng Bắc Bộ được phù sa của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
  • Đây là đồng bằng lớn thứ hai của nước ta.
  • Đồng bằng rộng 15000 km2 với địa hình bằng phẳng và đang ngày càng mở rộng ra biển.

Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ

  • Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều sông ngòi.
  • Ven các sông có đê ngăn lũ khá cao và vững chắc.

Giải bài tập SGK Địa lí 4 trang 100

Câu 1

Đồng bằng Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp nên?

Trả lời:

  • Sông Hồng
  • Sông Thái Bình
  • Sông Cầu
  • Sông Đuống
  • Sông Đáy

Câu 2

Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ.

Trả lời:

Đồng bằng Sông Hồng là đồng bằng lớn thứ hai cả nước, có địa hình khá bằng phẳng và đang tiếp tục mở rộng ra biển. Diện tích của đồng bằng rộng khoảng 15000km2.

Bài 1 (trang 28 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng

   Đồng bằng Bắc Bộ được bù đắp bởi phù sa của:

Lời giải:

Sông Hồng
Sông Thái Bình
XCả hai sông trên

Bài 2 (trang 28 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Điền từ ngữ vào chỗ trống cho phù hợp

Lời giải:

   Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, có nhiều sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ; địa hình khá bằng phẳng và đang tiếp tục mở rộng ra biển. Đây là đồng bằng lớn thứ hai của nước ta.

Bài 3 (trang 28 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Em hãy điền tên sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy, sông Đuống vào lược đồ dưới đây

Lời giải:

Giải vở bài tập Địa Lí lớp 4 | Vở bài tập Địa Lí 4

Bài 4 (trang 29 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất.

   Đê ven sông ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu có tác dụng:

Lời giải:

Làm cho địa hình đồng bằng có nơi cao, nơi thấp.
Là đường giao thông.
XTránh ngập lụt cho đồng ruộng và nhà cửa.

Bài 5 (trang 29 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Quan sát hình 2 SGK, mô tả quang cảnh của đồng bằng Bắc Bộ.

Lời giải:

   - Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá phẳng , có nhiều sông ngòi và hệ thống đê vững chắc.


................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

iDiaLy.com - Tài liệu , videos địa lý miễn phí
- Kênh youtube.idialy.com
- Kênh tiktok.idialy.com
- Nhóm: nhom.idialy.com - group.idialy.com - iDiaLy.HLT.vn
- Trang: trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - DiaLy.HLT.vn
- Webiste/app: idialy.com
Lop4.idialy.com - Lop4.HLT.vn
Lop6.idialy.com - Lop6.HLT.vn
Lop7.idialy.com - Lop7.HLT.vn
Lop8.idialy.com - Lop8.HLT.vn
Lop9.idialy.com - Lop9.HLT.vn
Lop10.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop11.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop12.idialy.com - Lop10.HLT.vn
giaoan.idialy.com - giaoan.HLT.vn
tracnghiem.idialy.com
bieudo.idialy.com
atlat.idialy.com
tinhtoan.idialy.com
sodotuduy.idialy.com
dethi.idialy.com
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí


Bài 11: Đồng bằng Bắc Bộ - VNEN

A. Hoạt động cơ bản

1. Quan sát lược đồ, thay nhau hỏi và trả lời

Câu 1 (trang 83 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

   a. Quan sát lược đồ hình 1

   b. Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ hình 1

   c. Nếu em kẻ những đoạn thẳng nối từ Việt Trì dọc theo rìa của đồng bằng ra biển thì em thấy đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình gì?

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 5: Đồng bằng Bắc Bộ | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

Trả lời:

   b. Đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ là những khu vực được tô màu xanh lá.

   c. Em kẻ những đoạn thẳng nối từ Việt Trì dọc theo rìa của đồng bằng ra biển thì em thấy đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác.

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 5: Đồng bằng Bắc Bộ | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

2. Đọc và cùng trao đổi

Câu 2 (trang 83 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

3. Tìm hiểu sông ngòi và hệ thống đê

Câu 1 (trang 84 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

   - Nêu đặc điểm nước sông ở đồng bằng Bắc Bộ vào mùa mưa

   - Hệ thống đê dọc hai bên bờ sông đã có tác động như thế nào đến đồng bằng Bắc Bộ?

   - Nhân dân ở đồng bằng Bắc Bộ đào kênh, mương để làm gì?

Trả lời:

   - Vào mùa mưa, đặc điểm nước ở đồng bằng Bắc Bộ có màu nâu đục do phù sa.

   - Hệ thống đê dọc hai bên bờ sông đã có tác động lớn đến đồng bằng Bắc Bộ. Do hệ thống đê được đắp cao và kéo dài hàng nghìn ki-lô-mét nên đã làm cho phần lớn diện tích đồng bằng không được bồi đắp thêm phù sa hằng năm và tạo nên nhiều vùng đất trũng.

   - Nhân dân ở đồng bằng Bắc Bộ đào kênh, mương để dẫn nước từ sông vào đồng ruộng để tưới tiêu cho hoa màu.

4. Thảo luận và trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 85 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

Cùng thảo luận các câu hỏi sau:

   - Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào?

   - Nhà ở và làng truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ như thế nào?

   - Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ có những thay đổi gì?

Trả lời:

- Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc Kinh.

- Nhà cửa của người Kinh thường chắc chắn, nhà xây bằng mái nhà hoặc xây cao 2, 3 tầng, nền lát gạch men, đồ đạc trong nhà tiện nghi.

    + Xung quanh nhà ở chính còn có nhà bếp, sân để phơi thóc, vườn trồng rau hoặc cây ăn quả, ao để nuôi cá, chuồng để chăn nuôi gia súc, gia cẩm...

    + Làng Việt cổ thường có lũy tre bao bọc, có cổng vào làng, trong làng có đình, chùa, miếu...

- Ngày nay, làng có nhiều nhà đơn, đường làng được đổ bê tông, làng có các công trình công cộng phục vụ đời sống nhân dân như: nhà văn hóa, trạm y tế, bưu điện, trường học...

5. Khám phá lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ

Câu 1 (trang 86 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

   a. Quan sát kĩ hình 5, 6, 7

   b. Thay nhau hỏi và trả lời:

      - Trong lễ hội có những hoạt động nào?

      - Mô tả về trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ?

      c. Hãy kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ mà em biết.

Trả lời:

b. Trả lời câu hỏi:

   - Trong lễ hội có các hoạt động: tế lễ, các trò chơi dân gian như cờ người, nấu cơm,...

   - Trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ: đa dạng và muôn màu qua khăn áo, váy, quần, khố, mũ, nón, trang sức…

c. Một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ là: Hội Lim, Hội Chùa Hương, Hội Gióng…

B. Hoạt động thực hành

1. Làm bài tập

Câu 2 (trang 86 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

a. Đọc các câu sau và cho biết câu nào đúng, câu nào sai

   A1. Đồng bằng Bắc Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, địa hình khá bằng phẳng

   A2. Đồng bằng Bắc Bộ có hệ thống dân cư dày đặc, nước sông thường dâng lên cao và gây ngập lụt vào mùa hạ

   A3. Ở đồng bằng Bắc Bộ dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân chủ yếu là người Kinh

   A4. Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ sống thành từng buôn với nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau

   A5. Nhà ở đồng bằng Bắc Bộ được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao

   A6. Trang phục truyền thống của người Kinh là áo dài.

Trả lời:

Những câu đúng là:

   A3. Ở đồng bằng Bắc Bộ dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân chủ yếu là người Kinh

   A5. Nhà ở đồng bằng Bắc Bộ được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao

   A6. Trang phục truyền thống của người Kinh là áo dài.

3. Hoàn thành phiếu học tập

Câu 1 (trang 87 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

Phiếu học tập

1. Chọn các ý cho sẵn dưới đây điền vào chỗ trống của sơ đồ để thể hiện mối quan hệ giữa khí hậu, sông ngòi và hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ

Câu 1 (trang 87 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

   a. Gây lũ lụt

   b. Nước sông dâng lên rất nhanh

   c. Đắp đê ngăn lũ

   d. Mùa hạ mưa nhiều

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 5: Đồng bằng Bắc Bộ | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

2. Các hoạt động dưới đây, hoạt động nào có trong lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ?

Câu 1 (trang 88 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 5: Đồng bằng Bắc Bộ | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

Trả lời:

1. Hoàn thành sơ đồ:

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 5: Đồng bằng Bắc Bộ | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

2. Hoạt động có trong lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:

   a. Đấu vật, đấu cờ người

   c. Thi nấu cơm

   đ. Hát quan họ

   e. Đua thuyền

C. Hoạt động ứng dụng

1. Hãy tìm hiểu và giới thiệu về đồng bằng Bắc Bộ

Câu 2 (trang 88 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

   a. Chọn một chủ đề mà em quan tâm

   b. Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy tìm hiểu về chủ đề đã chọn và tạo ra một sản phẩm về chủ đề đó

   c. Trong buổi học tới, hãy giới thiệu sản phẩm của em với các bạn

Trả lời:

Lễ hội bơi Trải ở Nam Định

Làng Đỗ Xá, xã Điền Xá (Nam Trực) được nhiều người biết tới bởi nơi đây còn lưu giữ hoạt động bơi chải truyền thống được dân làng tổ chức vào ngày 10-8 âm lịch hằng năm

Hai năm qua, đội bơi chải của làng được đại diện cho huyện Nam Trực tham gia giải bơi chải truyền thống tỉnh vào dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, trong đó tại giải bơi chải năm 2011 đội giành vị trí thứ 3 nội dung bơi chải nam.

Từ thế kỷ XVII, để tưởng nhớ công lao của tướng quân Đoàn Thượng, vào ngày 10-8 âm lịch các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu người dân trong làng lại tổ chức hội bơi chải truyền thống thu hút đông đảo nhân dân 3 xóm Thượng, xóm Trung và xóm Hạ tham dự. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, dù đang dồn sức người, sức của cho tiền tuyến nhưng cứ hễ có cơ hội là làng Đỗ Xá lại tổ chức bơi chải.

Từ năm 1995, người dân Đỗ Xá bắt đầu duy trì hội bơi chải truyền thống hằng năm. Những người trong làng có nhiều kinh nghiệm bơi chải như ông Đặng Văn Xừ ở thôn Hạ, sau này là các ông Đỗ Duy Quân, Phạm Văn Đăng đứng ra huy động trai tráng tập luyện. Khác với bơi chải các miền quê khác trong tỉnh như Hải Thanh, Thị trấn Cồn (Hải Hậu), Thành Lợi (Vụ Bản), Hồng Quang (Nam Trực)… thường mỗi chải có 15 người, bơi chải làng Đỗ Xá có tới 20 đinh, trong đó có người chỉ huy, mõ, lái trưởng, tát nước và 16 tay chèo.

Mỗi lần mở hội, làng Đỗ Xá đều làm lễ rước Thành hoàng từ đình, miếu ra đình Bơi của làng, sau đó mới tổ chức bơi chải. Ngày đầu tiên bơi chải ở sông Cửa Đình, ngày sau bơi chải trên sông Hậu Hà với mỗi lần thi gồm 3 vòng, mỗi vòng 3km. Thời kỳ đầu, mỗi xóm gồm 2 chải, nhưng do một số chải đã bị hỏng, mặt sông cũng bị thu hẹp lại nên hội bơi chỉ có 3 chải tham dự. Trong tiếng trống, tiếng hò reo cổ vũ đông đảo của người dân bên bờ sông, những chàng trai đồng phục, đầu chít khăn vải ra sức chèo các thuyền đua lao vun vút trên sông. Để giành được giải cao, ngoài sự bền bỉ, dẻo dai thì mỗi người trong chải đều phải phối hợp nhịp nhàng đến từng động tác. Các tay chèo bổ đều, sâu, mạnh đẩy thuyền lao đi, người chèo lái khéo léo lựa chiều nước, quay thuyền ở những khúc cua thật khéo, đỡ mất sức của đồng đội, tay mõ thì nhịp nhàng, người tát nước thật nhanh.

Lễ hội bơi chải làng Đỗ Xá là nét văn hóa kết tinh từ giá trị lao động, mồ hôi, công sức… của các thế hệ cha ông. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng trong những năm tới làng Đỗ Xá sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, hình thức tổ chức lễ hội bơi chải, để bơi chải không chỉ là hoạt động rèn luyện sức khỏe mà còn là nét văn hoá mang đậm bản sắc riêng của người dân Đỗ Xá.

2. Liên hệ thực tế

Câu 3 (trang 88 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

   - Nhận xét về đê ở địa phương em

   - Nêu tác dụng của đê ở địa phương em?

   - Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ đê điều?

Trả lời:

   - Đê ở địa phương em rất kiên cố chắc chắn

   - Tác dụng của đê là để ngăn chặn lũ, giúp vùng trong đê không bị lũ lụt làm hư hỏng hoa màu vào mùa mưa

   - Cách bảo vệ đê là: Khi phát hiện hành vi hoặc các tác động tự nhiên gây tổn hại hoặc đe doạ an toàn đê điều cần báo ngay cho UBND nơi gần nhất, cơ quan quản lý đê điều trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn và có biện pháp xử lý. Không phái hoại đê điều; nổ, phá gây nguy hại đến thân đê.

Lớp 4 Tin tức
Lên đầu trang