HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Bài 17: Đồng bằng Nam Bộ

Bài 17: Đồng bằng Nam Bộ

Bài 17: Đồng bằng Nam Bộ

Lý thuyết bài Đồng bằng Nam Bộ

Đồng bằng lớn nhất của nước ta

  • Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của hệ thống sông Mê Kông và sông Đồng Nai bồi đắp.
  • Có diện tích lớn hơn gấp ba lần đồng bằng Bắc Bộ
  • Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, tuy nhiên có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.

Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt

  • Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
  • Hạ lưu của sông Mê Công chảy trên lãnh thổ nước ta (trên 200 km) và chia thành hai nhánh sông Tiền và sông Hậu đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là Cửu Long (chín con rồng).
  • Ở Tây Nam Bộ: Hằng năm vào mùa lũ, nước các sông dâng cao làm ngập một diện tích lớn, mang theo lượng phù sa màu mỡ. Mùa khô thiếu nước ngọt.
  • Ở Đông Nam Bộ: Có nhiều hồ lớn như Dầu Tiếng, hồ Trị An, hàng loạt sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

Trả lời câu hỏi Địa lí 4 Bài 17 trang 116, 117

❓Quan sát hình 2, em hãy xác định vi trí của đồng bằng Nam Bộ, Đồng tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.

Hình 2

Trả lời:

  • Đồng bằng Nam Bộ ở phía Nam nước ta.
  • Các vùng Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau được ghi tên trong lược đồ.

❓Quan sát hình 2:

  • Tìm về kể tên một số sông lớn và kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ.
  • Nêu và nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ (nhiều hay ít sông?).

Trả lời:

  • Sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé, sông Vàn Cỏ Đông, kênh Tháp Mười, kênh Rạch Sỏi, kênh Phụng Hiệp,…
  • Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc.

Giải bài tập SGK Địa lí 4 trang 118

Câu 1

Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên?

Trả lời:

  • Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nam của nước ta.
  • Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên. Đây là đồng bằng lớn nhất cả nước, có diện tích lớn gấp hơn ba lần đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 2

Nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ.

Trả lời:

Phần Tây Nam Bộ (còn gọi là đồng bằng sông Cửu Long) có nhiều vùng trũng dễ ngập nước như Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau. Ngoài đất phù sa màu mỡ. đồng bằng còn có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.

Ở Tây Nam Bộ, hằng năm vào mùa lũ, nước các sông dâng cao làm ngập một diện tích lớn. Người dân nơi đây không đắp đê ven sông để ngăn lũ như ở đồng bằng Bắc Bộ. Qua mùa lũ, đồng bằng được bồi thêm một lớp phù sa màu mỡ. Những tháng còn lại là mùa khô, mực nước sông hạ thấp. Vào mùa này, đồng bằng rất thiếu nước ngọt.

Ở Đông Nam Bộ, nhiều hồ lớn được xây dựng để cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô như hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An. Ở Tây Nam Bộ người dân đào rất nhiều kênh rạch nối các sông với nhau, làm cho đồng bằng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

Câu 3

Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và các vùng: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.

Trả lời:

Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam

Bài 1 (trang 39 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Điền vào lược đồ dưới đây tên các sông: sông Mê Công, sông Tiền, sông Hậu; các địa danh: Đồng Tháp Mười, vịnh Thái Lan, Biển Đông.

Lời giải:

Giải vở bài tập Địa Lí lớp 4 | Vở bài tập Địa Lí 4

Bài 2 (trang 40 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất.

Lời giải:

   a) Đồng bằng Nam Bộ do các hệ thống sông nào bồi đắp nên?

Sông Tiền và sông Hậu
Sông Mê Công và sông Sài Gòn
Sông Đồng Nai và sông Sài Gòn
XSông Mê Công và sông Đồng Nai.

   b) Những loại đất nào có nhiều ở đồng bằng Nam Bộ?

Đất phù sa, đất mặn.
Đất mặn, đất phèn.
Đất phù sa, đất phèn.
XĐất phù sa, đất mặn, đất phèn.

Bài 3 (trang 40 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Hãy điền vào ô trống chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.

Lời giải:

ĐĐồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta.
ĐDiện tích của đồng bằng Nam Bộ lớn gấp gần ba lần đồng bằng Bắc Bộ
SDo đắp đê nên đồng bằng Nam Bộ có nhiều vùng trũng ngập nước như ở Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.

Bài 4 (trang 40 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Nêu đặc điểm địa hình, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ.

Lời giải:

   - Là đồng bằng lớn nhất nước: có nhiều vùng trũng dễ ngập nước. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn có nhiều đất phèn, đất mặn.

   - Hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn và sông nhỏ bồi đắp.

Bài 5 (trang 40 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông?

Lời giải:

   - Nước sông dâng cao chỉ làm một diện tích lớn.

   - Qua mùa lũ, đồng bằng được bồi them một lớp phù sa màu mỡ

................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

iDiaLy.com - Tài liệu , videos địa lý miễn phí
- Kênh youtube.idialy.com
- Kênh tiktok.idialy.com
- Nhóm: nhom.idialy.com - group.idialy.com - iDiaLy.HLT.vn
- Trang: trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - DiaLy.HLT.vn
- Webiste/app: idialy.com
Lop4.idialy.com - Lop4.HLT.vn
Lop6.idialy.com - Lop6.HLT.vn
Lop7.idialy.com - Lop7.HLT.vn
Lop8.idialy.com - Lop8.HLT.vn
Lop9.idialy.com - Lop9.HLT.vn
Lop10.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop11.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop12.idialy.com - Lop10.HLT.vn
giaoan.idialy.com - giaoan.HLT.vn
tracnghiem.idialy.com
bieudo.idialy.com
atlat.idialy.com
tinhtoan.idialy.com
sodotuduy.idialy.com
dethi.idialy.com
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí


Bài 8: Đồng bằng Nam Bộ - VNEN

A. Hoạt động cơ bản

1. Quan sát bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và thực hiện

Câu 1 (trang 48 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN).

   - Chỉ đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ?

   - Cho biết đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước?

   - Hãy nhận xét diện tích của đồng bằng Nam Bộ so với đồng bằng Bắc Bộ?

Trả lời:

   - Đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ:

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 8: Đồng bằng Nam Bộ  | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

   - Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía Nam của đất nước

   - Diện tích của đồng bằng Nam Bộ lớn hơn nhiều so với đồng bằng Bắc Bộ.

2. Quan sát hình, đọc thông tin và thảo luận

Câu 2 (trang 48 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN).

   - Đồng bằng Nam Bộ do những sông nào bồi đắp nên?

   - Chỉ tên các vùng ngập nước trên lược đồ hình 1?

   - Kể tên các nhóm đất chính ở đồng bằng Nam Bộ. Cho biết nhóm đất nào cần phải cải tạo?

Trả lời:

   - Đồng bằng Nam Bộ do hệ thống sống Tiền và sông Hậu bồi đắp nên.

   - Vùng ngập nước trên lược đồ hình 1: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang và Cà Mau

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 8: Đồng bằng Nam Bộ  | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

   - Những nhóm đất chính ở đồng bằng Nam Bộ là đất phù sa, đất phèn, đất mặn.

   - Nhóm đất cần phải cải tạo là đất phèn và đất mặn.

3. Đọc đoạn hội thoại và cùng trao đổi

4. Đọc thông tin, trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 49 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN).

   - Vì sao đồng bằng Nam Bộ có đất đai màu mỡ?

   - Vào mùa khô, đồng bằng Nam Bộ gặp khó khăn gì?

   - Để có nước sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, người dân ở đồng bằng Nam Bộ đã làm gì?

Trả lời:

   - Đồng bằng Nam Bộ có đất đai màu mỡ vì nơi đây không đắp đê ven sông nên vào mùa lũ được bồi đắp thêm một lượng phù sa màu mỡ.

   - Vào mùa khô, đồng bằng Nam Bộ thiếu nước ngọt để tưới tiêu và sinh hoạt do mực nước sông hạ thấp.

   - Để có nước sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, người dân ở đồng bằng Nam Bộ đã xây dựng nhiều hồ lớn để chứa nước như hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An.

5. Quan sát hình 2 và thảo luận

Câu 1 (trang 50 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN).

   - Ở đồng bằng Nam Bộ, chủ yếu do dân tộc nào sinh sống?

   - Nhận xét trang phục phổ biến của phụ nữ thuộc các dân tộc ở đồng bằng Nam Bộ.

Trả lời:

* Ở đồng bằng Nam Bộ, chủ yếu do dân tộc Kinh, Khmer và Chăm sinh sống.

* Trang phục phổ biến của phụ nữ thuộc các dân tộc ở đồng bằng Nam Bộ:

   - Người Kinh: áo bà ba, nón lá, khăn rằn

   - Người Khmer: Mặc váy qua mắt cá chân

   - Người Chăm: mặc váy và có chiếc khăn dài đội trên đầu.

6. Quan sát hình 3, 4 và trả lời câu hỏi

Câu 2 (trang 50 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN).

   - Nhà của người dân đồng bằng Nam Bộ thường tập trung ở đâu?

   - Phương tiện đi lại phổ biến của người dân ở đây là gì?

Trả lời:

   - Nhà của người dân đồng bằng Nam Bộ thường tập trung ở ven theo hai bên sông ngòi, kênh rạch

   - Phương tiện đi lại phổ biến của người dân ở đây là xuồng, ghe.

7. Quan sát và liên hệ thực tế

Câu 3 (trang 50 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN).

   - Quan sát hình 5 và nhận xét chùa của người Khmer.

   - Quan sát và đọc tên các lễ hội ở các hình 6, 7.

   - Ở địa phương em có những lễ hội nào?

Trả lời:

   - Chùa của người Khmer có đặc điểm: Được xây dựng rất lớn, với kiến trúc độc đáo. Màu chủ đạo của ngôi chùa là màu vàng, có mái nhọn....

   - Các lễ hội ở hình 6 và 7 là:

       + Hình 6: Lễ hội Ok-Om-Bok ở Trà Vinh

       + Hình 7: Lễ hội Bà Chúa ở An Giang

   - Quê em ở Nghê An, hằng năm quê em có các lễ hội: lễ hội Đền Qủa Sơn, lễ hội Đền Cờn, lễ hội Hang Bua...

8. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 51 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN).

   - Nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ?

   - Kể tên những dân tộc và lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ?

Trả lời:

     + Một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ:

   - Đồng bằng Nam Bộ do sông Tiền và sông Hậu bồi đắp

   - Đồng bằng có nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

   - Hằng năm đồng bằng được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ.

       + Những dân tộc chính ở đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khmer và Chăm

       + Lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ: lễ hội Chùa Bà Xứ, hội xuân núi Bà, lễ hội Ok-Om-Bok,....

B. Hoạt động thực hành

Câu 1 (trang 52 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Viết tên các sông (sông Đồng Nai, sông Mê Công, sông Tiền, sông Hậu), các thành phố và các vùng dễ ngập nước trên lược đồ.

Trả lời:

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 8: Đồng bằng Nam Bộ  | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

2 (trang 52 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Hoàn thành các câu sau bằng cách chọn 1 trong hai phương án trong ngoặc (....).

   - Các (người dân/ dân tộc) sống chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ là: (Kinh, Khmer, Chăm, Hoa/ Kinh, Mường, Ba-na, Hoa).

   - Ở Tây Nam Bộ, người dân thường làm nhà (dọc theo/ trên) sông ngòi, kênh rạch

   - (Xe đạp, xe máy/ Xuồng, ghe) là phương tiện đi lại phổ biến ở đồng bằng Nam Bộ trước đây.

Trả lời:

   - Các dân tộc sống chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ là: (Kinh, Khmer, Chăm, Hoa/ Kinh, Mường, Ba-na, Hoa).

   - Ở Tây Nam Bộ, người dân thường làm nhà dọc theo sông ngòi, kênh rạch

   - Xuồng, ghe là phương tiện đi lại phổ biến ở đồng bằng Nam Bộ trước đây.

3 (trang 52 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Sưu tầm thông tin, tranh ảnh về đồng bằng Nam Bộ

Trả lời:

Tổng quan Đồng bằng Nam Bộ

Đồng bằng Nam Bộ là vùng đất màu mỡ ở phía Tây Nam Việt Nam, do phù sa sông Cửu Long bồi đắp, còn gọi là miền Tây Nam Bộ, hay gọi tắt là miền Tây. Diện tích khoảng 40.640,7 km2, chiếm khoảng 12,3% diện tích cả nước. Dân số năm 2007 là 17.524.000 người, chiếm khoảng 20,6% dân số cả nước.

Vùng bao gồm 13 đơn vị hành chính trực thuộc trung ương là: tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bến Tre, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau và thành phố Cần Thơ.

Đồng bằng Nam Bộ có bờ biển dài trên 700 km với khoảng 360.000 km2 khu vực đặc quyền kinh tế. Phía Tây Bắc giáp Campuchia. Phía Đông Bắc tiếp giáp Vùng Đông Nam Bộ. Phía Đông giáp biển Đông. Phía Nam giáp Thái Bình Dương. Phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Đây là vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Đồng bằng Nam Bộ là 1 trong 7 vùng kinh tế của Việt Nam, thế mạnh của vùng là sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2007 đạt 48.754,7 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994), dẫn đầu cả nước, chiếm 33,2% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp quốc gia. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng năm 2007 đạt 52.730,7 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994), chiếm khoảng 9,23% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, sau Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Đồng Bằng Sông Hồng.

Đồng bằng Nam Bộ là cái nôi của nền văn hoá Óc Eo phát triển rực rỡ vào những năm đầu Công nguyên. Nền văn hoá này có phạm vi phân bố chủ yếu ở vùng trũng miền Tây sông Hậu gồm địa bàn các tỉnh thành: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu… và một phần đất Đông Nam Campuchia. Xã hội Óc Eo là một xã hội phát triển nhiều ngành nghề thủ công như nghề gốm, nghề luyện đồng, luyện sắt, luyện thiếc, nghề kim hoàn. Đặc biệt nông nghiệp và thương nghiệp lúc này đã khá phát triển với một loạt chứng cứ như những công trình thủy lợi cổ, kênh rạch vừa tưới tiêu vừa là đường giao thông, sản phẩm thủ công, những đồng tiền kim loại, đồ trang sức, con dấu bằng đá quý, thủy tinh....nhiều sản phẩm có nguồn gốc ngoại nhập. Nền văn hoá này còn để lại nhiều kiến trúc khác nhau như vết tích nhà sàn, những kiến trúc đồ sộ bằng gạch đá lẫn lộn thể hiện trình độ cao trong kỹ thuật xây dựng. Các nhà nghiên cứu cho rằng nền văn hoá này là sản phẩm của một nhà nước cổ đại tồn tại từ thế kỷ II đến thế kỷ VI ở Đông Nam Á, từng được sử Trung Quốc ghi chép nhiều lần, đó là Vương quốc Phù Nam.

Ngày nay, Đồng bằng Nam Bộ được nhiều người biết đến với những cánh đồng cò bay thẳng cánh ở vùng Đồng Tháp Mười, những cù lao bạt ngàn cây trái trên sông Tiền, sông Hậu, là quê hương của con cá ba sa, con tôm sú - những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Người dân miền Tây sống giản dị, chân thành, giàu lòng hiếu khách. Đây cũng là quê hương của loại hình nghệ thuật cải lương đặc sắc.

C. Hoạt động ứng dụng

Câu 1 (trang 52 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Vẽ một bức tranh hoặc viết một đoạn văn ngắn về một chủ đề mà em thích ở Đồng bằng Nam Bộ

Trả lời:

Nam Bộ hiện lên trong kí ức mỗi người một vẻ đẹp riêng. Đó là vùng sông nước mênh mông, là vùng hoa thơm quả ngọt. Riêng em, nhắc đến Nam Bộ, em sẽ nhớ đến hình ảnh của những cánh đồng lúa bao la xen lần hàng cây thốt nốt cao vút của mảnh đất An Giang mà dịp hè em đã có dịp ghé thăm.

Đặt chân đến vùng đất An Giang, cảm giác đầu tiên mà ta cảm nhận được chính là sự bình yên, thoải mái nơi đây. Những ruộng lúa xanh non, tươi mát. Bầu trời cao vút, trong veo. Tiếng chim hót ríu tít trên những ngọn cây cao hòa với tiếng trẻ em vui đùa dưới ruộng lúa. Tất cả tạo nên một bức tranh đồng quê tươi đẹp mà ắt hẳn, ai đến đây một lần sẽ nhớ mãi.

Không chỉ hút mắt bởi những cánh đồng lúa xanh tươi bạt ngàn tựa tấm thảm xanh, hài hòa, tươi mát. Cánh đồng lúa An Giang còn cuốn hút hơn với những hàng cây thốt nốt. Những hàng thốt nốt cao vút, soi mình trong bóng chiều êm ả vẽ nên một mảnh đất An Giang cuốn hút, quyến rũ đến lạ lùng.

Có thể nói, An Giang đẹp ngất ngây như cô thiếu nữ Việt Nam vừa giản dị, dịu dàng mà cũng vừa quyến rũ, cuốn hút. Nếu có dịp, các bạn về thăm An Giang để chiêm ngưỡng và cảm nhận vẻ đẹp của miền quê này.

Lớp 4 Tin tức
Lên đầu trang