HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Bài 8: Dân số nước ta

Bài 8: Dân số nước ta

Bài 8: Dân số nước ta

Lý thuyết bài Dân số nước ta

Dân số

Nước ta có diện tích trung bình nhưng dân số thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới.

Gia tăng dân số

  • Dân số nước ta tăng nhanh, mỗi năm tăng khoảng 1 triệu người.
  • Dân số đông gặp nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo nhu cầu cuộc sống.
  • Những năm gần đây dân số nước ta ngày càng giảm nhờ thực hiện tốt công tác gia đình.

Giải bài tập SGK Địa lí 5 trang 84

Câu 1

Năm 2004, nước ta có bao nhiêu dân ? Số dân nước ta đứng thứ mấy trong các nước ở Đông Nam Á?

Trả lời:

Năm 2004, nước ta có 82,0 triệu dân. Số dân nước ta đứng thứ Ba trong các nước Đông Nam Á.

Câu 2

Dân số tăng nhanh gây những khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống của nhân dân? Tìm một số ví dụ cụ thể về hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở địa phương em.

Trả lời:

a. Đối với sự phát triển kinh tế – xã hội:

  • Làm chậm tốc độ tăng trưởng GDP.
  • Vấn đề việc làm luôn là gánh nặng lớn của xã hội.

b. Khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống:

  • GDP bình quân theo đầu người còn thấp.
  • Bình quân lương thực, thực phẩm theo đầu người thấp, tỉ lệ đói nghèo còn cao.
  • Sức ép cho y tế, giáo dục, nhà ở, tệ nạn xã hội…

c. Sức ép đối với việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường:

  • Cạn kiệt các loại tài nguyên thiên nhiên do nhu cầu của số dân đông và tăng nhanh.
  • Ô nhiễm môi trường…


Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 5 Bài 8 trang 83: Dựa vào bảng số liệu Năm 2004 dưới đây, em hãy cho biết:

+ Nước ta có dân số là bao nhiêu.

+ Nước ta có dân số đứng hàng mấy trong số các nước ở Đông Nam Á.

Trả lời:

+ Nước ta có dân số là 82 triệu người năm 2004.

+ Nước ta có dân số đứng thứ 3 trong số các nước ở Đông Nam Á.

Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 5 Bài 8 trang 83: Quan sát hình bên:

+ Cho biết số dân từng năm của nước ta.

+ Nêu nhận xét về sự tăng dân số của nước ta.

Trả lời:

+ Dân từng năm của nước ta: năm 1979 dân số nước là 52,7 triệu người, năm 1989 dân số nước là 64,4 triệu người, năm 1999 dân số nước là 76,3 triệu người

+ Nhận xét về sự tăng dân số của nước ta:

Từ năm 1979 đến năm 1999 dân số nước ta tăng liên lục từ 52,7 triệu người lên 76,3 triệu người, tăng 23,6 triệu người.

Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 5 Bài 8 trang 84: Theo em dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả gì?

Trả lời:

Dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả:

+ Gây khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm, nhu cầu của con người, kìm hãm sự phát triển kinh tế.

+ Gây nhiều tệ nạn xã hội.

+ Gây sức ép nên môi trường tài nguyên.

Câu 1 trang 84 Địa Lí lớp 5: Năm 2004, nước ta có bao nhiêu dân? Số dân nước ta đứng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á.

Trả lời:

+ Nước ta có dân số là 82 triệu người năm 2004.

+ Nước ta có dân số đứng thứ 3 trong số các nước ở Đông Nam Á.

Câu 2 trang 84 Địa Lí lớp 5: Dân số tăng nhanh gây những khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống của nhân dân? Tìm một số ví dụ cụ thể về hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở địa phương em.

Trả lời:

- Dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả:

+ Gây khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm, nhu cầu của con người, kìm hãm sự phát triển kinh tế.

+ Gây nhiều tệ nạn xã hội.

- Ví dụ: tăng dân số gây sức ép về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.


................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

iDiaLy.com - Tài liệu , videos địa lý miễn phí
- Kênh youtube.idialy.com
- Kênh tiktok.idialy.com
- Nhóm: nhom.idialy.com - group.idialy.com - iDiaLy.HLT.vn
- Trang: trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - DiaLy.HLT.vn
- Webiste/app: idialy.com
Lop4.idialy.com - Lop4.HLT.vn
Lop6.idialy.com - Lop6.HLT.vn
Lop7.idialy.com - Lop7.HLT.vn
Lop8.idialy.com - Lop8.HLT.vn
Lop9.idialy.com - Lop9.HLT.vn
Lop10.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop11.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop12.idialy.com - Lop10.HLT.vn
giaoan.idialy.com - giaoan.HLT.vn
tracnghiem.idialy.com
bieudo.idialy.com
atlat.idialy.com
tinhtoan.idialy.com
sodotuduy.idialy.com
dethi.idialy.com
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí


Bài 5: Dân cư nước ta - VNEN

A. Hoạt động cơ bản

1. Làm việc với bảng số liệu và thực hiện (trang 87 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Dựa vào bảng 1, hãy cho biết:

- Số dân của nước ta năm 2012.

- Nước ta có số dân đứng hàng thứ mấy trong số các nước Đông Nam Á.

Bảng 1. Số dân của các nước Đông Nam Á năm 2012

Lịch Sử và Địa Lí 5 Bài 5: Dân cư nước ta | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 5 VNEN

b. Dựa vào bảng 2, nêu nhận xét về mật độ dân số trung bình của nước ta so với mật độ dân số trung bình của thế giới và một số nước ở châu Á năm 2012.

Bảng 2. Mật độ dân số của toàn thế giới và một số nước châu Á năm 2012

Lịch Sử và Địa Lí 5 Bài 5: Dân cư nước ta | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 5 VNEN

Trả lời:

a. Dựa vào bảng 1, ta thấy:

- Số dân của nước ta năm 2012 là 88,8 triệu người

- Nước ta có số dân đứng hàng thứ 3 trong số các nước Đông Nam Á.

b. Năm 2012, mật độ dân số của nước ta là 268 người/km2. Như vậy, mật độ dân số trung bình của nước ta cao gấp 5 lần so với mật độ dân số trung bình của thế giới; gần gấp 2 lần so với Trung Quốc, gần gấp 10 lần so với Lào và gấp 3 lần so với Cam-pu-chia.

2. Quan sát biểu đồ và thực hiện (trang 88 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Quan sát biểu đồ hình 1.

Lịch Sử và Địa Lí 5 Bài 5: Dân cư nước ta | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 5 VNEN

b. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Tính số dân tăng trung bình năm ở mỗi giai đoạn 1979 - 1989, 1989 - 1999, 1999 - 2009 của nước ta (Không bắt buộc với mọi học sinh)

- Em có nhận xét gì về mức tăng dân số của nước ta?

Trả lời:

b. Số dân tăng trung bình năm ở mỗi giai đoạn là:

Giai đoạn 1979 - 1989:

(64,4 - 52,7) : 10 = 1,17 (triệu người).

Giai đoạn 1989 - 1999:

(76,6 - 64,4) : 10 = 1,22 (triệu người).

Giai đoạn 1999 - 2009:

(86,0 - 76,6) : 10 = 0,94 (triệu người).

⇒ Nhận xét: Dân số nước ta tăng nhanh, mỗi năm tăng khoảng 1 triệu người.

3. Cùng thảo luận. (trang 89 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Vì sao trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số của nước ta đã giảm nhiều?

b. Chia sẻ những hiểu biết của mình về công tác kế hoạch hóa gia đình. 

Trả lời:

- Những năm gần đây dân số nước ta ngày càng giảm nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình. Đồng thời, mọi người ý thức được rằng khi sinh ít con sẽ có điều kiện chăm sóc và nuôi dạy tốt hơn.

- Một số hiểu biết của em về kế hoạch hóa gia đình:

   + Công tác kế hoạch hóa gia đình là tổ chức tốt chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân.

   + Việc tuyên truyền được các cán bộ làm công tác dân số triển khai đến người dân bằng nhiều hình thức phong phú, dễ hiểu, dễ thực hiện qua những tờ rơi, dụng cụ trực quan.

   + Các biện pháp tư vấn đối thoại trực tiếp với các cặp vợ chồng ở độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên, các gia đình sinh con một bề đạt hiệu quả cao.

4. Sưu tầm và trưng bày tranh ảnh về các dân tộc của Việt Nam. (trang 89 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

Trả lời:

Một số tranh ảnh về các dân tộc thiểu số Việt Nam

Lịch Sử và Địa Lí 5 Bài 5: Dân cư nước ta | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 5 VNENLịch Sử và Địa Lí 5 Bài 5: Dân cư nước ta | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 5 VNENLịch Sử và Địa Lí 5 Bài 5: Dân cư nước ta | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 5 VNEN

5. Đọc thông tin, quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi.(trang 90 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Đọc thông tin dưới đây:

b. Cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào?

- Nhà nước có chính sách gì để điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng?

- Dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn?

c. Quan sát lược đồ hình 2, kể tên một số khu vực có mật độ dân số trên 1.000 người/km2.

Lịch Sử và Địa Lí 5 Bài 5: Dân cư nước ta | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 5 VNEN

Trả lời:

b. Trả lời câu hỏi:

- Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, trung du và tập trung thưa thớt ở vùng núi cao, hiểm trở.

- Để điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng, nhà nước có chính sách:

   + Chuyển dân từ đồng bằng Bắc Bộ lên miền núi phía Bắc

   + Chuyển dân từ các đồng bằng lên Tây Nguyên...

- Dân cư nước ta sống chủ yếu ở nông thôn (có khoảng 2/3 dân số ở nông thôn; 1/3 dân số ở thành thị).

c. Một số khu vực có mật độ dân số trên 1000 người/km2 là:

- Hà Nội

- Thành Phố Hồ Chí Minh

- Hải Phòng

- Đà Nẵng

- Cần Thơ

B. Hoạt động thực hành

1. Làm bài tập. (trang 92 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

Đọc các câu sau và cho biết câu nào đúng, câu nào sai.

a1. Nước ta là nước đông dân và có mật độ dân số cao

a2. Những năm gần đây, tốc độ tăng dân số của nước ta ngày càng tăng

a3. Nước ta có nhiều dân tộc, trong đó dân tộc Kinh có số dân đông nhất

a4. Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí giữa các vùng

a5. Các dân tộc ít người của nước ta sống chủ yếu ở thành thị

a6. Ở nước ta khoảng 2/3 dân số sống ở nông thôn và khoảng 1/3 dân số sống ở thành thị

Trả lời:

Những câu đúng là:

a1. Nước ta là nước đông dân và có mật độ dân số cao

a3. Nước ta có nhiều dân tộc, trong đó dân tộc Kinh có số dân đông nhất

a4. Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí giữa các vùng

a6. Ở nước ta khoảng 2/3 dân số sống ở nông thôn và khoảng 1/3 dân số sống ở thành thị

2. Đóng vai xử lí tình huống (trang 93 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

- Hãy tưởng tượng em là một nhà quản lí dân số trong tương lai, em sẽ làm những gi để giải quyết vấn đề dân số của nước ta? (Chỉ chọn một vấn đề, ví dụ: tăng nhanh dân số, phân bố dân cư không hợp lí giữa các vùng,...) 

Trả lời:

Vấn đề phân bố dân cư hợp lí giữa các vùng không khó giải quyết. Ta có thể thực hiện một số giải pháp như sau:

- Thứ nhất, ta phải đảm bảo được cơ sở hạ tầng ở địa phương cần đưa dân đến. Nơi ấy phải có đầy đủ bệnh viện, trường học, chợ, siêu thị, khu liên hợp thể dục thể thao, khu giải trí, hệ thống giao thông hoàn chỉnh.

- Thứ hai, cần có chế độ đãi ngộ những người lao động trí thức; miễn giảm thuế đối với sản phẩm của người dân thu hoạch được trong sản xuất.

- Cuối cùng, mở rộng những dự án kêu gọi đầu tư của nước ngoài, thu hút người dân đồng bằng lên làm việc.

C. Hoạt động ứng dụng

1. Tìm hiểu về địa phương (quận/huyện) em theo các câu hỏi gợi ý sau: (trang 93 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Ở địa phương em có những dân tộc nào cùng sinh sống?

b. Năm 2013, địa phương em có diện tích và số dân là bao nhiêu? Hãy tính mật độ dân số trung bình của địa phương em và cho biết mật độ dân số như thế là cao hay thấp

c. Trong nhừng năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở địa phương em tăng hay giảm. Vì sao?

d. Tìm một số ví dụ cụ thể về hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở địa phương em.

Trả lời:

a. Em sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng. Ở Đà Nẵng chủ yếu là dân tộc Kinh sinh sống, chỉ có một bộ phận nhỏ cư dân của các dân tộc khác đến sinh sống và làm việc.

b. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số Đà Nẵng là 1134310 người. Mật độ dân số trung bình của Đà Nẵng là 883 người/km² => Đà Nẵng có mật độ dân số trung bình.

c. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở Đà Nẵng vẫn đang tiếp tục tăng vì số người di cư từ các khu vực khác đến Đà Nẵng ngày càng đông.

d. Hậu quả của việc gia tăng dân số nhanh là:

- Môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề (nước thải, rác thải và khói bụi)

- Tài nguyên môi trường ngày càng khan hiếm, cạn kiệt

- Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, nghiêm trọng

- Ùn tắc giao thông

- Chất lượng cuộc sống chậm nâng lên

- Cơ sở hạ tầng bị hư hỏng (nhất là đường xá)...

2. Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kì “Dân số vàng”, em hãy tìm hiểu về vấn đề này và chia sẻ thông tin cùng các bạn (trang 93 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

Trả lời:

Dân số Việt Nam đã đạt con số 90 triệu người, đứng 14 trên thế giới và thứ 8 ở châu Á. Thời kì “Dân số vàng” là cơ hội dân số chỉ xảy ra một lần và trong một khoảng thời gian nhất định. Đây thực sự là cơ hội để Việt Nam sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế qua nguồn chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực - yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.

Gia đình ít con, thu nhập tăng và áp lực dân số lên hệ thông giáo dục được tháo gỡ, thuận lợi lớn cho gia đình và xã hội chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, nhằm kéo dài thời kì “Dân số vàng”, chính phủ sẽ bổ sung những chính sách phù hợp với tình hình; đó là giáo dục đào tạo, lao động, việc làm, nâng cao dân trí, phát triển nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.

Lớp 5 Tin tức
Lên đầu trang