HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Bài 35-36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Bài 35-36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Lý thuyết Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

1. Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ

- Diện tích: 39 734 km2.

- Dân số: 16,7 triệu người (năm 2002)

- Vị trí: Nằm ở vị trí liền kề phía tây vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông nam là Biển Đông.

=> Ý nghĩa: Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Công, có 3 mặt giáp biển, có nhiều quan hệ với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công, gần với vùng kinh tế năng động Đông Nam bộ nên thuận lợi cho giao lưu trên đất liền và biển với các vùng và các nước.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Thuận lợi:

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp:

- Đồng bằng rộng lớn, diện tích khoảng 4 triệu ha và khá bằng phẳng, đất phù sa châu thổ màu mỡ.

- Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

=> Thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực (đặc biệt là cây lúa nước).

- Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn về thuỷ sản, hệ thống kênh rạch chằng chịt, có nhiều vùng nước mặn nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn.

=> Thuận lợi phát triển giao thông đường thuỷ và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.

- Sinh vật phong phú, đa dạng. Rừng ngập mặn chiếm diện tích lớn.

- Biển và hải đảo có nguồn hải sản phong phú, biển ấm, ngư trường rộng, nhiều đảo

=> Thuận lợi đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

* Khó khăn:

- Diện tích đất phèn, đất mặn lớn cần được cải tạo, thiếu nước ngọt trong mùa khô.

- Lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long vào mùa mưa với diện rộng và thời gian dài.

* Phương hướng phát triển:

- Phát triển thủy lợi, các dự án thoát lũ để cải tạo đất phèn, đất mặn và cấp nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô.

- Chủ động sống chung với lũ, khai thác các lợi thế kinh tế do lũ mang lại.

3. Đặc điểm dân cư, xã hội

* Đặc điểm:

- Đông dân, chỉ đứng sau đồng bằng sông Hồng.

- Thành phần dân cư: ngoài người Kinh, còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa.

- Trình độ dân trí chưa cao.

- Tỉ lệ dân thành thị thấp (17,1% năm 2002).

* Thuận lợi:

- Nguồn lao động dồi dào.

- Người dân cần cù, linh hoạt, có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thị trường tiêu thụ lớn.

* Khó khăn:

- Mặt bằng dân trí thấp.

- Cơ sở vật chất hạ tầng ở nông thôn chưa hoàn thiện.

* Biện pháp: Để phát triển kinh tế vùng trước hết chú ý việc nâng cao mặt bằng dân trí, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hoàn thiện, phát triển đô thị.

+ Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí địa lí thuận lợi, địa hình thấp, bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo, nguồn nước, đất, sinh vật trên cạn và dưới nước rất phong phú.

+ Tuy mặt bằng dân trí chưa cao nhưng người dân cần cù, năng động, thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hóa.

Giải bài tập SGK Địa 9 bài 35 trang 128

Câu 1

Nêu thế mạnh của một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Gợi ý đáp án

Thế mạnh của một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long là:

- Địa hình thấp và bằng phẳng.

- Đất: gần 4 triệu ha ,đất phù sa ngọt: 1,2 triệu; đất phèn, đất mặn: 2,5 triệu ha,...

- Rừng: rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn.

- Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

- Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn. Hệ thống kênh rạch chằng chịt. Vùng nước mặn, nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn,...

- Nguồn hải sản: cá, tôm và hải sản quý hết sức phong phú. Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn; nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải sản.

Câu 2

Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Gợi ý đáp án

Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long:

- Hai loại đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khỏang 60 % diện tích tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long), với mức độ phèn, mặn khác nhau; trong điều kiện thiếu nước ngọt vào mùa khô, việc cải tạo và sử dụng hai loại đất này càng gặp khó khăn hơn. Cần phải áp dụng các biện pháp thau chua, rửa mặn, xây dựng hệ thống thủy lợi.

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả nước, đẩy mạnh cải tạo hai loại đất trên sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng (tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, góp phần phân bố dân cư và xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu).

Câu 3

Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xá hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi dôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này?

Gợi ý đáp án

- Đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long:

+ Là vùng đông dân, chỉ đứng sau đồng bằng sông Hồng. Có nhiều dân tộc sinh sống như người Kinh, người Khơ-me, người Chăm, người Hoa.

+ Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số bằng mức bình quân của cả nước; GDP/người, mật độ dân số, tuổi thọ trung bình cao hơn mức trung bình cả nước; tỉ lệ hộ nghèo , tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân số thành thị còn thấp hơn mức trung bình của cả nước.

- Phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng sông Cửu Long, vì tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ dân số thành thị của đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đang ở mức thaaos so với mức trung bình cả nước. Các yếu tố dân trí và dân cư thành thị có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc đổi mới, nhất là công cuộc xây dựng miền Tây Nam Bộ trở thành vùng động lực kinh tế.

--------------

Lý thuyết Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo)

1. Tình hình phát triển kinh tế

a) Nông nghiệp.

- Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước).

+ Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg; gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002).

+ Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.

- Vùng trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất nước ta: xoài, dừa, cam, bưởi …

- Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh.

- Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% cả nước, nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá nước ngọt xuất khẩu phát triển mạnh.

- Nghề rừng cũng giữ vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau.

b) Công nghiệp.

- Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (khoảng 20% GDP toàn vùng năm 2002).

- Các ngành công nghiệp quan trọng: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.

- Công nghiệp phân bố chủ yếu ở các thành phố, thị xã, đặc biệt là Cần Thơ.

c) Dịch vụ.

- Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm, vận tải thủy và du lịch sinh thái bắt đầu phát triển.

+ Hoạt động xuất khẩu: hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.

+ Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế.

+ Du lịch sinh thái phát triển: du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo.

2. Các trung tâm kinh tế

- Các thành phố: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau là những trung tâm kinh tế của vùng.

- Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất.

+ Đồng bằng sông Cửu Long giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực cũng như xuất khẩu lương thực thực phẩm của cả nước.

+ Các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm vị trí ngày càng quan trọng.

Giải bài tập SGK Địa 9 bài 36 trang 133

Câu 1

Đồng bằng sông Cửu Long có những điểu kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước?

Gợi ý đáp án

Đồng bằng sông Cửu Long có những điểu kiện thuận lợi để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước như sau:

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất trong các vùng của cả nước.

+ Đất đai nhìn chung màu mỡ, nhất là dải phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha dọc sông Tiền và sông Hậu

+ Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

+ Sông Mê Công và mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù, năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hóa.

+ Hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh; giao thông vận tải thuận lợi

+ Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lương thực phát triển rộng khắp.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn .

Câu 2

Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thê nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Gợi ý đáp án

Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:

- Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn.

- Góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.

- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.

- Làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Câu 3

Dựa vào bảng sô liệu 36.3 (trang 133 SGK, vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nêu nhận xét.

Gợi ý đáp án

- Vẽ biểu đồ :

Biểu đồ sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước

- Nhận xét:

+ Giai đoạn 1995 – 2002, sản lượng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long và cả nước liên tục tăng. Cụ thể, đồng bằng sông Cửu Long tăng 1,5 lần, cả nước tăng 1,67 lần.

+ So với sản lượng thủy sản cả nước năm 2002, sản lượng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm 51,2 %


................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. idialy.com không chịu bất cứ trách nhiệm nào nếu có sự cố xảy ra. Cảm ơn.

iDiaLy.com - Tài liệu , videos địa lý miễn phí
- Kênh youtube.idialy.com
- Kênh tiktok.idialy.com
- Nhóm: group.idialy.com - iDiaLy.HLT.vn
- Trang: fanpage.idialy.com - DiaLy.HLT.vn
- Webiste/app: idialy.com
Lop4.idialy.com - Lop4.HLT.vn
Lop5.idialy.com - Lop5.HLT.vn
Lop6.idialy.com - Lop6.HLT.vn
Lop7.idialy.com - Lop7.HLT.vn
Lop8.idialy.com - Lop8.HLT.vn
Lop9.idialy.com - Lop9.HLT.vn
Lop10.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop11.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop12.idialy.com - Lop10.HLT.vn
giaoan.idialy.com - giaoan.HLT.vn
tracnghiem.idialy.com
bieudo.idialy.com
atlat.idialy.com
tinhtoan.idialy.com
sodotuduy.idialy.com
dethi.idialy.com
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 1 Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với vịnh Thái Lan ở phía

A. bắc và tây bắc.

B. nam.

C. tây nam.

D. đông nam.

Lời giải 

Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây nam.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của Đồng bằng sông Cửu Long có chung đường biên giới với Campuchia?

A. Long An.

B. Bến Tre.

C. Tiền Giang.

D. Trà Vinh.

Lời giải 

B1. Nhận dạng kí hiệu đường biên giới quốc gia trên đất liền ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 29.

B2. Xác định giới hạn đường biên giới quốc gia trên đất liền giữa vùng Đông Nam Bộ với Cam-pu-chia.

=> Có 4 tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long có chung đường biên giới với Campuchia là: Kiên Giang , An Giang, Đồng Tháp, Long An.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3 Nhóm đất có giá trị lớn nhất, thích hợp cho phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long là

A. Đất mặn.

B. Đất phèn.

C. Đất phù sa ngọt.

D. Đất feralit.

Lời giải

 Nhóm đất có giá trị lớn nhất, thích hợp cho phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long là đất phù sa ngọt với diện tích lớn (1,2 triệu ha), độ phì cao, màu mỡ => thuận lợi cho phát triển sản xuất lương thực, đặc biệt cây lúa nước.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4 Đặc điểm khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi cho phát triển nông nghiệp là

A. có hai mùa mưa – khô rõ rệt.

B. mùa khô sâu sắc kéo dài.

C. nóng, ẩm, lượng mưa dồi dào.

D. nguồn nước trên mặt phong phú.

Lời giải 

Đặc điểm khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi cho phát triển nông nghiệp ( đặv biệt cây lúa nước) là khí hậu nóng, ẩm, lượng mưa dồi dào.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5 Vào mùa khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long  là

A. thoái hóa đất.

B. triều cường.

C. cháy rừng.

D. thiếu nước ngọt.

Lời giải

 Vào mùa khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long là thiếu nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp và thau chua rửa mặn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6 Để khai thác các lợi thế kinh tế do lũ mang lại ở Đồng bằng sông Cửu Long, phương hướng chủ yếu hiện nay là

A. xây dựng hệ thống đê điều.

B. chủ động sống chung với lũ.

C. tăng cường công tác dự báo lũ.

D. đầu tư cho các dự án thoát lũ.

Lời giải

 Để khai thác các lợi thế kinh tế do lũ mang lại ở Đồng bằng sông Cửu Long, phương hướng chủ yếu hiện nay là chủ động sống chung với lũ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu  7 Các thành phần dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm người

A. Kinh, Khơ – me, Hoa, Chăm.

B. Kinh, Hoa, Tày, Thái.

C. Chăm, Mông, Khơ – me, Kinh. 

D. Kinh, Gia-rai, Hoa, Khơ-me.

Lời giải 

Các thành phần dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm người Kinh, Khơ – me, Hoa, Chăm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8 Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng lúa không phải do nguyên nhân nào sau đây?

A. sự đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước.

B. khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm.

C. địa hình thấp và bằng phẳng.

D. diện tích đất nông nghiệp lớn.

Lời giải

 Các thế mạnh về điều kiện tự nhiên của vùng.

- Đồng bằng rộng lớn, diện tích khoảng 4 triệu ha và khá bằng phẳng, đất phù sa châu thổ màu mỡ.

- Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

=> thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực (đặc biệt là cây lúa nước)

- Sự đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước có ý nghĩa về mặt môi trường sinh thái của vùng, đây không phải là thuận lợi cho canh tác cây lúa

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9 Ý nào sau đây không phải là đặc điểm dân cư - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Trình độ dân trí thấp.

B. Nơi cư trú của người Chăm, Khơ-me, Hoa.

C. Dân cư đông, thị trường tiêu thụ lớn.

D. Tỉ lệ dân thành thị cao.

Lời giải 

- Đặc điểm dân cư - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long là:

+ Đông dân, chỉ đứng sau đồng bằng sông Hồng

+ Trong thành phần dân tộc ngoài người Kinh còn có người Chăm, Khơ –me, Hoa.

+ Trình độ dân trí thấp.

=> nhận xét A, B, C đúng.

 - Tuy nhiên tỉ lệ dân thành thị của vùng còn thấp (17,1% năm 2002).

=> Nhận xét D. Tỉ lệ dân thành thị cao là không đúng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10 Thế mạnh của dân cư – lao động ở Đồng bằng sông Cửu Long không phải là

A. Nguồn lao động dồi dào.

B. Cần cù, có nhiều kinh nghiệm sản xuất.

C.Trình độ lao động cao, có chuyên môn tốt.

D. Đem lại nguồn lao động dồi dào.

Lời giải 

Thế mạnh của dân cư – lao động ở Đồng bằng sông Cửu Long là: nguồn lao động dồi dào, cần cù, linh hoạt, có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thị trường tiêu thụ lớn.

=> Loại đáp án A, B, D

- Vùng có mặt bằng dân trí còn thấp nên lao động hạn chế về trình độ chuyên môn.

=> Nhận xét C: Trình độ lao động cao, có chuyên môn tốt là không đúng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11 Lợi thế lớn nhất cho phát triển thủy sản nước ngọt của đồng bằng sông Cửu Long là

A. Vùng biển rộng, ấm, nhiều ngư trường lớn.

B. Nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông ven biển.

C. Các ao, hồ nước ngọt.

D. Sông, ngòi, kênh rạch chằng chịt, các vùng trũng ngập nước.

Lời giải 

Xác định từ khóa: "lợi thế lớn nhất", "thủy sản nước ngọt"

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông Tiền và sông Hậu cùng với mạng lưới kênh rạch chằng chịt => thuận lợi cho nuôi cá lồng nước ngọt và đánh bắt tự nhiên. Ngoài ra vùng còn có nhiều vùng trũng như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên là nơi cá theo lũ tràn về với số lượng lớn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12 Đâu không phải là thế mạnh về tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

A. Đồng bằng rộng lớn, khá bằng phẳng, đất phù sa châu thổ màu mỡ.

B. Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào

C. Biển và hải đảo có nguồn hải sản phong phú.

D. Khoáng sản đa dạng và giàu có, trữ lượng lớn.

Lời giải  

Thế mạnh tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là:

- Đồng bằng rộng lớn, khá bằng phẳng, đất phù sa châu thổ màu mỡ.

- Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

=> thuận lợi cho phát triển sản xuất lương thực (cây lúa nước ).

- Biển và hải đảo có nguồn hải sản phong phú, biển ấm, có ngư trường lớn

=> phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản,

=> Loại đáp án A, B, C.

- Vùng hạn chế về tài nguyên khoáng sản (chỉ có một số loại như đá vôi, đá bùn) => nhận xét D. khoáng sản đa dạng và giàu có là không đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13 Ý nghĩa lớn nhất về mặt kinh tế của rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. cung cấp gỗ và chất đốt.

B. bảo tồn nguồn gen sinh vật.

C. chắn sóng, chắn gió, giữ đất.

D. phát triển du lịch sinh thái.

Lời giải 

Xác định từ khóa "ý nghĩa lớn nhất",  "kinh tế"

=> Ý nghĩa lớn nhất về mặt kinh tế của rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là: phát triển du lịch sinh thái. Phát triển du lịch sinh thái mang lại nguồn thu lớn cho ngành du lịchcủa vùng,  địa điểm du lịch sinh thái rừng ngập mặn nổi tiếng của vùng là: Vườn quốc gia Đất Mũi (Cà Mau).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14 Mục đích chủ yếu của việc đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị là

A. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hiện đại đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.

B. Mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt đối với các mặt hàng tiêu dùng cao câp.

C. Phát huy thế mạnh tự nhiên và lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ câu kinh tế, nâng cao đời sống dân cư.

D. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, hạn chế thiên tai.

Lời giải

 - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng nhưng mặt bằng dân trí còn thấp, thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật làm hạn chế việc khai thác các tiềm năng để đẩy mạnh việc phát triển kinh tế. Tỉ lệ dân thành thị thấp hơn so với mức trung bình cả nước cho thấy trình độ công nghiệp hóa còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa còn chậm.

=> Do vậy việc phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị sẽ góp phần thu hút đầu tư của các vùng khác trong nước và của nước ngoài, phát huy tốt hơn các thế mạnh về tự nhiên và lao động của vùng: đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, đặc biệt các ngành hiện đại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, tạo nhiều việc làm nâng cao chất lượng đời sông dân cư.

Đáp án cần chọn là: C

-------------

Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)

Câu 1 Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. sản xuất vật liệu xây dựng.

B. sản xuất hàng tiêu dùng.

C. chế biến lương thực, thực phẩm.

D. cơ khí nông nghiệp.

Lời giải

 Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết hai trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là

A. Cần Thơ và Bạc Liêu.

B. Cần Thơ và Long An.

C. Cần Thơ và Cà Mau.

D. Cần Thơ và Rạch Giá.

Lời giải

 B1. Nhận dạng kí hiệu trung tâm công nghiệp: quy mô trung tâm công nghiệp tương ứng với độ lớn của vòng tròn

B2. Xác định được 2 trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất là Cần Thơ và Cà Mau.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3 Tỉnh có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Kiên Giang.

B. Cà Mau.

C. Hà Tiên.

D. Long Xuyên.

Lời giải 

Tỉnh có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là Cà Mau.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4 Trung tâm kinh tế lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long là

A. Cà Mau.

B. Cần Thơ.

C. Long An.

D. Sóc Trăng.

Lời giải 

Trung tâm kinh tế lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long là Cần Thơ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5 Vật nuôi phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là

A. vịt.

B. bò.

C. cừu.

D. lợn.

Lời giải 

Vật nuôi phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là vịt

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6 Các loại hoa quả chủ yếu của vùng đồng bằng sông Cửu Long là

A. cam, xoài, bưởi.

B. táo, mơ, mận.

C. nhãn, vải, thanh long.

D. hồng, đào, lê.

Lời giải

 Các loại hoa quả chủ yếu của vùng đồng bằng sông Cửu Long là loài quả nhiệt đới như cam, xoài, bưởi.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long là

A. gạo, thủy sản đông lạnh, than.

B. gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.

C. gạo, hoa quả, hàng dệt may.

D. gạo, gỗ, xi măng.

Lời giải 

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long là gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8 Loại hình giao thông giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long là

A. Đường ô tô.

B. Đường thủy.

C. Đường hàng không.

D. Đường biển.

Lời giải 

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, sông ngòi trong vùng có vai trò quan trọng phục vụ hoạt động di chuyển, giao lưu buôn bán, phát triển kinh tế. Điển hình nhất là mô hình chợ nổi trên sông.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9 Ý nào sau đây không đúng khi nhận xét về ngành nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Diện tích và sản lượng lúa cao nhất.

B. Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất.

C. Sản lượng thủy sản lớn nhất.

D. Năng suất lúa cao nhất.

Lời giải

 Đặc điểm ngành nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long

- Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước).

- Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất.

- Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% cả nước, nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá nước ngọt xuất khẩu phát triển mạnh.

=> nhận xét A, B, C đúng.

- Tuy nhiên năng suất lúa của vùng đồng bằng sông Cửu Long đứng sau đồng bằng sông Hồng (đồng bằng sông Hồng là vùng có trình độ thâm canh cao với năng suất lúa cao nhất)

=> nhận xét D không đúng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10 Nguyên nhân chủ yếu khiến đàn vịt phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là

A. Nguồn thức ăn từ ngành trồng trọt lớn, dịch vụ thú y phát triển

B. Mặt nước nuôi thả và nguồn thức ăn từ trồng trọt, thủy sản lớn.

C. Khí hậu thuận lợi, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. Nguồn thức ăn công nghiệp lớn và kinh nghiệm của người dân.

Lời giải

 Chăn nuôi vịt chiếm ưu thế ở đồng bằng sông Cửu Long vì nguồn thức ăn có sẵn từ lương thực, sản phẩm phụ của ngành công nghiệp chế biến thủy sản. Mặt khác, đàn vịt thích hợp với hình thức chăn thả ở các vũng nước => vì vậy nguồn thức ăn từ tự nhiên cùng với diện tích mặt nước nuôi thả lớn từ mạng lưới sông ngòi, kênh rạch đóng vai trò quan trọng trọng phát triển đàn vịt của vùng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11 Nguyên nhân quan trọng nhất khiến giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long là

A. Vùng xảy ra lũ lụt và ngập úng quanh năm.

B. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

C. Địa hình thấp, nền đất yếu nên đường ô tô, đường sắt không phát triển.

D. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa cồng kềnh.

Lời giải

 Đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, chế độ nước tương đối điều hòa có thể phát triển giao thông đường thủy quanh năm và đi đến mọi nơi, nên vận tải thủy là loại hình giao thông phổ biển và tiện lợi nhất trong đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt trong mùa lũ. Chợ nổi trên sông là nét đặc trưng của vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12 Ý nghĩa xã hội của việc sản xuất lương lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long là

A. Đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia.

B. Cung cấp mặt hàng lúa gạo xuất khẩu có giá trị, thu nhiều ngoại tệ.

C. Cung cấp nguồn phụ phẩm cho ngành chăn nuôi.

D. Góp phần sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên.

Lời giải

 Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta. Việc sản xuất lương thực của vùng giải quyết  nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng cũng như cả nước, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia.

=> Đây là ý nghĩa xã hội quan trọng của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13 Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long, nguyên nhân chủ yếu vì

A. Có thế mạnh về nguồn lao động dồi dào, không yêu cầu trình độ cao.

B. Nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp.

C. Nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường trong và ngoài nước.

D. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển.

Lời giải 

Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu nhờ nguồn nguyên liệu phong phú từ nông – ngư nghiệp:

+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của nước ta nên nguồn nguyên liệu từ ngành sản xuất lương thực rất lớn, đặc biệt là lúa gạo. Diện tích và sản lượng lúa chiếm hơn 51% cả nước.

+ Ngoài ra, đây là vùng có nghề cá phát triển hàng đầu cả nước, sản lượng thủy sản hơn 1/2 cả nước.

+ Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14 Ý nghĩa của việc phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long không phải là

A. Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh củ nông sản, tăng khả năng xuất khẩu.

B. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.

C. Tạo mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, giữa sản xuất với tiêu dùng.

D. Tăng thời gian sử dụng và bảo quản sản phẩm.

Lời giải 

Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:

- Thông qua khâu chế biến để tạo ra các sản phẩm (thủy sản đông lạnh, rau quả hộp, đường, bánh kẹo….) sẽ góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn. Đồng thời, góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.

- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, từ đó kích thích sản xuất, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa => làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

=> Nhận xét A, B, D đúng => Loại đáp án A, B, D

- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành sản xuất công nghiệp, không phải là dịch vụ giao thông vận tải => vì vậy nó không có vai trò tạo mối liên hệ giữa các ngành sản xuất và giữa sản xuất – tiêu dùng => nhận xét C không đúng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là

A. An Giang.

B. Kiên Giang.

C. Cà Mau.

D. Bạc Liêu.

Lời giải 

B1. Nhận dạng kí hiệu thể hiện sản lượng thủy sản khai thác (cột màu hồng)

B2. Xác định được tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất là Kiên Giang (315157 tấn).

Đáp án cần chọn là: B



Lí thuyết 9 Lớp 9 Tin tức
Lên đầu trang