HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn
Bài 17-18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Admin: Tài trợ bởi: HLT.vn - Cung cấp cà phê và máy cà phê - 16/10/2022
Bài 17-18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Lý thuyết Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
- Ở phía Bắc đất nước:
+ Diện tích lớn nhất nước ta (30,7 % diện tích cả nước năm 2002).
+ Dân số trên 12 triệu người (14,4% dân số cả nước năm 2002).
- Tiếp giáp : Trung Quốc, Lào, đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
- Đường bờ biển kéo dài, vùng biển giàu tiềm năng phát triển.
=> Ý nghĩa: dễ dàng giao lưu kinh tế - xã hội với các khu vực trong nước và ngoài nước, lãnh thổ giàu tiềm năng phát triển kinh tế, có ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh quốc phòng.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a) Thuận lợi.
- Địa hình có sự phân hóa rõ rệt :
+ Núi cao, cắt xẻ mạnh ở phía bắc và địa hình núi trung bình ở phía đông bắc.
+ Vùng đồi bát úp xen cánh đồng thung lũng bằng phẳng ở vùng trung du Bắc Bộ thuận lợi cho
=> Sự đa dạng của địa hình tạo thế mạnh để phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp; vùng đồi bát úp là địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh tạo nên cơ cấu cây trồng đa dạng gồm cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
- Khoáng sản giàu có, đa dạng nhất cả nước, nhiều loại có trữ lượng lớn.
- Nhiều sông lớn, có trữ lượng thủy điện dồi dào.
- Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa.
- Vùng biển Quảng Ninh thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển (du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, vận tải biển,…).
Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
b) Khó khăn.
- Địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho giao thông vận tải, sản xuất và đời sống.
- Khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp.
- Xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét…do nạn chặt phá rừng bừa bãi.
3. Đặc điểm dân cư xã hội
- Đặc điểm:
+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Tày, Nùng…
+ Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.
+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc
+ Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc Đổi mới.
- Thuận lợi:
+ Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới…).
+ Đa dạng về văn hóa.
- Khó khăn:
+ Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.
+ Đời sống người dân con nhiều khó khăn.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện giao lưu kinh tế - xã hội với Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, đồng thời với các tỉnh phía nam Trung Quốc và Thượng Lào.
+ Tài nguyên khoáng sản và thủy điện phong phú, đa dạng. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.
+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, đời sống một bộ phận dân cư vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đang được cải thiện.
Giải bài tập SGK Địa 9 bài 17 trang 65
Câu 1
Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Gợi ý đáp án
- Có vùng trung du Bắc Bộ với địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.
- Đất feralit rộng, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông đông lạnh thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
- Tiềm năng thuỷ điện trên các sông lớn, đặc biệt ở sông Đà.
- Tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, ...
- Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch (vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới).
- Tài nguyên di lịch tự nhiên rất phong phú: Sa Pa, hồ Ba Bể,...
Câu 2
Tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế - xã hội cao hơn ở miền núi Bắc Bộ?
Gợi ý đáp án
- Vì Trung du Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi:
+ Nằm liền kề Đồng bằng sông Hồng, vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao.
+ Có nguồn nước tương đối dồi dào, mặt bằng xây dựng tốt, lại có nhiều cơ sở công nghiệp và đô thị đã hình thành và đang phát triển.
+ Là địa bàn trồng cây công nghiệp (chè, đậu tương, hoa quả), chăn nuôi gia súc.
+ Diện tích đất tương đối rộng, khí hậu không khắc nghiệt, giao thông dễ dàng hơn,... là điều kiện thuận lợi cho sinh sống.
- Miền núi Bắc Bộ có khó khăn cho sản xuất và đời sống:
+ địa hình núi ca hiểm trở.
+ Giao thông khó khăn do địa hình chia cắt sâu sắc.
+ Thời tiết diễn biến thất thường.
+ Đất nông nghiệp rất hạn hẹp, quỹ đất lâm nghiệp có rừng và đất chưa sử dụng chiếm tỉ trọng lớn nhưng tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt, muốn khai thác phải đầu tư nhiều tiền của và công sức.
+ Thị trường kém phát triển.
Câu 3
Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?
Gợi ý đáp án
Việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, vì :
- Trong điều kiện hiện nay của đất nước, việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của dân cư, về thực chất là đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
- Trong thực tế, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt: gỗ rừng và lâm sản, đất nông nghiệp, khoáng sản, sinh vật,... đang bị khai thác quá mức. Diện tích đất trống, đồi trọc ngày một tăng lên, thiên tai diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn. Sự suy giảm chất lượng môi trường sinh thái tác động xấu đến nguồn nước các dòng sông, hồ nước của các nhà máy thuỷ điện; nguồn nước cung cấp cho Đồng bằng sông Hồng cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp.
--------------------Lý thuyết Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Tiếp theo)
1. Tình hình phát triển kinh tế
a) Công nghiệp.
- Công nghiệp năng lượng phát triển mạnh:
+ Điều kiện phát triển: nguồn thuỷ năng dồi dào và nguồn than phong phú.
+ Các nhà máy điện chủ yếu: thủy điện Hòa Bình, Sơn La trên sông Đà, thủy điện Tuyên Quang trên sông Chảy, nhiệt điện Phả Lại và Uông Bí…
- Khai thác khoáng sản: phát triển nhờ nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, gồm cả kim loại đen, kim loại màu, phi kim loại và vật liệu xây dựng.
- Chế biến thực phẩm trên cơ sở sử dụng nguyên liệu dồi dào tại chỗ từ nông – lâm – ngư nghiệp.
- Chế biến lâm sản.
=> Nhìn chung công nghiệp của vùng phân bố chủ yếu ở Đông Bắc.
b) Nông nghiệp
- Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới)
- Lúa và ngô là cây lương thực chính.
- Do điều kiện tự nhiên của vùng nhiều đồi núi nên thế mạnh chính trong nông nghiệp của vùng là trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
- Cây chè chiếm tỷ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước.
– Chăn nuôi: vật nuôi chủ yếu là trâu, lợn.
+ Đàn trâu chiếm 57,3% tỉ trọng so với cả nước (2002).
+ Đàn lợn chiếm khoảng 22% cả nước (2002).
– Lâm nghiệp: nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông – lâm kết hợp.
c) Dịch vụ.
- Hệ thống đường sắt, đường ôtô, cảng biển phát triển, là điều kiện thông thương với đồng bằng sông Hồng và các nước láng giềng
- Kinh tế cửa khẩu đóng vai trò quan trọng: hoạt động trao đổi hàng hóa truyền thống với các tỉnh biên giới phía nam Trung Quốc và Thượng Lào.
- Hoạt động du lịch trở thành thế mạnh kinh tế của vùng.
2. Các trung tâm kinh tế
- Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn là những trung tâm kinh tế quan trọng.
+ Thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng là khai thác khoáng sản, thủy điện, nghề rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
+ Các thành phố có vị trí quan trọng là Thái Nguyên, Việt Trì, Lạng Sơn, Hạ Long. Các cửa khẩu quốc tế quan trọng: Móng Cái, Hữu Nghị, Lạng Sơn.
+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, đời sống một bộ phận dân cư vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đang được cải thiện.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 18
(Trang 67 sgk Địa Lí 9)
- Xác định trên hình 18.1 (sgk trang 66) các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim, hoá chất.
Trả lời:
- Nhà máy nhiệt điện: Uông Bí.
- Nhà máy thuỷ điện: Thác Bà, Hoà Bình.
- Trung tâm công nghiệp luyện kim: Thái Nguyên.
- Trung tâm công nghiệp hoá chất: Việt Trì, Bắc Giang.
(Trang 67 sgk Địa Lí 9)
- Em hãy nêu ý nghĩa của thuỷ điện Hoà Bình
Trả lời:
- Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình chính thức được khởi công xây dựng ngày 06/11/1979. Sau 15 năm xây dựng, nhà máy đã hoàn thành và đi vào khai thác tháng 12/1994. Công suất lắp máy là 1.920MW, hằng năm sản xuất 8.160 triệu kWh. Qua đường dây 500KV, một phần điện năng từ nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được chuyển tới các tỉnh phía Nam đất nước.
- Trữ lượng nước của hồ thuỷ điện Hoà Bình là nguồn tài nguyên có giá trị lớn cho việc sản xuất điện năng, điều tiết lũ và cung cấp nước tưới trong mùa khô cho vùng Đồng bằng sông Hồng, khai thác du lịch, nuôi trồng thuỷ sản và điều hoà khí hậu địa phương.
Giải bài tập SGK Địa 9 bài 18 trang 69
Câu 1
Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?
Gợi ý đáp án
Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc, vì :
Tiểu vùng Đông có khoáng sản đa dạng, phong phú , đặc biệt than đá. Tiểu vùng Tây Bắc có tiềm năng thuỷ điện lớn ở các dòng sông, nhất là sông Đà.
Câu 2
Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Gợi ý đáp án
- Nghề rừng phát triển nên độ che phủ rừng tăng lên và có tác dụng:
+ Hạn chế xói mòn đất.
+ Cải thiện điều kiện sinh thuỷ cho các dòng sông.
+ Điều tiết nguồn nước các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi.
+ Cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy, chế biến gỗ,... ổn định hơn.
- Nghề rừng góp phần sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp. Do đó, thu nhập của người dân tăng lên, đời sống cho đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện.
Câu 3
Dựa vào bảng 18.1, vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Năm Tiểu vùng | 1995 | 2000 | 2002 |
---|---|---|---|
Tây Bắc | 320,5 | 541,1 | 696,2 |
Đông Bắc | 6179,2 | 10657,7 | 14301,1 |
Gợi ý đáp án
- Vẽ biểu đồ
Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc giai đoạn 1995 – 2002.
Nhận xét:
Trong thời kì 1995 – 2002:
- Giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng đều tăng, nhưng Đông Bắc tăng nhanh Tây Bắc.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp Tây Bắc tăng gấp 2,17 lần; từ 320,5 tỉ đồng lên 696,2 tỉ đồng.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp Đông Bắc tăng gấp 2,31 lần; từ 6179,2 tỉ đồng lên 14301,3 tỉ đồng.
- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông bắc luôn cao hơn Tây Bắc, khoảng cách chênh lệch lớn và có xu hướng tăng lên.
+ Năm 1995: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 48 lần Tây Bắc.
+ Năm 2003: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 54 lần Tây Bắc.
⟹ Đông Bắc có trình độ công nghiệp hóa cao hơn và tốc độ phát triển công nghiệp nhanh hơn Tây Bắc.
................................................Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. idialy.com không chịu bất cứ trách nhiệm nào nếu có sự cố xảy ra. Cảm ơn.
iDiaLy.com - Tài liệu , videos địa lý miễn phí
- Kênh youtube.idialy.com
- Kênh tiktok.idialy.com
- Nhóm: group.idialy.com - iDiaLy.HLT.vn
- Trang: fanpage.idialy.com - DiaLy.HLT.vn
- Webiste/app: idialy.com
Lop4.idialy.com - Lop4.HLT.vn
Lop5.idialy.com - Lop5.HLT.vn
Lop6.idialy.com - Lop6.HLT.vn
Lop7.idialy.com - Lop7.HLT.vn
Lop8.idialy.com - Lop8.HLT.vn
Lop9.idialy.com - Lop9.HLT.vn
Lop10.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop11.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop12.idialy.com - Lop10.HLT.vn
giaoan.idialy.com - giaoan.HLT.vn
tracnghiem.idialy.com
bieudo.idialy.com
atlat.idialy.com
tinhtoan.idialy.com
sodotuduy.idialy.com
dethi.idialy.com
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí
Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 1 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết tỉnh duy nhất của Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp biển là
A. Quảng Ninh.
B. Phú Thọ.
C. Thái Nguyên.
D. Lạng Sơn.
Lời giải
- B1. Xác định khu vực tiếp giáp biển của Trung du miền núi Bắc Bộ.
- B2. Xác định được Quảng Ninh là tỉnh duy nhất của Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp biển
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2 Địa bàn thuận lợi nhất cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. các tỉnh biên giới.
B. trung du Bắc Bộ.
C. tiểu vùng Tây Bắc.
D. miền núi Bắc Bộ.
Lời giải
Vùng trung du Bắc Bộ có các cánh đồng thung lũng bằng phẳng => lợi nhất cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3 Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc là
A. núi cao, cắt xẻ mạnh.
B. gồm các cao nguyên xếp tầng.
C. núi thấp và trung bình.
D. đồng bằng rộng lớn.
Lời giải
Tiểu vùng Đông Bắc có địa hình chủ yếu là núi thấp và trung bình.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4 Các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên con sông nào ?
A. Sông Đà.
B. Sông Lô.
C. Sông Chảy.
D. Sông Hồng.
Lời giải
Các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên con sông Đà.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5 Nhân tố chủ yếu tạo nên tính đa dạng trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là
A. Sự phân hóa của địa hình giữa hai tiểu vùng Tây Bắc, Đông Bắc.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh.
C. Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa.
D. Người dân có kinh nghiệm canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau.
Lời giải
Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh tạo nên cơ cấu cây trồng đa dạng gồm cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6 Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở tiểu vùng Đông Bắc là
A. Dầu mỏ.
B. Khí đốt.
C. Than đá.
D. Than gỗ.
Lời giải
Đông Bắc có nhiều tài nguyên khoáng sản giàu có, tiêu biểu là vùng than Quảng Ninh với trữ năng lớn, có chất lượng tốt.
=> Cung cấp nguyên liệu cho phát triển nhiệt điện của vùng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7 Đâu không phải là đặc điểm dân cư – xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
A. Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người.
B. Trình độ dân cư – xã hội chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
C. Dân cư đông, mật độ dân số cao.
D. Người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
Lời giải
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Tày, Nùng; trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc; đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới…).
- Đây là địa bàn dân cư phân bố thưa thớt, mật độ dân số thấp => nhận xét C không đúng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8 Đặc điểm tự nhiên nào sau đây không đúng với Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
A. Có sự phân hóa thành 2 tiểu vùng.
B. Chủ yếu là các sông nhỏ, trữ năng thủy điện ít.
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
D. Nhiều khoáng sản, trữ lượng lớn, phân bố tập trung.
Lời giải
Trung du và miền núi Bắc Bộ có sự phân hóa thành 2 tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, có nhiều khoáng sản, trữ lượng lớn, phân bố tập trung. Nhiều sông lớn, có trữ lượng thủy điện dồi dào.
=> Nhận xét: Chủ yếu là các sông nhỏ, trữ năng thủy điện ít là không đúng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9 Đâu không phải là thế mạnh kinh tế của tiểu vùng Tây Bắc ?
A. Chăn nuôi gia súc lớn.
B. Phát triển thủy điện.
C. Khai thác khoáng sản.
D. Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm.
Lời giải
- Tiểu vùng Tây Bắc có thế mạnh : phát triển thủy điện (thủy điện Hòa Bình, Sơn La trên sông Đà…); trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm (chè); chăn nuôi gia súc lớn.
- Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, không phải của Tây Bắc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10 Ngành kinh tế nào sau đây chỉ có thể phát triển ở tiểu vùng Đông Bắc mà Tây Bắc không có ?
A. Khai thác khoáng sản.
B. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
C. Du lịch sinh thái.
D. Kinh tế biển.
Lời giải
Tiểu vùng Đông Bắc có vị trí tiếp giáp biển ở phía đông nam (vùng biển Quảng Ninh) => thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.
- Tiều vùng Tây Bắc không tiếp biển nên không thể phát triển kinh tế biển.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11 Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn là do
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. Đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều.
C. Địa hình dốc và có nhiều sông lớn.
D. Địa hình dốc, nhiều thác ghềnh, nhiều phù sa.
Lời giải
Trung du và miền núi Bắc Bộ nhiều hệ thống sông ngòi lớn (sông Đà, sông Chảy, sông Lô….) chảy trên nền địa hình chủ yếu là đồi núi, độ dốc địa hình lớn
=> đem lại trữ năng thủy điện lớn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12 Nguyên nhân chủ yếu làm cho tài nguyên rừng của Trung du và miền núi Bắc Bộ bị suy thoái là
A. Hiện tượng cháy rừng.
B. Đất đai bị suy thoái, thiếu nước vào mùa khô.
C. Phát triển thủy điện.
D. Nạn du canh, du cư.
Lời giải
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người, có tập quán sản xuất chủ yếu là du canh, du cư. Tập quán du canh du cư là hiện tượng người dân thường xuyên thay đổi nơi ở và nơi canh tác, cứ mỗi lần di chuyển nơi ở người dân lại tìm kiếm một vùng đất mới và tiến hành phá rừng lấy đất làm nương rẫy canh tác. Cùng với tập quán sản xuất lạc hậu khiến đất đai dễ bị suy thoái bạc màu, sau một thời gian ngắn các dân tộc lại tìm kiếm vùng đất mới, bỏ lại các đồi trống, đất hoang hóa bạc màu => Vòng tròn này lặp đi lặp lại nhiều lần khiến diện tích rừng bị chặt phá ngày càng nghiêm trọng hơn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13 Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao
B. Khoáng sản phân bố rải rác.
C. Địa hình dốc, giao thông khó khăn.
D. Khí hậu diễn biến thất thường.
Lời giải
Trung du miền núi Bắc Bộ khoáng sản đa dạng nhiều chủng loại và phân bố khá tập trung nhưng các mỏ có trữ lượng nhỏ nằm sâu trong lòng đất, lại phân bố chủ yếu ở khu vực có địa hình miền núi hiểm trở => do vậy công đoạn tiếp cận và khai thác các mỏ khoáng sản rất khó khăn, đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao mới có thể khoan sâu và khai thác có hiệu quả các mỏ quặng. Đây là khó khăn lớn nhất đối với các công ti, xí nghiệp khai thác khoáng sản ở vùng này.
Đáp án cần chọn là: A
-------------Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
Câu 1 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây của Trung du và miền núi Bắc Bộ có quy mô lớn nhất?
A. Việt Trì.
B. Hạ Long.
C. Cẩm Phả.
D. Thái Nguyên.
Lời giải
B1. Nhận dạng kí hiệu trung tâm công nghiệp ở Atlat trang 3.
B2. Căn cứ vào Atlat trang 26, xác định được vị trí các trung tâm công nghiệp của vùng
=> Hạ Long là trung tâm công nghiệp lớn nhất (có vòng tròn lớn nhất)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết cửa khẩu nào sau đây thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Thanh Thủy
B. Lệ Thanh
C. Cầu Treo
D. Nậm Cắn
Lời giải
B1. Nhận dạng kí hiệu cửa khẩu ở Atlat trang 3 (kí hiệu chung)
B2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, xác định tên các cửa khẩu thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
=> Thanh Thủy (Hà Giang) là cửa khẩu thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Các cửa khẩu còn lại: Lệ Thanh (thuộc Tây Nguyên), Nậm Cắn và Cầu Treo (thuộc vùng Bắc Trung Bộ).
=> Loại đáp án B, C, D
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3 Ngành công nghiệp năng lượng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh nhờ
A. nguồn thủy năng và nguồn than phong phú.
B. nguồn thủy năng và dầu khí phong phú.
C. cơ sở nhiên liệu dồi dào từ than và khí.
D. khai thác tiềm năng thủy điện trên sông Hồng.
Lời giải
Ngành công nghiệp năng lượng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh nhờ nguồn thủy năng và nguồn than phong phú :
- Thủy năng : vùng có nhiều con sông chảy với trữ năng thủy điện lớn (sông Đà, sông Chảy, sông Lô…)
- Than : mỏ than Quảng Ninh với trữ lượng lớn, chất lượng tốt.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4 Các nhà máy nhiệt điện nằm ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Sơn La, Thác Bà.
B. Hòa Bình, Uông Bí.
C. Uông Bí, Phả Lại.
D. Hòa Bình, Phả Lại.
Lời giải
Các nhà máy nhiệt điện nằm ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là Uông Bí, Phả Lại.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5 Công nghiệp chế biến thực phẩm của vùng phát triển dựa trên thế mạnh về
A. nguồn lao động dồi dào.
B. nhu cầu thị trường lớn.
C. nguồn nguyên liệu tại chỗ.
D. cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.
Lời giải
Công nghiệp chế biến thực phẩm của vùng phát triển dựa trên thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại chỗ : nguyên liệu từ ngành trồng trọt (các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây lương thực ngắn ngày…) , ngành chăn nuôi (các đàn lợn), thủy sản và lâm nghiệp (tài nguyên rừng).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6 Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Cà phê.
B. Chè.
C. Bông.
D. Hồi.
Lời giải
Cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước với nhiều thương hiệu chè nổi tiếng. Đây là công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7 Các vật nuôi chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Bò, lợn.
B. Gia cầm, bò.
C. Trâu, lợn.
D. Trâu, bò.
Lời giải
Các vật nuôi chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là trâu, lợn.
Năm 2002:
- Đàn trâu chiếm tỉ trọng lớn nhất so với cả nước (57,3%)
- Chăn nuôi lợn cũng phát triển (22% đàn lợn cả nước)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8 Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là
A. góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
B. kiểm soát lũ cho Đồng bằng sông Hồng.
C. phát triển du lịch.
D. nuôi trồng thủy sản nước mặn.
Lời giải
Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
- Cung cấp điện thắp sáng và cho các hoạt động công nghiệp -> góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Các hồ thủy điện có vai trò tích nước vào mùa lũ sẽ kiểm soát lũ cho vùng hạ lưu ở đồng bằng sông Hồng.
- Các nhà máy thủy điện, hồ chứa là những điểm du lịch tham quan hấp dẫn (thủy điện Hòa Bình).
- Ngoài ra có thể phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở các hồ chứa nước
=> Nhận xét nuôi trồng thủy sản nước mặn là không đúng (do nước trong hồ là nước tích trên các dòng sông hoặc nước mưa nên đây là nguồn nước ngọt chứ không phải nước mặn)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9 Phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa lớn về môi trường là
A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
B. Đem lại mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
C. Hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở đất; điều hòa khí hậu.
D. Tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân.
Lời giải
Phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa quan trọng về mặt môi trường là: phủ xanh đất trống đồi núi trọc, góp phần hạn chế các thiên tai lũ lụt, sạt lở đất đai khi có mưa lớn, bảo vệ nguồn nước ngầm, rừng còn là lá phổi xanh có tác dụng điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10 Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu phát triển mạnh và chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước không phải vì?
A. Nhu cầu về sức kéo, phân bón lớn.
B. Đàn trâu thích hợp với điều kiện khí hậu lạnh.
C. Cơ sở giống, dịch vụ thú y phát triển.
D. Có nhiều đồng cỏ, cánh rừng rộng lớn cho chăn thả trâu.
Lời giải
- Đàn trâu ưa khí hậu lạnh, chịu rét giỏi -> thích hợp với mùa đông lạnh ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, địa hình miền núi với nhiều đồng cỏ rộng lớn, các cánh rừng cũng thuận lợi cho chăn thả các đàn trâu.
- Đồng bào dân tộc ít người có nền nông nghiệp còn lạc hậu nên nhu cầu sử dụng sức kéo và phân bón từ trâu vẫn còn khá phổ biến.
=> Do vậy đàn trâu ở đây có điều kiện phát triển mạnh.
- Đàn trâu trong vùng chủ yếu được nuôi theo phương pháp chăn thả truyền thống; vùng có trình độ kinh tế phát triển còn lạc hậu => nhận xét: nhờ có điều kiện cơ sở giống, dịch vụ thú y phát triển là không đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11 Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ cây chè phát triển mạnh và chiếm tỉ trọng lớn so với cả nước chủ yếu là nhờ
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, đất feralit màu mỡ với diện tích lớn.
B. Đất đai đa dạng, có hai loại đất chính là phù sa và feralit.
C. Nguồn nước dồi dào, có nhiều sông lớn.
D. Người dân có nhiều kinh nghiệm canh tác cây chè.
Lời giải
Chè là cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc cận nhiệt, ưa khí hậu mát mẻ.
=> Do vậy cây chè thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ; mặt khác đất feralit màu mỡ tập trung với diện tích lớn thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh chè với diện tích lớn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12 Cho bảng sốliệu
Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2000 và 2014 (Đơn vị: tỉ đồng)
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2000 và 2014 là
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ cột ghép.
Lời giải
- Đề bài yêu cầu: thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp; trong thời gian 2 năm (năm 2000 và 2014).
=> Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2000 và 2014 là biểu đồ tròn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13 Khó khăn của việc phát triển kinh tế cửa khẩu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay không phải là
A. Địa hình miền núi hiểm trở, giao thông qua lại khó khăn.
B. Cơ sở hạ tầng vật chất các vùng cửa khẩu còn yếu kém.
C. Mâu thuẫn, tranh chấp ở vùng biên giới phía Bắc diễn ra liên tục.
D. Tình trạng buôn lậu hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Lời giải
- Việc phát triển kinh tế cửa khẩu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ còn gặp nhiều khó khăn như:
+ Các cửa khầu kinh tế nằm ở vùng biên giới có địa hình miền núi hiểm trở, giao thông khó khăn -> do vậy, hoạt động trao đổi, vận chuyển hàng hóa còn gặp một số khó khăn nhất định.
+ Cơ sở hạ tầng vật chất các vùng cửa khẩu còn hạn chế, hệ thống các sân bãi, kho chứa, thiết bị bốc dỡ hàng hóa còn yếu kém -> năng suất bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa yếu kém.
+ Tình trạng buôn lậu hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc diễn ra ngày càng nhiều, chủ yếu là hàng hóa buôn lậu từ Trung Quốc (ma túy; thực phẩm bẩn, độc hại; hàng điện tử...).
=> Loại đáp án A, B, D
- Hiện nay, nước ta và Trung Quốc đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trao đổi buôn bán với nhau. Phương châm hợp tác hòa bình hữu nghị. => Nhận xét C không đúng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14 Địa danh nổi tiếng về trồng rau ôn đới, sản xuất giống rau quanh năm và trồng hoa xuất khẩu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Lào Cai
B. Sa Pa.
C. Điện Biên.
D. Mộc Châu.
Lời giải
Thị trấn Sa Pa thuộc huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai)– nằm ở khu vực biên giới Việt – Trung nước ta. Nằm ở độ cao lớn (trên 1500m) nên Sa Pa có khí hậu ôn đới núi cao, có thế mạnh về trồng rau ôn đới, sản xuất giống rau quanh năm và trồng hoa xuất khẩu; đây còn là địa danh du lịch nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc nước ta.
Đáp án cần chọn là: B