HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất - Cánh diều

Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất - Cánh diều

I. Hệ quả chuyển động tự quay quanh vũ trụ của Trái Đất

 Sự luân phiên ngày đêm

- Nguyên nhân: do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên ở mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều có sự luân phiên ngày và đêm.

- Đặc điểm

+ Chiều tự quay: từ Tây sang Đông.

+ Độ nghiêng của trục so với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66033’.

+ Chu kì tự quay hết một vòng là 24 giờ (1 ngày đêm).

Chuyển động tự quay quanh trục và hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất

Chuyển động tự quay quanh trục và hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất

II. Giờ trên Trái Đất

- Giờ địa phương:

+ Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên các địa điểm trên cùng một kinh tuyến có một giờ riêng, gọi là giờ địa phương.

+ Các địa điểm nằm trên kinh tuyến khác nhau có giờ địa phương khác nhau.

Giờ khu vực:

+ Để thuận lợi cho sinh hoạt hằng ngày của mỗi quốc gia, người ta phải quy định một giờ thống nhất cho từng khu vực (múi giờ).

+ Trên bề mặt Trái Đất có 24 khu vực giờ. Giờ của kinh tuyến đi qua giữa khu vực được lấy làm giờ chung cho cả khu vực đó.

- Giờ quốc tế: Khu vực giờ có kinh tuyến gốc đi qua được lấy làm giờ quốc tế (còn gọi là giờ GMT và đánh số 0).

- Kinh tuyến 180° đi qua giữa khu vực giờ số 12 được lấy làm đường chuyển ngày quốc tế.

+ Nếu đi từ Tây sang Đông, qua kinh tuyến 180° sẽ lùi lại một ngày lịch.

+ Nếu đi từ Đông sang Tây, qua kinh tuyến 180° sẽ tăng thêm một ngày lịch.

Giờ trên Trái Đất


III. Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất

1. Các mùa trong năm

- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương nên có lúc bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.

- Nguyên nhân: Do thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt thu nhận được ở mỗi bán cầu có sự thay đổi trong năm nên đã sinh ra các mùa.

- Đặc điểm về mùa:

+ Mỗi mùa trong năm có sự khác nhau về thời tiết, khí hậu và độ dài ngày đêm.

+ Thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi mùa cũng có sự khác nhau theo cách tính lịch dương hoặc lịch âm.

+ Ở vùng ôn đới, một năm có bốn mùa khá rõ rệt; ở vùng nhiệt đới, mùa xuân và mùa thu thường ngắn, không rõ rệt.

+ Mùa ở hai bán cầu luôn trái ngược nhau.

 

Sơ đồ chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa  tính theo dương lịch ở bán cầu Bắc

Sơ đồ chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa

tính theo dương lịch ở bán cầu Bắc

2. Ngày đêm dài, ngắn theo vĩ độ

- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.

- Đặc điểm: Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực

Độ dài ngày đêm ở các vĩ độ vào ngày 22-6 và ngày 22-12

Độ dài ngày đêm ở các vĩ độ vào ngày 22-6 và ngày 22-12


Giải SGK Địa Lí 10 - Cánh diều Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

Giải Địa lí 10 trang 14

Mở đầu trang 14 Địa Lí 10Hai chuyển động này diễn ra đồng thời và sinh ra những hệ quả. Vậy đó là những hệ quả nào?

Lời giải:

Các hệ quả

- Sự luân phiên ngày đêm.

- Giờ trên Trái Đất.

- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau.

- Các mùa trong năm,…

Câu hỏi trang 14 Địa Lí 10Đọc thông tin và quan sát hình 4.1, hãy:

- Cho biết tại sao trên Trái Đất trong cùng một thời điểm, nhiều nơi là ban ngày, trong khi nhiều nơi khác lại là ban đêm.

- Trình bày sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.

Đọc thông tin và quan sát hình 4.1, hãy cho biết tại sao trên Trái Đất

Lời giải:

- Trên Trái Đất trong cùng một thời điểm, nhiều nơi là ban ngày, trong khi nhiều nơi khác lại là ban đêm do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên chỉ có một nửa được chiếu sáng (ngày) và một nửa nằm trong bóng tối (đêm).

- Sự luân phiên ngày đêm: Do có hình khối cầu, nên Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa còn một nửa chưa được chiếu sáng, sinh ra ngày và đêm. Trái Đất tự quay quanh trục, dẫn đến tất cả mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại lần lượt chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng ngày đêm luân phiên.

Giải Địa lí 10 trang 15

Câu hỏi trang 15 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 4.2, hãy cho biết:

- Khi ở Luân-đôn là 23 giờ ngày 31-12-2020 thì ở Hà Nội là mấy giờ và ngày nào?

- Đường chuyển ngày quốc tế đi qua khu vực giờ số mấy. Tại sao khi đi qua đường chuyển ngày thì phải tăng hoặc giảm một ngày?

Đọc thông tin và quan sát hình 4.2, hãy cho biết

Lời giải:

- Khi ở Luân-đôn là 23 giờ ngày 31-12-2020 thì ở Hà Nội là mấy giờ và ngày nào.

+ Hà Nội (múi giờ số 7) cách Luân-đôn (múi giờ số 0) -> Hai địa điểm này cách nhau 7 múi giờ.

+ Do Việt Nam ở phía Đông so với Luân-đôn -> Khi ở Luân-đôn là 23 giờ ngày 31-12-2020 thì ở Hà Nội là: 23 + 7 = 30 giờ (tức thêm 1 ngày, 6 giờ) hay lúc đó ở Hà Nội, Việt Nam là 6h, ngày 01/01/2021.

- Đường chuyển ngày quốc tế đi qua khu vực giờ số 0. Do Trái Đất hình cầu nên khu vực giờ số 0 đối diện với khu vực giờ số 12, ở đây sẽ có hai ngày lịch khác nhau -> Khi đi qua đường chuyển ngày thì phải tăng hoặc giảm một ngày.

Giải Địa lí 10 trang 16

Câu hỏi trang 16 Địa Lí 10Đọc thông tin và quan sát hình 4.3, hãy cho biết:

- Nguyên nhân nào sinh ra các mùa.

- Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Bắc theo dương lịch.

Đọc thông tin và quan sát hình 4.3, hãy cho biết: Nguyên nhân nào sinh ra các mùa

Lời giải:

- Nguyên nhân sinh ra mùa: Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương nên có lúc bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Do thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt thu nhận được ở mỗi bán cầu có sự thay đổi trong năm nên đã sinh ra các mùa.

- Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Bắc theo dương lịch:

+ Mùa xuân: từ 21/3 (xuân phân) đến 22/6 (hạ chí).

+ Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).

+ Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí).

+ Mùa đông: từ 22/12 (đông chí) đến 21/3 (xuân phân).

Giải Địa lí 10 trang 17

Câu hỏi trang 17 Địa Lí 10Đọc thông tin và quan sát hình 4.4, hãy:

- Lập bảng về độ dài ngày đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 tại các vĩ độ khác nhau.

- Nhận xét về sự chênh lệch độ dài ngày đêm theo vĩ độ và giải thích.

Đọc thông tin và quan sát hình 4.4, hãy lập bảng

Lời giải:

- Bảng độ dài ngày đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 tại các vĩ độ khác nhau

Vĩ độ

Ngày 22-6

Ngày 22-12

Bán cầu Bắc

Bán cầu Nam

Bán cầu Bắc

Bán cầu Nam

00

12h

12h

23027’

13h30p

10h30p

10h30p

13h30p

440

15h

9h

9h

15h

66033’

24h toàn ngày

24h toàn đêm

24h toàn đêm

24h toàn ngày

- Qua bảng, ta thấy

+ Ngày 22-6: Ở bán cầu Bắc càng xa xích đạo ngày càng dài ra và đêm càng ngắn lại; Còn ở bán cầu Nam thì ngược lại ngày càng ngày càng ngắn và đêm càng dài.

+ Ngày 22-12: Ở bán cầu Bắc càng xa xích đạo ngày càng ngắn, đêm càng dài ra; Còn ở bán cầu Nam thì ngày càng dài, đêm ngắn lại.

- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên càng xa xích đạo lượng nhiệt, ánh sáng nhận được ở các vĩ độ càng giảm -> Có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực.

Luyện tập 1 trang 17 Địa Lí 10Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực.

Lời giải:

Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực

- Giờ địa phương

+ Ở cùng một thời điểm, mỗi địa phương có một giờ riêng.

+ Giờ địa phương được thống nhất ở tất cả các địa điểm nằm trên cùng một kinh tuyến. Nó được xác định căn cứ vào vị trí của Mặt Trời trên bầu trời nên còn gọi là giờ Mặt Trời.

- Giờ khu vực

+ Để tiện cho việc tính giờ và giao lưu quốc tế, người ta quy định giờ thống nhất cho từng khu vực trên Trái Đất (quy ước 24 khu vực theo kinh tuyến gọi là 24 múi giờ, giờ chính thức là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực).

+ Các múi giờ đánh số từ 0 đến 24. Khu vực đánh số 0 gọi là khu vực giờ gốc (có đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Greenwich ở Anh).

Luyện tập 2 trang 17 Địa Lí 10Hãy cho biết thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Nam theo dương lịch.

Lời giải:

Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Nam theo dương lịch là

- Mùa xuân: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)

- Mùa hạ: từ 22/12 (đông chí) đến 21/3 (xuân phân).

- Mùa thu: từ 21/3 (xuân phân) đến 22/6 (hạ chí).

- Mùa đông: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).

Vận dụng 3 trang 17 Địa Lí 10Vào ngày 22-12, ở nước ta độ dài ngày đêm sẽ như thế nào?

Lời giải:

- Ngày 22-12, nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, diện tích chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, nên ngày dài hơn đêm. Nửa cầu Bắc lúc này chếch xa phía Mặt Trời nên diện tích chiếu sáng ít hơn diện tích khuất trong bóng tối, đêm dài hơn ngày.

- Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc -> Ngày 22-12 ở Việt Nam có ngày ngắn, đêm dài (thời kì mùa đông ở nước ta).


Giải sbt Địa Lí 10 - Cánh diều Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

Giải SBT Địa Lí 10 trang 8

Câu 1 trang 8 SBT Địa Lí 10: Hiện tượng ngày và đêm luân phiên ở mọi nơi trên bề mặt Trái Đất là do

A. hình dạng và cấu trúc của Trái Đất.

B. vị trí của Trái Đất 80 với Mặt Trời.

C. bức xạ của Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất.

D. dạng hình cầu và chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 2 trang 8 SBT Địa Lí 10: Giờ ở khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua được gọi là

A. giờ GMT.

B. khu vực giờ.

C. giờ địa phương.

D. giờ khu vực.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 3 trang 8 SBT Địa Lí 10: Tính theo giờ địa phương, nếu ở kinh tuyến 105oĐ là 12 giờ thì ở kinh tuyến 104°Đ là mấy giờ?

A. 11 giờ 56 phút.

B. 10 giờ 30 phút.

C. 16 giờ 30 phút.

D. 8 giờ 50 phút.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 4 trang 8 SBT Địa Lí 10: Tính theo giờ khu vực, nếu ở kinh tuyến 105°Đ là 12 giờ thì ở kinh tuyến 104° Đ là mấy giờ?

A. 11 giờ.

B. 12 giờ.

C. 10 giờ.

D. 14 giờ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 5 trang 8 SBT Địa Lí 10: Trận bóng đá giữa câu lạc bộ Mô-na-cô và câu lạc bộ Pa-ri Xanh Giéc-man nằm trong khuôn khổ vòng 18 giải Vô địch Quốc gia Pháp được tường thuật trực tiếp vào lúc 2 giờ 45 phút ngày 13-12-2021 (theo giờ Việt Nam). Hãy tính và điền vào bảng theo mẫu sau thời gian để xem trực tiếp trận bóng trên tại các địa điểm khác nhau.

Địa điểm

Hà Nội

Niu-Yooc

Bắc Kinh

Luân Đôn

Tô-ky-ô

Mát-xcơ-va

Múi giờ

7

-5

8

0

9

3

Giờ

2 giờ 45 phút

     

Ngày

13/12/2021

     

Lời giải:

Địa điểm

Hà Nội

Niu-Yooc

Bắc Kinh

Luân Đôn

Tô-ky-ô

Mát-xcơ-va

Múi giờ

7

-5

8

0

9

3

Giờ

2 giờ 45 phút

14 giờ 45 phút

3 giờ 45 phút

19 giờ 45 phút

4 giờ 45 phút

22 giờ 45 phút

Ngày

13/12/2021

12/12/2021

13/12/2021

12/12/2021

13/12/2021

12/12/2021

Giải SBT Địa Lí 10 trang 9

Câu 6 trang 9 SBT Địa Lí 10: Quan sát hình sau:

Quan sát hình sau: Tại sao sinh ra hiện tượng các mùa trên Trái Đất?

a) Tại sao sinh ra hiện tượng các mùa trên Trái Đất?

b) Hãy cho biết thời gian các mùa ở nước ta có giống thời gian như trong hình không? Tại sao?

c) Hoàn thành bảng sau:

Ngày (theo dương lịch, ở bán cầu Bắc)

Bán cầu ngả về phía Mặt Trời

So sánh độ dài ngày đêm

21-3

  

22-6

  

23-9

  

22-12

  

Lời giải:

Yêu cầu a)

Do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời và trục Trái Đất luôn nghiêng,không đổi phương trong quá trình chuyển động nên có lúc bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.

- Thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được ở mỗi bán cầu có sự thay đổi trong năm, nên đã sinh ra các mùa

Yêu cầu b)

Nước ta nằm trong khu vực nội chỉ tuyến, do sự biểu hiện của các mùa không hoàn toàn rõ rệt nên cách tính mua cũng khác với các nước khác ở vùng ôn đới.

- Nước ta cũng có 4 mùa nhưng có thêm các tiết khí để phù hợp với sản xuất nông nghiệp, các mùa được tính sớm hơn các mùa trong dương lịch. Lây các ngày lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông là thời gian bắt đầu và cũng là thời gian kết thúc của một mùa mới.

Yêu cầu c)

Ngày (theo dương lịch, ở bán cầu Bắc)

Bán cầu ngả về phía Mặt Trời

So sánh độ dài ngày đêm

21-3

- Không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời

- Ngày dài bằng đêm ở cả hai bán cầu

22-6

- Bán cầu Bắc

- Bán cầu Bắc: ngày dài hơn đêm

- Bán cầu Nam: ngày ngắn hơn đêm

23-9

- Không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời

- Ngày dài bằng đêm ở cả hai bán cầu

22-12

- Bán cầu Nam

- Bán cầu Bắc: ngày ngắn hơn đêm

- Bán cầu Nam: ngày dài hơn đêm

Giải SBT Địa Lí 10 trang 10

Câu 7 trang 10 SBT Địa Lí 10: Quan sát hình 4.2 và cho biết tại sao có sự khác nhau về độ dài ngày đêm ở các vĩ độ vào ngày 22-6 và ngày 22-12.

Quan sát hình 4.2 và cho biết tại sao có sự khác nhau về độ dài ngày đêm ở các vĩ độ

Lời giải:

- Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời. + Vào ngày 22/6, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, các địa điểm ở bán cầu Bắc ngày dài hơn đêm; các địa điểm ở bán cầu Nam có ngày ngắn hơn đêm.

+ Ngày 22/12, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, các địa điểm ở bán cầu Bắc ngày ngắn hơn đêm; các địa điểm ở bán cầu Nam có ngày dài hơn đêm.

Câu 1 trang 10 SBT Địa Lí 10: Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti được gọi là

A. thạch quyển.

B. tầng gra-nit.

C. lớp vỏ cứng.

D. tầng ba-dan.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 10 SBT Địa Lí 10: So với vỏ Trái Đất, chiều dày của thạch quyển

A. mỏng hơn.

B. dày hơn.

C. chỉ bằng một nửa.

D. luôn dày gấp 2 lần ở mọi nơi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 3 trang 10 SBT Địa Lí 10: Nội lực là những lực được sinh ra

A. do các vật liệu bị phá huỷ.

B. do các dòng chảy.

C. từ bên trong Trái Đất.

D. do tác động của con người.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C



................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. idialy.com không chịu bất cứ trách nhiệm nào nếu có sự cố xảy ra. Cảm ơn.

iDiaLy.com - Tài liệu , videos địa lý miễn phí
- Webiste/app: idialy.com
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí



Cánh diều CD10 Lí thuyết 10 Lớp 10 Tin tức
Lên đầu trang