HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế - Cánh diều

Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế - Cánh diều

I. Khái niệm nguồn lực

Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn, thị trường,... ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

II. Phân loại nguồn lực

- Có nhiều cách phân loại nguồn lực khác nhau, như: phân loại theo nguồn gốc hình thành, phân loại theo phạm vi lãnh thổ, phân loại theo tính chất,...

- Cách phân loại phổ biến hiện nay là căn cứ vào phạm vi lãnh thổ và nguồn gốc hình thành.

a. Phân loại nguồn lực theo phạm vi lãnh thổ

- Nguồn lực trong nước, gồm:

+ Tài nguyên thiên nhiên

+ Nguồn lao động

Lực lượng lao động là một trong những nguồn lực trong nước
Lực lượng lao động là một trong những nguồn lực trong nước

+ Nguồn đầu tư

+ Khoa học - công nghệ

+ Lịch sử - văn hóa

+ Hệ thống tài sản quốc gia

+ Đường lối chính sách

+ Thị trường trong nước

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế - Cánh diều (ảnh 1)

Thị trường trong nước (minh họa)

- Nguồn lực ngoài nước, gồm:

+ Vốn đầu tư nước ngoài

+ Lao động nước ngoài

+ Tri thức, kinh nghiệm tổ chức và quản lí

+ Khoa học - công nghệ

+ Thị trường ngoài nước

b. Phân loại nguồn lực theo nguồn gốc hình thành

- Nguồn lực về vị trí địa lí, gồm: tự nhiên; kinh tế; chính trị…

- Nguồn lực về tự nhiên, gồm: đất; địa hình; khoáng sản; khí hậu; nước; sinh vật…

- Nguồn lực về kinh tế - xã hội, gồm:

+ Nguồn lao động

+ Nguồn vốn đầu tư

+ Thị trường

+ Khoa học - công nghệ

+ Thương hiệu quốc gia

+ Lịch sử - văn hóa

+ Đường lối chính sách

III. Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế

Nguồn lực đóng vai trò là động lực chính cho sự phát triển kinh tế của mỗi nước.

- Vị trí địa lí có vai trò quan trọng trong giao lưu, hợp tác, phát triển kinh tế,... giữa các nước.

- Nguồn lực tự nhiên tạo điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất, góp phần tích luỹ vốn, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế.

+ Nguồn lao động là nguồn lực quan trọng nhất của quá trình sản xuất, quyết định việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác.

+ Vốn đầu tư là cơ sở để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, tăng tích luỹ cho nền kinh tế.

+ Khoa học - công nghệ giúp tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao công suất sử dụng máy móc, góp phần mở rộng sản xuất.



Giải SGK Địa Lí 10 - Cánh diều 

Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Giải Địa lí 10 trang 65

Mở đầu trang 65 Địa Lí 10Nguồn lực là gì? Nguồn lực được phân loại như thế nào và có vai trò gì đối với phát triển kinh tế?

Lời giải:

- Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn, thị trường,... ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

- Có nhiều cách phân loại nguồn lực khác nhau, như: phân loại theo nguồn gốc hình thành, phân loại theo phạm vi lãnh thổ, phân loại theo tính chất,...

Giải Địa lí 10 trang 66

Câu hỏi trang 66 Địa Lí 10Đọc thông tin và quan sát hình 18.1, hình 18.2, hãy cho biết thế nào là nguồn lực và căn cứ để phân chia nguồn lực

Lời giải:

* Khái niệm: Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn, thị trường,... ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

* Căn cứ để phân chia nguồn lực: Có nhiều cách phân loại nguồn lực khác nhau, như: phân loại theo nguồn gốc hình thành, phân loại theo phạm vi lãnh thổ, phân loại theo tính chất,... Tuy nhiên, cách phân loại phổ biến hiện nay là căn cứ vào phạm vi lãnh thổ và nguồn gốc hình thành.

Câu hỏi trang 66 Địa Lí 10Đọc thông tin, hãy lấy ví dụ về vai trò của nguồn lực tự nhiên hoặc nguồn lực kinh tế - xã hội đối với phát triển kinh tế.

Lời giải:

* Học sinh lựa chọn nguồn lực để lấy ví dụ.

* Dưới đây là ví dụ về vai trò của các nguồn lực vị trí địa lí và tự nhiên đối với phát triển kinh tế.

- Vị trí địa lí:

+ Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế với các vùng trong nước và các nước trên thế giới bằng đường biển; tiếp giáp với Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng giàu nguyên, nhiên liệu phục vụ cho phát triển công nghiệp (sản phẩm cây công nghiệp lâu năm, khoáng sản, thủy điện).

+ Vị trí địa lí của nước ta

Thuận lợi: Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới, nằm gần trung tâm Đông Nam Á, ở vị trí trung gian chuyển tiếp, tiếp giáp với các lục địa và đại dương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.

Khó khăn: có những bất lợi về khí hậu, thời tiết do ảnh hưởng của vị trí địa lí (bão, lụt lội, hạn hán).

- Nguồn lực tự nhiên

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có đường bờ biển dài, mang lại nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển tổng hợp kinh tế biển: du lịch biển, đánh bắt nuôi trồng hải sản, khai thác khoáng sản biển (sản xuất muối, titan, cát thủy tinh), giao thông biển.

+ Tây Nguyên có diện tích đất badan rộng lớn trên các cao nguyên xếp tầng, thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.

Luyện tập 1 trang 66 Địa Lí 10Lựa chọn một nguồn lực để phân tích ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế - xã hội.

Lời giải:

* Học sinh lựa chọn nguồn lực để phân tích.

* Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế.

- Nguồn lao động là nguồn lực quan trọng nhất của quá trình sản xuất, quyết định việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác.

- Vốn đầu tư là cơ sở để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, tăng tích lũy cho nền kinh tế.

- Khoa học - công nghệ giúp tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao công suất sử dụng máy móc, góp phần mở rộng sản xuất. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, mỗi nước đều cố gắng tiếp cận và tranh thủ nguồn lực ngoài nước kết hợp với nguồn lực trong nước thành nguồn lực tổng hợp để phát triển kinh tế.

- Ví dụ:

+ Đông Nam Bộ có cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải phía Nam, lao động đông và có trình độ cao... vì vậy thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài (hơn 50%).

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế (giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng chưa phát triển; lao động có trình độ thấp....). Vì vậy vùng hạn chế về các nguồn vốn đầu tư, chưa phát huy hết hiệu quả nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế của vùng.

Vận dụng 2 trang 66 Địa Lí 10Phân tích một nguồn lực có tác động nổi bật đối với sự phát triển kinh tế ở tỉnh/thành phố nơi em sinh sống hoặc học tập.

Lời giải:

* Học sinh lựa chọn nguồn lực để phân tích đối với địa phương mình sinh sống.

* Ví dụ: Tỉnh Quảng Ninh

Nguồn lực có vai trò nổi bật nhất đối với tỉnh Quảng Ninh là nguồn lực về tự nhiên, đặc biệt là khoáng sản. Ở Quảng Ninh, tập trung hơn 90% than và sự phát triển của ngành khai thác, chế biến than đã thu lại nguồn ngoại tệ rất lớn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh còn phát triển du lịch, vận tải hàng hải,…

................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. idialy.com không chịu bất cứ trách nhiệm nào nếu có sự cố xảy ra. Cảm ơn.

iDiaLy.com - Tài liệu , videos địa lý miễn phí
- Webiste/app: idialy.com
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí



Cánh diều CD10 Lí thuyết 10 Lớp 10 Tin tức
Lên đầu trang