HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn
Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc (Cánh diều)
Admin: Tài trợ bởi: HLT.vn - Cung cấp cà phê và máy cà phê - 06/10/2023
Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc
I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
♦ Đặc điểm
- Trung Quốc có diện tích khoảng 9,6 triệu km2, gồm phần lãnh thổ đất liền rộng lớn và các đảo. Phần đất liền nằm từ khoảng vĩ độ 20°B đến khoảng vĩ độ 53°B và từ khoảng kinh độ 73°Đ đến khoảng kinh độ 135°Đ.
- Trung Quốc giáp với 14 quốc gia, gần với các nước và khu vực có nền kinh tế phát triển năng động như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á. Phía đông là Thái Bình Dương, đường bờ biển dài.
♦ Ảnh hưởng
- Lãnh thổ rộng lớn nên Trung Quốc có thiên nhiên đa dạng, phân hóa theo chiều bắc - nam, đông - tây; là cơ sở cho Trung Quốc phát triển một nền kinh tế đa dạng, tạo sự khác biệt giữa các vùng.
- Vị trí địa lí thuận lợi để Trung Quốc mở rộng giao lưu, đầu tư, liên kết kinh tế - thương mại, phát triển nhiều ngành kinh tế.
- Vị trí địa lí của Trung Quốc nằm trong khu vực có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,... Đồng thời, lãnh thổ rộng lớn, địa hình, phức tạp đã gây trở ngại cho tổ chức lãnh thổ sản xuất và quản lí.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Địa hình, đất
♦ Địa hình Trung Quốc đa dạng, lấy kinh tuyến 105°Đ làm ranh giới, có thể chia thành hai miền: miền Đông và miền Tây.
- Miền Tây:
+ Có nhiều dãy núi và sơn nguyên cao, đồ sộ; xen lẫn là các bồn địa và cao nguyên; ngoài ra còn có nhiều hoang mạc lớn. Đất chủ yếu là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Miền Tây có nhiều khó khăn đối với giao thông và sản xuất, chỉ ở một số nơi có điều kiện để phát triển rừng và chăn nuôi gia súc.
- Miền Đông:
+ Gồm các đồng bằng châu thổ rộng lớn như: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam... có đất phù sa sông màu mỡ và đồi núi thấp.
+ Miền Đông có nhiều thuận lợi để phát triển các vùng nông nghiệp trù phú.
2. Khí hậu
- Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu ôn đới, khu vực phía nam có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới. Khí hậu phân hóa rõ rệt.
+ Miền Tây có khí hậu lục địa khô hạn, lượng mưa ít, nhiệt độ chênh lệch khá lớn giữa ngày đêm và các mùa.
+ Miền Đông có khí hậu gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hạ và lạnh khô vào mùa đông.
+ Trên các núi và sơn nguyên cao có kiểu khí hậu núi cao, mùa đông lạnh, mùa hạ mát.
- Khí hậu tạo điều kiện để Trung Quốc đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú ở các vùng có khí hậu lục địa khắc nghiệt.
3. Sông, hồ
- Sông:
+ Có nhiều sông lớn như: Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang, Hắc Long Giang.... Ở hạ lưu sông bồi đắp nên các đồng bằng lớn.
+ Phần lớn sống có hướng tây đông, lưu lượng nước lớn nên thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá.
+ Các sông còn là nguồn thuỷ năng lớn, cung cấp nước cho đời sống và sản xuất.
- Trung Quốc có nhiều hồ lớn như: Động Đình, Thái Hồ,… là nơi dự trữ nguồn nước ngọt quan trọng và có nhiều giá trị đối với nông nghiệp và du lịch.
4. Biển
- Vùng biển rộng và có các ngư trường lớn.
- Đường bờ biển dài khoảng 9000 km với nhiều vịnh biển sâu, nhiều bãi biển đẹp... tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc phát triển các ngành kinh tế biển.
5. Sinh vật
- Rừng tự nhiên có diện tích lớn, chiếm 19 % diện tích lãnh thổ.
+ Rừng lá kim, rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, rừng cận nhiệt ẩm phân bố nhiều ở miền Đông;
+ Thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc ở miền Tây.
- Trong rừng có nhiều loài động vật quý, có giá trị như: báo gấm, sói xám, voọc mũi hếch vàng, gấu trúc,...
- Rừng cung cấp gỗ, nhiều dược liệu quý và tạo tiềm năng để phát triển du lịch.
6. Khoáng sản
- Khoáng sản đa dạng, phong phú, nhiều loại có trữ lượng lớn.
+ Than chiếm khoảng 13 % trữ lượng của thế giới, tập trung nhiều ở Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung.
+ Quặng kim loại màu như: von-phram, thiếc và đất hiếm có trữ lượng đứng đầu thế giới, tập trung chủ yếu ở phía đông nam.
+ Quặng kim loại đen như: sắt, man-gan,... phân bố chủ yếu ở phía đông bắc và rải rác ở một số nơi khác.
+ Khoáng sản phi kim loại, như: phốt-pho, lưu huỳnh, cao lanh,... phân bố ở nhiều nơi.
- Tài nguyên khoáng sản là điều kiện thuận lợi để Trung Quốc phát triển các ngành công nghiệp.
III. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
- Quy mô dân số: số dân đông nhất thế giới, năm 2020 là 1,43 tỉ người, chiếm khoảng 18 % dân số thế giới.
- Cơ cấu dân số: trong cơ cấu dân số theo tuổi: số dân ở nhóm 0 - 14 tuổi chiếm 18,0 %; nhóm 15 - 64 tuổi chiếm 69,0 %; nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm 13,0 % (năm 2020).
=> Số dân đông là nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như: giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao mức sống cho người dân,...
- Tỉ lệ gia tăng dân số: do thực hiện chính sách dân số sinh một con trong thời gian dài nên Trung Quốc có tỉ lệ gia tăng dân số giảm khá nhanh. Đồng thời, chính sách này cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp.
- Mật độ dân số:
+ Mật độ dân số trung bình khoảng 150 người/km2 (năm 2020).
+ Dân cư phân bố rất chênh lệch, tập trung chủ yếu ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây.
=> Đây là một trong những nhân tố tạo nên sự khác nhau trong phát triển kinh tế xã hội ở hai miền và ảnh hưởng tới việc khai thác tài nguyên ở miền Tây.
- Đô thị hóa:
+ Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, đạt 61,4% (năm 2022).
+ Có nhiều đô thị đông dân như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh, Vũ Hán, Quảng Châu,...
- Thành phần dân tộc: Trung Quốc có 56 dân tộc, trong đó người Hán đông nhất (gần 92%). riêng, có kinh nghiệm và phương thức sản xuất khác nhau.
=> Điều này đã tạo cho Trung Quốc có nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc, song cũng nảy sinh một số vấn đề về xã hội và quản lí cần phải giải quyết.
2. Xã hội
- Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời, là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại thế giới.
- Đất nước này có nhiều đóng góp cho nhân loại ở nhiều lĩnh vực và nhiều di sản thế giới nổi tiếng được UNESCO ghi danh như: Vạn Lí Trường Thành, Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng, Thành cổ Bắc Kinh,....
- Trung Quốc rất chú trọng đầu tư cho phát triển giáo dục, năm 2020 tỉ lệ biết chữ của người từ 15 tuổi trở lên đạt trên 96%. Trung Quốc có nhiều chính sách để đào tạo nguồn lao động có sức khoẻ và trình độ cao.
- Quá trình xây dựng nông thôn mới cùng với chính sách công nghiệp hoá nông thôn của Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn như: các ngành nghề phát triển mạnh mẽ; thu nhập bình quân đầu người nông dân tăng; đời sống văn hóa được nâng cao; kết cấu hạ tầng được cải thiện;…
- Chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên, HDI của Trung Quốc thuộc nhóm cao, năm 2020 là 0,764.
Giải Địa lí 11 Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc
Lời giải:
- Tác động thuận lợi:
+ Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc giao lưu, phát triển với các nước trong khu vực. Ngoài ra, đường bờ biển dài thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế và đặc biệt Trung Quốc có thể giao lưu văn hóa kinh tế xã hội với các nước trong khu vực đông á, đẩy mạnh quan hệ hợp tác cùng phát triển.
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho Trung Quốc phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
- Khó khăn:
+ Tiếp giáp với nhiều quốc gia cũng gây khó khăn cho quốc gia trong việc đảm bảo an ninh - chính trị.
+ Vị trí gần biển chịu ảnh hưởng của thiên tai đặc biệt là bão.
+ Khu vực đồi núi giao thông đi lại khó khăn, khu vực đồng bằng ngập lụt vào mùa lũ.
+ Dân cư đông gây sức ép về các vấn đề kinh tế-xã hội-môi trường.
I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Lời giải:
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc:
+ Trung Quốc có diện tích khoảng 9,6 triệu km2, gồm phần lãnh thổ đất liền rộng lớn và các đảo. Phần đất liền nằm từ khoảng vĩ độ 20°B đến khoảng vĩ độ 53°B và từ khoảng kinh độ 73°Đ đến khoảng kinh độ 135°Đ.
+ Trung Quốc giáp với 14 quốc gia, gần với các nước và khu vực có nền kinh tế phát triển năng động như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á. Phía đông là Thái Bình Dương, đường bờ biển dài.
Lời giải:
- Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội
+ Lãnh thổ rộng lớn nên Trung Quốc có thiên nhiên đa dạng, phân hóa rõ rệt theo chiều bắc - nam, đông - tây; là cơ sở cho Trung Quốc phát triển một nền kinh tế đa dạng, tạo sự khác biệt giữa các vùng.
+ Vị trí địa lí thuận lợi để Trung Quốc mở rộng giao lưu, đầu tư, liên kết kinh tế - thương mại, phát triển nhiều ngành kinh tế.
+ Vị trí địa lí của Trung Quốc nằm trong khu vực có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,... Đồng thời, lãnh thổ rộng lớn, địa hình, phức tạp đã gây trở ngại cho tổ chức lãnh thổ sản xuất và quản lí.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Lời giải:
a) Địa hình, đất
- Đặc điểm: Địa hình Trung Quốc đa dạng, lấy kinh tuyến 105°Đ làm ranh giới, có thể chia thành hai miền: miền Đông và miền Tây.
+ Miền Tây: nhiều dãy núi và sơn nguyên cao, đồ sộ xen lẫn các bồn địa và cao nguyên, còn có nhiều hoang mạc lớn. Chủ yếu là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Miền Đông: gồm các đồng bằng châu thổ rộng lớn có đất phù sa màu mỡ và đồi núi thấp.
b) Khí hậu
- Đặc điểm: Phần lớn lãnh thổ là khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới, khí hậu phân hóa rõ rệt.
+ Miền Tây: khí hậu lục địa khô hạn, lượng mưa ít, nhiệt độ chênh lệch ngày đêm và các mùa khá lớn.
+ Miền Đông: khí hậu gió mùa nóng ẩm, mùa hạ mưa nhiều, lạnh khô vào mùa đông.
+ Núi và sơn nguyên cao: khí hậu núi cao mùa đông lạnh, mùa hạ mát.
c) Sông, hồ
- Đặc điểm:
+ Có nhiều sông lớn: Trường Giang, Hoàng Hà…hạ lưu sông bồi đắp nên các đồng bằng lớn. Phần lớn sông có hướng tây - đông, lưu lượng nước lớn.
+ Có nhiều hồ lớn: Động Đình, Thái Hồ…
d) Biển
- Đặc điểm:
+ Vùng biển rộng có các ngư trường lớn.
+ Đường bờ biển dài 9000 km với nhiều vịnh biển sâu như: Đại Liên, Hàng Châu, Hải Châu,…
+ Nhiều bãi biển đẹp như: Đáp Đầu, Thiên Tân, Đường Lâm,..
e) Sinh vật
- Đặc điểm:
+ Rừng tự nhiên có diện tích lớn, chiếm 19% diện tích lãnh thổ. Chủ yếu là rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng, rừng cận nhiệt ẩm (miền Đông) và thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc (miền Tây).
+ Rừng có nhiều loài động vật quý, có giá trị: báo gấm, sói xám, gấu trúc,…
g) Khoáng sản
- Đặc điểm: Khoáng sản đa dạng, phong phú, nhiều loại có trữ lượng lớn: than, các quặng kim loại màu, đất hiếm, quặng kim loại đen, các khoáng sản phi kim loại,… phân bố ở nhiều nơi.
Lời giải:
a) Địa hình, đất
- Ảnh hưởng:
+ Miền Tây: có nhiều khó khăn đối với giao thông và sản xuất, chỉ ở một số nơi có điều kiện để phát triển rừng và chăn nuôi gia súc.
+ Miền Đông: có nhiều thuận lợi để phát triển các vùng nông nghiệp trù phú.
b) Khí hậu
- Ảnh hưởng: Khí hậu tạo điều kiện cho Trung Quốc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú ở các vùng có khí hậu lục địa khắc nghiệt.
c) Sông, hồ
- Ảnh hưởng:
+ Sông thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, là nguồn thủy năng lớn, cung cấp nước cho đời sống và sản xuất.
+ Các hồ là nơi dự trữ nguồn nước ngọt quan trọng và có nhiều giá trị đối với nông nghiệp và du lịch.
d) Biển
- Ảnh hưởng: Tài nguyên biển tạo điều kiện để Trung Quốc phát triển các ngành kinh tế biển: khai thác và đánh bắt thủy sản, công nghiệp chế biến, du lịch,…
e) Sinh vật
- Ảnh hưởng: Rừng cung cấp gỗ, nhiều dược liệu quý và tạo tiềm năng để phát triển du lịch.
g) Khoáng sản
- Ảnh hưởng: Tài nguyên khoáng sản là điều kiện thuận lợi để Trung Quốc phát triển các ngành công nghiệp, giao thương với các nước và khu vực trên thế giới.
III. Dân cư và xã hội
Lời giải:
- Đặc điểm dân cư của Trung Quốc:
+ Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, năm 2020 là 1,43 tỉ người (chiếm 18% dân số thế giới).
+ Cơ cấu dân số: nhóm tuổi 0-14 tuổi chiếm 18%, nhóm từ 15-64 tuổi chiếm 69%, nhóm trên 65 tuổi chiếm 13%.
+ Tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh.
+ Mật độ dân số trung bình khoảng 150 người /km2, dân cư phân bố chênh lệch, tập trung ở miền Đông - thưa thớt ở miền Tây.
+ Đô thị hóa phát triển, tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, có nhiều đô thị đông dân (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân,…)
+ Có 56 dân tộc, người Hán đông nhất (gần 92%).
Lời giải:
- Tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội
+ Dân số đông là nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như: giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho người dân.
+ Chính sách dân số sinh một con trong thời gian dài khiến cho tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp (trọng nam khinh nữ,…)
+ Phân bố dân cư rất chênh lệch là một trong những nhân tố tạo nên sự khác nhau trong phát triển kinh tế - xã hội ở hai miền Đông - Tây và ảnh hưởng tới việc khai thác tài nguyên ở miền Tây.
+ Đa dân tộc, mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng, có kinh nghiệm và phương thức sản xuất khác nhau đã tạo cho Trung Quốc có nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc, song cũng nảy sinh một số vấn đề về xã hội và quản lí cần giải quyết.
Câu hỏi trang 123 Địa Lí 11: Đọc thông tin, hãy: Trình bày đặc điểm xã hội của Trung Quốc.
Lời giải:
- Đặc điểm xã hội của Trung Quốc
+ Có nền văn hóa lâu đời, là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại thế giới.
+ Có nhiều đóng góp cho nhân loại ở nhiều lĩnh vực và nhiều di sản thế giới nổi tiếng được UNESCO ghi danh (Vạn Lí Trường Thành, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng,…)
+ Rất chú trọng đầu tư cho phát triển giáo dục, tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt trên 96% năm 2020. Có nhiều chính sách để đào tạo nguồn lao động có sức khỏe và trình độ cao.
+ Quá trình xây dựng nông thôn mới cùng các chính sách công nghiệp hóa nông thôn đạt được nhiều thành tựu to lớn.
+ Chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên, HDI thuộc nhóm cao (đạt 0,764 năm 2020).
Lời giải:
- Tác động của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội
+ Nền văn hóa đa dạng và các di sản là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch, nguồn thu ngoại tệ lớn.
+ Công nghiệp hóa nông thôn làm thay đổi bộ mặt làng xã, góp phần phong phú thị trường hàng hóa và dân sống ở đô thị ngày càng tăng.
+ Giáo dục được chú trọng góp phần nâng cao dân trí người dân và trình độ kĩ thuật của người lao động, coi trọng chất xám phát huy tối đa tài năng của đất nước để phát triển kinh tế và xã hội.
Luyện tập & Vận dụng (trang 123)
Lời giải:
Lời giải:
- Nhận xét: Nhìn chung dân cư Trung Quốc phân bố rất chênh lệch, không đồng đều, cụ thể:
+ Vùng phía Đông tập trung dân cư đông đúc với mật độ dân số trung bình 500 người/km2 (Thanh Đảo, Tế Nam, Thượng Hải, Hàng Châu,…), có nơi lên đến 1000 người/km2 (Bắc Kinh, Thiên Tân). Đây là vùng tập trung nhiều siêu đô thị từ 10 triệu người trở lên (Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Thâm Quyến, Quảng Châu), và hàng loạt các đô thị từ 5 đến dưới 10 triệu người.
+ Vùng phía Tây dân cư thưa thớt, mật độ dân số trung bình chỉ ở mức dưới 50 người/km2, thấp hơn vùng phía đông từ 10-20 lần. Vùng này không có các đô thị lớn mà chỉ có vài đô thị nhỏ dưới 5 triệu người (La Xa, U-rum-si, Tây Ninh, Lan Châu).
Lời giải:
(*) Thông tin tham khảo
- Chính sách giáo dục của Trung Quốc:
+ Trung Quốc rất chú ý đến giáo dục và phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo cán bộ kĩ thuật và quản lí. Nhà nước Trung Quốc đề ra nhiều biện pháp chính sách để nhằm phát huy tài năng của đất nước, coi trọng chất xám. Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng với lao động phức tạp.
+ Đến nay Trung Quốc có khoảng 10 triệu sinh viên, 4 vạn tiến sĩ, 40 vạn thạc sĩ, số người làm công tác khoa học là 3 triệu người. Ngoài ra Trung Quốc còn cử rất nhiều chuyên gia ra nước ngoài học tập để tiếp cận và nâng cao tay nghề cho người lao động ở những chuyên ngành sản xuất mới, đòi hỏi hàm lượng khoa học - kĩ thuật cao.
- Mối quan hệ của Việt Nam - Trung Quốc trong lĩnh vực giáo dục:
+ Quan điểm của Việt Nam là tăng cường quan hệ hợp tác với Trung Quốc trên lĩnh vực giáo dục đào tạo, khuyến khích sinh viên Việt Nam du học Trung Quốc.
+ Hiện nay, có khoảng 10 nghìn lưu học sinh Việt Nam đang học tại các trường đại học của Trung Quốc, và có khoảng 3 nghìn lưu học sinh Trung Quốc đang học tập tại Việt Nam.
+ Các nhà hoạch định chính sách đều cho rằng, do có nhiều nét tương đồng nên việc đẩy mạnh giao lưu sâu rộng giữa hai nước Việt - Trung về giáo dục đào tạo sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hai nước.
+ Thực tiễn phát triển nền giáo dục, đào tạo ở Việt Nam cho thấy, dù bối cảnh khu vực và thế giới luôn thay đổi, mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt - Trung có lúc thăng trầm, nhưng trong sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình giảng dạy văn học, văn hóa phương Đông, tư tưởng phương Đông cho các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn, thì nền văn hóa, văn học, triết học Trung Quốc cổ, cận, hiện đại luôn luôn được đề cập xứng đáng.