Ngành học Địa lý và những trăn trở ...











    Nhiều người nói rằng, học là để sau này kiếm thật nhiều tiền? Có nhiều tiền bạn sẽ có tất cả. Tôi cho rằng, điều ấy chưa thật sự đúng. Bởi sự học là dài lâu, học là để biết để khai sáng tâm trí của mình để “giải phóng” trí tuệ, khối óc không bị lệ thuộc vào các guồng quay của cuộc sống. Học nhiều, biết nhiều nhưng vẫn có thể là “ăm mày” hay “khố rách áo ôm” (nói hơi quá) nhưng chưa hẳn kiếm được nhiều tiền. Việc học Địa lý cũng vậy, chúng ta học để biết nhiều vấn đề trong cuộc sống đơn giản chỉ là để chia sẻ với mọi người về những gì mà ta biết để cuộc sống thêm thú vị.







    Ví dụ: ngay từ những bài đầu của Địa lý lớp 10 học về bản đồ, phương hướng, kỹ năng xác định vị trí… Mọi người nói là “ông xe ôm” cũng rành, ra đường không biết thì hỏi… Đó là một sự sai lầm to lớn. Một chứng minh của tôi, trong một lần dẫn đoàn khách Việt Nam. Trên xe, tôi đã lưu ý rất nhiều lần là quý vị nếu đi 1 lần rất dễ bị lạc ở các đền Angkor. Thế nhưng, họ rất tự tin nào là có Ipad, nào là giỏi tiếng Anh… Nào ngờ, trong Đoàn vẫn có người lạc. Thậm chí lạc đến 10km chỉ vì không biết vị trí của 4 cửa Đông tây Nam Bắc. Đó cũng là lý do tại sao mà có rất ít người Việt chúng ta chịu đi khám phá, bởi vì họ “sợ” bị lạc, “sợ” môi trường bên ngoài tác động… Nhưng thực tế, nếu ai được trang bị kỹ năng và khoa học Địa lý sẽ thấy bình thường.










Lên đầu trang