Sổ tay Thuật ngữ Địa Lý (R)

Sổ tay Thuật ngữ Địa Lý (R)
Sổ tay Thuật ngữ Địa Lý (R)

B

RAYON :  loại vải dệt bằng tơ nhân tạo, có nguồn gốc xenluylô, dùng để thay thế cho lụa.
RẮN ĐUÔI CHUÔNG :  loài rắn độc, thuộc họ Hổ mang, sinh sống ở châu Mĩ. Khi bò, lớp vẩy cứng ở đuôi phát ra tiếng động như giống như tiếng chuông.
RENDIN :  loại thổ nhưỡng màu đỏ xẫm, hình thành trên đá vôi, có chứa một lượng mùn tương đối lớn ( từ 2-3 đến 7%). Loại đất này rất phì nhiêu, có nhiều ở Pháp và phía tây-bắc Tây Ban Nha.
RÊGƠ :  ( reg) thuật ngữ chỉ loại hoang mạc có lớp phủ đá vụn ở Xahara.
RÊGUA :  loại đất đen ở vùng xavan thuộc Ấn Độ, phát triển trên loại đá có nguồn gốc núi lửa. Rất phì nhiêu, thích hợp với việc trồng bông.
RIÔLIT :  loại đá phún xuất có thành phần giống như đá granit, nhưng tinh thể mịn hơn. aơ nước ta, đá riôlit có ở khối núi Tam Đảo.
RÔBÔ :  ( robot)  máy tự động, do người điều khiển ( hoặc tự hoạt động theo những chương trình định trước ) có thể hoàn thành được các công việc phức tạp và khác nhau. Còn gọi là người máy.
RUỒI XÊ XÊ :  giống ruồi khá phổ biến ở châu Phi. Có khả năng gây bệnh sốt, ngủ li bì cho con người.
RỬA MẶN :  ( khử mặn)  tập hợp những biện pháp ( bao gồm cải tạo, canh tác, thuỷ lợi ) có tác động đến đất trồng, nhằm giải  phóng những mững muối dễ hoà tan khỏi đất trồng và nước ngầm trong đất.
RỬA TRÔI :  tác động của nước thấm, hoà tan và cuốn xuống các tầng đất sâu những chất dễ hoà tan  ở tầng đất trên mặt.
RỪNG HÀNH LANG :  rừng mọc thành dải hẹp, dọc theo thung lũng các dòng sông trong vùng xavan.
RỪNG HỖN GIAO : ( rừng hỗn hợp ) rừng ôn đới có nhiều loài thực vật pha trộn, kể cả cây lá kim lẫn  cây lá rộng, phân bố phổ biến ở Trung Âu, ở Đông A và ở vùng quanh Ngũ Hồ thuộc Bắc Mĩ.  So với rừng lá kim thì đới rừng hỗn giao có khí hậu ấm hơn, ít tính lục địa hơn. Nhiệt độ trung bình tháng 7 khoảng 17-20oC , lưọng mưa trong năm từ 500 đến 700mm.
RỪNG KHỘP : rừng ở miền Nam Việt Nam gồm các cây thực vật họ Dầu (Dipterocarpaceae) sinh trưởng trong điều kiện khí hậu khô hạn kéo dài,nên thường rụng lá về mùa khô.
RỪNG LÁ KIM :  rừng gồm các loại cây có lá nhỏ, nhọn, thường xanh thuộc các họ Tùng, Bách, Sam, Thông vv...Rừng cây lá kim được phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới lạnh, có khí hậu lục địa và trên  các vùng núi cao ở các đới thuộc vĩ độ thấp hơn. Mùa đông ở đây lạnh và dài. Nhiệt độ trong mùa  hạ tương đối cao, từ 10 đến 20oC . Lưọng mưa trong năm từ 300 đến 600mm. Trên bề mặt Trái Đất, rừng lá kim kéo dài thành một dải từ phía bắc lục địa Âu - Á sang Bắc Mĩ.
RỪNG LÁ RỘNG :  rừng cây ưa ẩm ở ôn đới, có lá to bản, xanh về mùa hạ, rụng lá về mùa đông (sồi, phong, giẻ gai...). Rừng thường có nhiều tầng, ít ánh sáng. Còn gọi là rừng cây lá bản.
RỪNG MƯA NHIỆT ĐỚI :  rừng nhiệt đới có cây lá xanh quanh năm, đặc trưng cho lớp thảm thực vật  các  vùng nhiệt đới, có độ ẩm cao và độ ẩm không khí lớn. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất trong  năm : trên 18oC , lưọng mua từ 2.000 đến 4.000mm trở lên. Rừng mưa nhiệt  đới bao phủ  những diện tích rộng lớn ở Nam Mĩ ( lưu vực sông Amadôn), ở châu Phi xích đạo ( lưu vực  sông Côngô) và ở một số nước thuộc châu A gió mùa. Còn gọi là rừng nhiệt đới ẩm.
RỪ NG NGẬP MẶN :  rừng mọc ở các miền ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, trên những khu vực đất phù sa ngập nước thuỷ triều, gồm có những cây ưa mặn như : vẹt, đước, trang, bần, sú, mấm v.v... Rừng ngập mặn có tác dụng lớn trong việc cố định phù sa do các sông ven biển đưa ra và xúc tiến qúa trình bồi đắp các châu thổ.
RỪNG NGUYÊN SINH :  rừng còn nguyên, chưa bị con người khai phá. Trong rừng nguyên sinh còn  bảo tồn được các giống, loài thực vật và động vật quý, hiếm, đặc hữu của địa phương. Hiện  nay, diện tích rừng nguyên sinh còn rất ít trên bề mặt Trái Đất và đang là đối tượng được chú ý  về mặt  nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường.
RỪNG SÁT  : thuật ngữ đưọc dùng ở miền Nam Việt Nam để chỉ loại rừng ngập mặn có các loại cây mọc sát mặt đất như : sú, vẹt, đước v.v...
RỪNG TAIGA : X.  Taiga
RỪNG THỨ SINH :  rừng mọc lại sau khi lớp phủ thực vật ban đầu hoàn toàn bị phá huỷ hoặc khai  thác. Đặc điểm của các rừng thứ sinh là không có các cây to, có tuổi hàng trăm năm cũng như  các động  vật lớn, hoang dại và quý hiếm. Rừng ở châu Âu hiện nay, hầu hết là rừng thứ  sinh.
RỪNG TRẢNG : rừng thứ sinh gồm có những loài thực vật chịu khí hậu khô khan, có thân nhỏ, vặn  vẹo, vỏ dày sống thích nghi với các điều kiện tự nhiên bất lợi. Có diện tích khá lớn ở phía tây  nam  miền Trung nước ta.

HLTcoffee.com - Vị thật cafe Việt
Lên đầu trang