Sổ tay Thuật ngữ Địa Lý (H)
Sổ tay Thuật ngữ Địa Lý (H)
H
HAMAĐA : tên gọi các
vùng đất có đá tảng tích tụ trong hoang mạc Xahara. Cát và bụi ở đây đã bị
gió cuốn đi nơi khác. Còn
gọi là hoang mạc đá.
HAMIT : (hamites) dân tộc có da màu ngăm đen, tóc quăn, sinh
sống chủ yếu ở bờ nam Địa Trung
Hải và một phần Đông Phi, bao gồm các nhóm người
Becbe, người Ai Cập và người Xômali...
HÀ MÃ : động vật lớn ( thân dài tới 4m,
nặng khoảng 5 tấn) ăn cỏ, sinh sống trong các sông hồ ở
châu Phi. Loài này hiện nay đang có nguy cơ bị diệt vong.
HẠ CHÍ : vị trí trên quỹ đạo khi Trái
Đất di chuyển đến, vào ngày 22 tháng 6 dương lịch hàng năm.
Lúc đó, bán cầu Bắc của Trái
Đất ngả nhiều nhất về phía Mặt Trời. Đó là mùa nóng ở bán cầu
Bắc ( trái lại bán cầu Nam
lúc đó lại là mùa lạnh).
HẠ LƯU SÔNG : đoạn cuối của một dòng sông, nơi lòng sông có
độ dốc nhỏ nhất và ở đây tác
động bồi đắp phù sa của sông
chiếm ưu thế.
HACMATTAN : loại gió nóng khô, có hướng bắc hoặc
đông-bắc, thổi từ hoang mạc Xahara ra
vùng bờ biển Tây Phi.
HẢI CẢNG : cảng nằm trên bờ biển, có vị
trí thuận lợi cho việc ra, vào và trú, đậu của tàu bè. Hải
cảng có thể là : quân cảng (như Cam Ranh), thương
cảng ( như Hải Phòng) hoặc thành phố cảng
(như Đà Nẵng ) v.v...
HẢI LI : động vật có vú thuộc loài gậm
nhấm, chân sau có màng, đuôi dẹt, thân dài khoảng 70cm,
trông giống như loài chuột
lớn. Hải li sinh sống ở Bắc Phi và châu Âu, trong những vùng hồ và
đầm lầy. Nó có thể gậm đứt
những thân cây gỗ khá lớn, phá hoại cả những khu rừng ngập nước.
HẢI LÍ : đơn vị đo khoảng cách trên
biển. Mỗi hải lí dài : 1852m.
HẢI LƯU : X. Dòng biển.
HÀN ĐỚI : đới lạnh, nằm ở cả hai bán cầu
Bắc và Nam, có vị trí từ vĩ độ 66o 33' đến cực. Về mùa
hạ, độ cao của Mặt Trời giữa
trưa không bao giờ lên cao quá chân trời
46o 54' , do đó lượng
nhiệt nhận
được ở đây rất ít, khí hậu quanh năm giá lạnh. Cách chia bề mặt Trái Đất
ra các đới
khí hậu : nhiệt, ôn và hàn, lấy các đường chí tuyến và các vòng
cực làm ranh giới là cách chia
hết sức đơn giản và không có ý nghĩa lớn về mặt thực tế.
HẠN CANH : phương thức làm nông nghiệp trong các vùng có khí hậu khô khan, hiếm
mưa, bằng
cách cày đất nhiều lần liên tiếp sau những trận mưa, để
hạn chế độ bốc hơi, làm cho lớp đất xốp,
chứa được nhiều nước và tiêu
diệt được hầu hết các loại cỏ dại có hại cho cây trồng.
HẠN HÁN : tình trạnh thiếu độ ẩm, hiếm mưa trong một
thời gian dài ở một địa phương. Nguyên
nhân chủ yếu gây ra hạn hán
thường là do một khu áp cao di chuyển tới, bao phủ địa phương đó
trong một thời gian khá dài,
vào mùa đáng lẽ có mưa.
HÀNG XUẤT, NHẬP KHẨU : hàng hoá được
chuyển từ nội địa qua cửa khẩu biên giới để đưa ra
nước ngoài hoặc được chuyển từ nước ngoài qua cửa
khẩu biên giới vào nội địa.
HÀNH TINH : các thiên thể chuyển động xung quanh một
thiên thể khác lớn hơn. Trong hệ Mặt
Trời, 9 hành tinh lớn chuyển
động xung quanh Mặt Trời ( tính theo thứ tự xa dần Mặt Trời ) là :
Thuỷ, Kim, Trái Đất, Hoả,
Mộc, Thổ, Thiên Vương, Hải Vương và Diêm Vương. Các hành tinh
này đều chuyển động theo
những quỹ đạo hình ellip. Các hành tinh cũng không tự phát ra ánh
sáng, mà chỉ phản xạ ánh
sáng của Mặt Trời chiếu vào. Ngoài 9 hành tinh lớn nói trên, trong hệ
mặt Trời còn có hàng nghìn
tiểu hành tinh ( quay xung quanh Mặt Trời ở khoảng giữa sao Hoả
và sao Mộc), các sao chổi (cũng là những hành tinh, nhưng có quỹ đạo hình ellip
rất dẹt).
HANG ĐỘNG ĐÁ VÔI : các khoảng rỗng có kích thước to, nhỏ khác
nhau, hình thành trong các
vùng núi đá vôi, do tác dụng
hoà tan chất vôi của nước ngầm hoặc của nước thấm qua các
kẽ nứt của đá, nhưng có chứa
một lượng axit cacbônic cao. Trong hang
động đá vôi thường
có các loại thạch nhũ có
hình thù khác nhau như : măng đá, vú đá, cột đá v.v...
HẠT NHÂN NGƯNG TỤ :
phần tử rắn, lỏng hoặc khí ( có nguồn gốc vô cơ hoặc hữu cơ), rất nhỏ
bé trong khí quyển, có tác
dụng làm hạt nhân hút hơi
nước trong không khí, tạo thành những
giọt nước.
HDI : X. Chỉ số phát triển nhân bản.
HECXINI : thuật ngữ chỉ sự vận động tạo sơn cuối cùng của đại Cổ sinh, xảy ra
chủ yếu vào kỉ
Cacbon. Vận động tạo sơn này
đã làm nổi lên nhiều dãy núi hiện nay đã
già ở Tây Âu, Trung
Âu và ở Bắc Mĩ
như dãy núi Apalat v.v...
HEO VÒI : (tapir) thú có móng, da dày,
thân dài khoảng 2m, mõm là một vòi ngắn, sinh sống chủ
yếu ở các vùng rừng nhiệt
đới châu Á và châu Mĩ.
HÊBRƠ : tên cổ của dân
tộc Do Thái, dòng dõi của bộ tộc Hêbe (theo kinh Thánh). Sau này, người
Do Thái còn tự nhận là người
Ixraen, dòng dõi của bộ tộc Ixraen (tên khác của Giacôp - theo
kinh Thánh). Thuật ngữ Do Thái bắt nguồn từ âm Hán Việt của từ
phiên âm chữ Hán : Giuđa.
Do Thái là dân của quốc gia
Giuđa. Hiện nay, người Do Thái lấy lại tên cũ là Ixraen và lập ra
quốc gia Ixraen.
HỆ MẶT TRỜI : hệ thống các
thiên thể, bao gồm Mặt Trời, toàn bộ các hành tinh, tiểu hành tinh,
vệ tinh và các sao chổi quay
xung quanh Mặt Trời. X. thêm : Hành
tinh.
HỆ NGÂN HÀ :
tập hợp sao có hình dạng giống như một thấu kính, lồi ở giữa, có đường kính
khoảng 100.000 năm ánh sáng
và chiều dày bằng 15.000 năm ánh sáng.
HỆ NÚI : (sơn hệ) tập hợp núi lớn, thường được hình thành trong suốt một thời kì vận động tạo sơn
và có sự thống nhất về hình
thái cũng như không gian phân bố. Hệ núi gồm có nhiều dãy, nhiều
dải núi, nhiều sơn nguyên và
các bồn địa giữa núi. Ví dụ : hệ núi Anpi, hệ núi Himalaya v.v...
HỆ SINH THÁI : thể tổng hợp, thống nhất giữa sinh vật và môi
trường, trong đó sinh vật và môi
trường tác động lẫn nhau,
phụ thuộc vào nhau thông qua các quá trình trao đổi vật chất và
năng lượng. Ví dụ : toàn bộ
sinh quyển, toàn bộ lục địa hay đại dương là những hệ sinh thái lớn.
Một cái hồ, một cánh rừng
v.v...là những hệ sinh thái nhỏ.
HỆ SỐ ẨM : tỉ số giữa
tổng lượng nước mưa và khả năng bốc hơi ở một địa điểm, trong cùng một
thời gian. Hệ số ẩm được
tính theo công thức : K = (M x 100) : BH , trong đó M = tổng lượng
nước mưa (mm), BH = khả năng
bốc hơi (mm). K ở vùng nửa hoang mạc có giá trị nhỏ hơn
30%, ở thảo nguyên khô lớn
hơn 30% , ở đài nguyên, rừng ôn đới và
rừng xích đạo lớn hơn
100% .
HỆ THỐNG SÔNG : tập hợp toàn
bộ các dòng chảy to, nhỏ, của một con sông, bao gồm : sông
chính, các sông nhánh, các suối và các nguồn của
chúng v.v...Ví dụ : hệ thống sông Hồng bao
gồm tất cả các sông : Đà,
Lô, Tiểu Đáy..., các sông suối to, nhỏ, chảy vào các sông này như :
sông Chảy, sông Gâm...và cả các sông chia
nước đổ ra biển (chi lưu) như : sông Đuống, sông
Luộc, sông Trà Lí, sông Ninh Cơ vv...
HÊVÊA : cây cho nhựa ( mủ) cao su, có nguồn gốc từ
Nam Mĩ, được đưa sang trồng phổ biến ở
vùng nhiệt đới châu Á ( ở Malaixia, Inđônêxia,
Việt Nam, Campuchia v.v...).
HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á :
( ASEAN) tổ chức hợp tác về kinh tế giữa các quốc gia
trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập
năm 1967, lúc đó mới chỉ có 5 nước :
Thái Lan, Malai xia,
Xingapo, Philippin và Inđônêxia. Đến nay có thêm 5 nước : Brunây, Lào,
Mianma, Campuchia và Việt
Nam, tổng cộng là 10 nước.
HIỆP ƯỚC BALI : Hiệp ước thân thiện và và hợp tác của các nước Đông
Nam Á. Hiệp ước này
được các nguyên thủ quốc gia,thành viên của khối ASEAN
kí tại Bali (Inđônêxia) ngày
24-2-1976, trong Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất. Về sau, tham
gia vào hiệp ước này còn
có Brunây (năm 1984), Papua
Niu Ghinê ( năm 1989) và Việt Nam ( ngày
22 tháng 7 -1992).
HIỆP ƯỚC MAAXTRICH : (
Maastricht) hiệp ước thông qua việc
chuyển khối Cộng đồng kinh tế
châu Âu (EEC) thành Liên
Minh châu Âu (EU), do Hội nghị thượng
đỉnh các nước thuộc Cộng
đồng châu Âu, họp ở
Maaxtrich ( Hà Lan) ngày 11/12/1991. Theo hiệp ước này thì Liên Minh
châu Âu sẽ có những cơ
chế lãnh đạo chính trị, ngoại giao, kinh
tế và một đồng tiền chung là
đồng Ơrô. Sau này, cũng có thể sẽ có lực lượng phòng thủ
chung.
HIỆP ƯỚC TỰ DO BUÔN BÁN BẮC MĨ :
( NAFTA) hiệp ước do 3 nước Hoa Kì, Canađa và
Mêhicô kí năm 1992.
HINĐI : ngôn ngữ ở Ấn Độ, thuộc nhóm
nhôn ngữ Ấn-Âu có nguồn gốc từ tiếng Phạn (ngôn ngữ
văn học cổ của Ấn Độ ).
HOÁ DẦU : ngành công nghiệp hoá chất, chế biến ra các
sản phẩm mà nguyên liệu là dầu mỏ.
HOÁ THẠCH : dấu vết còn lại hoặc di tích sót lại của các
sinh vật cổ xưa đã hoá đá, được giữ lại
trong các tầng địa chất.
HOÀN CẢNH QUYẾT ĐỊNH
LUẬN :
(déterminisme) thuyết thường được
nói đến trong địa lí, cho
rằng : hoàn cảnh tự nhiên có vai trò
quyết định trong quá trình phát triển của xã hội. Ví dụ : sự
phong
phú của các nguồn tài nguyên khoáng sản đã là nguyên nhân làm cho một
quốc gia trở
thành
cường quốc hoặc sự ôn hoà của khí hậu đã làm cho con người phát triển
được nhiều khả
năng trí tuệ v.v... Hoàn cảnh quyết định
luận trong địa lí còn được gọi là thuyết duy vật địa lí.
HOÀN LƯU KHÍ QUYỂN : vòng quay của không khí trong khí quyển được
biểu hiện bằng hệ
thống gió có quy mô hành tinh, xuất hiện
trên bề mặt Trái Đất. Hoàn lưu khí quyển có tác dụng
điều hoà và phân phối lại nhiệt, ẩm, làm
giảm bớt sự chênh lệch về nhiệt độ và độ ẩm giữa các
vùng vĩ độ khác nhau trên phạm vi toàn
Trái Đất.
HOANG MẠC
: vùng rộng lớn, gần như hoang vu, có khí hậu
rất khắc nghiệt, giới động, thực vật
hết sức nghèo nàn. Hoang mạc có hai loại
: hoang mạc lạnh ở những vùng gần cực và hoang mạc
nóng ở các vùng vĩ độ thấp.
HOANG MẠC ĐÁ
: X.
Hamađa
HOANG MẠC HOÁ :
quá trình biến dần các vùng đất thành hoang mạc ở những nơi có hiện
tượng
xói mòn dữ dội, hoặc bị các cồn
cát di động vùi lấp, hoặc có lớp phủ thực vật bị phá
hoại do con người, do tình trạng chăn thả súc vật quá mức ( như ở châu Phi).
HOÀNG THỔ
: ( đất loess)
loại đất mịn màu vàng rất màu mỡ, hình thành do sự tích tụ các hạt
bụi
được gió vận chuyển từ xa tới. Hoàng thổ
còn gọi là "đất Lớt". Loại đất này phủ một diện tích rất
rộng ở phía bắc Trung Quốc trong các tỉnh
Cam Túc, Thiểm Tây, Sơn Tây...Các hạt
bụi hoàng
thổ ở đây chủ yếu được gió tây bắc vận
chuyển từ cao nguyên Mông Cổ về. Đất Hoàng thổ khi
khô rất cứng, nhưng nếu gặp nước thì lại
chóng rã. Tuy đất có độ phì cao, nhưng
việc phát triển
nông nghiệp lại rất khó khăn, vì cao nguyên hoàng thổ là một vùng thiếu nước
trầm trọng, nếu
không
có các công trình thuỷ lợi.
HỒ : vùng đất trũng, kín, chứa nước ngọt hoặc mặn.
Diện tích của hồ to, nhỏ rất khác nhau. Có
những hồ lớn thường gọi nhầm là biển như
: biển Caxpi, biển Aran, Biển Chết ...Ngược lại, có
những hồ rất nhỏ, diện tích nhiều khi chỉ
có vài trăm hoặc vài chục mét vuông.
Hồ được hình thành do nhiều nguyên
nhân : do đoạn tầng ( các hồ ở Đông Phi), do hoạt động
bào mòn của băng hà ( các hồ ở Canađa,
Phần Lan v.v...), do các khúc sông chết để lại (hồ Tây,
hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội ), do quá trình cải
tạo các dòng sông hoặc xây dựng các công trình thuỷ
điện của con người ( hồ Núi Cốc, hồ Thác
Bà, hồ Trị An vv...)
HỒ BĂNG HÀ : hồ được hình thành do tác động bào mòn mặt
đất của băng hà. Phần lớn các hồ
ở Bắc Âu, ở Canađa đều được hình thành
trong thời kì băng hà kỉ Đệ Tứ ( cách đây khoảng 1
triệu năm)
HỒ CHỨA NƯỚC :
hồ nhân tạo thường được thiết kế bằng cách xây đập ngăn nước ở một khúc sông
để thực hiện các mục đích : điều hoà dòng
chảy, xây dựng trạm thuỷ điện, cung cấp nước cho hệ
thống tưới tiêu hoặc trữ nước cho sinh
hoạt và nuôi trồng thuỷ sản. Ví dụ : hồ chứa nước cung
cấp
nước cho trạm thuỷ điện Thác Bà, Trị An, Đa Nhim, hồ chứa nước Núi Cốc (Thái
Nguyên),
Suối Hai (Hà Tây) vv...
HỔ MANG BÀNH
: loại rắn độc lớn, thân dài trên 2m.
Cũng gọi là hổ mang kính vì ở cổ có vằn
giống hình hai mắt kính, nổi rõ khi rắn
phồng mang.
HỒI GIÁO
: X.
Đạo Hồi
HỒI QUY TUYẾN
: vĩ tuyến
23o 27' ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam, giới hạn của khu vực có
Mặt
Trời
nằm ở thiên đỉnh lúc 12 giờ trưa. Trong chuyển động biểu kiến, đây là vị
trí Mặt Trời lên
cao nhất, trước khi quay trở về xích đạo,
vì vậy có tên : hồi quy tuyến. Cũng gọi là chí tuyến.
X.
Chí tuyến.
HỘI CHỮ THẬP XANH QUỐC
TẾ :
Hội do ban lãnh đạo Liên Minh Quốc Hội
thế giới họp ở
Riô Đê
Gianêrô (tháng 6/92) quyết định
thành lập để hợp tác bảo vệ sự cân bằng sinh thái của
Trái Đất , khắc phục những hậu quả của sự phá huỷ môi trường do thiên
tai và do con người
gây ra.HỘI ĐỒNG TƯƠNG
TRỢ KINH TẾ : ( SEV)
tổ chức kinh tế tự nguyện của các nước XHCN
trước đây, ( thành lập năm 1949) gồm có
Liên Xô (cũ), Ba Lan, Rumani, Bungari, CHDC Đức
( cũ), Tiệp Khắc (cũ), Hungari, Cuba,
Mông Cổ, Việt Nam. Từ sau khi Liên Xô giải thể, các
nước
Đông Âu có sự chuyển hướng trong
việc cải tổ kinh tế, thì tổ chức này cũng không tồn tại
nữa. Đã chấm dứt hoạt động từ năm 1991.
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH
RIO-92 : Hội nghị lớn nhất và quan trọng nhất trong thế kỉ
20 về môi
trường được tổ chức ở Braxin có 111
nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ các nước
tham
gia, để bàn về việc bảo vệ môi trường và sự sống còn của loài người trên
Trái Đất do môi
trường bị
huỷ hoại.
HỒNG NGỌC : ( rubis)
đá quý, trong và sáng, có màu đỏ tươi hoặc hồng. Thành phần chủ yếu
là corunđum. Thường dùng làm đồ trang
sức, làm chân kính các đồng hồ đắt tiền.
HƠRICAN
: thuật ngữ chỉ tên loại bão nhiệt đới ở châu
Mĩ.
HỢP LÍ HOÁ SẢN XUẤT
TRONG CÔNG NGHIỆP :
quá trình tổ chức việc sản xuất công nghiệp
một cách hợp lí để tránh lãng phí thời
gian và lao động bằng cách giảm đến mức độ tối đa các
động tác thừa của công nhân.
HỢP TÁC HOÁ : hình thức liên hệ sản xuất giữa các ngành,
các xí nghiệp chuyên môn hoá để
cùng hợp
sức chế tạo một sản phẩm nhất định, nhưng đồng thời vẫn duy trì tính độc
lập trong
kinh doanh của từng cơ sở sản xuất. Trong nông nghiệp, hợp tác hoá được hiểu là :
quá trình
vận động nông dân tự nguyện đem ruộng đất
và công cụ sản xuất góp vào hợp tác xã để thực
hiện hình thức tổ chức sản xuất
nông nghiệp tập thể.
HUBLÔNG : dây leo cao tới 5m được trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới. Hoa
dùng làm chất thơm
trong
công nghiệp chế bia.
HƯƠU CAO CỔ
: loài thú nhai lại, chạy rất nhanh, sinh sống
ở các vùng xavan châu Phi. Gọi là
hươu
cao cổ vì loài này có cổ dài, lông màu vàng xẫm hoặc hồng nhạt có vạch
trắng và đốm
nâu. Cổ
hươu vươn dài có thể ân được lá ở những cây cao 6m và chỉ ăn được cỏ ở
dưới thấp khi
chúng đứng choãi hai chân trước.
HƯƠNG LIỆU : tên chung chỉ các sản phẩm ở vùng nhiệt đới có mùi thơm hoặc có vị đặc
biệt,
dùng
làm đồ gia vị , làm thuốc .Ví dụ : quế, hồi, hạt tiêu vv...Hương liệu là
một mặt hàng được
ưa
chuộng ở các nước châu Âu trong những thế kỉ trước. Việc buôn bán, tìm
kiếm những nơi
sản
xuất hương liệu trong một thời gian dài đã là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc
đẩy việc thám hiểm, tìm đường sang phương Đông của các nhà
hàng hải và địa lí phương Tây
trong nhiều thế kỉ qua.
HLTcoffee.com