Sổ tay Thuật ngữ Địa Lý (X)
Sổ tay Thuật ngữ Địa Lý (X)
X
XAEN : (Sahen) thuật ngữ có gốc từ tiếng Arap chỉ vùng đất có cảnh quan đặc trưng là xavan cây
bụi xen lẫn cây keo ( acacia), nằm ở rìa
phía nam hoang mạc Xahara.
XÂM THỰC
: thuật ngữ có nghĩa chung chỉ toàn bộ
các quá trình phá huỷ lớp đất dá phủ trên
mặt đất do các tác nhân : gió, nước biển, băng hà, nước chảy vv...Trong
một số tài liệu, thuật
ngữ xâm thực cũng còn được dùng để chỉ tác động bóc mòn lớp phủ trên
mặt. Ví dụ : xâm
thực thổ nhưỡng ( bóc mòn lớp đất màu ở trên mặt lớp thổ nhưỡng).
XÂM
THỰC DỌC : hiện tượng
phá huỷ đất đá, hạ thấp lòng sông theo chiều thẳng đứng, làm
cho độ dốc của sông giảm dần, trắc diện
lòng sông kéo dài về phía thượng nguồn. Hiện tượng
xâm thực dọc xảy ra mạnh nhất là ở khúc thượng lưu sông.
XÂM
THỰC NGANG :
hiện tượng phá huỷ đất đá ở hai bên sườn, làm cho thung lũng và lòng
sông mở rộng ra theo chiều ngang. Hiện tượng xâm thực ngang xảy ra mạnh nhất là
ở khúc hạ lưu sông.
XENVA : (selva)
thuật ngữ chỉ loại rừng nguyên sinh ở lưu vực sông Amadôn ( Nam Mĩ).
XÊCÔIA : cây khổng lồ, thuộc họ Thông, mọc trên các
sườn núi phía tây Bắc Mĩ. Xêcôia có thể
sống tới 2.000 năm, thân cây
thường cao tới 140m, gốc cây có thể xẻ đường cho ô tô đi qua.
XÊMIT : (Sémites)
tộc người ở Tây Á, bao gồm các dân tộc Aráp, Do Thái, Xiri vv...Theo huyền
thoại thì người Xêmit là dòng dõi
của Xem, con cả của Nô Ê, người đã sống sót sau nạn Đại
Hồng thuỷ được ghi trong kinh Thánh.
XIDAN : (sisal)
giống dứa dại mọc ở Mêhicô. Lá cho sợi dùng để xe dây, dệt vải.
XÍCH
ĐẠO :
vòng tròn tưởng tượng, vĩ tuyến lớn nhất trên bề mặt Trái Đất, cách đều hai cực
và
chia Trái Đất ra hai bán cầu Bắc và Nam.
XIERA
:
(sierra) thuật ngữ có gốc từ
tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là dãy núi. Ví dụ :
xiera Mađrê, xiera Nêvađa...
XIMUN : (simoon)
loại gió nóng khô, thổi rất mạnh về mùa xuân và hạ trong các hoang mạc
Xahara và Arap. Loại gió này cuốn theo
nhiều cát bụi, làm cho thời tiết u ám, tối tăm, gây nguy hiểm cho việc đi lại
trong hoang mạc.
XÍ NGHIỆP : đơn vị kinh tế cơ sở, thực hiện chức năng sản
xuất công nghiệp.
XÍ
NGHIỆP LIÊN HỢP : hình thức tổ chức công nghiệp, tập hợp
trên một lãnh thổ nhất định, tất cả những cơ sở sản xuất có liên quan chặt chẽ
với nhau trong quá trình làm ra sản phẩm.
XÍ
NGHIỆP SIÊU QUỐC GIA : xí
nghiệp lớn, kiểm soát nhiều cơ sở sản xuất nằm ở bên ngoài lãnh thổ một
quốc gia.
XIÔNIT
: (sionisme)
chủ nghĩa dân tộc, nhằm mục đích lập ra một cộng đồng người Do Thái đông
đảo ở Palextin. Ví dụ : việc thành lập nhà nước Ixraen là một thắng lợi lớn của
chủ nghĩa Xiônit.
XIRÔCCÔ : (sirocco)
thuật ngữ có gốc tiếng Arap chỉ loại gió rất nóng và khô, cuốn theo
nhiều
bụi, thổi từ hoang mạc Xahara vào lãnh
thổ Angiêri khi có các khu hạ áp trấn ngự ở Địa Trung Hải.
XLAVƠ : (Slaves) nhóm
dân tộc sinh sống ở Trung và Đông Âu, có quan hệ chặt chẽ với nhau,
không phải về mặt dân tộc, mà về mặt ngôn ngữ. Xlavơ chia ra hai nhóm :
nhóm phương bắc
gồm các dân tộc : Nga, Ucren, Ba Lan, Séc, Xlôvac và nhóm phương nam gồm
có các dân tộc
Xecbia, Crôaxia
và Bungari vv...
XÓI MÒN : hiện tượng phá huỷ các lớp đất đá do quá trình cọ
xát lâu dài của các dòng nước chảy, của sóng, của nước lũ v.v...
XUÂN PHÂN : 1 - vị trí của Trái Đất trên
quỹ đạo vào ngày 21 tháng 3. Lúc đó Mặt Trời chiếu
thẳng góc với mặt đất ở xích đạo, ngày và
đêm dài bằng nhau ở bất cứ điểm nào trên hai bán cầu.
2 - một trong 24 tiết
của âm dương lịch, nằm giữa tiết Lập xuân và Lập hạ.
XUẤT
CƯ : hiện tượng di
chuyển của dân cư một nước ra khỏi biên giới quốc gia, để sang cư trú ở
một nước khác. Nguyên nhân của các cuộc
xuất cư rất khác nhau. Có thể là do kinh
tế, do
chính trị, do tôn giáo vv...
XUẤT
KHẨU : hiện tượng vận chuyển, đem các hàng hoá ( sản
phẩm nông nghiệp, công nghiệp
vv...)
hoặc vốn đầu tư ra nước ngoài.
XUNAMI : (
Tsunami) thuật ngữ có gốc từ tiếng Nhật.
X. Sóng thần.HLTcoffee.com - Vị thật cafe Việt