HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn
BÀI 11: TIẾT 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ ĐÔNG NAM Á (Có trắc nghiệm và đáp án)
Admin: Tài trợ bởi: HLT.vn - Cung cấp cà phê và máy cà phê - 19/08/2021
null
I. Tự nhiên
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
2. Điều kiện tự nhiên
Yếu tố
|
Đông
|
Đông
|
Địa hình
Đất đai
|
Bị chia cắt mạnh bởi các
dãy núi hướng tây bắc- đông nam hoặc Bắc- Nam.
Ven biển là các đồng bằng phù sa màu mỡ => phát
triển NN, nhất là lúa nước
|
Tập trung nhiều quần
đảo và đảo lớn, nhỏ.
Ít đồng bằng nhưng màu
mỡ, nhiều đồi núi, núi
lửa
|
Khí hậu
|
Nhiệt đới gió mùa
Miền bắc VN
và Mi-an-ma có mùa đông lạnh
|
Nhiệt đới gió mùa
Xích đạo
|
TNKS
|
Than, sắt, thiếc, dầu khí
|
Dầu khí, thiếc, than
|
Sông ngòi
|
Sông Mêkông
|
Ngắn dốc
|
3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á
Yếu tố
|
Thuận lợi
|
Khó khăn
|
|
Khí hậu
Sông ngòi
Đất
đai
|
Nóng ẩm
Dày đặc
Phong phú: đất đỏ, phù sa
|
-Phát triển nền NN nhiệt đới
- Giao thông, cung cấp nước
tưới tiêu, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
|
Bão, lũ lụt
|
Biển
|
10/11 nuớc có biển
|
Phát triển KT biển…
|
|
Khoáng
sản
|
Phong phú
|
Nguồn nguyên nhiên liệu cho
các ngành CN
|
|
Rừng
|
Diện
tích lớn
|
Rừng nhiệt đới
và xích đạo ẩm
|
Đang bị thu
hẹp do khai thác không hợp lí.
|
II. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
2. Xã hội
Website: iDiaLy.com
App CHplay: iDiaLy.com
Group: idialy.HLT.vn
Fanpage: dialy.HLT.vn
- Anh văn: anhvan.HLT.vn
- Toán học: toanhoc.HLT.vn
- Vật lý: vatly.HLT.vn
- Hóa học: hoahoc.HLT.vn
- Sinh học: sinhhoc.HLT.vn
- Ngữ văn: nguvan.HLT.vn
- Lịch sử: lichsu.HLT.vn
- GDCD: gdcd.HLT.vn
- Tin học: tinhoc.HLT.vn
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 1 (có đáp án): Tự nhiên, dân cư, xã hội (phần 1)
Câu 1. Khu vực Đông Nam Á bao gồm
A. 12 quốc gia.
B. 11 quốc gia.
C. 10 quốc gia.
D. 21 quốc gia.
Đáp án: B
Giải thích : Phần mở đầu, SGK/98 địa lí 11 cơ bản.
Câu 2. Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây?
A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
Đáp án: B
Giải thích : Mục I, SGK/98 địa lí 11 cơ bản.
Câu 3. Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á mang tên là
A. Bán đảo Đông Dương.
B. Bán đảo Mã Lai.
C. Bán đảo Trung - Ấn.
D. Bán đảo Tiểu Á.
Đáp án: C
Giải thích : Các nước Đông Nam Á lục địa nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ nên còn có tên gọi khác là Bán đảo Trung - Ấn.
Câu 4. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?
A. Ma-lai-xi-a.
B. Xin-ga-po.
C. Thái Lan.
D. In-đô-nê-xi-a.
Đáp án: C
Giải thích : Các nước Đông Nam Á lục địa gồm có Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar.
Câu 5. Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì
A. Khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.
B. Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.
C. Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. Là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.
Đáp án: D
Giải thích : Mục I, SGK/98 – 99 địa lí 11 cơ bản.
Câu 6. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu
A. Xích đạo.
B. Cận nhiệt đới.
C. Ôn đới.
D. Nhiệt đới gió mùa.
Đáp án: D
Giải thích : Mục I, SGK/99 địa lí 11 cơ bản.
Câu 7. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?
A. Phía bắc Mi-an-ma.
B. Phía nam Việt Nam.
C. Phía bắc của Lào.
D. Phía bắc Phi-lip-pin.
Đáp án: A
Giải thích : Mục I, SGK/99 địa lí 11 cơ bản.
Câu 8. Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào?
A. Đồng bằng châu thổ rộng lớn.
B. Núi và cao nguyên.
C. Các thung lũng rộng.
D. Đồi, núi và núi lửa.
Đáp án: D
Giải thích : Mục I, SGK/99 địa lí 11 cơ bản.
Câu 9. Đảo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới là
A. Gia-va.
B. Lu-xôn.
C. Xu-ma-tra.
D. Ca-li-man-tan.
Đáp án: D
Giải thích : Đảo Ca-li-man-tan là đảo lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á và lớn thứ 3 thế giới, sau Đảo Greenland và đảo New Guinea.
Câu 10. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là
A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).
C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.
D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.
Đáp án: A
Giải thích : Mục I, SGK/100 địa lí 11 cơ bản.
Câu 11. Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là
A. Phát triển thủy điện.
B. Phát triển lâm nghiệp.
C. Phát triển kinh tế biển.
D. Phát triển chăn nuôi.
Đáp án: C
Giải thích : Mục I, SGK/100 địa lí 11 cơ bản.
Câu 12. Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản vì
A. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
B. Có nhiều kiểu, dạng địa hình.
C. Nằm trong vành đai sinh khoáng.
D. Nằm kề sát vành đai núi lửa Thái Bình Dương.
Đáp án: C
Giải thích : Mục I, SGK/100 địa lí 11 cơ bản.
Cho hai biểu đồ:
Câu 13. Biểu đồ đã cho được gọi là
A. Biểu đồ đường.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ kết hợp (cột, đường).
D. Biểu đồ tròn.
Đáp án: C
Giải thích : Căn cứ vào biểu đồ và bảng chú giải, ta thấy hai biểu đồ đã cho là biểu đồ kết hợp giữa cột (lượng mưa) và đường (nhiệt độ).
Câu 14. Hai biểu đồ trên thể hiện
A. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm tại Pa-đăng và Y-an-gun.
B. Nhiệt độ và lượng mưa tại Pa-đăng và Y-an-gun.
C. Khí hậu tại Pa-đăng và Y-an-gun.
D. Biên độ nhiệt độ tại Pa-đăng và Y-an-gun.
Đáp án: B
Giải thích : Căn cứ vào biểu đồ và bảng chú giải, ta thấy hai biểu đồ đã cho là biểu đồ kết hợp giữa cột và đường thể hiện nhiệt độ và lượng mưa tại Pa-đăng và Y-an-gun.
Câu 15. Địa điểm Y-an-gun có kiểu khí hậu
A. Nhiệt đới gió mùa.
B. Cận xích đạo.
C. Ôn đới gió mùa.
D. Nhiệt đới khô.
Đáp án: A
Giải thích : Căn cứ vào biểu đồ, đặc biệt là lượng mưa và nhiệt độ, ta thấy biểu đồ Y-an-gun thể hiện kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa (lương mưa có sự phân mùa hết sức rõ rệt, mưa lớn từ tháng 5 – tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
Câu 16. Địa điểm Pa-đăng có khí hậu
A. Ôn đới. B. Cận nhiệt đới.
C. Nhiệt đới. D. Xích đạo.
Đáp án: D
Giải thích : Căn cứ vào biểu đồ, đặc biệt là lượng mưa và nhiệt độ, ta thấy biểu đồ Y-an-gun thể hiện kiểu khí hậu xích đạo (lương mưa lớn và phân bố đều trong năm, nhiệt độ luôn cao trên 25độC).
Cho bảng số liệu:
Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi từ 17 đến 21:
Câu 17. Mật độ dân số khu vực Đông Nam Á năm 2015 là
A. 150 người/km2.
B.126 người/km2.
C. 139 người/km2.
D.277 người/km2.
Đáp án: C
Giải thích : Mật độ dân số khu vực Đông Nam Á năm 2015 = 627,8 / 4501,6 x 1000 = 139,5 (làm tròn 139 người/km2).
Câu 18. Quốc gia có mật độ dân số cao nhất là
A. Xin-ga-po.
B.Việt Nam.
C. Phi-lip-pin.
D.In-đô-nê-xi-a.
Đáp án: A
Giải thích : Một số nước có mật độ dân số cao nhất ở Đông Nam Á là: Xin-ga-po 7857 người/km2, Phi-lip-pin 343 người/ km2, Việt Nam 277 người/km2, In-đô-nê-xi-a 134 người/km2,… Lào là quốc gia có mật độ dân số thấp nhất, 29 người/km2, Bru-nây 69 người/km2, Cam-pu-chia 85 người/km2.
Câu 19. Quốc gia có mật độ dân số thấp nhất là
A. Lào.
B.Đông Ti-mo.
C. Mi-an-ma.
D.Thái Lan.
Đáp án: A
Giải thích : Xin-ga-po 7857 người/km2 là quốc gia có mật dộ dân số cao nhất khu vực Đông Nam Á và Lào là quốc gia có mật độ dân số thấp nhất, 29 người/km2 (Bru-nây 69 người/km2, Cam-pu-chia 85 người/km2).
Câu 20. Diện tích và số dân của Việt Nam lần lượt chiếm tỉ lệ phần trăm trong tổng diện tích và số dân khu vực Đông Nam Á năm 2015 là
A. 11,4% và 10,4%.
B.7,4% và 14,6%.
C. 15,0% và 8,3%.
D.42,4% và 40,7%.
Đáp án: B
Giải thích : Diện tích và số dân của Việt Nam lần lượt chiếm tỉ lệ phần trăm trong tổng diện tích và số dân khu vực Đông Nam Á năm 2015 là 7,4% (331/4501,6x100) và 14,6% (91,7/627,8x100).
Câu 21. Quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất là
A. Việt Nam. B.Phi-lip-pin.
C. In-đô-nê-xi-a. D.Xin-ga-po.
Đáp án: D
Giải thích : Ba quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất là Xin-ga-po (100%), Bru-nây (77%) và May-lay-xi-a (74%).
Câu 22. Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều, thể hiện ở
A. Mật độ dân số cao hơn mức trung bình của toàn thế giới.
B. Dân cư tập trung đông ở Đông Nam Á lục địa, thưa ở Đông Nam Á biển đảo.
C. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển.
D. Dân cư thưa thớt ở một số vùng đất đỏ badan.
Đáp án: C
Giải thích : Mục II, SGK/101 địa lí 11 cơ bản.
Câu 23. Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là
A. Lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.
B. Thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.
C. Lao động không cần cù, siêng năng.
D. Thiếu sự dẻo dai, năng động.
Đáp án: B
Giải thích : Mục II, SGK/101 địa lí 11 cơ bản.
Câu 24. Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do
A. Có số dân đông, nhiều quốc gia.
B. Nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn.
C. Vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.
D. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.
Đáp án: D
Giải thích : Mục II, SGK/101 địa lí 11 cơ bản.
Website: iDiaLy.com
App CHplay: iDiaLy.com
Group: idialy.HLT.vn
Fanpage: dialy.HLT.vn
- Anh văn: anhvan.HLT.vn
- Toán học: toanhoc.HLT.vn
- Vật lý: vatly.HLT.vn
- Hóa học: hoahoc.HLT.vn
- Sinh học: sinhhoc.HLT.vn
- Ngữ văn: nguvan.HLT.vn
- Lịch sử: lichsu.HLT.vn
- GDCD: gdcd.HLT.vn
- Tin học: tinhoc.HLT.vn
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 1 (có đáp án): Tự nhiên, dân cư, xã hội (phần 2)
Câu 1: Đông Nam Á là cầu nối lục địa
A. Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
B. Phi với lục địa Ô-xtrây-li-a.
C. Nam Mĩ với lục địa Ô-xtrây-li-a.
D. Phi với lục địa Á – Âu.
Giải thích: Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ân Độ Dương, có vị trí cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a. Đông Nam Á bao gồm một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển rất phức tạp.
Chọn: A.
Câu 2: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là
A. khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).
C. hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.
D. địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.
Chọn: A.
Câu 3: Một phần lãnh thổ của quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?
A. Phía nam Việt Nam, phía nam Lào.
B. Phía bắc của Lào, phía bắc Mi-an-ma.
C. Phía bắc Mi-an-ma, phía bắc Việt Nam.
D. Phía bắc Phi-lip-pin, phía nam Việt Nam.
Giải thích giải: Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy vậy, một phần lãnh thổ Bắc Mi-an-ma, Bắc Việt Nam có mùa đông lạnh.
Chọn: C.
Câu 4: Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều, thể hiện ở
A. Dân cư tập trung đông ở Đông Nam Á lục địa, thưa ở Đông Nam Á biển đảo.
B. Mật độ dân số cao hơn mức trung bình của toàn thế giới.
C. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển.
D. Dân cư thưa thớt ở một số vùng đất đỏ badan.
Giải thích giải: Phân bố dân cư ở Đông Nam Á không đều, dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển và một số vùng đất đỏ ba dan (đảo Gia-va tập trung tới hơn 100 triệu dân).
Chọn: C.
Câu 5: Đông Nam Á có ngành khai khoáng phát triển do
A. có nhiều tài nguyên rừng.
B. giàu có về tài nguyên khoáng sản.
C. hầu hết các nước giáp biển.
D. có nền kinh tế phát triển.
Giải thích: Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng vì thế có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa nhiều dầu khí, là nguồn nguyên liệu cho phát triển kinh tế.
Chọn: B.
Câu 6: Những khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là
A. nghèo tài nguyên khoáng sản.
B. không có đồng bằng lớn.
C. lượng mưa quanh năm không đáng kể.
D. chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai.
Giải thích: Khu vực Đông Nam Áchịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai (bão, lũ, động đất, núi lửa,…).
Chọn đáp án D
Câu 7: Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là:
A. Phát triển lâm nghiệp.
B. Phát triển thủy điện.
C. Phát triển chăn nuôi.
D. Phát triển kinh tế biển.
Giải thích giải: Đông Nam Á có lợi thế về biển. Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế, cũng như thương mại, hàng hải.
Chọn: D.
Câu 8: Đông Nam Á có những loại khoáng sản chủ yếu nào dưới đây?
A. Than, dầu mỏ, khí đốt, thiếc, vàng.
B. Dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng, vàng.
C. Than, khí tự nhiên, dầu mỏ, sắt, đồng.
D. Dầu mỏ, khí đốt, than, kim cương, vàng.
Giải thích: Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên khu vực này giàu có về tài nguyên khoáng sản. Một số loại khoáng sản chủ yếu ở Đông Nam Á là than, khí tự nhiên, dầu mỏ, sắt, đồng và thiếc.
Chọn: C.
Câu 9: Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân có nhiều nét tương đồng là một trong những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á
A. hợp tác cùng phát triển.
B. phát triển du lịch.
C. ổn định chính trị.
D. hội nhập kinh tế.
Giải thích: Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân có nhiều nét tương đồng là một trong những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác cùng phát triển trên nhiều lĩnh vực (văn hóa, chính trị, kinh tế,...).
Chọn đáp án A
Câu 10: Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, đó là
A. văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ.
B. văn hóa Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản và Âu, Mĩ.
C. văn hóa Nam Á, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu – Hàn.
D. văn hóa Hàn, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ.
Giải thích: Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ), Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại (Phật giáo ở Lào, Cam-pu chia, Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam; Thiên Chúa giáo ở hầu khắp các nước, đặc biệt là Phi lip-pin với 80% dân số ; Hồi giáo ở Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, chiếm trên 80% dân số).
Chọn: A.
Câu 11: Điểm khác nhau cơ bản của địa hình Đông Nam Á biển đảo với Đông Nam Á lục địa là
A. đồng bằng phù sa nằm đang xen giữa các dãy núi.
B. có nhiều núi lửa đang hoạt động.
C. ít đồng bằng, nhiều đồi núi.
D. Núi thường thấp dưới 3000m.
Giải thích: Đông Nam Á biển đảo có địa hình gồm nhiều núi và núi lửa (nằm gần với vành đai núi lửa Thái Bình Dương). Đông Nam Á lục địa địa hình gồm nhiều núi, đồng bằng ven biển nhưng đặc điểm địa chất ổn định hơn và không có núi lửa hoạt động.
=> Vậy điểm khác nhau cơ bản của địa hình Đông Nam Á biển đảo với Đông Nam Á lục địa là có nhiều núi lửa đang hoạt động.
Chọn đáp án B
Câu 12: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?
A. địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam.
B. phần lớn có khí hậu xích đạo.
C. sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
D. ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ.
Giải thích: Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa là:
- Địa hình hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
- Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ được bồi đắp bởi các hệ thống sông lớn.
=> Phần lớn có khí hậu xích đạo không phải là đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa.
Chọn đáp án B
Câu 13: Đặc điểm của Đông Nam Á hải đảo không phải là
A. khu vực tập trung đảo lớn nhất thế giới.
B. ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa.
C. sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
D. khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo.
Giải thích:
- Đông Nam Á biển đảo là một trong những khu vực tập trung đảo lớn nhất thế giới, bao gồm nhiều quần đảo và hàng vạn đảo lớn, nhỏ.
- Đông Nam Á biển đảo ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa. Núi thường có độ cao dưới 3000 m. Đồng bằng lớn chỉ tập trung ở các đảo Ca-li-man-tan, Niu Ghi-nê...
- Đông Nam Á biển đảo nằm trong hai đới khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo.
- Đông Nam Á biển đảo có sông ngắn, nhỏ -> Ý C sai.
Chọn: C.
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư Đông Nam Á?
A. Có dân số đông, mật độ dân số cao.
B. Tỉ suất gia tăng dân số hiện nay có chiều hướng gia tăng.
C. Dân số trẻ, số người trong tuổi lao động chiếm trên 50%.
D. Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.
Giải thích: Dân cư Đông Nam Á có đặc điểm:
- Dân số đông, mật độ dân số cao.
- Dân số trẻ.
- Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.
Chọn đáp án B
Câu 15: Đông Nam Á có nhiều núi lửa đang hoạt động do
A. nằm trong vàng đai sinh khoáng Thái Bình Dương.
B. nằm kề vành đai lửa Thái Bình Dương.
C. nằm trong vành đai sinh khoáng địa trung hải.
D. nằm trong vùng có gió mùa điển hình của châu Á.
Giải thích: Đông Nam Á có vị trí kề sát “vành đai lửa Thái Bình Dương”, lại là nơi hoạt động của các áp thấp nhiệt đới nên chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai như động đất, sóng thần, bão, lũ lụt,…
Chọn: B.
Câu 16: Dân cư các nước Đông Nam Á thường gây khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước là do
A. có nền văn hóa, tôn giáo phong phú đa dạng.
B. phân bố không đồng đều giữa các quốc gia trong khu vực.
C. dân số đông ở nhiều quốc gia.
D. một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia.
Giải thích: Các quốc gia Đông Nam Á có nhiều dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây không ít khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước.
Chọn: D.
Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây là hạn chế lớn nhất của nguồn lao động khu vực Đông Nam Á?
A. Tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế.
B. Nguồn lao động dồi dào, đông gây sức ép lớn về việc làm.
C. Chất lượng nguồn lao động ở một số nước chưa cao.
D. Trình độ chuyên môn của lao động phân bố không đều.
Giải thích: Nguồn lao động của Đông Nam Á dồi dào, nhưng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế. Dân đông, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chọn: A.
Câu 18: Việc phát triển giao thông ở Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông – Tây không thuận lợi là do
A. biển ngăn cách.
B. phải phá nhiều rừng đặc dụng.
C. không mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
D. các dãy núi và sông ngòi có hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam.
Giải thích: Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam điều này gây khó khăn cho việc phát triển giao thông ở Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông – Tây.
Chọn đáp án D
Câu 19: Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng đông – tây có những ảnh hưởng gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?
A. Thúc đẩy hoạt động giao lưu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đông –tây giữa các quốc gia, đặc biệt ở những vùng núi khó khăn.
B. Thúc đẩy hoạt động giao lưu phát triển kinh tế - xã hội theo giữa các quốc gia Đông Nam Á lục địvới Đông Nam Á hải đảo.
C. Mở rộng các vùng hậu phương cho các cảng của các quốc gia ven biển, thúc đẩy phát triển kinh tế biển.
D. Thúc đẩy hoạt động giao lưu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đông –tây giữa các quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế biển.
Giải thích : Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng đông – tây sẽ thúc đẩy hoạt động giao lưu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đông – tây giữa các quốc gia, đặc biệt ở những vùng núi khó khăn.
Chọn A.
Câu 20: Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á mang tên là:
A. Bán đảo Đông Dương.
B. Bán đảo Mã Lai.
C. Bán đảo Trung - Ấn.
D. Bán đảo Tiểu Á.
Giải thích:
1. Bán đảo mang tên Trung-Ấn bởi những những yếu tố lịch sử đã làm khu vực này chịu ảnh hưởng văn hóa từ Ấn Độ và Trung Hoa, và về mặt địa lý, khu vực này tiếp giáp với Ấn Độ ở phía tây và Trung Quốc ở phía Bắc.
2. Hiện nay, bán đảo Trung-Ấn trải qua lãnh thổ các quốc gia Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, và Malaysia bán đảo.
Chọn: C.
Câu 21: Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là
A. lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.
B. thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.
C. lao động không cần cù, siêng năng.
D. thiếu sự dẻo dai, năng động.
Giải thích: Đặc điểm của lao động Đông Nam Á là cần cù có nhiều kinh nghiệm trong nông nghiệp, nguồn lao động trẻ dồi dào, năng động nhưng thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế.
Chọn: B.
Câu 22: Các quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây có ngành khai thác dầu khí phát triển nhanh trong những năm gần đây?
A. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
B. Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia.
C. Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.
D. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Cam-pu-chia.
Giải thích: Ngoài một số ngành như khai thác khoảng sản, kim loại, dệt may, sản xuất hang tiêu dùng,… thì ngành khai thác dầu khí cũng đang phát triển nhanh, đặc biệt ở một số nước như: Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Ma-lai-xi-a.
Chọn: A.
Câu 23: Nguyên nhân khu vực Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng là do
A. nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, hai lục địa và nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
C. khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.
D. là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.
Giải thích: Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì khu vực này là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.
Chọn: B.
Câu 24: Đảo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới là đảo nào dưới đây?
A. Gia-va.
B. Lu-xôn.
C. Xu-ma-tra.
D. Ca-li-man-tan.
Giải thích: Borneo hay Kalimantan là đảo lớn thứ 3 thế giới với diện tích lên đến 743.330 km² tại Đông Nam Á. Borneo là tên gọi của người phương Tây và hiếm khi được dân địa phương gọi. Đảo chia làm ba phần thuộc chủ quyền của ba nước Brunei, Indonesia và Malaysia. Phần đảo này thuộc chủ quyền của Indonesia được gọi là Kalimantan trong khi phần thuộc chủ quyền thuộc Malaysia được gọi là Đông Malaysia. Gần như toàn bộ lãnh thổ Brunei là một phần nhỏ của đảo Borneo.
Chọn: D.
Câu 25: Vì sao các quốc gia Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản?
A. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
B. Có nhiều kiểu, dạng địa hình.
C. Nằm trong vành đai sinh khoáng.
D. Nằm kề sát vành đai núi lửa Thái Bình Dương.
Giải thích: Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng vì thế có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa nhiều dầu khí, là nguồn tài nguyên nhiên liệu cho phát triển kinh tế.
Chọn: C.
Câu 26: Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do
A. Có số dân đông, nhiều quốc gia.
B. Nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn.
C. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.
D. Vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.
Giải thích: Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ), tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại.
Chọn: C.
Câu 27: Sản lượng điện tiêu dùng bình quân đầu người của Đông Nam Á thấp là do
A. Đông Nam Á chủ yếu phát triển nhiệt điện.
B. Sản lượng điện cao nhưng dân số đông.
C. Sản lượng điện thấp và dân số đông.
D. Đông Nam Á chủ yếu phát triển thủy điện.
Giải thích: Sản lượng điện của các quốc gia cao (năm 2003 là 439 tỉ kWh) nhưng đây là khu vực đông dân (trên 556 triệu người) nên sản lượng tiêu dùng bình quân đầu người thấp, chỉ bằng 1/3 bình quân sản lượng điện tiêu dùng của thế giới.
Chọn: B.
Câu 28: Phát triển giao thông theo hướng Đông – Tây của Đông Nam Á lục địa có vai trò nào dưới đây?
A. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong nước và giữa các nước.
B. Thúc đẩy giao lưu văn hóa, du lịch giữa các nước.
C. Tăng cường giao thương kinh tế qua các cửa khẩu.
D. Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng hậu phương cảng.
Giải thích: Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam, đây cũng là đặc điểm địa hình của các quốc gia Đông Nam Á. Do vậy giao thông đông – tây trong một nước cũng như giữa các nước Đông Nam Á gặp nhiều khó khăn gây cản trở sự giao lưu trao đổi hàng hóa, hợp tác giữa miền núi với các vùng đồng bằng, giữa các quốc gia Đông Nam Á; hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội cho dân cư ở vùng miền núi của các quốc gia. Ví dụ. Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, có địa hình gồm nhiều dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam, tập trung ở phía tây lãnh thổ -> hạn chế sự giao lưu phát triển kinh tế - xã hội giữa vùng miền núi phía tây với vùng đồng bằng ở phía đông, sự giao lưu kinh tế - xã hội giữa nước ta với các nước ở phía tây như Lào, Cam-pu-chia (biên giới với các nước này chủ yếu là vùng núi) => Việc phát triển các tuyến giao thông hướng Đông – Tây tuy khó khăn nhưng sẽ góp phần lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong một nước cũng như giữa các nước trong khu vực. Chọn: A.
Câu 29: Khu vực nào ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc?
A. Miền Trung.
B. Miền Bắc.
C. Miền Nam.
D. Cả nước.
Giải thích: Miền Bắc nước ta nằm ở vĩ độ cao nhất, có vị trí lãnh thổ trên kết hợp với hướng địa hình gồm các cánh cung hướng mở rộng về phía Bắc và phía Đông tạo hành lang hút gió mạnh. Do vậy khối không khí lạnh phương Bắc dễ dàng xâm nhập và ảnh hưởng sâu đến lãnh thổ phía Bắc, đem lại một mùa đông lạnh giá cho miền Bắc. Chọn: B.
Câu 30: “Phần lớn lãnh thổ Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy vậy một phần lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam có mùa đông lạnh”. Nguyên nhân là do:
A. Lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam có địa hình núi cao làm nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông.
B. Hai khu vực này có vị trí nằm ở vĩ độ cao nhất (phía Bắc lãnh thổ) kết hợp hướng địa hình nên đón khối khí lạnh từ phương Bắc xuống.
C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông và đại Dương.
D. Hai khu vực này nằm trong đới khí hậu ôn hòa.
Giải thích:
- Lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam nằm ở vĩ độ cao nhất của khu vực Đông Nam Á lục địa.
- Vị trí lãnh thổ trên kết hợp với hướng địa hình đón gió: Mi-an-ma có địa hình dạng lòng máng được nâng cao hai đầu, phía Bắc Việt Nam địa hình gồm các cánh cung hướng mở rộng về phía Bắc và phía Đông tạo hành lang hút gió mạnh.
=> Do vậy khối không khí lạnh phương Bắc dễ dàng xâm nhập và ảnh hưởng sâu đến lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam, đem lại một mùa đông lạnh.
Chọn đáp án B
BÀI 11. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
1. Nhận biết
Câu
1: Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho diện tích rừng ở các nước Đông Nam Á bị
thu hẹp là do
A. khai thác không
hợp lí và cháy rừng. B. cháy rừng và xây dựng nhà máy thủy điện.
C. mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp. D. kết quả trồng rừng còn nhiều hạn chế.
Câu 2: Khu vực Đông Nam Á tiếp
giáp hai đại dương là
A. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
Câu
3: Đông Nam Á nằm ở vị trí cầu nối giữa các lục địa nào sau đây?
A. Á - Âu và Phi. B. Á - Âu và Ô-xtrây-li-a. C. Á - Âu và
Nam Mĩ. D. Á - Âu và
Bắc Mĩ.
Câu 4: Một trong những lợi thế của hầu hết các nước
Đông Nam Á là
A. phát triển thủy điện. B. phát triển lâm nghiệp.
C. phát triển kinh tế biển. D. phát triển chăn nuôi.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về
vị trí địa lí của Đông Nam Á?
A. Là cầu nối giữa các lục địa Á- Âu-
Ô-xtrây-li-a.
B. Nằm ở phía Đông Nam của Châu Á.
C. Là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn.
D. Nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Đại Tây
Dương.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc
điểm tự nhiên của Đông Nam Á?
A. Khí hậu nóng ẩm. B. Khoáng sản nhiều loại.
C. Đất trồng đa dạng. D. Rừng ôn đới phổ biến.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng về tự nhiên
của Đông Nam Á lục địa?
A. Địa hình bị chia cắt mạnh. B. Có rất nhiều núi lửa và đảo.
C. Nhiều nơi núi lan ra sát biển. D. Nhiều đồng bằng châu thổ.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với Đông
Nam Á lục địa?
A. Có một số sông lớn nhiều nước. B. Địa hình bị chia cắt mạnh.
C. Nhiều quần đảo, đảo và núi lửa. D. Có các đồng bằng phù sa.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với khu vực
A. Quần đảo thuộc loại lớn nhất thế giới.
B. Nằm trong vùng có động đất núi lửa hoạt động
mạnh.
C. Bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi hướng Tây
Bắc - Đông Nam.
D. Có nhiều đồng bằng lớn, đất phù sa được phủ
tro, bụi của núi lửa.
Câu 10: Ý nào sau đây không đúng về vị trí địa lí
của khu vực Đông Nam Á?
A. Nằm trong đới khí hậu gió mùa nhiệt đới và
khí hậu xích đạo.
B. Nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới gió mùa
thuộc bán cầu Bắc.
C. Nằm gần hai quốc gia có nền văn minh lớn là
Ấn Độ và Trung Quốc.
D. Nằm ở phía Đông Nam lục địa Á - Âu, nơi tiếp
giáp giữa hai đại dương.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc
điểm tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo?
A. Khí hậu có một mùa đông lạnh. B. Đồng bằng có đất đai màu mỡ.
C. Tập trung nhiều đảo, quần đảo. D. Ít đồng bằng, nhiều đồi núi.
Câu 12: Đảo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn
thứ ba trên thế giới là
A. Gia-va. B. Lu-xôn. C.
Xu-ma-tra. D. Ca-li-man-tan.
Câu 13: Các quốc gia nào sau đây không thuộc Đông
Nam Á biển đảo?
A. Thái Lan, Đông-Ti-mo. B. Bru-nây, Phi-lip-pin.
C. Xing-ga-po, Cam-pu-chia. D. Cam-pu-chia, Việt Nam.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên Đông Nam Á lục địa?
A. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa. B. Địa hình đồi núi chia cắt mạnh.
C. Nhiều quần đảo, đảo và núi lửa. D. Các đồng bằng phù sa màu mỡ.
Câu 15: Hướng phát triển của công
nghiệp Đông Nam Á không phải là
A. tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài. B. hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ.
C. tập trung sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước. D. tăng cường đào tạo kĩ thuật cho người lao động.
Câu 16: Một số sản phẩm công
nghiệp của Đông Nam Á đã có được sức cạnh tranh trên thị trường thế giới chủ
yếu là nhờ vào việc
A. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài. B. tăng cường công nhân có trình độ kĩ thuật cao.
C. đầu tư vốn để đổi mới nhiều máy móc, thiết bị. D. có sự liên kết và hợp tác sản xuất giữa các nước.
Câu 17: Quốc gia có sản lượng lúa gạo lớn
nhất Đông Nam Á là
A. Phi-lip-pin. B. In-đô-nê-xi-a. C. Thái Lan. D. Việt Nam.
Câu 18: Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là
A. lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa. B. lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà
là.
C. lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía. D. lúa mì, dừa, cà phê, ca cao, mía.
Câu 19: Vấn đề nào sau đây không
còn là thách thức lớn đối với các nước ASEAN hiện nay?
A. Tình trạng ô nhiễm môi trường. B. Chênh lệch giàu nghèo lớn.
C. Thất nghiệp, thiếu việc làm. D. Thiếu lương
thực trầm trọng.
Câu 20: Mục đích chủ yếu của việc trồng cây
công nghiệp lấy dầu ở Đông Nam Á là
A. mở rộng xuất khẩu thu ngoại tệ. B. phá thế độc canh trong nông
nghiệp.
C. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. D. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Câu
21: Nguyên nhân
chính làm cho ngành khai thác hải sản ở các nước Đông Nam Á chưa phát huy được
lợi thế là
A. phương tiện khai
thác thô sơ, chậm đổi mới. B.
thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai.
C. chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển. D. môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Câu 22: Xu hướng phổ biến trong chính sách phát
triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là
A. chú trọng phát triển sản xuất hàng tiêu dùng. B. tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.
C. phát triển các ngành hiện đại, vốn đầu tư
lớn. D. ưu tiên phát triển các ngành truyền thống.
Câu 24: Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây giúp Đông
Nam Á phát triển mạnh cây lúa gạo?
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc với lượng nước
dồi dào.
B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.
C. Có nhiều cao nguyên đất đỏ badan màu mỡ.
D. Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa gạo.
Câu 25: Biểu hiện chứng tỏ cơ cấu nền kinh tế các
nước Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
A. dịch vụ đóng góp cho GDP là chủ yếu.
B. kinh tế nông nghiệp ngày càng thu hẹp.
C. kinh tế công nghiệp chuyển sang kinh tế dịch
vụ.
D. kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp.
Câu 26: Ý nào sau đây không phải là hướng phát triển
của các nước Đông Nam Á?
A. Tăng cường liên doanh liên kết với nước
ngoài.
B. Hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ.
C. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng
xuất khẩu.
D. Tập trung đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên
nhiên.
Câu 27: Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á
lục địa theo hướng Đông - Tây gặp khó khăn do
A. Đông Nam Á lục địa ít giao lưu theo hướng
Đông - Tây.
B. các dãy núi chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam hoặc Bắc - Nam.
C. việc giao lưu theo hướng Đông - Tây ít đem
lại lợi ích hơn.
D. các dãy núi chủ yếu chạy theo hướng Đông Bắc
- Tây Nam.
Câu 28: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho
sản lượng lúa gạo của khu vực Đông Nam Á tăng lên trong những năm gần đây?
A. Khai hoang, mở rộng diện tích lúa. B. Áp dụng các biện pháp thâm
canh.
C. Dân số tăng, nhu cầu thị trường lớn. D. Sử dụng giống mới năng suất cao.
Câu 29: Cà phê, cao su, hồ tiêu được trồng nhiều ở
Đông Nam Á do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Có khí hậu nóng ẩm, đất badan màu mỡ. B. Thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn ổn định.
C. Truyền thống trồng cây công nghiệp từ lâu đời. D. Qũy đất cho phát triển các cây công
nghiệp lớn.
Câu 30: Các quốc gia thành viên sáng lập ASEAN
gồm
A. Mai-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a,
Xin-ga-po, Lào.
B. Mai-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a,
Xin-ga-po, Bru-nây.
C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po,
Phi-lip-pin, Mi-an-ma.
D. Mai-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a,
Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
Câu 31: Mục tiêu khái quát nhất mà các nước ASEAN
cần đạt được là
A. xây dựng ASEAN thành một khu vực hoà bình, ổn
định.
B. giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên
quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước.
C. đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn
định, cùng phát triển.
D. thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo
dục và tiến bộ xã hội của các nước.
Câu 32: Sắp xếp theo thứ tự gia nhập ASEAN của các
nước trong khu vực Đông Nam Á?
A. Thái Lan, Bru-nây, Việt Nam, Mi-an-ma và
Cam-pu-chia.
B. Việt Nam, Thái Lan, Bru-nây, Mi-an-ma và
Cam-pu-chia.
C. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia Mi-an-ma và
Bru-nây.
D. Thái Lan, Việt Nam, Bru-nây, Mi-an-ma và
Cam-pu-chia.
Câu 33: Sắp xếp theo thứ tự gia nhập ASEAN của các
nước trong khu vực Đông Nam Á?
A. Thái Lan, Việt Nam, Bru-nây, Mi-an-ma và
Cam-pu-chia.
B. In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Việt Nam, Mi-an-ma và
Cam-pu-chia.
C. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia Mi-an-ma và
Bru-nây.
D. Việt Nam, Thái Lan, Bru-nây, Mi-an-ma và
Cam-pu-chia.
2. Thông hiểu
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo?
A. Dầu mỏ và khí đốt có trữ lượng lớn. B. Nhiều đồi núi, có núi lửa hoạt động.
C. Đồng bằng rộng lớn, đất cát pha là chủ yếu. D. Khí hậu nóng ẩm và có gió mùa hoạt động.
Câu 2: Đông Nam Á biển đảo nằm trong các đới khí
hậu nào sau đây?
A. Nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo. B. Nhiệt đới, cận xích đạo và
xích đạo.
C. Cận xích đạo và xích đạo. D. Cận nhiệt, nhiệt đới và cận xích
đạo.
Câu 3: Đặc điểm chung của khí hậu khu vực Đông Nam
Á là
A. phân mùa. B. nóng, ẩm.
C. khô, nóng. D. lạnh, ẩm.
Câu 4: Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú
đa dạng là do
A. có dân số đông, nhiều quốc gia.
B. nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn.
C. vị trí cầu nối giữa lục địa Á - Âu và lục địa
Ô-xtray- li-a.
D. là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.
Câu 5: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển
nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là
A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng
lưới sông ngòi dày đặc.
B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).
C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh
thực sự.
D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân
hóa của khí hậu.
Câu 6: Đặc
điểm nào sau đây không đúng về
dân cư - xã hội của phần lớn các nước Đông Nam Á hiện nay?
A. Lao động có
chuyên môn kĩ thuật chiếm tỉ lệ lớn.
B.
Dân cư tập trung đông ở các đồng bằng châu thổ.
C.
Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ.
D.
Có nhiều nét tương đồng về phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hóa.
Câu 7: Phát biểu nào sau
đây không đúng về đặc điểm dân
cư và xã hội của khu vực Đông Nam Á?
A. Đạo Phật là tôn giáo phổ biến ở các nước Đông Nam Á
biển đảo.
B. Dân cư tập trung đông
ở các đồng bằng châu thổ sông.
C. Tỉ suất gia tăng dân
số tự nhiên có xu hướng giảm.
D. Một số dân tộc phân
bố không theo biên giới quốc gia.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng với tự nhiên Đông
Nam Á lục địa?
A. Chủ yếu là đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.
B. Nhiều đồi núi và núi lửa, sông ngòi ngắn.
C. Tập trung rất nhiều đảo và các quần đảo.
D. Có khí hậu chủ yếu là nhiệt đới gió mùa.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với tự
nhiên Đông Nam Á biển đảo?
A. Khí hậu có một mùa đông lạnh.
B. Tập trung nhiều đảo, quần đảo.
C. Đồng bằng có đất đai màu mỡ.
D. Ít đồng bằng, nhiều đồi núi.
Câu 10: Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản là do
A. có diện tích rừng xích đạo lớn.
B. có nhiều đảo, quần đảo và núi lửa.
C. địa hình chủ yếu là đồi núi.
D. nằm trong vành đai sinh khoáng.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc
điểm dân cư của Đông Nam Á?
A. Dân cư đông và tăng nhanh.
B. Mật độ dân số cao nhưng phân bố
không đều.
C. Nguồn lao động rất dồi dào.
D. Dân cư phân bố đồng đều giữa
các quốc gia.
Câu 12: Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á chịu ảnh
hưởng nhiều nhất của bão?
A. Việt Nam B. Ma-lai-xi-a.
C.
Phi-lip-pin. D. In-đô-nê-xi-a.
Câu
13: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều của động đất là do
A. nằm ở nơi gặp gỡ giữa các luồng sinh vật.
B. nơi giao thoa giữa các vành đai sinh khoáng.
C. liền kề với vành đai lửa Thái Bình Dương.
D.
nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Câu 14: Điểm nào sau đây không đúng với tài nguyên
khu vực Đông Nam Á?
A. Sinh vật biển đa dạng. B. Khí hậu ôn hoà.
C. Thực vật phong phú. D. Khoáng sản giàu có.
Câu 15: Điểm tương đồng của tất cả các nước Đông Nam
Á về mặt vị trí địa lí là
A. tiếp giáp biển.
B. có tính chất bán đảo.
C. thường chịu ảnh hưởng của thiên tai.
D. nằm chủ yếu trong vùng nội chí tuyến.
Câu 16: Các đồng bằng ở Đông Nam Á biển đảo màu mỡ
là do
A. có lớp phủ thực vật.
B. được phù sa của các con sông bồi
lấp.
C. được con người cải tạo hợp lí.
D. sản phẩm phong hóa từ dung
nham núi lửa.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về
đặc điểm địa hình của các nước Đông Nam Á biển đảo?
A. Ít đồng bằng, nhiều đồi núi và núi lửa.
B. Đa phần là đồng bằng duyên hải, có đất cát
nghèo dinh dưỡng.
C. Chủ yếu là đồi núi thấp, có độ cao trung bình
dưới 3000m.
D. Đồng bằng lớn tập trung ở các đảo Calimanta,
Xumatra.
Câu 18: Đông Nam Á biển đảo là khu vực có nhiều động
đất và núi lửa vì
A. nằm trong “vành đai lửa Thái Bình Dương”.
B. là nơi gặp gỡ của hai vành đai sinh khoáng
thế giới.
C. phần lớn lãnh thổ là quần đảo nên nền đất
không ổn định.
D. tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nên
có sóng thần hoạt động.
Câu 19: Điểm khác nhau cơ bản của địa hình Đông Nam
Á biển đảo với Đông Nam Á lục địa là
A. ít đồng bằng, nhiều đồi núi.
B. núi thường thấp dưới 3000m.
C. có nhiều núi lửa đang hoạt động.
D. đồng bằng phù sa nằm đan xen giữa
các dãy núi.
Câu 20: Tỉ suất gia
tăng dân số tự nhiên
của nhiều nước
Đông Nam Á hiện nay có xu hướng giảm
chủ yếu do
A. thực hiện tốt chính sách dân số.
B. trình độ dân trí được nâng cao.
C. tâm lí xã hội có nhiều thay đổi.
D. nông nghiệp cần ít lao động hơn.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?
A. Có chung mục tiêu, lợi ích phát
triển kinh tế.
B. Sử dụng chung một đồng
tiền riêng của khu vực.
C. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu
vực trên thế giới.
D. Có sự tương đồng về địa lí, văn
hóa, xã hội của các nước.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng với ASEAN hiện nay?
A. Mở rộng liên kết với các nước bên ngoài.
B. Trình độ phát triển khác nhau giữa các nước.
C. Là một tổ chức lớn mạnh hàng đầu thế giới.
D. Quan tâm đến nâng cao trình độ nhân lực.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng với các
quốc gia trong ASEAN hiện nay?
A. Chú trọng việc bảo vệ môi trường.
B. Có trình độ phát triển giống
nhau.
C. Phong tục, tập quán có sự tương đồng.
D. Tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia.
Câu 24: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ trình độ phát
triển của ASEAN còn chưa đồng đều?
A. GDP của một số nước rất cao, trong khi nhiều
nước còn thấp
B. Số hộ đói nghèo giữa các quốc gia khác nhau
C. Đô thị hoá khác nhau giữa các quốc gia
D. Việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường
ở nhiều nước chưa hợp lí
Câu 25: Đâu không phải là thách thức của ASEAN trong
những năm gần đây?
A. Chênh lệch trình độ phát triển.
B. Tình trạng đói nghèo còn phổ biến.
C. Đã tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định.
D. Vấn đề tôn giáo, hòa hợp dân tộc.
3. Vận dụng
Câu 1: Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của
người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng là điều kiện thuận lợi để
A. ổn định chính trị. B. phát triển du lịch.
C. hội nhập quốc tế. D. hợp tác cùng phát triển.
Câu 2: Sự đa dạng về dân tộc của hầu hết các nước
Đông Nam Á không có tác động nào sau đây về mặt văn hóa, xã hội?
A. Sự thuần nhất trong ngôn ngữ, phong tục tập quán.
B. Sự đa dạng, độc đáo trong sinh hoạt.
C. Sự phức tạp trong đời sống chính trị, tôn giáo.
D. Sự năng động trong lối sống của dân cư.
Câu 3: Trở ngại thường xuyên của thiên nhiên Đông
Nam Á đối với phát triển kinh tế là
A. lũ lụt, bão. B. động đất, sóng thần.
C.
lũ lụt, động đất. D. phân bố tài nguyên.
Câu 4: Lượng điện tiêu dùng bình quân theo đầu
người ở các nước Đông Nam Á hiện nay còn thấp là biểu hiện trực tiếp của
A. chất lượng cuộc sống thấp. B. nền kinh tế phát triển chậm.
C. trình độ đô thị hóa thấp. D. tỉ trọng dân nông thôn lớn.
Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích gieo
trồng lúa gạo ở các nước Đông Nam Á giảm là
A. nhu cầu sử dụng lúa gạo giảm
B. năng suất lúa gạo tăng lên nhanh chóng.
C. sản xuất lúa gạo đã đáp ứng được yêu cầu của
người dân.
D. chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây
trồng.
Câu 6: Công nghiệp chế biến thực phẩm phân bố rộng
khắp các nước Đông Nam Á là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt.
B. Chất lượng lao động ngày càng cao.
C. Cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại.
D. Nguồn nguyên liệu tại chỗ
phong phú.
Câu 7: Công nghiệp chế biến thực phẩm của Đông Nam
Á phát triển dựa trên các thế mạnh chủ yếu nào sau đây?
A. Nguồn lao động rất dồi dào và cơ sở vật chất
kĩ thuật tốt.
B. Nguồn lao động dồi dào và cơ sở hạ tầng khá
hiện đại.
C. Nguồn nguyên liệu phong phú và thị trường
tiêu thụ rộng.
D. Nguồn vốn đầu tư nhiều và thị trường tiêu thụ
rộng lớn.
Câu 8: Ngành công nghiệp điện tử trở thành thế mạnh
của nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chủ yếu là do
A. nâng cao trình độ kĩ thuật cho người lao động.
B. mở rộng thị trường tiêu thụ trong, ngoài nước.
C. liên doanh với các hãng nổi tiếng nước ngoài.
D. tiến hành hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật.
Câu 9: Công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô của
Đông Nam Á phát triển nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do
A. thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn trong nước.
B.
nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.
C. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.
D.
tiến hành hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật.
Câu 10: Việc xây dựng đường giao thông trong khu vực
Đông Nam Á theo hướng đông-tây hết sức cần thiết đối với các nước có
A. hướng núi Bắc- Nam.
B. hướng núi Tây Bắc- Đông Nam.
C. lãnh thổ kéo dài theo chiều bắc- nam.
D. lãnh thổ kéo dài theo chiều Đông- Tây.
Câu 11: Lúa gạo là cây trồng chính của Đông Nam Á
nhưng diện tích gieo trồng có xu hướng giảm vì
A. việc sử dụng lương thực của người dân ngày
càng được đa dạng hóa.
B. nhu cầu thị trường lúa gạo của thế giới đang
có xu hướng giảm xuống.
C. đất trồng lúa đang được chuyển sang trồng cây công nghiệp và cây ăn quả
có giá trị cao hơn.
D. những biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm cho một số vùng không còn thích
hợp cho việc trồng lúa.
Câu 12: Lợi thế quan trọng nhất để các nước Đông Nam
Á phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản là
A. nhu cầu thị trường trong nước và thế giới
ngày càng lớn.
B. công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành trọng
điểm.
C. hầu hết các nước tiếp giáp biển, vùng biển
nóng giàu hải sản.
D. người dân có nhiều kinh nghiệm đánh bắt và
nuôi trồng thủy hải sản.
Câu 13: Việc xây dựng đường giao thông đường bộ theo
hướng Đông - Tây hết sức cần thiết đối với Đông Nam Á lục địa vì
A. hướng núi bắc - nam, tây bắc - đông nam.
B. địa hình nhiều đồi núi, phân hóa phức tạp.
C. lãnh thổ kéo dài theo chiều bắc - nam.
D. lãnh thổ kéo dài theo chiều đông - tây.
Câu 14: Nhân tố nào sau đây đã ảnh hưởng xấu đến môi
trường đầu tư của các nước Đông Nam Á?
A. Đói nghèo, dịch bệnh, dân số tăng nhanh.
B. Ô nhiễm môi trường, thiên tai.
C. Thất nghiệp, thiếu việc làm.
D. Mất ổn định do vấn đề dân
tộc, tôn giáo.
Câu 15: Các nước ASEAN cần thực hiện giải pháp trước
mắt nào sau đây để tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài?
A. Cải thiện môi trường đầu tư.
B. Nâng cao đời sống cho dân cư.
C. Đào tạo nguồn lao động có trình độ cao.
D. Tăng cường dịch vụ quảng bá hình ảnh.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về những vấn đề xã
hội đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?
A. Thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực.
B. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường chưa hợp lí.
C. Tôn giáo và sự hòa hợp dân tộc ở mỗi quốc
gia.
D. Sự đa dạng về phong tục và tập quán ở mỗi
quốc gia.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng về thành tựu của
ASEAN hiện nay?
A. Nhiều quốc gia thuộc vào nhóm nước phát triển.
B. Các quốc gia đều có trình độ phát triển giống nhau.
C. Tình trạng đói nghèo của người dân đã được
xóa bỏ.
D. Tốc độ tăng GDP của một số quốc gia khá cao.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng với ASEAN hiện
nay?
A. Là một tổ chức lớn mạnh hàng đầu thế giới.
B. Các nước có trình độ phát triển giống nhau.
C. Mở rộng hợp tác với nhiều nước bên ngoài.
D. Mức sống dân cư tương đồng giữa các nước.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng với ASEAN hiện
nay?
A. Cơ sở hạ tầng ngày càng được hiện đại hóa.
B. Thành viên bao gồm 11 nước Đông Nam Á.
C. Không liên kết với các quốc gia bên ngoài.
D. Mức sống dân cư tương đồng giữa các nước.
Câu 20: Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế xã
hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là
A. đã có 10 nước là thành viên của ASEAN.
B. thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài.
C. khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định.
4. Vận dụng cao
Câu 1: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho
vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở nhiều nước Đông Nam Á gặp khó khăn?
A. Trình độ lao động thấp, phân bố lao động chưa
đồng đều.
B. Quy mô dân số đông, trình độ phát triển kinh
tế chưa cao.
C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, năng suất
lao động cao.
D. Dân số tăng nhanh, chất lượng giáo dục còn
nhiều hạn chế.
Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho
mức tiêu thụ điện bình quân đầu người ở Đông Nam Á còn thấp?
A. Ngành điện hoạt động còn hạn chế.
B. Công nghiệp chưa phát triển
mạnh.
C. Trình độ đô thị hóa còn chưa cao.
D. Chất lượng cuộc sống dân cư thấp.
Câu 3: Một số nước Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng
công nghiệp nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do
A. mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài.
B. tăng cường khai thác khoáng sản.
C. phát triển mạnh các hàng xuất khẩu.
D. nâng cao trình độ người lao động.
Câu 4: Công nghiệp Đông Nam Á đang phát triển mạnh
theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết nhằm mục đích chính là
A. tận dụng được nguồn lao động dồi dào.
B. xuất khẩu sang chính các nước đó.
C. tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong giai đoạn tiếp theo.
D. tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú, đa dạng.
Câu 5: Biện pháp nào có hiệu quả nhất để tăng sản lượng lúa gạo của các nước
Đông Nam Á?
A. Tăng cường đầu tư phát triển thuỷ lợi.
B.
Sử dụng các giống lúa năng suất
cao.
C. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật.
D.
Tăng cường sử dụng phân bón, thuốc
trừ sâu.
Câu 6: Biện pháp quan trọng trong việc đẩy mạnh
khai thác thủy hải sản của khu vực Đông Nam Á là
A. đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm.
B. giải quyết những vấn đề tranh chấp trên biển
Đông.
C. trang bị các tàu lớn, phương tiện đánh bắt
hiện đại.
D. có những chính sách ưu tiên ngành đánh bắt
thủy hải sản.
Câu 7: Sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp chế
biến và lắp giáp của các nước Đông Nam Á là do
A. trình độ khoa học kĩ thuật ngày càng cao.
B. sự suy giảm của các cường quốc khác.
C. nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng cao.
D. nguồn lao động dồi dào, công lao động thấp.
Câu 8: Dịch vụ là ngành được các nước Đông nam Á ưu
tiên phát triển nhằm mục đích.
A. khai thác tiềm năng du lịch.
B. khai thác lợi thế về vị trí địa lí.
C. tạo cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư.
D. thúc đẩy các ngành kinh tế khác.
Câu 9: Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam
cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là
A. quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí.
B. nước ta có nhiều thành phần dân tộc.
C. chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ.
D. các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán.
Câu 10: Cho bảng số liệu:
TỔNG GDP TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ
QUỐC GIA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Đơnvị:Triệu đô la Mỹ)
Năm |
2010 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
In-dô-nê-xi-a |
755 094 |
917 870 |
912 524 |
890 487 |
861 934 |
Thái Lan |
340 924 |
397 291 |
419 889 |
404 320 |
395 168 |
Xin-ga-po |
236 422 |
289 269 |
300 288 |
306 344 |
292 739 |
Việt Nam |
116 299 |
156 706 |
173 301 |
186 205 |
193 412 |
(Nguồn: Niên giám thống kê
Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu,cho biết nhận xét nào
sau đây đúng về tổng GDP trong nước theo giá hiện hành của một số quốc gia,giai
đoạn2010-2015?
A. In-đô-nê-xi-a tăng liên tục.
B. Việt Nam tăng liên tục.
C. Thái Lan tăng ít nhất.
D. Xin-ga-po tăng nhanh nhất.
Câu 11: Cho bảngsốliệu: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 (Đơnvị:%)
Năm |
2010 |
2012 |
2014 |
2015 |
In-đô-nê-xi-a |
6,2 |
6,0 |
5,0 |
4,8 |
Ma-lai-xi-a |
7,0 |
5,5 |
6,0 |
5,0 |
Phi-líp-pin |
7,6 |
6,7 |
6,2 |
5,9 |
Thái Lan |
7,5 |
7,2 |
0,8 |
2,8 |
ViệtNam |
6,4 |
5,3 |
6,0 |
6,7 |
(Nguồn:
Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu,cho biết nhận xét nào
sau đây đúng về tốc độ tăng trưởng GDP trong nước của một số quốc gia giai đoạn
2010 - 2015?
A. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan giảm.
B. Ma-lai-xi-a và Phi-líp-pin tăng.
C. Việt Nam và Thái Lan tăng.
D. Ma-lai-xi-a có xu hướng giảm.
Câu 12: Cho bảng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2012 VÀ 2015 (Đơnvị: Đô la Mỹ)
Năm |
In-đô-nê-xi-a |
Phi-líp-pin |
Thái Lan |
Xin-ga-po |
Việt Nam |
2012 |
3 701 |
2 605 |
5 915 |
54 451 |
1 748 |
2015 |
3 346 |
2 904 |
5 815 |
52 889 |
2 109 |
(Nguồn: Niên giám thống kê
Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu,cho biết nhận xét nào
sau đây không đúng về tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của
một số quốc gia, năm 2012 và 2015?
A. Xin-ga-po giảm chậm hơn In-đô-nê-xi-a.
B. Xin-ga-po tăng nhiều nhất trong 5 nước.
C. Phi-líp-pin tăng chậm hơnViệtNam.
D. Thái Lan giảm chậm nhất trong 5
nước.
Câu 13: Cho bảng số liệu: CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI) CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2014 VÀ 2015
Năm |
Nhật Bản |
Hàn Quốc |
Trung Quốc |
Việt Nam |
2014 |
0,891 |
0,898 |
0,727 |
0,666 |
2015 |
0,903 |
0,901 |
0,738 |
0,683 |
(Nguồn: Niên giám thống kê
Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu,cho biết nhận xét nào
sau đây không đúng về chỉ số phát triển con người của một số quốc gia,
năm 2014 và 2015?
A. Nhật Bản tăng nhanh hơn Trung Quốc.
B. Trung Quốc tăng nhanh hơn Hàn Quốc.
C. Hàn Quốc tăng ít nhất trong các nước.
D. Việt Nam tăng nhiều hơn Hàn Quốc.
Câu 14: Cho bảng số liệu: TUỔI THỌ BÌNH QUÂN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2016 (Đơnvị: Tuổi)
Quốc
gia |
In-đô-nê-xi-a |
Phi-líp-pin |
Thái Lan |
Việt Nam |
Tuổi thọ |
69 |
65 |
72 |
71 |
(Nguồn: Niên giám thống kê
Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảngsốliệu, cho biết nhận xét nào
sau đây không đúngvề tuổi thọbình quân của một số quốc gia, năm2016?
A. Thái Lan cao nhất trong các nước.
B. Việt Nam cao hơn Phi-líp-pin.
C. Phi-líp-pin cao hơn In-đô-nê-xi-a.
D. In-đô-nê-xi-a thấp hơnViệt Nam.
Câu 15: Cho bảng số liệu:DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á NĂM 2015
Quốc gia |
Diện tích (nghìn km2) |
Dân số (triệu người) |
Bru-nây |
5,8 |
0,4 |
Cam-pu-chia |
181,1 |
15,8 |
In-đô-nê-xi-a |
1910,9 |
259,4 |
Lào |
236,8 |
7,1 |
Phi-lip-pin |
300,0 |
102,6 |
Xin-ga-po |
0,7 |
5,6 |
Việt Nam |
331,2 |
92,7 |
(Nguồn:
Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau
đây đúng với mật độ dân số của một số quốc gia Đông Nam Á năm 2015?
A. Xin-ga-po cao nhất, Bru-nây thấp nhất.
B. Xin-ga-po cao
gấp 28,6 lần Việt Nam.
C. Việt Nam cao gấp 3,2 lần Cam-pu-chia.
D. Nước cao nhất gấp 6,1 lần nước thấp nhất.
Câu 16: Cho bảng số liệu:XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2015 (Đơn vị: Tỷ USD)
Quốc gia |
Ma-lai-xi-a |
Thái Lan |
Xin-ga-po |
Việt Nam |
Xuất khẩu |
210,1 |
272,9 |
516,7 |
173,3 |
Nhập khẩu |
187,4 |
228,2 |
438,0 |
181,8 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê,2017)
Theo bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau
đây đúng về tình hình xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của một số
quốc gia năm 2015?
A. Ma-lai-xi-a là nước nhập siêu.
B. Việt Nam là nước nhập siêu.
C. Thái Lan xuất siêu nhiều nhất.
D. Ma-lai-xi-a nhập siêu ít nhất.
Câu 17: Cho bảng số liệu: XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2015 (Đơn vị: Tỷ USD)
Quốc gia |
Ma-lai-xi-a |
Thái Lan |
Xin-ga-po |
Việt Nam |
Xuất khẩu |
210,1 |
272,9 |
516,7 |
173,3 |
Nhập khẩu |
187,4 |
228,2 |
438,0 |
181,8 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê,2017)
Để thể hiện giá trị xuất khẩu và
nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của một số quốc gia năm 2015 theo
bảng số liệu trên, biểu đồ nào là thích hợp nhất?
A. Cột. B. Đường.
C.
Tròn. D. Miền.
Câu 18: Quốc gia nào sau đây có tính chất bán đảo rõ
rệt nhất ở Đông Nam Á?
A. Thái Lan. B. Lào.
C. Cam-pu-chia. D. Việt
Nam.
Câu 19: Việc phát triển giao thông ở Đông Nam Á
lục địa theo chiều đông - tây rất quan trọng vì
A. địa hình chủ yếu theo hướng tây - đông.
B. địa hình chủ yếu theo hướng bắc - nam.
C. các quốc gia chưa có nhiều tuyến đường
ngang.
D. tạo thuận lợi cho thông thương, hợp tác
phát triển.
Câu 20: Cho bảng số liệu: TỔNG DỰ TRỮ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2010 VÀ 2015 (Đơnvị: Tỷ đô la Mỹ)
Năm |
Trung Quốc |
Nhật Bản |
Thái Lan |
Việt Nam |
2010 |
286,6 |
106,1 |
167,5 |
12,5 |
2015 |
334,5 |
120,7 |
151,3 |
28,3 |
(Nguồn: Niên giám thống kê
Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu,cho biết nhận xét nào
sau đây đúng về tổng dự trữ quốc tế của một số quốc gia,năm 2010 và 2015?
A. Trung Quốc tăng ít hơn Nhật Bản
B. Việt Nam tăng nhiều hơn TrungQuốc.
C. Thái Lan tăng chậm hơn Việt Nam.
D. Nhật Bản tăng ít hơn Việt Nam.
Câu 21: Cho biểu đồ dân số của Phi-li-pin, Xin-ga-po và Thái Lan giai đoạn 2010 - 2016:
(Nguồn số liệu theo Niên
giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô dân số của Phi-li-pin, Xin-ga-po và
Thái Lan giai đoạn 2010 - 2016.
B. Gia tăng tự nhiên của dân số Phi-li-pin,
Xin-ga-po và Thái Lan giai đoạn 2010 - 2016.
C. Tốc độ tăng trưởng dân số của Phi-li-pin,
Xin-ga-po và Thái Lan giai đoạn 2010 - 2016.
D. Chuyển dịch cơ cấu dân số của Phi-li-pin,
Xin-ga-po và Thái Lan giai đoạn 2010 - 2016.
Câu 22: Cho biểu đồ về xuất nhập khẩu của Lào, Xin-ga-po và Cam-pu-chia, giai đoạn 2010 - 2016:
(Nguồn số liệu theo Niên
giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cán cân xuất nhập khẩu của Lào, Xin-ga-po và
Cam-pu-chia, giai đoạn 2010 - 2016.
B. Quy mô xuất nhập khẩu của Lào, Xin-ga-po và
Cam-pu-chia, giai đoạn 2010 - 2016.
C. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Lào,
Xin-ga-po và Cam-pu-chia, giai đoạn 2010 - 2016.
D. Chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu của Lào,
Xin-ga-po và Cam-pu-chia, giai đoạn 2010 - 2016.
Câu 23: Cho biểu đồ về xuất, nhập khẩu của một số quốc gia giai đoạn 2010 - 2015:
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê,
2017)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam,
Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a.
B. So sánh giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam,
Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a.
C. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt
Nam, Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a.
D. Qui mô và cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của
Việt Nam, Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a.