HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

BÀI 9: TIẾT 2: CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ NHẬT BẢN (Có trắc nghiệm và đáp án)

BÀI 9: TIẾT 2: CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ NHẬT BẢN (Có trắc nghiệm và đáp án)

BÀI 9: TIẾT 2: CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ NHẬT BẢN
(Có trắc nghiệm và đáp án)



I. Các ngành kinh tế

1. Công nghiệp: 31% GDP.

- Giá trị đứng thứ 2 TG
a. Cơ cấu ngành:
- Có đầy đủ các ngành CN, kể cả những ngành không thuận lợi về tài nguyên.
b. Tình hình phát triển:
- Chú trọng phát triển các ngành CN hiện đại.
- Ngành có vị trí cao:  SX máy công nghiệp, điện tử, người máy, tàu biển…
=> CN tạo ra khối lượng hang hóa lớn, đảm bảo trang thiết bị máy móc cần thiết cho các ngành KT và cung cấp những mặt hang XK quan trọng.
c. Phân bố.
Các TTCN chủ yếu tập trung phía đông nam, ven TBD.

2. Dịch vụ.

- Là KV KT quan trọng ( 68% GDP)
- Thương mại và tài chính là 2 ngành chủ chốt
a. Thương mại.
- Đứng thứ 4 TG về thương mại, chiếm 94% kim ngạch XK thế giới.
-Xuất khẩu trở thàng động lực của sự tăng trưởng KT.
- Thị trường rộng lớn.
- Đứng đầu TG về vốn FDI và ODA.
b. Tài chính.

- Đứng đầu TG về tài chính, ngân hàng
- GTVT biển đứng thứ 3 TG với các cảng lớn: Cô-bê, I-cô-ha-ma, Tokyo, Osaca

3. Nông nghiệp : 1% GDP

- Chỉ đóng vai trò thứ yếu trong nền KT ( 1% GDP)
- Diện tích đất NN ít => thâm canh=> tăng năng suất và chất lượng
- Cơ cấu: đa dạng.
- Trồng trọt:
+ Lúa gạo: cây trồng chính, 50% diện tích trồng trọt nhưng đang giảm
+ Chè, thuốc lá, dâu tằm => sản lượng tơ tằm đúng hang đầu thế giới.
- Chăn nuôi tương đối phát triển theo phương pháp tiên tiến
- Nuôi trồng đánh bắt hải sản phát triển
- Vai trò NN đang ngày càng giảm.

II.  Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn


Vùng kinh tế/đảo
Đặc điểm nổi bật

Hôn-su
- Diện tích rộng nhất, dân số đông nhất, kinh tế phát triển nhất trong các vùng - tập trung ờ phần phía nam đảo.
- Các trung tâm công nghiệp lớn : Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a. Ki-ô-tô, ô-xa-ca, Cô-bê, tạo nên “chuỗi đô thị”.
Kiu-xiu
-Phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt là khai thác than và luyện thép. Các trung tâm công nghiệp lớn : Phu-cô-ô-ca, Na-ga-xa-ki.
-Miền Đông Nam trồng nhiều cây công nghiệp và rau quả.

Xi-cô-cư
-Khai thác quặng đồng.
-Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế.
Hô-cai-đô
-Rừng bao phủ phần lớn diện tích. Dân cư thưa thớt.
-Công nghiệp : khai thác than đá, quặng sắt, luyện kim đen, khai thác và chế biến gỗ, sản xuất giấy và bột xenlulô.
-Các trung tâm công nghiệp lớn : Xap-pô-rô, Mu-rô-ran.
----Câu hỏi------
Câu 1 – Trang 83 – SGK Địa lí 11.
Chứng minh rằng Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao?

Hướng dẫn trả lời.
- Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì.
- Chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy bay công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ôtô , vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp, giấy in báo,…

Câu 2 – Trang 83 – SGK Địa lí 11

Trình bày những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản. Vì sao diện tích trồng lúa gạo Nhật Bản lại giảm ?


Hướng dẫn trả lời.
- Đặc điểm của nền nông nghiệp Nhật Bản :
+ Giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế.
+ Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học – công nghệ hiện đại.
- Diện tích trồng lúa gạo giảm vì : một số diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng các loại cây khác.
Câu 3 – Trang 83 – SGK Địa lí 11
Nhận xét và giải thích về sự thay đổi sản lượng khai thác cá của Nhật Bản qua các năm, từ 1985 đến 2003.

Câu 3. Dựa vào bảng số liệu sau :
SẢN LƯỢNG CÁ KHAI THÁC (Đơn vị : nghìn tấn) 
Năm
1985
1990
1995
2000
2001
2003
Sản lượng
11411,4
10356,4
6788,0
4988,2
4712,8
4596,2

Nhận xét và giải thích về sự thay đổi sản lượng khai thác cá của Nhật Bản qua các năm, từ 1985 đến 2003.
Hướng dẫn trả lời.
- Từ năm 1985 – 2003, sản lượng khai thác của Nhật Bản không ngừng giảm qua các năm.
- Nguyên nhân :do nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện Công ước về biển quốc tế, kiểm soát vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí, cho nên việc đánh bắt khai thác cá xa bờ và ở vùng biển sâu của Nhật Bản bị thu hẹp lại.

Tài liệu Địa Lý miễn phí.



Website: iDiaLy.com
App CHplay: iDiaLy.com
Group: idialy.HLT.vn
Fanpage: dialy.HLT.vn

Các bạn cũng co thể tham khảo các môn khác tại đây:
  1. Anh văn: anhvan.HLT.vn
  2. Toán học: toanhoc.HLT.vn
  3. Vật lý: vatly.HLT.vn
  4. Hóa học: hoahoc.HLT.vn
  5. Sinh học: sinhhoc.HLT.vn
  6. Ngữ văn: nguvan.HLT.vn
  7. Lịch sử: lichsu.HLT.vn
  8. GDCD: gdcd.HLT.vn
  9. Tin học: tinhoc.HLT.vn

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 2 (có đáp án): Các ngành kinh tế và vùng kinh tế (phần 1)

Câu 1. Biểu hiện hứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao là

A. Sản phẩm công nghiệp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.

B. Hằng năm xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp.

C. Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới.

D. Có tới 80% lao động hoạt động trong ngànhcông nghiệp.

Đáp án: C

Giải thích : Mục I, SGK/79 địa lí 11 cơ bản.

Câu 2. Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là:

A. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt.

B. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt.

C. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt.

D. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt.

Đáp án: B

Giải thích : Mục I, SGK/79 địa lí 11 cơ bản.

Câu 3. Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do

A. Có nguồn lao động dồi dào.

B. Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu, lợi nhuận cao.

C. Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.

D. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

Đáp án: B

Giải thích : Nhật Bản là quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản nên các ngành công nghiệp của Nhật Bản chú trọng vào các ngành đòi hỏi cao về kĩ thuật vừa hạn chế sử các nguồn tài nguyên nguyên liệu, vừa đem lại lợi nhuận cao.

Câu 4. Trừ ngành dệt truyền thống, tất cả các ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản đều hướng vào

A. Tận dụng tối đa sức lao động.

B. Tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước.

C. Kĩ thuật cao.

D. Tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng phục vụ nhu cầu trong nước.

Đáp án: C

Giải thích :Mục I, SGK/79 địa lí 11 cơ bản.

Câu 5. Đảo nào sau đây của Nhật Bản có ít nhất các trung tâm công nghiệp?

A. Hôn-su.       B.Hô-cai-đô.

C. Xi-cô-cư.       D.Kiu-xiu.

Đáp án: B

Giải thích : Mục I, SGK/79 - 80 địa lí 11 cơ bản.

Câu 6. Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo nào sau đây?

A. Hôn-su.       B.Hô-cai-đô.

C. Xi-cô-cư.       D.Kiu-xiu.

Đáp án: A

Giải thích :Mục I, SGK/79 - 80 địa lí 11 cơ bản.

Câu 7. Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương vì

A. Ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm.

B. Tiện cho việc nhập nguyên liệu và trao đổi sản phẩm với các nước.

C. Tập trung nguồn khoáng sản dồi dào.

D. Thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền.

Đáp án: B

Giải thích : Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương, chủ yếu do ở khu vực này thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán và trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền và các cường quốc khác trên thế giới như Hoa Kì, EU, Xi-ga-po,…

Câu 8. Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản?

A. Chiếm tỉ trọng GDP lớn.

B. Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.

C. NHẬT BẢN đứng hàng đầu thế giới về thương mại.

D. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.

Đáp án: D

Giải thích : Mục I, SGK/81 địa lí 11 cơ bản.

Câu 9. Ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do

A. Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ.

B. Công nghiệp cơ khí phát triển từ lâu đời.

C. Số dân đông, nhu cầu giao lưu lớn.

D. Ngành đánh bắt hải sản phát triển.

Đáp án: A

Giải thích : Nhật Bản là một quốc đảo, bao bọc xung quanh là biển và đại dương, cùng với nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội – văn hóa giữa các đảo với nhau và với các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới nên ngành vận tải biển phát triển mạnh.

Câu 10. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là:

A. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ha-chi-nô-hê.

B. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Na-ga-xa-ki.

C. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca.

D. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Cô-chi.

Đáp án: C

Giải thích : Mục I, SGK/81 địa lí 11 cơ bản.

Câu 11. Nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế NHẬT BẢN là do

A. Nhật Bản ưu tiên phát triển thương mại, tài chính.

B. Nhật Bản tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp.

C. Diện tích đất nông nghiệp quá ít.

D. Nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế hơn sản xuất.

Đáp án: C

Giải thích :Mục I, SGK/81 địa lí 11 cơ bản.

Câu 12. Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn phát triển theo hướng thâm canh vì

A. Đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng.

B. Sản xuất thâm canh có chi phí cao.

C. Sản xuất thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận mà chi phí lại thấp.

D. Nhật Bản thiếu lao động, sản xuất thâm canh sẽ sử dụng ít lao động hơn quảng canh.

Đáp án: A

Giải thích : Mục I, SGK/81 địa lí 11 cơ bản.

Câu 13. Cây trồng chính của Nhật Bản là

A. Lúa mì.       B. Chè.

C. Lúa gạo.       D. Thuốc lá.

Đáp án: C

Giải thích : Mục I, SGK/81 địa lí 11 cơ bản.

Câu 14. Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm không phải do

A. Diện tích dành cho trồng chè, thuốc lá, dâu tằm tăng lên.

B. Một phần diện tích trồng lúa dành cho quần cư.

C. Mức tiêu thụ gạo trên đầu người giảm và năng suất lúa ngày càng cao.

D. Nhật Bản có xu hướng nhập khẩu gạo từ bên ngoài.

Đáp án: D

Giải thích : Mục I, SGK/81 địa lí 11 cơ bản.

Câu 15. Ý nào sau đây không đúng với sản xuất lúa gạo ở Nhật Bản?

A. Là cây trồng chính của nông nghiệp Nhật Bản.

B. Chiếm 50% diện tích đất canh tác.

C. Một số diện tích trồng lúa chuyển sang trồng các cây khác.

D. Sản lượng lúa đứng hàng đầu thế giới.

Đáp án: D

Giải thích : Mục I, SGK/81 địa lí 11 cơ bản.

Câu 16. Vật nuôi chính của Nhật Bản là

A. Trâu, cừu, ngựa.       B.Bò, dê, lợn.

C. Trâu, bò, lợn.       D.Bò, lợn, gà.

Đáp án: D

Giải thích : Mục I, SGK/81 địa lí 11 cơ bản.

Câu 17. Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là

A. Tự cung, tự cấp.

B. Thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.

C. Quy mô lớn.

D. Sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.

Đáp án: B

Giải thích : Mục I, SGK/81 địa lí 11 cơ bản.

Câu 18. Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì

A. Nhật Bản được bao bọc bởi biển và đại dương, gần các ngư trường lớn và cá là thực phẩm chính.

B. Ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao.

C. Nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm.

D. Ngành này không đòi hỏi cao về trình độ.

Đáp án: A

Giải thích :Nhật Bản là một quốc đảo, có biển và đại dương bao bọc xung quanh. Đồng thời lại có các dòng biển nóng – lạnh gặp nhau tạo ra các ngư trường rộng lớn với nhiều loài hải sản khác nhau và cá cũng là một trong những thực phẩm chính của người Nhật nên ngành đánh bắt hải sản là một trong những ngành quan trọng của Nhật Bản.

Câu 19. Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn-su?

A. Diện tích rộng nhất, số dân đông nhất.

B. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế.

C. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.

D. Các trung tâm công nghiệp rất lớn tập trung ở phần phía nam.

Đáp án: B

Giải thích : Mục II, SGK/83 địa lí 11 cơ bản.

Câu 20. Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là

A. Phát triển mạnh khai thác than và luyện thép.

B. Phát triển mạnh khai thác quặng đồng và luyện kim màu.

C. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.

D. Có thành phố lớn là Ô-xa-ca và Cô-bê.

Đáp án: A

Giải thích : Mục II, SGK/83 địa lí 11 cơ bản.

Câu 21. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng

A. Hôn-su.       B.Kiu-xiu.

C. Xi-cô-cư.       D. Hô-cai-đô.

Đáp án: C

Giải thích : Mục II, SGK/83 địa lí 11 cơ bản.

Câu 22. Vùng có rừng bao phủ phần lớn diện tích và dân cư thưa thớt là

A. Hôn-su.       B. Kiu-xiu.

C. Xi-cô-cư.       D.Hô-cai-đô.

Đáp án: D

Giải thích : Mục II, SGK/83 địa lí 11 cơ bản.

Câu 23. Các trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc vùng kinh tế Hôn-su?

A. Ô-xa-ca, Cô-bê, Xa-pô-rô.

B. Ô-xa-ca, Cô-bê, Mu-rô-ran.

C. Ô-xa-ca, Cô-bê, Ki-ô-tô.

D. Ô-xa-ca, Cô-bê, Na-ga-xa-ki.

Đáp án: C

Giải thích : Mục II, SGK/83 địa lí 11 cơ bản.

Tài liệu Địa Lý miễn phí.



Website: iDiaLy.com
App CHplay: iDiaLy.com
Group: idialy.HLT.vn
Fanpage: dialy.HLT.vn

Các bạn cũng co thể tham khảo các môn khác tại đây:
  1. Anh văn: anhvan.HLT.vn
  2. Toán học: toanhoc.HLT.vn
  3. Vật lý: vatly.HLT.vn
  4. Hóa học: hoahoc.HLT.vn
  5. Sinh học: sinhhoc.HLT.vn
  6. Ngữ văn: nguvan.HLT.vn
  7. Lịch sử: lichsu.HLT.vn
  8. GDCD: gdcd.HLT.vn
  9. Tin học: tinhoc.HLT.vn


Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 2 (có đáp án): Các ngành kinh tế và vùng kinh tế (phần 2)

Câu 1: Chăn nuôi ở Nhật Bản phát triển theo hình thức nào dưới đây?

A. Tự nhiên.

B. Bán tự nhiên.

C. Chuồng trại.

D. Trang trại.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/81, địa lí 11 cơ bản.

Câu 2: Các vật nuôi chính của Nhật Bản được nuôi theo hình thức chủ yếu nào?

A. Du mục.

B. Quảng canh.

C. Hộ gia đình.

D. Trang trại.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/81, địa lí 11 cơ bản.

Câu 3: Cây trồng chính của Nhật Bản là

A. Lúa mì.

B. Chè.

C. Lúa gạo.

D. Thuốc lá.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/81, địa lí 11 cơ bản.

Câu 4: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?

A. Thiên tai khắc nghiệt: động đất, nủi lửa,…

B. Biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng.

C. Chuyển sang trồng các loại cây khác.

D. Phát triển nông nghiệp quảng canh.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/81, địa lí 11 cơ bản.

Câu 5: Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là

A. Tự cung, tự cấp nhưng năng suất cao.

B. Thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.

C. Quy mô lớn với hướng chuyên môn hóa.

D. Sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/81, địa lí 11 cơ bản.

Câu 6: Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là

A. Phát triển mạnh khai thác than và luyện thép.

B. Phát triển mạnh khai thác quặng đồng và luyện kim màu.

C. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.

D. Có thành phố lớn là Ô-xa-ca và Cô-bê.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/83, địa lí 11 cơ bản.

Câu 7: Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng

A. Hôn-su.

B. Kiu-xiu.

C. Xi-cô-cư.

D. Hô-cai-đô.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/81, địa lí 11 cơ bản.

Câu 8: Các trung tâm công nghiệp Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Cô-bê nằm trên đảo nào?

A. Kiu-xiu.

B. Xi-cô-cư.

C. Hôn-su.

D. Hô-cai-đô.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/83, địa lí 11 cơ bản.

Câu 9: Từ năm 1991 đến năm 2005 nguồn vốn ODA của Nhật Bản chiếm bao nhiêu phần trăm nguồn vốn ODA đầu tư vào Việt Nam?

A. 30%.

B. 40%.

C. 50%.

D. 60%.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/84, địa lí 11 cơ bản.

Câu 10: Nhận xét nào sau đây không phải là nguyên nhân làm nên giai đoạn “Thần kì Nhật Bản” của nền kinh tế?

A. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.

B. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.

C. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.

D. Không chịu bất kì ảnh hưởng nào của thiên tai: động đất, sóng thần, bão, lũ,…

Đáp án D.

Giải thích: SGK/83, địa lí 11 cơ bản.

Câu 11: Đảo nào ở Nhật Bản có số lượng trung tâm công nghiệp ít nhất?

A. Hônsu.

B. Hôcaiđô.

C. Kiuxiu.

D. Xicôcư.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/84, địa lí 11 cơ bản.

Câu 12: Chính sách “duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng” của Nhật Bản nghĩa là

A. vừa phát triển các ngành then chốt, vừa phát triển các ngành phụ trợ.

B. vừa đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, vừa duy trì phát triển nông nghiệp.

C. vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.

D. vừa đầu tư phát triển kinh tế, vừa chú ý các vấn đề xã hội liên quan.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/83, địa lí 11 cơ bản.

Câu 13: Hiện nay, kinh tế Nhật Bản đang phát triển như thế nào?

A. Đứng đầu thế giới về kinh tế và tài chính.

B. Đứng thứ 2 thế giới về kinh tế và tài chính.

C. Đứng thứ 3 thế giới về kinh tế và tài chính.

D. Đứng thứ 4 thế giới về kinh tế và tài chính.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/82, địa lí 11 cơ bản.

Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng về kinh tế Nhật Bản?

A. Là quốc gia lớn nhập siêu lớn nhất thế giới.

B. Đứng đầu thế giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI).

C. Đứng đầu thế giới về viện trợ phát triển trí thức (ODA).

D. Đứng đầu thế giới về sản xuất và sử dụng rôbôt.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/82, địa lí 11 cơ bản.

Câu 15: Tại sao phần phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương của Nhật Bản lại có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất?

A. Rừng bao phủ phần lớn diện tích, diện tích lớn nhất, dân cư tập trung đông.

B. Do địa hình thuận lợi, có nguồn lao động trình độ cao, tập trung đông dân.

C. Do tập trung nhiều khoáng sản có giá trị cho sản xuất.

D. Do có khí hậu lạnh, dễ dàng bảo quản sản phẩm sau chế biến.

Đáp án B.

Giải thích: phần phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương của Nhật Bản có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất vì đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi: Do địa hình thuận lợi, có nguồn lao động trình độ cao, tập trung đông dân.

Câu 16: Hai ngành nào dưới đây có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ Nhật Bản?

A. Thương mại và giao thông.

B. Thương mại và tài chính.

C. Tài chính và du lịch.

D. Du lịch và giao thông.

Đáp án B.

Giải thích: Với vị trí đứng thứ 4 thế giới về thương mại, bạn hàng lớn với nhiều nước; ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, 2 ngành: Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ Nhật Bản.

Câu 17: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân khiến các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn – su?

A. Dân cư tập trung đông đúc.

B. Có nhiều thành phố, đô thị lớn và lâu đời.

C. Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình, khí hậu thuận lợi.

D. Tài nguyên thiên nhiên giàu có.

Đáp án D.

Giải thích: Lãnh thổ phía nam đảo Hôn su có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp:

- Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên: địa hình đồng bằng thuận lợi cho xây dựng các cơ sở công nghiệp, vị trí thuận lợi kết hợp với đường bờ biển thuận lợi cho xây dựng các cảng biển lớn đẩy mạnh hoạt động trao đổi hàng hóa.

- Đây là vùng tập trung nhiều thành phố đô thị lớn và sớm được khai phá ở Nhật Bản (Tô-ki-ô, Cô-bê, Ô-xa-ca, Na-gôi-a): tập trung dân cư đông đúc, lao động dồi dào có trình độ cao, cơ sở hạ tầng kĩ thuật phát triển,...

=> Đây là những nhân tố thuận lợi cho phát triển công nghiệp ở khu vực này, vùng đã hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp lớn.

- Tuy nhiên, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn là hạn chế lớn nhất cho sự phát triển công nghiệp của khu vực này. Tài nguyên thiên nhiên không phải là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp ở vùng phía nam đảo Hôn – su.

Câu 18: Tại sao phần phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương của Nhật Bản lại có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất?

A. Do tập trung nhiều khoáng sản có giá trị cho sản xuất.

B. Do có khí hậu lạnh, dễ dàng bảo quản sản phẩm sau chế biến.

C. Rừng bao phủ phần lớn diện tích, diện tích lớn nhất, dân cư tập trung đông.

D. Do địa hình thuận lợi, có nguồn lao động trình độ cao, tập trung đông dân.

Đáp án D.

Giải thích: phần phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương của Nhật Bản có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất vì đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi là do địa hình thuận lợi, có nguồn lao động trình độ cao, tập trung đông dân.

Câu 19: Dẫn chứng nào chứng minh cho nhận xét: “Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản”?

A. Diện tích đất nông nghiệp ít, chỉ chiếm chưa đầy 14% lãnh thổ.

B. Nền nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh.

C. Tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP hiện chỉ chiếm khoảng 1%.

D. Lúa gạo là cây trồng chính, chiếm 50% diện tích canh tác.

Đáp án C.

Giải thích: Tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP hiện chỉ chiếm khoảng 1%. Nhật Bản nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp.

Câu 20: Điểm nào sau đây không đúng với ngành hải sản của Nhật Bản?

A. Tôm, cua, cá thu, cá ngừ là các sản phẩm đánh bắt chính.

B. Nghề nuôi trồng hải sản không được chú trọng phát triển.

C. Sản lượng hải sản đánh bắt hàng năm cao.

D. Ngư trường ngày nay bị thu hẹp so với trước đây.

Đáp án B.

Giải thích: Ở Nhật Bản nghề nuôi trồng hải sản như nuôi tôm, sò, ốc, rau câu, trai lấy ngọc được chú trọng phát triển.

Câu 21: Các trung tâm công nghiệp lớn tạo nên “chuỗi đô thị” ở đảo Hôn-su của Nhật Bản là

A. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Hachinôhê.

B. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Cô-bê, Tô-ya-ma.

C. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê.

D. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Nagaxaki, Cusirô.

Đáp án C.

Giải thích: Các trung tâm công nghiệp lớn tạo nên “chuỗi đô thị” ở đảo Hôn-su của Nhật Bản là Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê.

Câu 22: Bạn hàng chủ yếu của Nhật Bản với các nước phát triển là

A. Hoa Kì và EU.

B. Hoa Kì và Anh.

C. Hoa Kì và Đức.

D. Hoa Kì và Pháp.

Đáp án A.

Giải thích: Bạn hàng của Nhật Bản có cả nước đang phát triển và phát triển. Nước phát triển là Hoa Kì và EU.

Câu 23: Vì sao việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản?

A. Giải quyết được nguồn nguyên liệu dư thừa của nông nghiệp.

B. Giải quyết được việc làm cho lao động ở nông thôn.

C. Các xí nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu.

D. Phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế phù hợp với điều kiện đất nước.

Đáp án D.

Giải thích: Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng nghĩa là vừa phát triển các xí nghiệp lớn vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công. Điều này giúp phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế (cơ sở sản xuất, lao động, nguyên liệu,…), phù hợp với điều kiện đất nước trong giai đoạn hiện tại.

Câu 24: Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?

A. Nhật Bản ưu tiên phát triển thương mại, tài chính.

B. Nhật Bản tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp.

C. Diện tích đất nông nghiệp quá ít.

D. Nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế hơn sản xuất.

Đáp án C.

Giải thích: Nông nghiệp giữ vị trí thứ yếu trong nền kinh tế, vì: diện tích đất nông nghiệp nhỏ (chưa đầy 14% lãnh thổ) và ngày càng bị thu hẹp.

Câu 25: Vì sao đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản?

A. Nhật Bản được bao bọc bởi biển và đại dương và cá là thực phẩm chính.

B. Ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao.

C. Nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm.

D. Ngành này không đòi hỏi cao về trình độ.

Đáp án A.

Giải thích: Do vị trí địa lý nằm ở nơi có sự gặp nhau của dòng biển lạnh, nóng, Nhật Bản có nhiều ngư trường với nhiều loài cá. Mặt khác, cá là thực phẩm chính. Trong thực đơn của người Nhật nên đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng để khai thác nguồn thủy hải sản, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Câu 26: Đặc tính cần cù, có tinh thần trách nhiệm rất cao, coi trọng giáo dục, ý thức đổi mới của người lao động

A. là nhân tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển.

B. đã tạo nên sự cách biệt của người Nhật với người dân các nước khác.

C. là trở ngại khi Nhật Bản hợp tác lao động với các nước khác.

D. có ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.

Đáp án A.

Giải thích: Đặc tính cần cù, có tinh thần trách nhiệm rất cao, coi trọng giáo dục, ý thức đổi mới của người lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển.

Câu 27: Biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao là

A. sản phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.

B. hằng năm xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp.

C. giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới.

D. có tới 80% lao động hoạt động trong ngànhcông nghiệp.

Đáp án C.

Giải thích: Biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao là: Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kì, nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới như sản xuất điện tử, công nghiệp chế tạo,...

Câu 28: Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm không phải do

A. diện tích dành cho trồng chè, thuốc lá, dâu tằm tăng lên.

B. một phần diện tích trồng lúa dành cho quần cư.

C. mức tiêu thụ gạo trên đầu người giảm và năng suất lúa ngày càng cao.

D. Nhật Bản có xu hướng nhập khẩu gạo từ bên ngoài.

Đáp án C.

Giải thích: Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm không phải do: Mức tiêu thụ gạo trên đầu người giảm và năng suất lúa ngày càng cao.

Câu 29: Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn phát triển theo hướng thâm canh vì

A. Đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng.

B. Sản xuất thâm canh có chi phí cao.

C. Sản xuất thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận mà chi phí lại thấp.

D. Nhật Bản thiếu lao động, sản xuất thâm canh sẽ sử dụng ít lao động hơn quảng canh.

Đáp án A.

Giải thích: Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn phát triển theo hướng thâm canh vì đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng. Thâm canh giúp tăng năng suất, sản lượng của cây trồng.

Câu 30: Nhật Bản đã rút ngắn được khoảng cách và vươn lên dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành kinh tế chủ yếu là do

A. Người lao động Nhật Bản đông đảo, cần cù, chịu khó.

B. Không nhập công nghệ mới từ bên ngoài.

C. Phát huy được tính tự lập, tự cường.

D. Tích cực nhập khẩu công nghệ, kĩ thuật của nước ngoài.

Đáp án D.

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu là do những hạn chế về tự nhiên đã khiến Nhật Bản phải tích cực nhập khẩu công nghệ, kĩ thuật của nước ngoài, tận dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật và vốn đầu tư của các nước.

Câu 31: Phần lớn giá trị xuất khẩu của Nhật Bản luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu là do

A. Nhật Bản chủ yếu nhập nguyên liệu giá rẻ, xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến có giá thành cao.

B. Nhật Bản không phải nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống.

C. Số lượng các mặt hàng xuất khẩu vượt trội so với số lượng các mặt hàng nhập khẩu.

D. Sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản có giá trị rất cao, thị trường xuất khẩu ổn định.

Đáp án A.

Giải thích: Nhật Bản chủ yếu nhập nguyên liệu giá rẻ (sản phẩm thô từ nông nghiệp, khai khoáng,…), xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến có giá thành cao (sản phẩm công nghiệp chế biến: tàu biển, ôto, xe gắn máy,…).

Câu 32: Điểm nào sau đây không đúng với ngành hải sản của Nhật Bản?

A. Tôm, cua, cá thu, cá ngừ là các sản phẩm đánh bắt chính.

B. Nghề nuôi trồng hải sản không được chú trọng phát triển.

C. Sản lượng hải sản đánh bắt hàng năm cao.

D. Ngư trường ngày nay bị thu hẹp so với trước đây.

Đáp án B.

Giải thích: Với các ngư trường rộng lớn và giàu có về hải sản, đó là điều kiện thuận lợi để Nhật Bản có sản lượng hải sản đánh bắt hàng năm lớn (4596,2 nghìn tấn cá, năm 2003), chủ yếu là: cá thu, cá ngừ, tôm, cua. Ngoài đánh bắt hải sản thì nghề nuôi trồng hải sản (tôm, sò, ốc, rau câu, trai lấy ngọc,...) được chú trọng phát triển.

Câu 33: Sản phẩm nào không phải là sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản?

A. Tàu biển.

B. Ô tô.

C. Rôbôt.

D. Xe gắn máy.

Đáp án C.

Giải thích: Công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu. Trong đó, có một số sản phẩm nổi tiếng như Tàu biển (Chiếm khoảng 41% sản lượng xuất khẩu của thế giới), Ôtô (Sản xuất khoảng 25% sản lượng ôtô của thế giới và xuất khẩu khoảng 45% số xe sản xuất ra) và Xe gắn máy (Sản xuất khoảng 60% lượng xe gắn máy của thế giới và xuất khẩu 50% sản lượng sản xuất ra). Rôbôt là sản phẩm của ngành sản xuất điện tử nên Rôbôt không phải sản phẩm của ngành công nghiệp chế tạo.

Câu 34: Nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất giúp ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là

A. Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ.

B. Công nghiệp phát triển nên nhu cầu trao đổi hàng hóa quốc tế lớn.

C. Công nghiệp cơ khí phát triển từ lâu đời.

D. Ngành đánh bắt hải sản phát triển.

Đáp án A.

Giải thích: Nhật Bản được bao bọc bởi các biển và đại dương, tiếp giáp vùng biển rộng lớn. Lãnh thổ là một quần đảo gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ, bờ biển có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho xây dựng cảng biển. Đây là điều kiện quan trọng nhất để Nhật Bản phát triển mạnh ngành vận tải đường biển.

Câu 35: Nguyên nhân chủ yếu nhất nào dưới đây làm cho giao thông vận tải biển có vị trí không thể thiếu được đối với Nhật Bản?

A. Do lãnh thổ đất nước là quần đảo cách xa lục địa.

B. Do nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu công nghiệp.

C. Do nhu cầu liên hệ giữa các đảo trong nước.

D. Do sự phát triển của ngoại thương yêu cầu.

Đáp án D.

Giải thích: Tất cả các phương án trên đầu là nguyên nhân làm cho giao thông vận tải biển có vị trí không thể thiếu được đối với Nhật Bản, tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất là do sự phát triển của ngoại thương yêu cầu. Những ưu điểm của ngành giao thông vận tải biển đã đáp ứng được sự phát triển của ngoại thương.


BÀI 9. NHẬT BẢN - Trắc nghiệm

1. Nhận biết

Câu 1: Các đảo Nhật Bản lần lượt từ nam lên bắc là

A. Hôn- su, Kiu-xiu, Xi-cô-cư, Hô-cai-đô.                         B. Xi-cô-cư, hôn-su, kiu-xiu, Hô-cai-đô.

C. Kiu-Xiu, Xi-cô-cư, Hôn-su, Hô-cai-đô.                         D. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Hô-cai-đô.

Câu 2: Sông ngòi Nhật Bản có đặc điểm nào sau đây?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đều trên cả nước.

B. Chủ yếu là các sông nhỏ, ngắn, dốc, có giá trị thủy điện.

C. Có nhiều sông lớn bồi tụ những đồng bằng phù sa màu mỡ.

D. Các sông có giá trị tưới tiêu nhưng không có giá trị thủy điện.

Câu 3: Dân số Nhật Bản không có đặc điểm nào sau đây?

A. Dân cư tập trung ở các thành phố ven biển.                  B. Tỉ lệ người già ngày càng cao.

C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp.                            D. Quy mô dân số ngày càng tăng nhanh.

Câu 4: Ý nào dưới đây không đúng với địa hình Nhật Bản?

A. Cao ở giữa, thấp về hai phía.

B. Cao ở phía tây bắc, thấp dần về phía đông nam.

C. Chủ yếu là đồi núi cao trong đó có nhiều núi lửa.

D. Chủ yếu là núi thấp và trung bình trong đó có nhiều núi lửa

Câu 5: Thiên tai gây thiệt hại lớn nhất đối với Nhật Bản là

A. bão.                                  B. vòi rồng.                           C. sóng thần.                         D. động đất, núi lửa.

Câu 6: Đặc điểm nổi bật của dân cư Nhật Bản là

A. dân số già.                                                                      B. quy mô không lớn.

C. tập trung chủ yếu ở miền núi.                                        D. tốc độ gia tăng dân số cao.

Câu 7: Phát biểu không đúng về đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản là

A. có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.                      B. nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, ít mưa.

C. địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiều núi lửa.                     D. có nhiều thiên tai động đất, núi lửa, sóng thần.

Câu 8: Khí hậu của Nhật Bản chủ yếu là

A. hàn đới và ôn đới lục địa.                                               B. hàn đới và ôn đới hải dương.

C. ôn đới và cận nhiệt đới hải dương.                                D. ôn đới và cận nhiệt đới lục địa.

Câu 9: Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu

A. gió mùa.                           B. lục địa.                              C. chí tuyến.                         D. hải dương.

Câu 10: Các hải cảng lớn của Nhật Bản là Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca đều
nằm ở đảo

A. Hô-cai-đô.                        B. Hôn-su.                             C. Xi-cô-cư.                          D. Kiu-xiu.

Câu 11: Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của Nhật Bản là

A. chế tạo xe máy.                B. xây dựng.                         C. sản xuất điện tử.               D. tàu biển.

Câu 12: Loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn nhất ở Nhật Bản?

A. Than đá và đồng.             B. Than và sắt.                      C. Dầu mỏ và khí đốt.          D. Than đá và dầu khí.

Câu 13: Nhân tố nào sau đây làm cho khí hậu Nhật Bản phân hóa thành khí hậu ôn đới và khí hậu cận nhiệt?

A. Nhật Bản là một quần đảo.                                            B. Các dòng biển nóng và lạnh.

C. Nhật Bản nằm trong khu vực gió mùa.                          D. Lãnh thổ trải dài theo hướng Bắc - Nam.

Câu 14: Nhận xét nào sau đây không chính xác về đặc điểm dân cư của Nhật Bản?

A. Phần lớn dân số Nhật Bản tập trung ở các đô thị.

B. Nhật Bản là nước đông dân nhưng mật độ dân số không cao.

C. Tốc độ tăng dân số Nhật Bản hiện nay thấp và đang giảm dần.

D. Các đảo ở phía Bắc nhìn chung có mật độ dân số thấp hơn ở phía nam.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm tự nhiên Nhật Bản?

A. Quần đảo Nhật Bản nằm ở phía Đông Á.                      

B. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu gió mùa.

C. Nhật Bản là nước giàu tài nguyên khoáng sản.             

D. Nhật Bản thưởng xảy ra động đất, núi lửa.

Câu 16: Đảo chiếm 61% tổng diện tích đất nước Nhật Bản là

A. Hô-cai-đô.                        B. Hôn-su.                             C. Xi-cô-cư.                          D. Kiu-xiu.

Câu 17: Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây?

A. Đông Á.                           B. Nam Á.                             C. Bắc Á.                              D. Tây Á.

Câu 18: Biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao là

A. sản phẩm công nghiệp rất phong phú, đáp ứng được nhu cầu trong nước.

B. quy mô sản xuất công nghiệp lớn, xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp.

C. giá trị sản lượng công nghiệp lớn, nhiều ngành có vị trí cao trên thế giới.

D. 80% lao động làm việc trong công nghiệp, thu nhập của công nhân cao.

Câu 19: Đặc điểm nổi bật của dân cư Nhật Bản là

A. quy mô không lớn.           B. dân số trẻ                          

C. gia tăng dân số cao.          D. dân số già.

Câu 20: Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là

A. sản phẩm nông nghiệp.                                                  B. năng lượng và nguyên liệu.

C. sản phẩm thô chưa qua chế biến.                                   D. sản phẩm công nghiệp chế biến.

Câu 21: Bạn hàng chủ yếu của Nhật Bản với các nước đang phát triển là

A. các nước ASEAN và liên minh châu Âu EU.                

B. các nước ở khu vực châu Mĩ Latinh và châu Phi.

C. các nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Tây Nam Á.       

D. các nước và lãnh thổ công nghiệp mới ở châu Á.

Câu 22: Đảo nào có diện tích lớn nhất Nhật Bản?

A. Hô - cai - đô.                    B. Hôn - su.                           

C. Kiu - xiu.                          D. Xi - cô - cư.

Câu 23: Hạn chế lớn về tự nhiên của Nhật Bản là

A. vùng biển có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.

B. nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít mưa.

C. phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt.

D.  có nhiều thiên tai như: động đất, núi lửa, sóng thần, bão.

Câu 24: Sự già hóa dân số của Nhật Bản thể hiện ở

A. Tuổi thọ trung bình thấp.                                               B. Tốc độ gia tăng dân số cao.

C.  Tỉ lệ người già trong dân cư lớn.                                  D. Tỉ lệ trẻ em ngày càng nhiều.

Câu 25: Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản do dân cư

A. không độc lập suy nghĩ.                                                 B. làm việc chưa tích cực.

C. không làm việc tăng ca.                                                 D.  làm việc tích cực, trách nhiệm.

Câu 26: Những năm 1973 - 1974 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm sút mạnh là do

A. khủng hoảng tài chính trên thế giới.                              

B. khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới.

C. sức mua thị trường trong nước yếu.                               

D. thiên tai động đất, sóng thần sảy ra nhiều.

Câu 27: Những hoạt động kinh tế nào có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ của Nhật Bản?

A. Du lịch và thương mại.                                                  B. Thương mại và tài chính.

C. Bảo hiểm và tài chính.                                                   D. Đầu tư ra nước ngoài.

Câu 28: Nhật Bản đứng đầu thế giới về sản lượng

A. chè.                                   B. cà phê.                              

C. lúa gạo.                             D. tơ tằm. 

2. Thông hiểu

Câu 1: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế hiện nay là

A. thiếu tài nguyên khoáng sản, nhiều thiên tai.               

B. thiếu tài nguyên khoáng sản, địa hình bị chia cắt.

C. thiếu tài nguyên khoáng sản, khí hậu khắc nghiệt.       

D. khí hậu khắc nghiệt, nhiều động đất và sóng thần.

Câu 2: Nguyên nhân chính tạo ra những sản phẩm mới làm cho công nghiệp Nhật Bản có sức cạnh tranh trên thị trường là

A. áp dụng kĩ thuật mới, mua bằng sáng chế.                    

B. duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.

C. tập trung cao độ vào ngành then chốt.                           

D. chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp.

Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?

A. Diện tích đất nông nghiệp nhỏ.                                      B. Tỉ trọng rất nhỏ trong GDP.

C. Lao động chiếm tỉ trọng thấp.                                        D. Điều kiện sản xuất khó khăn.

Câu 4: Diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm dần do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Nhu cầu trong nước giảm.                                              B. Diện tích đất nông nghiệp ít.

C. Thay đổi cơ cấu cây trồng.                                            D. Thiên tai thường xuyên xảy ra.

Câu 5: Ngành nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế của vùng

A. Hôn-su.                            B. Xi-cô-cư.                          

C. Hô-cai-đô.                        D. Kiu-xiu

Câu 6: Vùng biển Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn chủ yếu do

A. nằm ở nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.         

B. khí hậu ôn đới gió mùa, dòng biển nóng chảy qua.

C. có đường bờ biển dài và vùng biển rộng.                     

D. nằm ở nơi di lưu của các luồng sinh vật.

Câu 7: Khí hậu Nhật Bản phân hóa mạnh chủ yếu do

A. Nhật Bản là một quần đảo ở Đông Á.                           

B. Nhật Bản nằm trong khu vực gió mùa.

C. lãnh thổ trải dài theo chiều Đông - Tây.                        

D. lãnh thổ trải dài theo chiều Bắc - Nam.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về tình hình dân số Nhật Bản?

A. Đông dân, tập trung ở các thành phố ven biển.             

B. Tốc độ gia tăng dân số thấp và đang tăng dần.

C. Tỉ lệ trẻ em thấp và đang giảm dần.                              

D. Tỉ lệ người già cao và đang tăng dần.

Câu 9: Nhật Bản duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng là

A. vừa phát triển ngành công nghiệp, vừa phát triển ngành nông nghiệp.

B. vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì các xí nghiệp nhỏ, thủ công.

C. vừa phát triển các ngành kinh tế trong nước, vừa đẩy mạnh kinh tế đối ngoại.

D. vừa phát triển các xí nghiệp trong nước, vừa phát triển xí nghiệp ở nước ngoài.

Câu 10: Phần lớn dân cư Nhật Bản phân bố ở

A. các thành phố ven biển.                                                 

B. khu vực ven biển phía tây.

C. vùng nông thôn đảo Hôn - su.                                        

D. vùng núi thấp đảo Hô - cai - đô.

Câu 11: Ý nào sau đây không phải là hậu quả của xu hướng già hóa dân số ở Nhật Bản?

A. Thiếu lao động bổ sung.                                                

B. Chi phí phúc lợi xã hội nhiều.

C. Lao động có nhiều kinh nghiệm.                                   

D. Chiến lược kinh tế- xã hội bị ảnh hưởng.

Câu 12: Ngành công nghiệp không có lợi thế về tài nguyên nhưng vẫn giữ vị trí cao trên thế giới là

A. dệt                                    B. luyện kim.                         

C. chế biến lương thực         D. chế biến thực phẩm.

Câu 13: Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản phân bố chủ yếu ở phía nào của lãnh thổ?

A. Bắc.                                  B. Nam.                                 

C. Tây Bắc.                           D. Đông Nam.

Câu 14: Đặc tính cần cù, có tinh thần trách nhiệm rất cao, coi trọng giáo dục của người lao động

A. là nhân tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển.

B. tạo nên sự cách biệt của người Nhật với người dân tất cả các nước khác.

C. là trở ngại khi Nhật Bản hợp tác quốc tế về lao động với các nước khác.

D. có ảnh hưởng không nhiều đối sự nghiệp phát triển kinh tế của Nhật Bản.

Câu 15: Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do

A. có nguồn lao động dồi dào, trình độ người lao động cao

B. hạn chế sử dụng nhiều nguyên nhiên liệu, lợi nhuận cao.

C. không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.

D. có nguồn vốn lớn, nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

Câu 16: Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản đối với phát triển kinh tế là

A. đường bờ biển quá dài                                                   B. khí hậu phân hóa phức tạp.

C. nghèo tài nguyên khoáng sản.                                        D. các đảo nằm cách xa nhau.

Câu 17: Ngành giao thông vận tải biển của Nhật Bản có điều kiện thuận lợi để phát triển là

A. vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ thuận lợi                     

B. công nghiệp cơ khí phát triển từ lâu đời.

C. số dân rất đông, nhu cầu giao lưu lớn.                           

D. ngành đánh bắt hải sản phát triển mạnh.

Câu 18: Một trong những đặc điểm nổi bật của nguồn lao động Nhật Bản là

A. có tinh thần đoàn kết và tự cường dân tộc.                    

B. ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao.

C. trình độ công nghệ thông tin đứng đầu thế giới.            

D. năng động, sáng tạo và tự chủ trong công việc.

Câu 19: Ngành nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản là do

A. ưu tiên phát triển ngành dịch vụ.                                   

B. ưu tiên phát triển ngành công nghiệp.

C. diện tích đất trong nông nghiệp ít.                                 

D. có điều kiện nhập khẩu lương thực.

Câu 20: Ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do

A. vị trí bao bọc bởi biển và đại dương.                            

B. cơ khí đóng tàu phát triển từ lâu đời.

C. nhu cầu xuất, nhập khẩu rất lớn.                                    

D. ngành đánh bắt hải sản phát triển.

Câu 21: Nguyên nhân nào sau đây là cơ bản khiến Nhật Bản phải đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất nông nghiệp?

A. Thiếu lương thực.                                                          B. Công nghiệp phát triển.

C. Diện tích đất nông nghiệp ít.                                         D. Muốn tăng năng suất.

Câu 22: Nguyên nhân nào sau đây là đúng nhất làm cho Nhật Bản có lượng mưa trung bình năm cao?

A. Là quốc gia quần đảo.                                                    

B. Địa hình núi chiếm phần lớn diện tích.

C. Có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, ôn đới gió mùa.       

D. Có vùng biển rộng, gió mùa, có các dòng biển nóng.

Câu 23: Một trong những tác động tích cực do cơ cấu dân số già đem lại cho Nhật Bản là

A. tăng sức ép cho nền kinh tế.                                          

B. tăng nguồn phúc lợi cho xã hội.

C. giảm bớt chi phí đầu tư cho giáo dục.                           

D. thiếu đội ngũ kế cận cho nguồn lao động.

Câu 24: Ý nào sau đây không đúng với khí hậu của Nhật Bản?

A. Lượng mưa tương đối cao.                                            B. Thay đổi từ bắc xuống nam.

C. Có sự khác nhau theo mùa.                                            D. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.

Câu 25: Mùa đông ở phần lãnh thổ phía Bắc Nhật Bản có đặc điểm

A. ngắn, lạnh và có tuyết.                                                   

B. kéo dài, lạnh và có tuyết.

C. kéo dài nhưng không lạnh lắm.                                      

D. kéo dài, lạnh nhưng không có tuyết.

Câu 26: Khí hậu miền nam Nhật Bản có đặc điểm

A. nóng ẩm quanh năm.                                                      

B. mùa đông ôn hoà; mùa hạ nóng, nhiều mưa, bão.

C. khô nóng quanh năm.                                                     

D. mùa đông lạnh, mùa hạ nóng và có mưa nhiều.

Câu 27: Người dân Nhật Bản có trình độ dân trí cao chủ yếu là do

A. phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.                                      

B. chính sách thu hút nhân tài.

C. chất lượng cuộc sống tốt.                                               

D. chú trọng đầu tư cho giáo dục.

Câu 28: Nguyên nhân nào sau đây làm cho Nhật Bản có ngư trường lớn?

A. Vùng biển có diện tích rộng lớn.                                   

B. Vùng biển nóng ấm quanh năm.

C. Có dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.                           

D. Bờ biển nhiều vũng vịnh, đầm phá.

Câu 29: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản không bao gồm

A. các sản phẩm nông nghiệp.                                            

B. nguồn nguyên liệu cho công nghiệp.

C. các loại nhiên liệu hóa thạch.                                        

D. các sản phẩm công nghiệp chế tạo. 

3. Vận dụng

Câu 1: Nhật Bản tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm

A. tự chủ nguồn nguyên liệu cho công nghiệp.                  

B. tạo ra nhiều sản phẩm thu lợi nhuận cao.

C. đảm bảo nguồn lương thực trong nước.                        

D. tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Câu 2: Các cây trồng phổ biến của Nhật Bản là

A. lúa gạo, chè, thuốc lá, dâu tằm.                                     

B. lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu.

C. lúa gạo, ngô, cà phê, hồ tiêu.                                         

D. lúa gạo, cà phê, thuốc lá, dâu tằm.

Câu 3: Ngoại thương của Nhật Bản có vai trò to lớn trong nền kinh tế chủ yếu là do

A. thực hiện việc hợp tác phát triển với nhiều quốc gia.

B. nền kinh tế gắn bó chặt chẽ với thị trường thế giới.

C. nhu cầu về hàng hóa nhập ngoại của người dân cao.

D. hoạt động đầu tư ra các nước ngoài phát triển mạnh.

Câu 4: Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho giao thông vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh mẽ?

A. Nhu cầu của hoạt động xuất, nhập khẩu lớn.                 

B. Đất nước quần đảo, có hàng vạn đảo lớn nhỏ.

C. Nhu cầu đi nước ngoài của người dân cao.                   

D. Đường bờ biển dài, có nhiều vịnh biển sâu.

Câu 5: Điều kiện thuận lợi chủ yếu để Nhật Bản phát triển đánh bắt hải sản là

A. có nhiều ngư trường rộng lớn.                                       

B. có truyền thống đánh bắt lâu đời.

C. ngư dân có nhiều kinh nghiệm.                                      

D. công nghiệp chế biến phát triển.

Câu 6: Nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 1950 - 1973 không phải do nguyên nhân nào sau đây?

A. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, áp dung kĩ thuật mới.

B. Đẩy mạnh buôn bán vũ khí thu được nguồn lợi nhuận khổng lồ.

C. Tập trung cao độ phát triển các ngành then chốt theo từng giai đoạn.

D. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, gồm các xí nghiệp lớn, nhỏ, thủ công.

Câu 7: Cơ cấu kinh tế hai tầng được Nhật Bản áp dụng có nội dung là

A. vừa đẩy mạnh phát triển công nghiệp, vừa phát triển dịch vụ.

B. vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế ở thành thị, vừa phát triển kinh tế nông thôn.

C. vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những tổ chức sản xuất nhỏ, thủ công.

D. vừa đẩy mạnh phát triển công nghiệp, vừa phát triển nông nghiệp nông thôn.

Câu 8: Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm xuống nhanh, nguyên nhân chủ yếu là do

A. có nhiều thiên tai.                                                           

B. khủng hoảng dầu mỏ thế giới.

C. khủng hoảng tài chính thế giới.                                     

D. cạn kiệt về tài nguyên khoáng sản.

Câu 9: Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản?

A. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.                         

B. Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.

C. Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới về thương mại.        

D. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.

Câu 10: Phần lớn giá trị xuất khẩu của Nhật Bản luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu là do

A. chủ yếu nhập nguyên liệu giá rẻ, xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến giá thành cao.

B. không phải nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho các hoạt động sản xuất và đời sống.

C. số lượng các mặt hàng xuất khẩu vượt trội so với số lượng các mặt hàng nhập khẩu.

D. sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản có giá trị rất cao, thị trường xuất khẩu ổn định.

Câu 11: Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì

A. là quốc gia được bao bọc bởi biển và đại dương, nhiều ngư trường lớn.

B. ngành này cần nguồn vốn đầu tư ít nhưng có năng suất và hiệu quả cao.

C. có nhu cầu rất lớn về nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.

D. ngành này không đòi hỏi cao về trình độ và tay nghề của người lao động

Câu 12: Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm không phải do

A. năng suất lúa ngày càng cao.                                         

B. diện tích cây công nghiệp tăng.

C. mức tiêu thụ gạo bình quân giảm.                                  

D. xu hướng nhập khẩu gạo từ bên ngoài.

Câu 13: Đánh bắt hải sản được coi là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản vì

A. vùng biển có các ngư trường lớn giàu nguồn lợi.          

B. cần vốn đầu tư rất ít, năng suất và hiệu quả cao.

C. nhu cầu nguyên liệu công nghiệp thực phẩm lớn.         

D. ngành này không đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.

Câu 14: Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm chủ yếu do

A. thay đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp.

B. một phần diện tích trồng lúa dành cho quần cư.

C. mức tiêu thụ gạo giảm, năng suất lúa ngày càng cao.

D. có xu hướng nhập khẩu gạo từ bên ngoài.

Câu 15: Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm

1990

1995

2000

2004

2010

2015

Xuất khẩu

287,6

443,1

479,2

565,7

769,8

624,8

Nhập khẩu

235,4

335,9

379,5

454,5

692,4

648,3

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016)

Theo bảng số liệu, cho biết tổng giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản năm 2015?

A. 1258,7 tỉ USD.                 B. 1 220,2 tỉ USD.                

C. 1 262,2 tỉ USD.                D. 1 273,1 tỉ USD.

Câu 16: Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 - Đơn vị: tỉ USD

Năm

2005

2008

2010

2015

Xuất khẩu

594,9

782,1

857,1

773,0

Nhập khẩu

514,9

762,6

773,9

787,2

 (Nguồn: Niên giám thống kê, 2016)

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A. Xuất khẩu tăng chậm hơn nhập khẩu.                           

B. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng.

C. Giá trị xuất khẩu có xu hướng giảm dần.                      

D. Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn nhập khẩu.

Câu 17: Nguyên nhân nào sau đây khiến các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản thường tập trung ở ven biển duyên hải Thái Bình Dương?

A. Tăng sức cạnh tranh với các cường quốc.

B. Giao thông biển có vai trò ngày càng quan trọng.

C. Để có điều kiện phát triển nhiều ngành công nghiệp, tạo cơ cấu ngành đa dạng.

D. Sản xuất công nghiệp Nhật Bản lệ thuộc nhiều vào thị trường về nguyên liệu và xuất khẩu.

Câu 18: Dân số già sẽ ảnh hưởng như thế nào tới phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản?

A. Chi phí nhiều cho giáo dục và nâng cao chất lượng dân cư.

B. Thiếu lực lượng lao động trong tương lai.

C. Không có điều kiện phát triển các ngành dịch vụ.

D. Giải quyết việc làm cho người lao động gặp khó khăn.

Câu 19: Nguyên nhân nào sau đây khiến Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trí tuệ?

A. Phù hợp với xu thế chung của thế giới.

B. Sử dụng ít lao động, ít nhiên liệu trong sản xuất.

C. Đem lại nhiều lợi nhuận đáng kể cho nền kinh tế Nhật Bản.

D. Có nguồn lao động cần cù, trình độ cao, thích ứng nhanh với khoa học kĩ thuật, vốn mạnh.

Câu 20: Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản cao chủ yếu do người lao động Nhật Bản

A. luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.

B. làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.

C. thường xuyên tăng ca và tăng cường độ lao động.

D. làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.

Câu 21: Tốc độ gia tăng dân số hàng năm của Nhật Bản thấp dẫn đến hậu quả chủ yếu là

A. thiếu nguồn lao động trong tương lai.                            

B. ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục.

C. chi phí cho phúc lợi xã hội lớn.                                     

D. kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Câu 22: Nguyên nhân chính khiến Nhật Bản phải đẩy mạnh thâm canh trong nông nghiệp là

A. thiếu lương thực thực phẩm.                    B. diện tích đất nông nghiệp ít.

C. công nghiệp phát triển.                             D. muốn tăng năng suất.

Câu 23: Nhận xét nào sau đây không đúng về nông nghiệp của Nhật Bản?

A. Lúa gạo là cây trồng thứ yếu.                                       

B. Chè, thuốc lá, dầu tằm là những cây trồng phổ biến.

C. Chăn nuôi tương đối phát triển, các vật nuôi chính là bò, lợn, gà.

D. Chăn nuôi theo phương pháp tiên tiến bằng hình thức trang trại.

 4. Vận dụng cao

Câu 1: Cho bảng số liệu: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM - (Đơn vị: %)

Năm

1990

1995

2000

2005

2010

2015

Tốc độ tăng trưởng GDP

5,1

1,5

2,3

2,5

4,7

0,5

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giảm liên tục.

B. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản cao hàng đầu thế giới.

C. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản không ổn định.

D. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản không biến động.

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho nền kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 1952 - 1973?

A. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa nông nghiệp.                  

B. Tiếp tục duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.

C. Xóa bỏ các cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.                      

D. Phát triển các ngành cần nhiều khoáng sản.

Câu 3: Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM - Đơn vị: tỉ USD

Năm

1995

2005

2010

2015

Xuất khẩu

443,1

594,9

857,1

773,0

Nhập khẩu

335,9

514,9

773,9

787,2

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2017)

Để thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1995 - 2015, biểu đồ nào sau đây là thích hợp?

A. Miền.                                B. Đường.                             

C. Cột.                                  D. Tròn.

Câu 4: Mục đích chính của việc đầu tư ra nước ngoài của các công ty Nhật Bản là

A. giải quyết tình trạng thiếu lao động trầm trọng trong nước.

B. tranh thủ tài nguyên, thị trường, sức lao động tại chỗ.

C. bành trướng về tài chính nhằm tạo them lợi nhuận

D. mở rộng ảnh hưởng chính trị của Nhật Bản đối với các nước.

Câu 5: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là

A. lương thực, ôtô, tàu biển.                                               

B. tàu biển, ôtô, dược phẩm.

C. tàu biển, ôtô, sản phẩm tin học.                                     

D. thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm tin học.

Câu 6: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là

A. lương thực, thực phẩm, mĩ phẩm.                                  

B. lương thực, thực phẩm, máy móc.

C. lương thực, thực phẩm, năng lượng.                              

D. thực phẩm, dược phẩm, năng lượng.

Câu 7: Mùa hạ ở Nhật Bản mưa nhiều do ảnh hưởng chủ yếu của

A. gió mùa Đông Nam và các dòng biển nóng.                  

B. gió Tây ôn đới và các dòng biển nóng.

C. gió Mậu dịch và địa hình nhiều đồi núi.                        

D. gió mùa Tây Bắc và địa hình nhiều đồi núi.



Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé....

Lí thuyết 11 Lớp 11 Nhật Bản Tin tức Trắc nghiệm Trắc nghiệm 11
Lên đầu trang