HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn
BÀI 1. VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI và HỘI NHẬP
Admin: Tài trợ bởi: HLT.vn - Cung cấp cà phê và máy cà phê - 05/01/2023

I-Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội.
1. Bối cảnh:- Nền kinh tế nước ta sau năm 1975 rơi vào tình trạng khủng hoảng KT kéo dài.
- Lạm phát có thời kì luôn ở mức ba con số.
2. Diễn biến :
Bắt đầu từ năm 1979. (sau Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đường lối được khẳng định.
- Phát triển theo 3 xu thế:
+ Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội;
+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
3. Thành tựu :
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (8.4% năm 2005).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét.
- Đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện.
II. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực.
1. Bối cảnh :Toàn cầu hóa cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài (vốn, công nghệ và thị trường), mặt khác đặt nền kinh tế nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt.
- 1995: Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ.
- Tháng 7 /1995 VN gia nhập ASEAN.
- Tham gia vào AFTA, APEC.
- Tháng 1/2007: VN là thành viên thứ 150 của WTO.
2. Thành tựu :
- Thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài: vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Đầu tư gián tiếp của nước ngoài (FPI).
- Hợp tác kinh tế - khoa học kỹ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực …được đẩy mạnh
- Ngoại thương được phát triển mạnh. Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu khá lớn về một số mặt hàng (dệt may, thiết bị điện tử, tàu biển, gạo, cà phê, điều hồ tiêu, thủy sản các loại,…).
III. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập
- Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo.- Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững. - Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, nền văn hóa mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường.
Bài 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
Câu 1. Công cuộc Đổi mới ở nước ta được thực hiện đầu tiên trong lĩnh vực :
A. Chính trị. B. Công nghiệp.
C. Nông nghiệp. D. Dịch vụ.
Câu 2. Công cuộc Đổi mới ở nước ta được khẳng định từ :
A. Sau khi đất nước thống nhất 30 - 4 - 1975.
B. Sau chỉ thị 100 CT-TW ngày 13 - 1 - 1981.
C. Sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI tháng 4 - 1998.
D. Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986.
Câu 3. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng khủng hoảng kinh tế của nước ta sau năm 1975 là :
A. Nông nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
B. Tỉ lệ tăng trưởng GDP rất thấp, chỉ đạt 0,2%/năm.
C. Lạm phát kéo dài, có thời kì lên đến 3 chữ số.
D. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế âm, cung nhỏ hơn cầu.
Câu 4. Hiện nay, Việt Nam chưa phải là thành viên của tổ chức :
A. Thương mại thế giới.
B. Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
C. Khu vực tự do mậu dịch ASEAN.
D. Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
Câu 5. Đây không phải là một trong những định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới.
A. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển tri thức.
B. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng thêm sức mạnh quốc gia.
C. Phát triển nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc.
D. Đẩy mạnh phát triển kinh tế ở các vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Câu 6. Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt diễn ra vào giữa thập niên 90 đánh dấu xu thế hội nhập của nước ta:
A. Gia nhập WTO và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì.
B. Gia nhập ASEAN và kí thương ước với Hoa Kì.
C. Gia nhập ASEAN và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì.
D. Gia nhập APEC và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì.
Câu 7. Việt Nam gia nhập ASEAN vào…….và là thành viên thứ…… của tổ chức này.
A. Tháng 7 - 1995 và 7. B. Tháng 4 - 1995 và 6.
C. Tháng 7 - 1998 và 5. D. Tháng 7 - 1998 và 7.
Câu 8. Sự thành công của công cuộc Đổi mới ở nước ta được thể hiện rõ nhất ở :
A. Việc mở rộng các ngành nghề; tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
B. Số hộ đói nghèo giảm nhanh ; trình độ dân trí được nâng cao.
C. Tăng khả năng tích lũy nội bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện.
D. Hình thành được các trung tâm công nghiệp lớn và các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa.
Câu 9. Thành tựu nổi bật mà nước ta đạt được trong việc hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và quốc tế là :
A. Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài ; các hoạt động du lịch, dịch vụ phát triển mạnh.
B. Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh, hợp tác kinh tế - khoa học kĩ thuật được tăng cường.
C. Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển mạnh ; các nguồn lực ở trong nước được khai thác tốt hơn.
D. Trao đổi thông tin, văn hóa chuyển giao công nghệ.
Câu 10. Những thách thức lớn của nước ta khi hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới?
A. Khó khăn trong việc tiếp cận với thị trường mới, nhất là thị trường các nước tư bản.
B. Cạnh tranh về kinh tế, thương mại, tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn và công nghệ.
C. Chất lượng sản phẩm thấp, khó cạnh tranh với thị trường quốc tế và khu vực.
D. Nền kinh tế còn trong tình trạng chậm phát triển.
Câu 11. Thử thách lớn nhất về mặt xã hội trong công cuộc Đổi mới nền kinh tế - xã hội của nước ta là :
A. Phân hóa giàu - nghèo, thất nghiệp, thiếu việc làm và những vấn đề xã hội khác trở nên gay gắt.
B. Sự phân hóa giàu - nghèo giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng có xu hướng tăng lên.
C. Ảnh hưởng của văn hóa lai căng, đồi trụy từ nước ngoài.
D. Thiếu vốn – công nghệ tiên tiến và đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
Câu 12. Chính sách Đổi mới của Đảng và Nhà nước ta bước đầu đã có tác dụng chuyển dịch lao động từ :
A. Khu vực kinh tế Nhà nước sang tập thể và tư nhân.
B. Khu vực kinh tế tư nhân sang khu vực kinh tế Nhà nước và tập thể.
C. Khu vực kinh tế tập thể, tư nhân sang khu vực kinh tế Nhà nước.
D. Kinh tế Nhà nước sang khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 13. Để thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nước ta cần dựa trên cơ sở :
A. Phát triển khoa học - kĩ thuật - công nghệ ; giáo dục và đào tạo.
B. Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nặng, coi đó là khâu then chốt.
C. Phát triển công nghiệp nhẹ, nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến.
D. Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng để ổn định đời sống của nhân dân.
Câu 14 . Việt Nam chính thức gia nhập vào WTO
A. 11/2006 B.1/2007
C. 12/2006 D. 2/2007