-
Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường , kiểm soát và cải tạo môi trường.
------------------------------------------------------------------------------------
Bài 15 . BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ
PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
Câu 1.Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường nước ta biểu hiện qua .
A. Ô nhiễm nước, ô nhiễm đất
B. Gia tăng bão lụt, hạn hán,
biến đổi bất thường thời tiết, khí hậu
C. Diện tích rừng ngày càng bị
thu hẹp
D. Tất cả các ý trên đều đúng .
Câu 2. Dựa vào Atlat (khí hậu) cho biết thời gian bắt đầu và kết thúc mùa
bão ở nước ta.
A. Bắt đầu tháng 7, kết thúc
tháng 11 B. Bắt đầu tháng 5, kết thúc tháng 12
C. Bắt đầu tháng 6, kết thúc
tháng 12 D. Bắt đầu tháng 8, kết thúc tháng 12
Câu 3. Dựa vào Átlat ( trang khí hậu) cho biết vùng chịu ảnh hưởng bão
nhiều nhất ở nước ta.
A. Vùng Nam Trung Bộ B. Vùng Bắc Trung Bộ
C. Vùng Đồng Bằng Sông Hồng D.
Vùng Đông Nam Bộ
Câu 4. Dựa vào Atlat (khí hậu) cho biết hướng di chuyển của bão từ biển
Đông vào nước ta.
A. Hướng tây, tây tây bắc, tây
tây nam B. Hướng đông,
đông bắc, đông nam
C. Hướng đông. D.
Hướng Bắc, đông bắc
Câu 5. Bão thường có gió mạnh và mưa lớn, lượng mưa trong một trận bão
thường đạt .
A. 300- 400mm, có khi lên tới
500- 600mm. B. 500-600mm, có khi lên
tới 900- 1000mm.
C. 900mm, có khi lên tới 1500 mm. D.1500mm đến 2000mm.
Câu 6. Hiện nay vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất nước ta là vùng:
A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng
bằng sông Cửu Long
B. Đồng bằng châu thổ sông Hồng
C. Đồng bằng Duyên hải Miền Trung
D. Đông Nam Bộ
Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu gây ngập lụt ở
ĐBSCL là do:
A. Nước từ Biển Hồ đổ về B. Do ảnh hưởng bão
C. Do mưa lớn và triều cường D.Do
nước các sông dâng lên
Câu 8. Tại Trung Bộ, nhiều vùng trũng ở Bắc Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông
lớn ở Nam Trung Bộ bị ngập lụt mạnh vào các tháng :
A. Tháng 5 – tháng 11 B. Tháng 7 – tháng 12
C. Tháng 6 – tháng 10 D.Tháng 9 - tháng 10
Câu 9. Lũ quét thường xảy ra ở đâu của nước ta:
A. Khu vực đồng bằng mất lớp phủ
thực vật khi có mưa lớn
B. Khu vực hạ lưu các sông khi có
mưa lớn
C. Lưu vực sông suối miền núi,
đia hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật
D. Lưu vực sông suối miền núi có
độ dốc lớn
Câu 10. Câu nào không đúng với những biện pháp giảm thiệt hại do lũ quét
gây ra ở nước ta:
A. Quy hoạch các điểm dân cư
tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét
B. Quản lí , sử dụng đất đai hợp
lí.
C. Thực hiện các biện pháp kĩ
thuật thủy lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc.
D. Hạn chế xây dựng các công trình
giao thông ở miền núi
Câu 11. Câu nào sau đây không đúng với tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn
ra ở nhiều nơi của nước ta.
A. Ở miền Bắc, tại các
thung lũng khuất gió mùa khô kéo dài 3-4 tháng
B. Ở Miền Nam – Đông Nam Bộ và
vùng thấp Tây Nguyên mùa khô kéo dài 4-5 tháng
C. Ven biển cực Nam Trung Bộ mùa
khô kéo dài 6-7 tháng
D. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long mùa
khô kéo dài 3-4 tháng
Câu 12. Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở Miền Bắc không nhiều như ở miền
Nam vì
A. Miền Bắc có mùa đông lạnh và
tuyết rơi
B. Miền Nam mùa khô kéo dài hơn
miền Bắc
C. Miền Bắc có nửa sau mùa đông
lạnh ẩm có mưa phùn
D. Miền Bắc có gió mùa Mùa đông
hướng đông bắc
Câu 13. Câu nào đúng với biện pháp phòng chống khô hạn lâu dài ở nước ta :
A. Giảm vụ mùa trong nông nghiệp.
B. Hạn chế khí thải vào khí
quyển.
C. Sử dụng nước thải trong công
nghiệp
D. Xây dựng những công trình thủy
lợi hợp lí.
Câu 14. Động đất là thiên tai bất thường, rất khó phòng tránh. Nơi có hoạt
động động đất mạnh nhất ở nước ta là vùng:
A. Tây
Bắc B.
Đông Bắc C. Miền Trung D. Nam
Bộ
1) Vấn đề chủ yếu về bảo vệ
môi trường ở nước ta là gì? Vì sao?
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường:
+ Sự mất cân bằng của các chu trình tuần hoàn vật chất gây nên sự gia tăng bão
lụt, hạn hán…
Ví dụ: Phá rừng à đất bị xói mòn, rửa trôi, hạ mực nước ngầm, tăng tốc độ dòng
chảy, biến đổi khí hậu, sinh vật đe doạ bị tuyệt chủng…
- Tình trạng ô nhiễm môi trường:
+ Ô nhiễm nguồn nước: do nước thải CN và sinh hoạt đổ ra sông hồ chưa qua xử
lý.
+ Ô nhiễm không khí: ở các điểm dân cư, khu công nghiệp do khí thải của các nhà
máy công nghiệp, phương tiện giao thông đi lại…vượt quá mức tiêu chuẩn cho
phép.
+ Ô nhiễm đất: do nước thải, rác thải sau phân huỷ đều ngấm xuống đất, do sản
xuất nông nghiệp.
2) Hãy nêu thời gian hoạt
động và hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống bão.
a) Hoạt động của bão ở Việt Nam:
- Thời gian hoạt động từ tháng 06, kết thúc tháng 11, đặc biệt là các tháng
9,10.
- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ. Riêng Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng
của bão.
- Trung bình mổi năm có 8 trận bão.
b) Hậu quả của bão:
- Mưa lớn trên diện rộng, gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông, thuỷ triều
dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển.
- Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa…
- Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh.
c) Biện pháp phòng chống bão:
- Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển cuả cơn bão.
- Thông báo cho tàu thuyền trở về đất liền.
- Củng cố hệ thống đê kè ven biển.
- Sơ tán dân khi có bão mạnh.
- Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.
3) Nêu các vùng hay xảy ra
ngập lụt ở nước ta. Vì sao? Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại do ngập lụt.
Vùng đồng bằng nước ta hay xảy ra ngập lụt.
- Đồng bằng sông Hồng ngập lụt nghiêm trọng là do diện mưa bão rộng, lũ tập
trung trên các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh có đê bao bọc, mức
độ đô thị hóa cao cũng làm cho ngập lụt nghiêm trọng.
- Đồng bằng sông CL ngập lụt không chỉ do mưa lũ gây ra mà còn do triều cường.
- Ở Trung Bộ ngập lụt mạnh vào tháng 9, 10 là do mưa bão, nước biển dâng và lũ
nguồn về.
* Biện pháp giảm nhẹ tác hại: xây dựng đê điều, hệ thống thuỷ lợi…
4) Nêu các vùng hay xảy ra lũ
quét ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại do lũ quét.
Lũ quét thường xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi, nơi có địa hình chia
cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa
lớn.
Xảy ra vào tháng 06- 10 ở miền Bắc và tháng 10- 12 ở miền Trung.
* Biện pháp giảm nhẹ tác hại:
- Trồng rừng, quản lý và sử dụng đất đai hợp lý.
- Canh tác hiệu quả trên đất dốc.
- Quy hoạch các điểm dân cư.
5) Nêu các vùng hay xảy ra
hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại do hạn hán?
- Miền Bắc: tại các thung lũng khuất gió như: Yên Châu, sông Mã (Sơn La), Lục
Ngạn (Bắc Giang), mùa khô kéo dài 3- 4 tháng.
- Miền Nam: thời kỳ khô hạn kéo dài 4- 5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ và Tây
Nguyên.
- Vùng ven biển cực Nam Trung Bộ mùa khô kéo dài 6- 7 tháng.
* Biện pháp giảm nhẹ tác hại: xây dựng các công trình thuỷ lợi hợp lý…
6) Ở nước ta động đất hay xảy
ra ở những vùng nào?
Động đất thường xảy ra ở các đứt gẫy sâu. Tây Bắc nước ta là khu vực có hoạt
động động đất mạnh nhất, sau đến khu vực Đông Bắc. Khu vực Trung Bộ ít hơn, còn
Nam Bộ biểu hiện rất yếu. Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển Nam
Trung Bộ.
7) Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc
gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Duy trì các hệ sinh thái, các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống
sông có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.
- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen, các loài nuôi trồng, các loài
hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài.
- Đảm bảo việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc
sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được.
- Đảm bảo chất lượng moi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.
- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử
dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên.
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải thiện môi trường.
=> iDiaLy.com - Tất cả bài đăng chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé....
Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net