BÀI
16 . ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ
NƯỚC TA
I-Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.( Đặc điểm DS nước ta đối với sự phát triển
KT- XH?)
1. Đông dân
- Số dân nước ta: 84.156 nghìn người (2006) đứng thứ 3
khu vực Đông Nam Á,thứ 13 trên thế giới.
* thuận lợi:
- Là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước.
- Có nguồn lao động dồi dào.
- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
* khó khăn:
- Là 1 trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
2. Nhiều thành phần dân
tộc
-
54 dân tộc. Nhiều nhất là dân tộc kinh (chiếm 86,2 %) dân số cả nước. Các dân
tộc khác chiếm 13,8% dân số cả nước.
- Ngoài ra còn khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống
ở nước ngoài.
* thuận lợi:
- Các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau.
- Phát huy truyền thống sản xuất, phong tục tập quán, tạo
nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
* Khó khăn:
- Sự phát triển kt – xh các vùng có sự chênh lệch.Mức sống của một bộ
phận dân tộc ít người còn thấp.
->
Cần chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở các
vùng này.
II-Dân số còn tăng
nhanh, cơ cấu dân số trẻ.
( Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia
tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu ví dụ
minh họa?)
1/Dân số còn tăng nhanh:
-
Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện
tượng bùng nổ dân số.
->
Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
-
Hiện nay mức tăng dân số có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm tăng trung bình thêm 1
triệu người.
*
khó khăn:
-
Tạo sức ép rất lớn đối với phát triển KT-XH đất nước.
-
Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.Ô nhiễm môi trường.
-
Chất lượng cuộc sống của người dân khó nâng cao.
2/Cơ cấu dân số trẻ.
-
Dân số nước ta thuộc loại trẻ, xong đang có xu hướng già hóa.
*
Thuận lợi:
-
Nguồn lao động dự trữ và tương lai dồi dào. Là nguồn lực có ý nghĩa quyết định
đến sự phát triển đất nước.
-
Có khả năng tiếp thu vận dụng khoa học kĩ thuật nhanh.
*
Khó khăn:
-
Khó nâng cao mức sống.
-
Nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết như: giáo dục, y tế, việc làm….
III-Phân bố dân cư chưa
hợp lý. ( Vì sao nước ta phải phân bố lại dân cư cho hợp lí? )
Mật
độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006), phân bố chưa hợp lý giữa các vùng.
1-
Giữa đồng bằng với trung du, miền núi.
-
Đồng bằng : Tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao.
-
Vùng trung du, miền núi : mật độ dân số thấp, nhưng tập trung nhiều tài nguyên
thiên nhiên quan trọng của đất nước.
2. Giữa thành thị và
nông thôn.
-
Thành thị: 26.9 %, nông thôn: 73.1% - năm 2005 (chủ yếu ở nông thôn).
-
Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đang có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm
tỉ lệ dân số nông thôn, tăng tỉ lệ dân số thành thị.
*/Nguyên nhân phân bố
dân cư chưa hợp lý.
-
Ở đồng bằng dân cư tập trung đông do:
+
Có điều kiện tự nhiên thuận lơi (vị trí, tài nguyên đất, nước…) có nghề trồng lúa nước truyền thống cần nhiều
lao động.
+
Nền kinh tế phát triển mạnh. Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hóa diễn ra
mạnh.
-
Ở nông thôn dân cư tập trung đông do: là vùng sản xuất nông nghiệp, phương tiện
lạc hậu.
-
Lịch sử khai thác.
*/Khó khăn:
-
Sự phân bố dân cư không hợp lí dẫn đến:
+ Sử dụng lãng phí lao
động, nơi thừa, nơi thiếu.
+ Khai thác tài nguyên
những nơi ít lao động rất khó khăn.
=> Vì vậy việc phân
bố lại dân cư và lao động là rất cần thiết.
*/Biện pháp:
-
Việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.
IV-Chiến lược phát
triển dân số hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lao động của nước ta.(
Nêu môt số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua?)
-
Kế hoạch hóa gia đình
-Phân
bố lại dân cư, lao động giữa các vùng.
-
Chính sách thích hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành
thị.
-Đẩy
mạnh xuất khẩu lao động.
-Phát
triển công nghiệp ở trung du, miền núi và ở nông thôn
Bài 16. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA
Câu 1. ’’Việc phát triển KT-XH vùng
dân tộc ít người nước ta cần chú trọng hơn nữa’’ do:
A. Các dân tộc ít người đóng vai
trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng.
B. Một số dân tộc ít người có
những kinh nghiệm sản xuất quý báu.
C. Sự phát triển kinh tế - xã hội
giữa các dân tộc hiện có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của bộ phận dân tộc ít
người thấp.
D. Trước đây chúng ta chưa chú
trọng vấn này.
Câu 2. Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu từ:
A. Cuối thế kỷ XX B.
Thập kỷ 30 của thế kỉ XX
C. Thập kỉ 40 của thế kỉ XX
D.
Thập kỉ 50 của thế kỉ XX
Câu 3. Với tốc độ gia tăng như hiện nay đân số nước ta mỗi năm sẽ tăng
thêm khoảng:
A. 0,7 đến 0,9
triệu người B.
1,1 đến 1,3 triệu người
C. 1,5 đến 1,8
triệu người D.
Trên 2 triệu người
Câu 4. Dân số nước ta trẻ thể hiện rõ nét qua:
A. Cơ cấu lao động B.
Cơ cấu nhóm tuổi
C. Tỉ lệ sinh cao
D.
Tỉ lệ tử thấp
Câu 5. Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm giai đoạn 1921-2002 của nước ta
cao nhất vào thời:
A. 1943-1951 B. 1954-1960
C.1989-1999 D.1965-1970
Câu 6. Sức ép dân số đến:
A. Chất lượng cuộc sống, hoà bình
thế giới, phát triển kinh tế.
B. Tài nguyên môi trường, phát
triển kinh tế, chất lượng cuộc sống.
C. An ninh lương thực, tài nguyên
môi trường, phát triển kinh tế.
D. Lao động - việc làm, an ninh
lương thực, phát triển kinh tế.
Câu 7. Điều nào dưới đây thể hiện rõ nhất tính bất hợp lí trong sự phân bố đân cư ở nước ta:
A. Dân cư tập trung đông ở các
đồng bằng.
B. Dân cư thưa thớt ở miền núi,
trung du.
C. Các đồng bằng ở tình trạng đất
chật người đông, miền núi và trung du có dân cư thưa thớt trong khi vùng này
tập trung nhiều khoáng sản của đất nước.
D. Ngay giữa các đồng bằng mật độ
dân cư cũng có sự chênh lệch lớn.
Câu 8. Ở nước ta việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du và
miền núi và phát triển công nghiệp nông thôn nhằm:
A. Khai thác tài nguyên và sử
dụng tối đa nguồn lao động của đất nước
B. Nâng cao tỉ lệ dân thành thị
C. Phân bố lại dân cư
D. Giải quyết nhu cầu việc làm
của xã hội
Câu 9. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trên phạm vi cả nước là
rất cần thiết vì:
A. Nguồn lao động nước ta còn
thiếu tác phong công nghiệp
B. Dân cư nước ta chủ yếu tập
trung ở các đồng bằng
C. Sự phân bố dân cư nước ta
không đều và chưa hợp lí
D. Tỉ lệ thiếu việc làm và thất
nghiệp nước ta hiện còn cao
Câu 10. Dân số nước ta đang có xu hướng già đi thể hiện ở:
A. Tuổi thọ trung bình của người
dân tăng
B. Tỉ lệ nhóm tuổi trên độ tuổi lao động tăng
C. Tỉ lệ nhóm tuổi dưới độ tuổi lao động giảm
D. Tất cả các ý trên
Câu 11. Dân số nước ta đang có xu hướng già đi do:
A. Tỉ lệ sinh giảm
B. Tỉ lệ tử giảm
C. Tuổi thọ trung bình của người
dân tăng
D. Kết quả của việc thực hiện tốt
chính sách dân số và tiến bộ về xã hội
Câu 12. Tình trạng di dân tự do tới những vùng trung du miền núi trong
những năm gần đây khiến:
A. Tăng sự mất cân đối tỉ số giới
tính giữa các vùng ở nước ta
B. Các vùng xuất cư thiếu hụt lao
động
C. Làm tăng thêm khó khăn cho vấn
đề việc làm ở vùng nhập cư
D. Tài nguyên và môi trường các
vùng nhập cư bị suy giảm
Câu 13. Nhận định nào dưới đây là chưa
chính xác về đặc điểm chất lượng nguồn lao động nước ta:
A. Cần cù,
sáng tạo
B. Có nhiều kinh nghiệm trong SX nông nghiệp
C. Có nhiều kinh nghiệm trong sản
xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
D. Chất lượng nguồn lao động ngày
càng được nâng cao
Câu 14. Chất lượng nguồn lao động nước
ta ngày càng được nâng cao là nhờ:
A. Số lượng lao động làm việc
trong các công ti liên doanh tăng lên
B. Những thành tựu trong phát
triển văn hoá, giáo dục, y tế
C. Mở thêm nhiều trung tâm đào
tạo, hứơng nghiệp
D. Phát triển công nghiệp, dịch
vụ ở nông thôn
Câu 15. Nhận định nào dưới đây là chưa
chính xác về nguồn lao động của nước ta hiện nay:
A. Có chất lượng ngày càng nâng
cao
B. Lực lượng lao động có trình độ
còn mỏng
C. Ở các thành phố lớn lực lượng
lao động có trình độ đã đáp ứng được nhu cầu trong khi ở nông thôn vẫn thiếu
nhiều.
D. Chất lượng lao động nước ta
chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại
Câu 16. Việc tập trung lao động trình
độ cao ở các vùng đồng bằng gây ra khó khăn do:
A. Thiếu lao động tay chân cho
các ngành cần nhiều lao động
B. Khó khăn cho việc bố trí, sắp
xếp việc làm
C. Thiếi hụt lao động nhất là lao
động có trình độ ở miền nuí, trung du nơi giàu về tài nguyên
D. Ý A + B đúng
Câu
17. Quỹ thời gian lao động chưa được tận dụng triệt để là tình trạng khá phổ
biến hiện nay:
A. Vùng nông nghiệp nông thôn
B. Các xí nghiệp quốc doanh
C. Các xí nghiệp liên doanh
D. Ý A
+ B đúng
Câu
18. Cơ cấu sử dụng lao động nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần
đây chủ yếu là do:
A. Tác động của Cách mạng khoa học-kĩ thuật và quá trình đổi mới
B. Chuyển dịch hợp lí cơ cấu ngành cơ cấu lãnh thổ
C. Số lượng và chất lượng nguồn lao động ngày càng được
nâng cao
D. Năng suất lao động nâng cao
Câu
19. ’’Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương, chú ý thích đáng
đến hoạt động các ngành dịch vụ’’ là phương hướng giải quyết việc làm ở :
A. Vùng nông thôn nước ta B. Vùng
trung du nước ta
C. Vùng miền núi nước ta D. Vùng đô
thị nước ta
_______________________________
1/ - Phân tích tác động của
đặc điểm dân cư nước ta đối với sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường:
a) Thuận lợi:
- Dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ tạo ra nguồn lao động bổ sung lớn, tiếp
thu nhanh khoa học kỹ thuật.
b) Khó khăn:
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.
+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng được tiêu dùng và tích lũy.
+ Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.
- Đối với phát triển xã hội:
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, thu nhập bình quân đầu người còn thấp.
+ Giáo dục, y tế, văn hóa còn gặp nhiều khó khăn.
- Đối với tài nguyên môi trường:
+ Sự suy giảm các TNTN.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Không gian cư trú chật hẹp.
2/ Vì sao ở nước ta hiện nay,
tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng?
Nêu ví dụ minh họa:
- Do quy mô dân số nước ta lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao, nên tỉ lệ
gia tăng giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng.
- Ví dụ: với quy mô dân số 70 triệu người, tỷ lệ gia tăng dân số 1,5%, thì mổi
năm dân số tăng 1,05 triệu người. Nhưng nếu quy mô dân số là 84 triệu người, tỷ
lệ gia tăng dân số là 1,31%, thì mổi năm dân số tăng thêm 1,10 triệu người.
3/ Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư
cho hợp lý? Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian
qua:
a) Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lý là do:
- Mật độ dân số trung bình ở nước ta: 254 người/km2 (2006), nhưng phân bố không
đều.
- Phân bố không đều giữa đồng bằng – miền núi:
+ Đồng bằng: 1/ 4 diện tích – chiếm 3/4 dân số à ĐBSH cao nhất, 1. 225
người/km2, gấp 5 lần cả nước.
+ Miền núi: 3/4 diện tích- chiếm 1/ 4 dân số à Tây Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc
69 người/km2, trong khi vùng này lại giàu TNTN.
- Phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị:
+ Nông thôn: 73,1%, có xu hướng giảm.
+ Thành thị: 26,9%, có xu hướng tăng.
- Sự phân bố dân cư chưa hợp lý làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng alo
động, khai thác tài nguyên. Vì vậy, phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi
cả nước là rất cần thiết.
b) Một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua:
- Tuyên truyền và thực hiện chính sách KHHDS có hiệu quả.
- Phân bố dân cư, lao động hợp lý giữa các vùng.
- Quy hoạch và có chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân
số nông thôn và thành thị.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, đẩy mạnh đào tạo người lao động có tay
nghề cao, có tác phong công nghiệp.
- Phát triển công nghiệp ở miền núi và ở nông thôn nhằm sử dụng tối đa nguồn
lao động của đất nước.
=> iDiaLy.com - Tất cả bài đăng chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé....
Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net