HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

BÀI 36. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ–XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (Có trắc nghiệm và đáp án)

BÀI 36. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ–XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (Có trắc nghiệm và đáp án)

BÀI 36.  VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ–XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
BÀI 36. 
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ–XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
(Có trắc nghiệm và đáp án)

I. Khái quát chung. (atlat trang 28)

- Gồm: thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận , Bình Thuận .
- Diện tích: gần 44,4 nghìn km2( 13,4% cả nước) số dân gần 8,9 triệu người (10,5% cả nước năm 2006).
(Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở DHNTB.)
1.Vị trí đia lí:
- Giáp Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Biển đông, Đông Nam Bộ -> Thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển, giao lưu trao đổi hàng hóa trong và ngoài nước và 2 quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng), Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Biển: có nhiều loại hải sản, với ngư trường lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ. và như trường Hoàng Sa - Trường Sa, đặc sản (tổ yến…) bờ biển có nhiều đầm, phá, vịnh nước sâu => xây dựng các cảng Dung Quất, Vân Phong… Nhiều bãi biển đẹp: Nha Trang, Mũi Né…
- Đất: Các đồng bằng chủ yếu là đất cát pha, kém màu mỡ. Có ĐB Tuy hoà ( Phú Yên) màu mỡ. Vùng gò đồi phát triển chăn nuôi bò, dê cừu.
- Khí hậu: mùa hạ có gió phơn Tây Nam, về thu- đông mưa địa hình và tác động của dải hội tụ nhiệt đới đem lại mưa lớn ở Đà Nẵng và Quảng Nam. Phía Nam ít mưa, hạn hán kéo dài (Ninh Thuận và Bình Thuận.)
- Khoáng sản: vật liệu xây dựng, cát làm thủy tinh , vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam). Dầu khí cực NTB.
- Tiềm năng thủy điện không lớn, có thể xây dựng các nhà máy thủy điện công suất trung bình và nhỏ.
- Rừng có nhiều loại gỗ, chim và thú quý. Diện tích rừng hơn 1,77 triệu ha (độ che phủ rừng là 38,9%)
3. Kinh tế - xã hội.
- Có chuỗi các đô thị tương đối lớn : Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.
- Thu hút được các dự án đầu tư của nước ngoài.
- Dân cư giàu truyền thống lịch sử, cần cù, chịu khó. 
Có các di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An , Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam)
4. Khó khăn:
- Nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, bão, hạn hán kéo dài.
- Mùa lũ nước sông lên nhanh, mùa khô nước sông cạn kiệt.
- Tài nguyên KS nghèo nàn.
- Mạng đô thị, giao thông còn mỏng, cơ sở năng lượng còn nhỏ bé.
- Hậu quả của chiến tranh, nhiều dân tộc ít người

II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển. 

(Phân tích việc phát triển tổng hợp KT biển ở vùng DHNTB.)
1. Nghề cá.
- Các tỉnh đều có bãi tôm, bãi cá, nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa.
- Sản lượng thủy sản vùng năm 2005 vượt 624 nghìn tấn (cá biển : 420 nghìn tấn.)
- Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Việc nuôi tôm hùm, tôm sú đang phát triển nhất là Phú Yên, Khánh Hòa.
- Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú .
2-Du lịch biển.
- Nhiều bãi biển nổi tiếng : Mỹ Khê (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Bình Thuận)…
- Các trung tâm du lịch lớn: Nha Trang, Đà Nẵng.
- Phát triển du lịch biển gắn với du lịch đảo và các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao .
3-Dịch vụ hàng hải.
- Có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu. Đang xây dựng cảng Dung Quất.
- Các cảng tổng hợp lớn do Trung ương quản lý: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
- Ở Vịnh Vân Phong sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta.
4-Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối.
- Dầu khí : khai thác ở phía đông quần đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận).
- Sản xuất muối rất thuận lợi, nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh…

III. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng. 

(Dựa vào Átlat, phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển CN, hiện trạng phát triển và phân bố CN của vùng.)
1. Các nguồn tài nguyên.
- Có nhiều loại khoáng sản : VLXD, các làm thủy tinh ở Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu, than ở Nông Sơn, dầu khí ở thềm lục địa cực NTB.
- Tiềm năng thủy điện, có thể xây dựng các nhà máy thủy điện công suất trung bình và nhỏ.
- Có nhiều nguyên liệu từ nông, lâm, thủy sản tạo đk phát triển CN chế biến.
2. Phát triển công nghiệp
- Đã hình thành được chuỗi các trung tâm công nghiệp: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.
- Công nghiệp : cơ khí, chế biến nông – lâm – thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng
- Thu hút đầu tư nước ngoài ,đã hình thành một số khu CN tập trung và khu chế xuất.
- Hạn chế về tài nguyên nhiên liệu, năng lượng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp cũng như các hoạt động kinh tế khác của vùng.
- Hiện nay đang sử dụng điện của nhà máy điện Hòa Bình, Yaly qua đường dây 500 KV, xây dựng các nhà máy thủy điện trung bình như Sông Hinh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình Định), tương đối lớn như Hàm Thuận – Đa Mi (Bình Thuận), A Vương (Quảng Nam). Tương lai, dự kiến xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở đây. (atlat trang 23)
- Vùng kinh tế trọng điểm: đang được chú trọng đầu tư, đặc biệt xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai , khu kinh tế Dung Quất và Nhơn Hội -> công nghiệp của vùng sẽ phát triển rỏ nét trong những thập kỉ tới.
3. Cơ sở hạ tầng: 
 (Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng GTVT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu KT của vùng ?)
- Nâng cấp quốc lộ 1, đường sắt Bắc – Nam => tăng vai trò trung chuyển ,đẩy mạnh giao lưu với Đà Nẵng, TP HCM , Đông Nam Bộ ).
- Hệ thống sân bay đã được khôi phục, hiện đại : sân bay quốc tế Đà Nẵng và các sân bay nội địa như Chu Lai, Quy Nhơn, Cam Ranh…
- Phát triển các tuyến đường ngang ( 19, 26…) nối Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.
=> Việc đẩy mạnh phát triển CSHT GTVT đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển KT- XH của vùng.
+ Tạo thế mở cửa hơn cho vùng và cho sự phân công lao động mới.
+ Cho phép khai thác có hiệu quả TNTN để hình thành cơ cấu KT của vùng.
+ Thúc đẩy mối liên hệ trong và ngoài nước. 
+ Cho phép khai thác các thế mạnh về KT biển, tạo điều kiện thu hút đầu tư, hình thành các khu CN, khu KT mở…

______Câu hỏi ôn tập_________

1/ Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
a) Thuận lợi:
- Vị trí địa lý: tiếp giáp: BTB, Tây Nguyên, ĐNB, biển Đông à Giao lưu kinh tế trong và ngoài khu vực
- Lãnh thổ hẹp, phía Tây là sườn đông của Trường Sơn Nam, phía Đông là biển Đông, phía Bắc có dãy Bạch Mã làm ranh giới với BTB, phía Nam là ĐNB. Các nhánh núi ăn ra biển tạo nên hàng loạt các bán đảo, vịnh biển và nhiều bãi biển đẹp tạo cho vùng có nhiều tiềm năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch.
- Các đồng bằng nhỏ hẹp, đất cát pha và đất cát là chính; đồng bằng màu mỡ nổi tiếng là đồng bằng Tuy Hòa. Vùng gò đồi thuận lợi chăn nuôi bò, cừu, dê.
- Mang tính chất khí hậu của Đông Trường Sơn, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐB.
- Tiềm năng thuỷ điện không lớn nhưng vẫn có thể xây dựng các nhà máy có công suất trung bình và nhỏ.
- Diện tích rừng hơn 1,7 triệu ha, chiếm 14% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ rừng của vùng là 38,9%, nhưng có đến 97% là rừng gỗ, chỉ có 2,4% là rừng tre nứa. Rừng có nhiều loại gỗ, chim và thú quý.
- Khoáng sản không nhiều, chủ yếu các loại VLXD, các mỏ cát làm thuỷ tinh ở Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam), dầu khí ở thềm lục địa cực NTB.
- Dân cư giàu truyền thống lịch sử, cần cù, chịu khó. Ở đây có các di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn.
- Có nhiều đô thị và các cụm công nghiệp, khu kinh tế mở để thu hút đầu tư nước ngoài: Dung Quất, Chu Lai…đang thu hút đầu tư nước ngoài.
b) Hạn chế:
- Mùa mưa lũ lên nhanh, mùa khô thiếu nước, khô hạn kéo dài (Ninh Thuận, Bình Thuận) cần có hệ thống thuỷ lợi để giải quyết vấn đề nước tưới.
- Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ…
- Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề trong chiến tranh. Có nhiều dân tộc ít người trình độ sản xuất thấp.
- Cơ sở năng lượng còn nhỏ bé, GTVT còn kém.


2/ Vấn đề lương thực thực phẩm trong vùng cần được giải quyết bằng cách nào? Khả năng giải quyết vấn đề này?
- Tăng cường khai thác các lợi thế về diện tích đất nông nghiệp thuộc các đồng bằng ven biển để phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đẩy mạnh chăn nuôi ở vùng đồi núi phía Tây chịu được khí hậu khô hạn: bò, cừu, dê…
- Phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở ven biển, tăng cường nguồn thực phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế.
* Khả năng giải quyết vấn đề LT- TP tại chỗ của vùng còn rất lớn:
- Đẩy mạnh thâm canh cây lúa ở những nơi có điều kiện thuận lợi (đất phù sa,nguồn nước tưới), nhất là đồng bằng Phú Yên- Khánh Hòa, Ninh Thuận- Bình Thuận…
- Đẩy mạnh trao đổi các sản phẩm với vùng trọng điểm lương thực từ ĐBCSL, ĐBSH.


3/ Hãy phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp, hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp trong vùng?
a) Các nguồn TNTN:
- Có nhiều loại khoáng sản: VLXD, cát làm thủy tinh ở Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu, than ở Nông Sơn, dầu khí đã được ở thềm lục địa cực NTB.
- Tiềm năng thủy điện có thế xây dựng các nhà máy công suất trung bình và nhỏ.
- Có nhiều nguyên liệu từ nông, lâm, thuỷ sản tạo điều kiện phát triển CN chế biến.
- CSHT: có đường sắt Bắc- Nam, quốc lộ 1 chạy dọc từ Bắc tới Nam, 1 số cảng biển, sân bay quan trọng…
- Nguồn nhân lực khá dồi dào.
- Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước.
b) Hiện trạng phát triển và phân bố:
- Hình thành các trung tâm công nghiệp trong vùng, lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Dung Quất, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết à công nghiệp chủ yếu là cơ khí, chế biến nông- lâm- thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng, VLXD, hóa dầu.
- Bước đầu thu hút đầu tư nước ngoài vào hình thành các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất.
* Hạn chế: cơ sở năng lượng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp mặc dù đang được giải quyết như: sử dụng điện từ đường dây 500 kv, xây dựng một số nhà máy thuỷ điện quy mô trung bình: thuỷ điện sông Hinh (Phú Yên), Hàm Thuận- Đa Mi (Bình Thuận), Vĩnh Sơn (Bình Định), A Vương (Quảng Nam), dự kiến xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở nước ta tại vùng này.
- Với việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nhất là Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất, Nhơn Hội góp phần thúc đẩy công nghiệp của vùng ngày càng phát triển.


4/ Tại sao việc tăng cường CSHT GTVT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng?
- QL 1, đường sắt Bắc- Nam được nâng cấp, hiện đại hoá làm tăng khả năng vận chuyển Bắc- Nam.
- Giao thông Đông- Tây góp phần giao thương các nước láng giềng kể cả lên Tây Nguyên.
- Một số cảng nước sâu đang được xây dựng: Dung Quất, Đà Nẵng…
- Hệ thống sân bay được khôi phục, hiện đại: Đà Nẵng, Nha Trang…
Việc đẩy phát triển CSHT GTVT đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển KT- XH của vùng:
- Cho phép khai thác có hiệu quả TNTN để hình thành cơ cấu kinh tế của vùng.
- Thúc đẩy các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước.
- Cho phép khai thác các thế mạnh về kinh tế biển, tạo điều kiện thu hút đầu tư, hình thành các khu công nghiệp, khu kinh tế mở…


-------Trắc nghiệm------
Câu 1. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm mấy tỉnh, mấy thành phố?
A. 6.                         B. 7                       C. 8.                       D. 9
Câu 2. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Phú Yên.              B. Ninh Thuận.    C. Quảng Nam.      D. Quảng Trị.
Câu 3. Diện tích tự nhiên của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là (nghìn km²)
A. 51,5                      B. 44,4                  C. 54,7                   D. 23,6
Câu 4. Số dân của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2006 là gần (triệu người)
A.17,4                       B. 12                      C.  4,9                    D. 8,9 
Câu 5. So với diện tích tự nhiên và số dân nước ta, diện tích tự nhiên và số dân của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2006) chiếm tỉ lệ lần lượt là
A.  13,4% và 10,5%.                                B. 15,6% và 12,7%. C. 4,5% và 21,6%.                                  D. 30,5% và 14,2%.
Câu 6. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lần lượt thuộc các tỉnh, thành phố nào của nước ta?
A.Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi.
B.   Tỉnh Quảng Ngãi và thành phố Đã Nẵng.
C.   Tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng.
D.  Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
Câu 7. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng duyên hải Nam Trung Bộ?
A.  Lãnh thổ hẹp ngang, đồng bằng nhỏ hẹp.
B.   Có nhiều khoáng sản.
C.   Có nhiều bán đảo, vũng vịnh, nhiều bãi biển đẹp.
D.  Nhiều tiềm năng để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. 
Câu 8. Khoáng sản của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ chủ yếu là các loại
A.Năng lượng.                                       B. Kim loại đen.
C. Kim loại màu.                                    D. Vật liệu xây dựng.
Câu 9. Tỉnh nào của vùng duyên hải Nam Trung Bộ có trữ lượng lớn cát làm thủy tinh?
A.Quảng Ngãi.                                        B. Quảng Nam.
C. Khánh Hòa.                                         D. Bình Thuận.
Câu 10. Mỏ vàng Bồng Miêu thuộc tỉnh nào của vùng duyên hải Nam Trung Bộ?
A.Khánh Hòa.                                          B. Quảng Nam.
C. Bình Định                                            D. Phú Yên.
Câu 11. Nạn hạn hán kéo dài nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Ninh Thuận, Phú Yên.                         B. Bình Thuận, Quảng Nam
C. Phú Yên, Quảng Nam.                         D. Ninh Thuận, Bình Thuận
Câu 12. Các mỏ cát làm thủy tinh thuộc tỉnh nào của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? 
A. Khánh Hòa.             B. Phú Yên.          C. Đà Nẵng.                 D. Bình Thuận
Câu 13. Đặc điểm nổi bật của tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A.  Lãnh thổ hẹp, nằm ở sườn đông Trường Sơn, giáp biển
B.   Lãnh thổ hẹp ngang, có mưa về thu đông và mùa khô kéo dài 
C.   Lãnh thổ kéo dài theo Bắc – Nam, giáp biển 
D.  Lãnh thổ hẹp, bị chia cắt bởi các núi đâm ngang biển
Câu 14. Ở Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng nổi tiếng màu mỡ là
A. Quảng Nam.             B. Phú Yên.             C. Quảng Ngãi.            D. Bình Định 
Câu 15. Sân bay quốc tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Cam Ranh.                B. Đà Nẵng.             C. Quy Nhơn.              D. Chu Lai
Câu 16. Cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng, hoàn thiện ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Chân Mây.                 B. Quy Nhơn.          C. Qung Quất.              D. Đà Nẵng
Câu 17. Các tuyến đường Bắc – Nam chạy qua vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A.  Quốc lộ 1A, đường 14
B.   Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam
C.   Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh
D.  Đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc – Nam
Câu 18. Độ che phủ rừng của vùng Duyên hải Nam trung Bộ là(%)
A. 38,9.                   B. 39,8.                    C. 37,8.                     D. 41,2
Câu 19. Điểm nào sau đây không đùng với duyên hải Nam Trung Bộ? 
A.  Tất cả các tỉnh trong vùng đều giáp biển 
B.   Vùng có các đồng bằng rộng lớn ven biển
C.   Vùng có biển rộng lớn phía Đông
D.  Ở phía Tây của vùng có đồi núi thấp
Câu 20. Về điều kiện kinh tế -xã hội, điểm nào sau đây không đúng với Duyên hải Nam Trung Bộ? 
A.  Chịu nhiều sự tổn thất về người và của trong chiến tranh 
B.   Là vùng có nhiều dân tộc ít người sinh sống 
C.   Cơ cổ hạ tầng tương đối hoàn thiện
D.  Đang có sự thu hút được các dự án của nước ngoài
Câu 21. Thuận lợi chủ yếu của việc nuôi trồng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A.  Bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá
B.   Có nhiều loài cá quý, loài tôm mực
C.   Liền kề ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà rịa – Vũng Tàu
D.  Hoạt động chế biến hải sản đa dạng
Câu 22. Các trung tâm công nghiệp chủ yếu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Đà Nẵng, Quy Nhơn , Nha Trang.               B. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Phan Thiết
C. Nha Trang, Phan Thiết, Đà Nẵng                 D. Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết 
Câu 23. Tài nguyên khoáng sản có giá trị ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Vàng, vật liệu xây dựng, crômit.                  B. Vật liệu xây dựng, vàng, than đá
C. Vật liệu xây dựng, cát làm thủy tinh, vàng.  D. Cát làm thủy tinh, vàng, bôxit.
Cho bảng số liệu sau (*)
Một số chỉ tiêu về sản xuất lương thực, thực phẩm bình quân đầu người ở Duyên hải Nam Trung Bộ, năm 2005.
Địa phương
Đàn lợn (nghìn con)
S ản lượng lương thực bình quân đầu người (kg)
Sản lượng thủy sản bình quân đầu người (kg)
Cả nước
27435.0
476.8
41.7
Duyên hài Nam Trung Bộ:
2613.3
279.8
47.3
- Đà Nẵng
94.9
59.2
52.2
- Quảng Nam
576.5
280.73
36.4
- Quảng Ngãi
576.6
326.1
71.9
- Bình Định
659.4
360.2
70.9
- Phú Yên
197.0
381.3
44.8
- Khánh Hòa
138.5
131.8
71.7
- Ninh Thuận
102.0
208.4
99.6
- Bình Thuận
268.4
370.8
133.2

Dựa vào bàng số liệu (*) và trả lời các câu hỏi từ Câu 24 đến Câu 28:
Câu 24. Duyên hải Nam Trung Bộ được xếp vào nhóm có sản lượng lương thực ở mức
A. Rất thấp.                     B. Thấp.                    C. Trung bình               D. Khá
Câu 25. Có bao nhiêu tỉnh/ thành phố được xếp vào nhóm có sản lượng lương thực thấp?
A. 3.                                B. 4.                           C. 5.                              D. 6     
Câu 26. Đàn lợn duyên hải Nam Trung Bộ chiếm bao nhiêu phần trăm đàn lợn của cả nước?
A. 9,5.                             B. 8,5.                        C. 10,5.                         D. 7,5
Câu 27. Cho các nhận xét sau
(1). Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bỉnh Định là ba tỉnh có số lượng đàn lợn lớn
(2). Đà Nẵng có sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp nhất
(3). Chỉ có tỉnh Quảng Nam có sản lượng thủy sản bình quân đầu người thấp hơn mức trung bình của cả nước
(4). Chỉ có Bình Thuận và Ninh Thuận là hai tỉnh có sản lượng thủy sản bình quân đầu người cao nhất.
Số nhận định sai là
A. 0.                                 B. 1.                           C. 2.                           D. 3
Câu 28. Vấn đề sản xuất lương thực, thực phẩm ở Duyên hải Nam Trung Bộ cần được giải quyết
A.  Đẩy mạnh thâm canh lúa
B.   Đẩy mạnh trao đổi các sản phẩm lợi thế của vùng với các vùng trọng điểm lương thực 
C.   Tăng thêm khẩu phần cá, thịt và các sản phẩm rau màu trong bữa ăn
D.  Câu A và B đúng
Câu 29. Mật độ dân số trung bình của Duyên hải Nam Trung Bộ là (người/km²)
A. 202.                              B. 193.                         C. 237.                       D. 187
Câu 30. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có các nhà máy điện 
A.  Sông Hinh, Vĩnh Sơn, Hàm Thuận – Đa Mi, Yali
B.   Sông Hinh, Vĩnh Sơn, Hàm Thuận – Đa Mi, A Vương
C.   Sông Hinh, Vĩnh Sơn, Hàm Thuận – Đa Mi, Đa Nhim
D.  Sông Hinh, Vĩnh Sơn, Hàm Thuận – Đa Mi, Đồng Nai
Câu 31. Hai trung tâm du lịch quan trọng ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Quảng Nam, Đà Nẵng                                       B. Nha Trang, Khánh Hòa
C. Đà Nẵng, Nha Trang.                                         D. Bình Thuận, Đà Nẵng
Câu 32. Các vùng gò đồi của Duyên hải Nam Trung Bộ lá nơi có điều kiện thuận lợi cho phát triển 
A. Trồng cây công nghiệp lâu năm.                        B. Trồng cây hoa màu, lương thực
C. Chăn nuôi bò, dê, cừu.                                        D. Kinh tế vườn rừng
Câu 33. Khai thác dầu khí bước đầu phát hiện ở
A. Đảo Phú Quý.                B. Đảo Cồn Cỏ.            C. Côn Đảo.                D. Hòn Tre
Câu 34. Thương hiệu nước mắm ngon, nổi tiếng là nhắc đến
A. Sa Huỳnh.                      B. Cà Ná.                      C. Phan Thiết.             D. Mũi Né
Câu 35. Sản lượng tôm cá và hải sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ đạt trên (tấn)
A. 624000.                          B. 634000.                     C. 644000.                  D. 654000
Câu 36. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng nhất về nghề làm muối:
A. Cam Ranh.                     B. Cà Ná.                       C. Sa Huỳnh.              D. Phan Rí
Câu 37. Vùng Nam Trung Bộ có vị trí địa lí quan trọng như thế nào ?
A.    Cửa ngõ thông ra biển của Tây Nguyên
B.     Cửa ngõ thông ra biển của một số nước tiểu vùng sông Mê Kông
C.     Cầu nối hai miền Nam Bắc
D.    Tất cả các ý trên
Câu 38. Tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất của vùng là :
A. Khoáng sản.                   B. Rừng.                     C. Thuỷ sản.             D.  Đất nông nghiệp 
Câu 39. Đi từ Bắc vào Nam ta gặp các bãi tắm nổi tiến nào ?
A.  Sa Huỳnh , Qui Nhơn , Đại Lãnh , Nha Trang
B.   Non Nước , Đại Lãnh , Qui Nhơn , Nha Trang
C.   Đại Lãnh , Nha Trang , Non Nước , Sa huỳnh
D.  Qui Nhơn , Nha Trang , Đại Lãnh , Sa Huỳnh
Câu 40. Nơi được UNESCO khen về tổ chức toàn dân bảo tồn tốt di sản thế giới là :
A. Huế.                              B.  Hội An. .                 C.  Phong Nha.                D. Hạ Long 
Câu 41. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc tỉnh :
A. Thừa Thiên - Huế         B. Quảng Trị.                C.  Quảng Bình.              D. Hà Tĩnh
Câu 42. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng lãnh thổ kéo dài từ thành phố Đà Nẵng đến tỉnh :
A. Bình Thuận.                  B. Ninh Thuận.              C. Khánh Hòa.               D. Bà Rịa - Vũng Tàu Câu 43. Các đảo nào sau đây thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ?
A. Cát Hải, Bạch Long Vĩ.                                       B. Vân Đồn, Vàm Cỏ
C. Lý Sơn, Phú Quý.                                                D. Côn Đảo, Cô tô 
Câu 44. Địa hình của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có :
A.  Núi, gò đồi ở phía tây
B.   Bờ biển khúc khuỷu với nhiều vũng vịnh
C.   Dải đồng bằng hẹp, bị chia cắt ở phía đông
D.  Tất cả các ý trên
Câu 45. Vịnh Vân Phong và vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh :

A. Bình Định.            B. Phú Yên.          C. Khánh Hòa.         D. Bình Thuận

------Đáp án tham khảo-----
1C       2D        3B        4D           5A      6D          7B          8D          9A      10B
11D     12A       13B      14B        15B      16C       17C      18A           19B     20C
21A     22A       23C      24B        25B     26A       27A       28D          29B     30B
31C     32C      33A       34C        35A     36B      37A       38B           39B     40D
41C     42A       43C      44D         45C                                                                                               

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 36 có đáp án 

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết tỉnh/thành phố cuối cùng về phía nam của Duyên hải Nam Trung Bộ là:

A. Ninh Thuận.

B. Bình Thuận.

C. Quảng Nam.

D. Đà Nẵng.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, tỉnh/thành phố cuối cùng về phía nam của Duyên hải Nam Trung Bộ là Bình Thuận.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:

A. Trường Sa, Côn Sơn.

B. Côn Sơn, Nam Du.

C. Hoàng Sa, Trường Sa.

D. Thổ Chu, Nam Du.

Đáp án: Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:

- Hoàng Sa (thuộc TP. Đà Nẵng)

- Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết cây bông được trồng chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?

A. Ninh Thuận.

B. Bình Thuận.

C. Khánh Hòa.

D. Phú Yên.

Đáp án: B1. Nhận dạng kí hiệu cây bông ở Atlat ĐLVN trang 3.

B2. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 28, kí hiệu cây bông thể hiện nhiều nhất ở tỉnh Bình Thuận

→ cây bông được trồng chủ yếu ở tỉnh Bình Thuận.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết ở Duyên hải Nam Trung Bộ, các khu kinh tế ven biển nào sau đây được xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam?

A. Chu Lai, Dung Quất, Nam Phú Yên, Vân Phong, Nhơn Hội.

B. Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Vân Phong, Nam Phú Yên.

C. Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội , Nam Phú Yên, Vân Phong.

D. Chu Lai, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong, Dung Quất.

Đáp án: B1. Nhận dạng kí hiệu khu kinh tế ven biển ở Atlat ĐLVN trang 3.

B2. Đọc tên các khu kinh tế ven biển ở duyên hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam, gồm:  Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú được phát triển mạnh ở các tỉnh (thành phố)

A. Phú Yên, Quảng Nam.

B. Khánh Hòa, Đà Nẵng.

C. Bình Định, Quảng Ngãi.

D. Phú Yên, Khánh Hòa.

Đáp án: Nuôi tôm hùm, sú được phát triển mạnh  ở  Phú Yên, Khánh Hoà.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Địa điểm nào sau đây ở Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế  lớn nhất nước ta?

A. Dung Quất.

B. Nha Trang.

C. Đà Nẵng.

D. Vân Phong.

Đáp án: Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế  lớn nhất nước ta tại vịnh Vân Phong.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Thuận lợi chủ yếu cho việc nuôi trồng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:

A. bờ biển có nhiều vụng, đầm phá.

B. biển có nhiều loài tôm, cá, mực.

C. có các ngư trường trọng điểm.

D. hoạt động chế biến hải sản phát triển.

Đáp án: Thuận lợi chủ yếu cho việc nuôi trồng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là bờ biển có nhiều vụng, đầm phá.

 A đúng

- Chú ý:

+ Các điều kiện về nguồn lợi tôm cá mực, các ngư trường trọng điểm là những thuận lợi cho phát triển đánh bắt thủy sản.

+Hoạt động chế biến tạo đầu ra thuận lợi và nâng cao giá trị thủy sản nhưng không phải là điều kiện để nuôi trồng thủy sản.

⇒ Loại đáp án B, C, D

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam không phải để

A. tăng vai trò trung chuyển của vùng.

B. giúp đẩy mạnh sự giao lưu của vùng với Đà Nẵng.

C. giúp đẩy mạnh giao lưu của vùng với TP. Hồ Chí Minh.

D. góp phần phân bố lại các cơ sở kinh tế của vùng.

Đáp án: - Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí trung chuyển quan trọng → nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam góp phần tăng cường sự trao đổi hàng hóa giữa 2 miền Bắc – Nam.

⇒ Đáp án A, B, C đúng ⇒ Loại

- Việc nâng cấp quốc lộ và đường sắt Bắc - Nam sẽ thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở kinh tế trong vùng. Điều này không góp phần phân bố lại các cơ sở kinh tế của vùng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với du lịch biển  ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Có nhiều bãi biển nổi tiếng.

B. Nha Trang là trung tâm du lịch lớn của nước ta.

C. Phát triển du lịch biển không gắn với du lịch đảo.

D. Các hoạt động du lịch đa dạng.

Đáp án: DHNTB có hoạt động du lịch đa dạng: bao gồm du lịch biển – đảo,du lịch an dưỡng, thể thao.

Bên cạnh các bãi biển đẹp, còn có các đảo nổi tiếng như: Cù Lao Chàm, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đảo Phú Qúy (Bình Thuận)

⇒ Nhận xét: Phát triển du lịch biển không gắn với du lịch đảo là không đúng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Hoạt động nào sau đây không có ý nghĩa lớn đối với việc làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Phát triển các tuyến đường ngang nối với các cảng nước sâu.

B. Khôi phục, hiện đại hóa hệ thống sân bay.

C. Nâng cấp quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam.

D. Phát triển khu vực kinh tế ngoài Nhà nước.

Đáp án: Xác định từ khóa “sự phân công lao động theo lãnh thổ”

Phân công lao động theo lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào sự phát triển kinh tế của vùng.

⇒ Việc phát triển hệ thống GTVT  ở DHNTB (bắc – nam, đông – tây) sẽ tăng cường giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các vùng→ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở duyên hải phía Đông và vùng miền núi phía Tây (đặc biệt khu kinh tế cửa khẩu)

⇒ Kinh tế phát triển sẽ tạo ra việc làm → từ đó thu hút lao động và tạo ra sự thay đổi phân công lao động theo lãnh thổ ở DHNTB.

⇒ Loại đáp án A, B, C.

- Phát triển khu vực kinh tế ngoài Nhà nước góp phần tăng cường đầu tư, phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ → tác động trực tiếp đến sự phân công lao động theo ngành, điều này không có ý nghĩa lớn đối với thay đổi phân công lao động theo lãnh thổ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Vai trò của Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan sẽ ngày càng quan trọng hơn cùng với việc

A. nâng cấp quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam.

B. xây dựng đường Hồ Chí Minh qua vùng.

C. phát triển và nâng cấp các tuyến đường ngang trong vùng.

D. nâng cấp các sân bay nội địa và quốc tế trong vùng.

Đáp án: Duyên hải Nam Trung Bộ là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan, thông qua các tuyến đường ngang nối với các cảng nước sâu (quốc lộ 24, 19, 25, 26).

⇒ việc phát triển và nâng cấp các tuyến đường ngang trong vùng sẽ góp phần tăng cường vai trò của Duyên hải Nam Trung Bộ đối với các vùng trên.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, trong đó chủ yếu là do

A. có đường bờ biền dài, ít đảo ven bờ.

B. có nhiều vũng vịnh rộng.

C. bờ biển có nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu, ít bị sa bồi.

D. có nền kinh tế phát triển nhanh nên nhu cầu vận tải lớn.

Đáp án: Xác định từ khóa: điều kiện xây dựng “cảng nước sâu”

- địa hình bờ biển nhiều vũng vịnh

→ là điều kiện để xây dựng cảng biển

 - thềm lục địa sâu sâu, ít bị sa bồi

→ thuận lợi xây dựng cảng nước sâu.

Như vâỵ, đặc điểm địa hình bờ biển nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu, ít bị sa bồi giúp duyên hải Nam Trung Bộ hình thành các cảng nước sâu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Các tỉnh Nam Trung Bộ có sản lượng đánh bắt cá biển cao hơn Bắc Trung Bộ vì:

A. Có bãi tôm bãi cá ven biển và gần ngư trường vịnh Bắc Bộ.

B. Không chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc.

C. Vùng biển tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn nhất.

D. Được trang bị tàu thuyền đánh bắt hiện đại hơn.

Đáp án: DHNTB là nơi tập trung nhiều bãi tôm bãi cá lớn nhất cả nước, với hai ngư trường lớn là Ninh Thuận – Bình Thuận, Hoàng Sa – Trường Sa.

⇒ Vì vậy sản lượng đánh bắt cá ở DHNTB cao hơn ở BTB.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Thế mạnh vượt trội có khả năng làm biến đổi nhanh chóng nền kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là:

A. Hình thành cơ cấu nông – lâm –ngư.

B. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

C. Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp.

D. Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa.

Đáp án: DHNTB có thế mạnh nổi trổi về phát triển tổng hợp kinh tế biển: tất cả các tỉnh đều giáp biển

- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng, nhiều ngư trường lớn

→ đánh bắt thủy sản. Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá → nuôi trồng thủy sản.

- Nhiều bãi biển đẹp → du lịch biển đảo.

- Nhiều vũng vịnh kín gió → xây dựng cảng nước sâu

- Khoáng sản biển: titan, cát trắng, muối...→ CN khai khoáng.

⇒  Phát triển tổng hợp kinh tế biển sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và thúc đẩy nhanh chóng nền kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Cho bảng số liệu: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 

Để thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Tròn.

B. Đường.

C. Cột.

D. Miền.

Đáp án: - Dấu hiệu nhận dạng biểu đồ: biểu đồ cột thể hiện tình hình phát triển hay sự thay đổi của đối tượng theo thời gian (giá trị tuyệt đối), thời gian thường từ 3 năm trở lên hoặc từ  trên 3 đối tượng.

- Đề bài yêu cầu:
+ thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (giá trị tuyệt đối).

+ của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có 8 tỉnh (8 đối tượng)

⇒ Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ ⇒ Xác định được biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các tỉnh vùng DHNTB là biểu đồ cột.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Thương hiệu nước mắm nổi tiếng trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:

A. Cát Hải.

B. Phú Quốc.

C. Phan Thiết.

D. Long Hải.

Đáp án: Thương hiệu nước mắm nổi tiếng trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là Phan Thiết.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Các nhà máy thủy điện nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Thác Mơ.

B. A Vương.

C. Hàm Thuận – Đa Mi.

D. Vĩnh Sơn.

Đáp án: Nhà máy thủy điện Thác Mơ thuộc vùng Tây Nguyên ⇒  Đây không phải là nhà máy thủy điện thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Đáp án cần chọn là: A


Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 36 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ (Phần 1)

Câu 1: Các tỉnh ( thành phố) của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là

A. Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định , Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

B. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

C. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

D. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận

Đáp án: C

Giải thích : Mục 1, SGK/161 địa lí 12 cơ bản.

Câu 2: Tỉnh duy nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vừa có đường biên giới vừa có đường bờ biển là

A. Khánh Hòa      B. Quảng Nam

C. Quảng Ngãi      D. Bình Thuận

Đáp án: B

Giải thích : Mục 1, SGK/161 địa lí 12 cơ bản.

Câu 3: Các huyện đảo thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Hoàng Sa, Lý Sơn, Phú Quý, Trường Sa

B. Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Lý Sơn

C. Lý Sơn, Cồn Cỏ, Phú Quốc, Côn Đảo

D. Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quý, Phú Quốc

Đáp án: A

Giải thích : Mục 2, SGK/192 địa lí 12 cơ bản.

Câu 4: Điểm giống nhau về tự nhiên của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là :

A. Tất cả các tỉnh đều có biển

B. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn

C. Vùng biển rộng và thềm lục địa sâu

D. Vùng trung du trải dài

Đáp án: A

Giải thích : Mục 1, SGK/161 địa lí 12 cơ bản.

Câu 5: Về khí hậu, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khác với vùng Bắc Trung Bộ là

A. Mưa vào thu – đông      B. Mưa vào mùa đông

C. Mưa vào mùa hè – thu       D. Mưa vào đầu hạ

Đáp án: A

Giải thích : Mục 1, SGK/161 địa lí 12 cơ bản.

Câu 6: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác khi nói về vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

A. Các đồng bằng của vùng nhỏ, hẹp do bị các nhánh núi ăn ngang ra biển chia cắt

B. Tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa

C. Mang đặc điểm khí hậu của miền Đông Trường Sơn

D. Các sông có lũ lên nhanh, mùa khô lại rất cạn

Đáp án: B

Giải thích : Mục 1, SGK/161 địa lí 12 cơ bản.

Câu 7: Để khai thác có hiệu quả đất nông nghiệp ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vấn đề dặt ra hàng đầu là

A. Xây dựng các công trình thủy lợi

B. Trồng rừng ven biển

C. Tăng vụ

D. Đổi mới giống

Đáp án: A

Giải thích : Mục 1, SGK/161 địa lí 12 cơ bản

Câu 8: vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có lợi để phát triển nền kinh tế mở vì

A. Có nhiều vũng, vịnh thuận lợi xây dựng cảng nước sâu

B. Vị trí tiếp giáp với Campuchia

C. Do tiếp giáp với vùng Tây Nguyên rộng lớn

D. Có quốc lộ 1 xuyên suốt các tỉnh

Đáp án: A

Giải thích : Mục 1, SGK/161 địa lí 12 cơ bản.

Câu 9: Trong nghề cá, Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ là do

A. Có các ngư trường rộng, đặc biệt là hai ngư trường xa bờ

B. Tất cả các tỉnh đều giáp biển

C. Bờ biển có các vũng, vịnh , đầm phá

D. Có các dòng biển gần bờ

Đáp án: A

Giải thích : Mục 2, SGK/162 địa lí 12 cơ bản.

Câu 10: Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển nhất tại các tỉnh

A. Quảng Nam, Quảng Ngãi      B. Ninh Thuận, Bình Thuận

C. Phú Yên, Khánh Hòa      D. Khánh Hòa, Ninh Thuận

Đáp án: C

Giải thích : Mục 2, SGK/162 địa lí 12 cơ bản.

Câu 11: Trong phát triển du lịch biển, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ là do

A. Có nhiều bãi biển đẹp và nổi tiếng hơn

B. Có nhiều đặc sản hơn

C. Có vị trí thuận lợi hơn

D. Có cơ sở hạ tầng tốt hơn

Đáp án: A

Giải thích : Mục 2, SGK/163 địa lí 12 cơ bản.

Câu 12: Di sản văn hóa thế giới Phố cổ HỘi An và Di tích Mỹ Sơn thuộc tỉnh

A. Quảng Nam      B. Quảng Ngãi

C. Quảng Ninh      D. Quảng Bình

Đáp án: A

Giải thích : Mục 1, SGK/162 địa lí 12 cơ bản.

Câu 13:Các bãi biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là

A. Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né, Sa Huỳnh

B. Mỹ Khê, Nha Trang, Sa Huỳnh, Mũi Né

C. Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Nha Trang, Mũi Né

D. Mỹ Khê, Mũi Né, Sa Huỳnh, Nha Trang

Đáp án: C

Giải thích : Mục 2, SGK/163 địa lí 12 cơ bản.

Câu 14: Các hải cảng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là

A. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vân Phong, Nha Trang

B. Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Vân Phong

C. Quy Nhơn, Đà Nẵng, Vân Phong, Nha Trang

D. Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang, Vân Phong

Đáp án: A

Giải thích : Mục 2, SGK/163 địa lí 12 cơ bản.

Câu 15: Các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Cơ khí, chế biến nông – lâm – thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng

B. Luyện kim, chế biến nông – lâm – thủy sản và snar xuất hàng tiêu dùng

C. Hóa chất, chế biến nông – lâm – thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng

D. Khai thác than, chế biến nông – lâm – thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng

Đáp án: A

Giải thích : Mục 3, SGK/163 địa lí 12 cơ bản.

Câu 16: Công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đang khởi sắc, phần lớn là do

A. Sự đầu tư của Nhà nước

B. Thu hút được sự đầu tư của nước ngoài

C. Khai thác tốt nguồn lợi hải sản

D. Khai thác dầu khí

Đáp án: B

Giải thích : Mục 3, SGK/163 địa lí 12 cơ bản.

Câu 17: Để phát triển công nghiệp, vấn đề cần quan tâm nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Giải quyết tốt vấn đề năng lượng

B. Giải quyết vấn đề nước

C. Bổ sung nguồn lao động

D. Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

Đáp án: A

Giải thích : Mục 3, SGK/165 địa lí 12 cơ bản.

Câu 18: ý nào không phải là giải pháp để giải quyết vấn đề năng lượng của vùng Duyên hải Nam

B. Xây dựng các nhà máy thủy điện

C. Đầu tư xây dựng nhà máy điện nguyên tử

D. Nhập điện từ nước ngoài

Đáp án: D

Giải thích : Mục 3, SGK/165 địa lí 12 cơ bản

Câu 19 : Chuỗi đô thị tương đối lớn và đang thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Đà Nẵng, Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Thiết

B. Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang

C. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết

D. Nha Trang, Phan Thiết, Phan Rang – Tháp Chàm

Đáp án: C

Giải thích : Mục 3 bản đồ), SGK/164 địa lí 12 cơ bản.

Câu 20: Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam không

A. Làm tăng vai trò trung chuyển vùng

B. Đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với TP Đà Nẵng

C. Đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với TP Hồ Chí Minh

D. Đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với Tây Nguyên

Đáp án: D

Giải thích : Mục 3, SGK/165 địa lí 12 cơ bản.

Câu 21: Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, việc phát triển các tuyến đường ngang không

A. Góp phần nổi Tây Nguyên với các cảng nước sâu

B. Đẩy mạnh giao lưu với vùng Tây Nguyên

C. Đẩy mạnh giao lưu với khu vực Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào

D. Đẩy mạnh giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với TP Hồ Chí Minh

Đáp án: D

Giải thích : Phát triển các tuyến giao thông đường ngang chủ yếu nhằm góp phần nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ như Đà nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn và Nha Trang. Đồng thời thúc đẩy giao lưu với Tây Nguyên, khu vực Đông Bắc Thái Lan và Nam Lào.

Tài liệu địa lý miễn phí
- Kênh VIDEO: Youtube.idialy.com
- Webiste/app: idialy.com

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 36 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ (Phần 2)

Câu 1. Quần đảo Hoàng Sa và Trường sa lần lượt thuộc tỉnh/thành phố nào?

A. TP. Đà Nẵng, Khánh Hòa.

B. Quảng Nam, Khánh Hòa.

C. Khánh Hòa, TP. Đà Nẵng.

D. TP. Đà Nẵng, Quảng Nam.

Đáp án: A

Giải thích: SGK/162, địa lí 12 cơ bản.

Câu 2. Trong phát triển du lịch biển, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ là do

A. Có vị trí thuận lợi hơn

B. Có cơ sở hạ tầng tốt hơn

C. Có nhiều bãi biển đẹp và nổi tiếng hơn

D. Có nhiều đặc sản hơn

Đáp án: C

Giải thích: SGK/162, địa lí 12 cơ bản.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Rất hạn chế về tài nguyên nhiên liệu, năng lượng.

B. Thu hút đầu tư nước ngoài rất bé nhỏ.

C. Đã hình thành được một chuỗi các trung tâm công nghiệp.

D. Hình thành được một số khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất.

Đáp án: B

Giải thích: SGK/163, địa lí 12 cơ bản.

Câu 4. Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, việc phát triển các tuyến đường ngang không mang ý nghĩa nào?

A. Đẩy mạnh giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với TP Hồ Chí Minh.

B. Góp phần nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu.

C. Đẩy mạnh giao lưu với vùng Tây Nguyên.

D. Đẩy mạnh giao lưu với khu vực Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào.

Đáp án: A

Giải thích: SGK/164, địa lí 12 cơ bản.

Câu 5. Vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh nào dưới đây?

A. Bình Định.

B. Đà Nẵng.

C. Khánh Hòa.

D. Bình Thuận

Đáp án: C

Giải thích: SGK/162, địa lí 12 cơ bản.

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết ở Duyên hải Nam Trung Bộ, các khu kinh tế ven biển nào sau đây được xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam?

A. Chu Lai, Dung Quất, Nam Phú Yên, Vân Phong, Nhơn Hội.

B. Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Vân Phong, Nam Phú Yên.

C. Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội , Nam Phú Yên, Vân Phong.

D. Chu Lai, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong, Dung Quất.

Đáp án: C

B1. Nhận dạng kí hiệu khu kinh tế ven biển ở Atlat ĐLVN trang 3.

B2. Đọc tên các khu kinh tế ven biển ở duyên hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam, gồm: Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết tỉnh/thành phố đầu tiên về phía nam của Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Quảng Ngãi

B. Bình Định

C. Bình Thuận

D. Đà Nẵng

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, tỉnh/thành phố đầu tiên về phía nam của Duyên hải Nam Trung Bộ là thành phố Đà Nẵng.

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết cây thuốc lá được trồng chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?

A. Khánh Hòa

B. Ninh Thuận.

C. Phú Yên.

D. Bình Thuận.

Đáp án: B

Giải thích:

B1. Nhận dạng kí hiệu cây thuốc lá ở Atlat ĐLVN trang 3.

B2. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 28, kí hiệu cây thuốc lá thể hiện nhiều nhất ở tỉnh Ninh Thuận. Cây thuốc lá được trồng chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết ở Duyên hải Nam Trung Bộ, các trung tâm kinh tế được xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam là

A. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Nha Trang và Phan Thiết.

B. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Nha Trang, Quy Nhơn và Phan Thiết.

C. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Quảng Ngãi và Phan Thiết.

D. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang và Phan Thiết.

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, ta thấy ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, các trung tâm kinh tế được xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam là Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang và Phan Thiết.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết tỉnh/thành phố cuối cùng về phía nam của Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Ninh Thuận

B. Bình Thuận

C. Quảng Nam

D. Đà Nẵng

Đáp án: B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, tỉnh/thành phố cuối cùng về phía nam của Duyên hải Nam Trung Bộ là Bình Thuận.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết cây bông được trồng chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?

A. Ninh Thuận.

B. Bình Thuận.

C. Khánh Hòa

D. Phú Yên.

Đáp án: B

B1. Nhận dạng kí hiệu cây bông ở Atlat ĐLVN trang 3.

B2. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 28, kí hiệu cây bông thể hiện nhiều nhất ở tỉnh Bình Thuận. Cây bông được trồng chủ yếu ở tỉnh Bình Thuận.

Câu 12. Việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam ở Nam Trung Bộ không phải để

A. tăng vai trò trung chuyển của vùng.

B. giúp đẩy mạnh sự giao lưu của vùng với Đà Nẵng.

C. giúp đẩy mạnh giao lưu của vùng với TP. Hồ Chí Minh.

D. góp phần phân bố lại các cơ sở kinh tế của vùng.

Đáp án: D

Giải thích: Việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam ở Nam Trung Bộ không phải để góp phần phân bố lại các cơ sở kinh tế của vùng mà để tăng vai trò trung chuyển của vùng, giúp đẩy mạnh sự giao lưu của vùng với Đà Nẵng và giúp đẩy mạnh giao lưu của vùng với TP. Hồ Chí Minh.

Câu 13. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về cách giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

1) Đẩy mạnh thâm canh lúa, xác định cơ cấu mùa vụ thích hợp.

2) Trao đổi các sản phẩm thế mạnh của vùng lấy lương thực từ các vùng khác.

3) Tăng thêm khẩu phần cá và các thuỷ sản khác trong cơ cấu bữa ăn.

4) Phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Giải thích: Các cách giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:

- Đẩy mạnh thâm canh lúa, xác định cơ cấu mùa vụ thích hợp.

- Trao đổi các sản phẩm thế mạnh của vùng lấy lương thực từ các vùng khác.

- Tăng thêm khẩu phần cá và các thuỷ sản khác trong cơ cấu bữa ăn.

Câu 14. Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Duyên hải Nam Trung Bộ, không phải vì

A. tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

B. tạo thế mở cửa nền kinh tế.

C. làm thay đổi quan trọng sự phân công lao động theo lãnh thổ.

D. làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.

Đáp án: D

Giải thích: Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Duyên hải Nam Trung Bộ, không phải vì để làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.

Câu 15. Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam dự định xây dựng tỉnh nào sau đây ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Quảng Nam.

B. Quảng Ngãi.

C. Ninh Thuận.

D. Bình Thuận.

Đáp án: C

Giải thích: Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam dự định xây dựng ở tỉnh Ninh Thuận của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 36 (có đáp án): (mức độ vận dụng)

Câu 16. Vai trò của Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan sẽ ngày càng quan trọng hơn cùng với việc

A. nâng cấp quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam.

B. xây dựng đường Hồ Chí Minh qua vùng.

C. phát triển và nâng cấp các tuyến đường ngang trong vùng.

D. nâng cấp các sân bay nội địa và quốc tế trong vùng.

Đáp án: C

Duyên hải NTB là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Nam Lào và ĐB Thái Lan, thông qua các tuyến đường ngang nối với các cảng nước sâu (quốc lộ 24, 19, 25, 26). Việc phát triển và nâng cấp các tuyến đường ngang trong vùng sẽ góp phần tăng cường vai trò của DHNTB đối với các vùng trên.

Câu 17. Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, trong đó chủ yếu là do

A. có đường bờ biền dài, ít đảo ven bờ.

B. có nhiều vũng vịnh rộng.

C. bờ biển có nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu, ít bị sa bồi.

D. có nền kinh tế phát triển nhanh nên nhu cầu vận tảu lớn.

Đáp án: C

Xác định từ khóa: điều kiện xây dựng “cảng nước sâu”.

- Địa hình bờ biển nhiều vũng vịnh là điều kiện để xây dựng cảng biển.

- Thềm lục địa sâu sâu, ít bị sa bồi → thuận lợi xây dựng cảng nước sâu.

Câu 18. Vấn đề có ý nghĩa cấp bách trong việc phát triển nghề cá của Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. hạn chế nuôi trồng để bảo vệ môi trường ven biển.

B. khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

C. không khai thác ven bờ, chỉ đánh bắt xa bờ.

D. giảm việc khai thác để duy trì trữ lượng thuỷ sản.

Đáp án: B

Giải thích: Ngành cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ có vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề thực phẩm và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế rất lớn, điển hình như nước mắm, các loại cá quý (cá ngừ, cá thu, cá hồng,…),… nhưng hiện nay, sản lượng cá đang suy giảm do khai thác, ô nhiễm môi trường,… Vì vậy, vấn đề có ý nghĩa cấp bách trong việc phát triển nghề cá của vùng hiện nay là khai thác hợp lí kết hợp với việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Câu 19. Phát triển tổng hợp kinh tế biển giúp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ

A. đem lại hiệu quả kinh tế cao và thúc đẩy nhanh chóng nền kinh tế của vùng.

B. hiệu quả kinh tế chưa cao và thúc đẩy nền kinh tế của vùng phát triển.

C. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng đời sống nhân dân còn khó khăn.

D. khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên từ biển – đảo của vùng.

Đáp án: A

Giải thích: Duyên hải Nam Trung Bộ có thế mạnh nổi trổi về phát triển tổng hợp kinh tế biển: tất cả các tỉnh đều giáp biển

- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng, nhiều ngư trường lớn → đánh bắt thủy sản. Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá → nuôi trồng thủy sản.

- Nhiều bãi biển đẹp → du lịch biển đảo.

- Nhiều vũng vịnh kín gió → xây dựng cảng nước sâu

- Khoáng sản biển: titan, cát trắng, muối,... → CN khai khoáng.

⇒ Phát triển tổng hợp kinh tế biển sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và thúc đẩy nhanh chóng nền kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 20. Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THEO CÁC TỈNH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ NĂM 2002 (Đơn vị: nghìn ha)

Các tỉnh, thành phốĐà NẵngQuảng NamQuảng NgãiBình ĐịnhPhú YênKhánh HòaNinh ThuậnBình Thuận
Diện tích0,85,61,34,12,76,01,5

Để thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Tròn

B. Đường

C. Cột

D. Miền

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào bảng số liệu (1 mốc năm, một đối tượng, số liệu thô) và yêu cầu để bài (thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản...) ⇒ Biểu đồ cột là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002.

Câu 21. hế mạnh vượt trội có khả năng làm biến đổi nhanh chóng nền kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư.

B. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

C. Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp.

D. Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa.

Đáp án: B

DHNTB có thế mạnh nổi trổi về phát triển tổng hợp kinh tế biển: tất cả các tỉnh đều giáp biển.

- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng, nhiều ngư trường lớn → đánh bắt thủy sản. Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá → nuôi trồng thủy sản.

- Nhiều bãi biển đẹp → du lịch biển đảo.

- Nhiều vũng vịnh kín gió → xây dựng cảng nước sâu.

- Khoáng sản biển: titan, cát trắng, muối,... → CN khai khoáng.

Phát triển tổng hợp kinh tế biển sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và thúc đẩy nhanh chóng nền kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 22. Duyên hải Nam Trung Bộ có những di sản văn hóa thế giới nào?

A. Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn.

B. Phố cổ Hội An, Phong Nha Kẽ Bàng.

C. Di tích Mỹ Sơn, Phan Rang – Tháp Chàm.

D. Di tích Mỹ Sơn, Cố Đô Huế.

Đáp án: A

Giải thích: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có các di sản văn hóa thế giới là Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn được UNESCO công nhận vào năm 1999.

Câu 23. Tại sao ven biển Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối?

A. Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá.

B. Bờ biển dài và vùng biển sâu nhất nước ta.

C. Nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có ít sông nhỏ đổ ra biển.

D. Biển nông, không có sông suối đổ ra ngoài biển.

Đáp án: C

Giải thích: Ven biển Nam Trung Bộ có nhiệt độ cao, nhiều nắng (khu vực cực nam của vùng trong năm có khỏang 300 ngày không mưa) chỉ có ít sông nhỏ đổ ra biển nên thuận lợi để sản xuất muối.

Câu 24. Vì sao những năm gần đây hoạt động công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều khởi sắc?

A. cơ sở hạ tầng được cải thiện, thu hút đầu tư nước ngoài.

B. cơ sở năng lượng của vùng được đảm bảo.

C. số lượng và chất lượng lao động tăng.

D. vị trí địa lí thuận lợi trao đổi hàng hóa.

Đáp án: A

Giải thích: Hoạt động công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đang khởi sắc do cơ sở hạ tầng được cải thiện (điện, giao thông vận tải...), thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu 25. Tại sao vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có hoạt động dịch vụ hàng hải phát triển mạnh?

A. có nhiều vịnh nước sâu để xây dựng cảng.

B. cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Campuchia.

C. tỉnh nào cũng giáp biển, vùng biển rộng.

D. ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Đáp án: A

Giải thích: Duyên hải Nam Trung Bộ có hoạt động dịch vụ hàng hải (giao thông vận tải, hoạt động cảng biển) phát triển mạnh do có nhiều vịnh nước sâu để xây dựng cảng biển với nhiều cảng biển nổi tiếng như Cam Ranh, Vân Phong,...

Câu 26. Về khí hậu, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khác với vùng Bắc Trung Bộ là

A. Mưa vào thu – đông.

B. Mưa vào mùa đông.

C. Mưa vào mùa hè – thu.

D. Mưa vào đầu hạ.

Đáp án: A

Giải thích: Vào thu – đông vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có mưa do địa hình và tác động của dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 27. Ngành nuôi trồng thuỷ sản ở duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển mạnh là nhờ

A. có vùng biển rộng lớn với nhiều bãi tôm, bãi cá, trữ lượng thuỷ sản lớn.

B. trong vùng có nhiều hồ thuỷ điện và hồ thuỷ lợi.

C. có đường biển dài với nhiều cửa sông, vũng vịnh, đầm phá.

D. khí hậu quanh năm nóng, ít biến động.

Đáp án: C

Giải thích: Từ khóa: nuôi trồng thuỷ sản: Điều kiện để nuôi trồng thủy sản ở duyên hải Nam Trung Bộ là có có đường biển dài với nhiều cửa sông, vũng vịnh, đầm phá. Các môi trường: cửa sông, vũng vịnh, đầm phá là môi trường nuôi trồng thủy sản.

Câu 28. Trong nghề cá, Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ là nhờ

A. Có các ngư trường rộng, đặc biệt là hai ngư trường xa bờ.

B. Tất cả các tỉnh đều giáp biển.

C. Bờ biển có các vũng, vịnh , đầm phá.

D. Có các dòng biển gần bờ.

Đáp án: A

Giải thích: Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ là do: Có các ngư trường rộng, đặc biệt là hai ngư trường xa bờ (ngư trường Hoàng Sa-Trường Sa; Ninh Thuận – Bình Thuận).

Câu 29. Công nghiệp vùng duyên hải Nam Trung Bộ sẽ có bước phát triển rõ nét nhờ vào

A. vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các khu kinh tế ven biển.

B. nguồn điện dồi dào và tài nguyên khoáng sản phong phú.

C. sự hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư.

D. vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các khu kinh tế cửa khẩu.

Đáp án: A

Giải thích: Nhờ vào vị trí địa lý có nhiều tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có vùng biển rộng, có các các khu kinh tế ven biển nên công nghiệp vùng duyên hải Nam Trung Bộ có bước phát triển rõ nét.

Câu 30. Hoạt động khai thác thuỷ sản ở duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển mạnh là nhờ

A. biển có nhiều bãi tôm, bãi cá.

B. hệ thống sông ngòi dày đặc.

C. ít thiên tai xảy ra.

D. lao động có trình độ cao.

Đáp án: A

Giải thích: Từ khóa: khai thác thuỷ sản: Nhờ vị trí địa lý, điều kiện bờ biển: đường bờ biển dài, diện tích mặt biển lớn, có nhiều ngư trường nên biển có nhiều bãi tôm, bãi cá nên hoạt động khai thác thuỷ sản ở duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển mạnh.

Câu 31. Duyên hải Nam Trung Bộ có vai trò quan trọng hơn trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan, chủ yếu nhờ vào

A. các đường nối Tây Nguyên với cảng nước sâu.

B. hệ thống sân bay của vùng.

C. quốc lộ 1.

D. đường sắt Bắc - Nam.

Đáp án: A

Giải thích: Duyên hải Nam Trung Bộ có vai trò quan trọng hơn trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan, chủ yếu nhờ vào các đường nối Tây Nguyên với cảng nước sâu.

Câu 32. Ý nghĩa của các tuyến đường ngang (19, 26...) nối Tây Nguvên với các cảng nước sâu ở Duyên hải Nam Trung Bộ không phải là

A. Giúp mở rộng các vùng hậu phương của các cảng này.

B. Giúp cho vùng mở cửa hơn nữa.

C. Nâng cao vai trò quan trọng hơn của vùng trong quan hệ với Tây Nguyên.

D. Đẩy mạnh giao lưu của vùng với TP. Hồ Chí Minh.

Đáp án: D

Giải thích: Ý nghĩa của các tuyến đường ngang (19, 26...) nối Tây Nguvên với các cảng nước sâu ở Duyên hải Nam Trung Bộ không phải là để đẩy mạnh giao lưu của vùng với TP. Hồ Chí Minh.

Câu 33. Hoạt động nào sau đây không có ý nghĩa lớn đối với việc làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Phát triển các tuyến đường ngang nối với các cảng nước sâu.

B. Khôi phục, hiện đại hoá hệ thống sân bay.

C. Nâng cấp quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam.

D. Phát triển khu vực kinh tế ngoài Nhà nước.

Đáp án: D

Giải thích: Ý nghĩa lớn đối với việc làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là: Phát triển các tuyến đường ngang nối với các cảng nước sâu, khôi phục, hiện đại hoá hệ thống sân bay và nâng cấp quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam.

Câu 34. Các tỉnh Nam Trung Bộ có sản lượng đánh bắt cá biển cao hơn Bắc Trung Bộ vì

A. Có bãi tôm bãi cá ven biển và gần ngư trường vịnh Bắc Bộ.

B. Không chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc.

C. Vùng biển tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn nhât.

D. Được trang bị tàu thuyền đánh bắt hiện đại hơn.

Đáp án: C

Giải thích: DHNTB là nơi tập trung nhiều bãi tôm bãi cá lớn nhất cả nước, với hai ngư trường lớn là Ninh Thuận – Bình Thuận, Hoàng Sa – Trường Sa. Vì vậy sản lượng đánh bắt cá ở DHNTB cao hơn ở BTB.

Câu 35. Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THEO CÁC TỈNH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ NĂM 2002 (Đơn vị: nghìn ha)

Các tỉnh, thành phốĐà NẵngQuảng NamQuảng NgãiBình ĐịnhPhú YênKhánh HòaNinh ThuậnBình Thuận
Diện tích0,85,61,34,12,76,01,51,9

Nhận xét đúng về diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 là:

A. diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bình Định lớn nhất.

B. diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Khánh Hòa gấp 7,5 lần tỉnh Đà Nẵng.

C. diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Ngãi lớn hơn tỉnh Ninh Thuận.

D. diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Khánh Hòa gấp 4,1 lần tỉnh Bình Thuận.

Đáp án: B

- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Khánh Hòa là lớn nhất (6 nghìn ha), tiếp đến là tỉnh Quảng Nam (5,6 nghìn ha), Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Ngãi và Đà Nẵng là tỉnh có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ít nhất (0,8 nghìn ha).

- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Khánh Hòa gấp 7 lần tỉnh Đà Nẵng; 4,6 lần Quảng Ngãi; 4 lần Ninh Thuận; 3,1 lần Bình Thuận; 2,2 lần Phú Yên; 1,5 lần Bình Định và gấp 1,1 lần Quảng Nam (số lần gấp = diện tích tỉnh A/diện tích tỉnh B).

=> iDiaLy.com - Tất cả bài đăng chỉ mang tính chất tham khảo. 

Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... 

Lí thuyết 12 Lớp 12 Tin tức Trắc nghiệm Trắc nghiệm 12
Lên đầu trang