HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

BÀI 11 - 12. THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG (Có trắc nghiệm và đáp án)

BÀI 11 - 12. THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG (Có trắc nghiệm và đáp án)

THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG
BÀI 11 - 12. THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA D
NG
(Có trắc nghiệm và đáp án)

I-Thiên nhiên phân hóa theo vĩ độ (Bắc – Nam).

1. Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc- Nam.
_ Lãnh thổ kéo dài 15 vĩ tuyến.
-Sự tăng lượng bức xạ mặt trời từ Bắc vào Nam.
- Sự giảm sút ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc từ Bắc vào Nam.
2. Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra).
( Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của lãnh thổ phiá bắc nước ta?)
- Khí hậu:
+Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
+Nhiệt độ trung bình năm từ 20- 250 c , có 2-3 tháng t0 < 18٥C
+Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.
- Cảnh quan: tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa.
Trong rừng thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt, ôn đới, các loài thú có lông dầy như gấu, chồn…
-Vùng đồng bằng, mùa đông trồng được rau ôn đới.
3.Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào). 
( Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của lãnh thổ phiá nam nước ta?)
- Khí hậu:
+Thiên nhiên mang sắc thái của khí hậu cận xích đạo gió mùa.
- Nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 25oC , có 2 mùa mưa và khô.
- Biên đô nhiệt trung bình năm nhỏ.
- Cảnh quan thiên nhiên: tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới
+Thực vật: cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô, rừng thưa nhiệt đới khô (Tây Nguyên).
+ Động vật tiêu biểu vùng nhiệt đới và xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng, trăn, rắn, cá sấu …

II-Thiên nhiên phân hóa theo kinh độ (Đông - Tây).

( Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo hướng đông- tây.Dẫn chứng mối quan hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên vùng thềm lục địa, vùng ĐB ven biển và vùng núi kề bên.)
Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân thành 3 dải rõ rệt.
1-Vùng biển và thềm lục địa.
- Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.
- Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới gió mùa.Các dòng hải lưu thay đổi theo hướng gió mùa.
2-Vùng đồng bằng ven biển.
- Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ: mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông; phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi theo mùa.
- Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ: hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, bờ biển khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp và sâu, địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá; thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ nhưng giàu tiềm năng du lịch và thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển.
3-Vùng đồi núi.
- Phân hóa phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.
- Vùng núi Đông Bắc: cận nhiệt đới gió mùa, vùng núi cao Tây Bắc: khí hậu ôn đới.
- Khi đông Trường Sơn mưa thì Tây Nguyên khô hạn và ngược lại.

III-Thiên nhiên phân hóa theo độ cao. 

( Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao?)
Thiên nhiên nước ta có 3 đai cao.
1-Đai nhiệt đới gió mùa
- Độ cao: miền Bắc dưới 600-700m, miền Nam 900-1000m
- Khí hậu: nhiệt đới, nhiệt độ tb tháng trên 250c.
- Đất: có 2 nhóm.
+ Đất phù sa (gần 24 % diện tích)
+ Đất feralit vùng đồi núi thấp (chiếm> 60 % diện tích)
- Sinh vật.
+ Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Rừng có cấu trúc nhiều tầng, động vật đa dạng và phong phú.
+ Rừng nhiệt đới gió mùa : rừng thường xanh, rừng ngập mặn ,rừng tràm, xavan.
2-Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
- Độ cao: Miền Bắc 600-700m lên đến 2600m. Miền Nam từ 900-1000m lên đến 2600m.
-Khí hậu: mát mẻ, to< 25oC, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.
+ Từ 600 – 1.700 m, khí hậu mát mẻ và độ ẩm tăng, hình thành các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim,có các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc
+ Trên 1.700 m, rừng phát triển kém ( cây ôn đới), các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.
3-Đai ôn đới gió mùa trên núi
- Độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)
- Khí hậu: ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15oC, thực vật ôn đới, đất mùn thô.
4-Các miền địa lý tự nhiên.
        

 Bắc và Đông Bắc Bắc bộ
Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Ranh
giới
Dọc theo tả ngạn  Sông Hồng và rìa Tây, Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ.
Hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam
Địa
hình
- Đồi núi thấp chiếm ưu thế
-Hướng núi vòng cung, nhiều địa hình đá vôi( caxtơ)
-đồng bằng mở rộng, bờ biển phẳng, đa dạng có nhiều vịnh, đảo.

- Núi cao nhất nước, xen kẽ các thung lũng sông hướng TB- ĐN.
-Nhiều cao nguyên, sơn nguyên, lòng chảo.Đồng bằng thu hẹp
=> T lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, cây công nghiệp, phát triển nông- lâm kết hợp.
- Ven biển nhiều cồn cát, đầm phá, bãi tắm đẹp,nhiều nơi có thể xây dựng cảng biển.
-Khối núi cổ KonTum, sơn nguyên bóc mòn, cao nguyên badan.
-Đồng bằng rộng lớn( Nam Bộ), đồng bằng ven biển nhỏ hẹp (Nam Trung Bộ)
+ Bờ biển Nam Trung Bộ nhiều cồn cát, bãi biển, đầm phá.

Khí
hậu
- Mùa hạ nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh (ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc) thời tiết có nhiều biến động.
- Ít ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc -> tính chất nhiệt đới tăng dần.
- Nhiều bão, lũ, hạn hán
- Cận xích đạo gió mùa,2 mùa mưa và khô rõ rệt.


Sông
ngòi
Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- Tây Bắc: sông dài, dốc, chảy xiết, dễ gây lũ.
- Bắc Trung Bộ: sông ngắn, dốc.
- Có giá trị thuỷ điện lớn.
- Sông ngắn, dốc.
- 2 hệ thống sông lớn là Đồng Nai và Cửu Long.

Sinh
vật,

- Đai cận nhiệt đới hạ thấp, nhiều loài thực vật phương Bắc, cảnh quan thay đổi theo mùa
- Rừng còn tương đối nhiều (Nghệ An, Hà Tĩnh ), có mặt thực vật phương Nam.


-Nhiều rừng nhiệt đới và xích đạo chiếm ưu thế, rừng ngập mặn.
-Nhiều thú lớn( voi, hổ, bò rừng…), trăn, rắn, cá sấu, cá, tôm…
Khoáng sản
- Giàu than, đá vôi, thiếc, chì kẽm…Thềm vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí Sông Hồng=> thuận lợi phát triển CN.khí hậu có thể trồng rau quả cận nhiệt, ôn đới, cảnh quan phát triển du lịch...
Sắt, crôm, Titan, thiếc, Apatit, VLXD…
-Dầu khí (thềm lục địa)
-Bôxít (Tây Nguyên)
=> Thuận lợi:đất đai, khí hậu thuận lợi sx nông- lâm- ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tài nguyên rừng phong phú, tài nguyên biển đa dạng và có giá trị KT.
Khó khăn
+ Sự thất  thường của nhịp điệu khí hậu,  của dòng chảy sông ngòi.
+ Thời tiết không ổn định.
Bão lũ,  trượt lở đất,  hạn hán là những thiên tai thường xuyên xảy ra.
  - Xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi.
  - Ngập lụt ở đồng bằng Nam Bộ và hạ lưu các sông Lớn.
  - Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG
------------------------------------------------------------------------------------
Bài 11-12:  THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG

Câu 1.Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc là đặc trưng cho kiểu khí hậu nào sau đây.
A.  Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh
B.  Khí hậu cận xích đạo gió mùa
C.  Khí hậu cận nhiệt trên núi
D.  Câu B, C đúng
Câu 2.Nhiệt độ trung bình năm phần lãnh thổ phía Bắc là :
A.  Trên 220C , có 2- 3 tháng nhiệt độ dưới 180C
B.  Trên 200C , có 2- 3 tháng nhiệt độ dưới 180C
C.  Trên 150C , có 3 - 4 tháng nhiệt độ dưới 100C
D.  Trên 250C , có 2 tháng nhiệt độ dưới 150C
Câu 3. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của lãnh thổ phía Bắc là:
A. Đới rừng nhiệt đới gió mùa và rừng khô rụng lá                     B. Đới rừng cận nhiệt gió mùa
C. Đới rừng ôn đới gió mùa                                                 D. Câu B và C đúng
Câu 4. Thiên nhiên phần lãnh thỗ phía Nam mang sắc thái khí hậu :
A.  Cận nhiệt đới                                                                    B. Ôn đới
C. Cận xích đạo                                                                    D. Cận xích đạo gió mùa
Câu 5. Nhiệt độ trung bình năm phần lãnh thổ phía Nam là :
A. Trên 230C, có 2 tháng dưới 180C                                              B. Trên 250C, có 3 tháng dưới 150C
C. Trên 250c, không có tháng dưới 200C                          D. Luôn trên 300C
Câu 6. Khí hậu gió mùa thể hiện sự phân chia mùa ở lãnh thổ phía Nam như sau:
A. Có hai mùa,mùa mưa và mùa khô                                             B. Có 1 mùa mưa quanh năm
C. Có bốn mùa rỏ rệt.                                                                       D. Có mùa thu và đông
Câu 7. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của lãnh thổ phía Nam  là:
A. Đới rừng cận xích đạo gió mùa                                     B. Đới rừng cận nhiệt gió mùa
C. Đới rừng ôn đới gió mùa                                                 D. Đới rừng thưa, khô rụng lá
Câu 8. Loại rừng thưa, nhiệt đới khô hình thành  ở Tây Nguyên vì:
A. Mùa khô dài, thiếu nước                                                            B. Khí hậu mát mẻ
C. Ảnh hưởng gió mùa Tây Nam                                        D. Câu A và B đúng
Câu 9. Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta phân hóa thành 3 dải rõ rệt:
A.  Vùng đồng bằng, vùng núi cao, cao nguyên
B.  Vùng đồi núi, biển và cồn cát
C.  Vùng biển, đồng bằng ven biển, cao nguyên
D.  Vùng biển, đồng bằng ven biển, vùng đồi núi
Câu 10. Chứng minh mối quan hệ chặt chẽ của thềm lục địa với đồng bằng,vùng đồi núi kề bên và theo từng đoạn bờ biển:
A.  Thềm lục địa rộng, nông giáp đồng bằng châu thổ rộng lớn, không có núi kề bên, bờ biển bằng phẳng.
B.  Thềm lục địa sâu, hẹp giáp đồng bằng nhỏ, bị chia cắt bởi các nhánh núi lan ra biển, bờ biển khúc khuỷu.
C.  Thềm lục địa rộng, nông không giáp đồng bằng rộng lớn, có núi kề bên, bờ biển dài
D.  Câu A và B đúng
Câu 11. Câu nào không đúng với đồng bằng ven biển Trung Bộ?
A.  Hẹp ngang, bị chia cắt thành đồng bằng  nhỏ
B.  Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn, xen kẻ nhau
C.  Giàu tiềm năng du lịch, thuận lợi phát triển KT biển.
D.  Thiên nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ.
Câu 12. Sự phân hóa thiên nhiên Đông –Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp chủ yếu do :
A. Gió mùa Đông bắc                                                          B. Địa hình
C. Địa hình với hướng gió                                       D. Gió mùa với hướng các dãy núi
Câu 13.Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác vùng núi thấp Tây Bắc là do những nhân tố tự nhiên nào?
A.  Gió mùa hạ với hướng núi
B.  Gió mùa Đông Bắc
C.  Gió mùa Đông Bắc và mưa phùn.
D.  Do hướng dãy núi Hoàng Liên sơn chắn gió mùa Đông Bắc
Câu 14. Thiên nhiên của Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn khác biệt do:
A.  Sườn tây dãy Trường Sơn Nam , Bắc chắn gió mùa Tây nam
B.  Đông Trường Sơn giáp biển.
C.  Tây Trường Sơn mưa nhiều
D.  Câu A, C đúng
Câu 15. Đông Trường Sơn mưa vào mùa nào ?
A.  Mùa đông                          B. Mùa thu                 C. Mùa hè                  D. Mùa thu - đông.
Câu 16 : Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa chân núi có độ cao trung bình:
A. 500 - 600m                       B. < 600m                  C. > 600m                              D. < 600 - 700m
Câu 17: Nhóm đất chiếm ưu thế trong đai nhiệt đới gió mùa chân núi là:
A. Đất feralit                                                                         B. Đất phù sa
C. Đất xám phù sa cổ                                                           D. Đất mặn, đất cát
Câu 18 : Loại đất phù hợp với cây lúa nước là :
A. Đất feralit                                                                         B. Đất cát
C. Đất phù sa ngọt                                                                D. Đất mặn
Câu 19 : Hệ sinh thái nào dưới đây không xuất hiện ở đai nhiệt đới gió mùa  ?
A. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa thường xanh
B. Hệ sinh thái rừng ôn đới
C. Hệ sinh thái rừng thưa nhiệt đới khô
D. Hệ sinh thái xa van
Câu 20: Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ, có cây cao tới 30 - 40m là đặc trưng của:
A. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa thường xanh
B. Hệ sinh thái rừng thường xanh trên đá vôi
C. Hệ sinh thái rừng thưa nhiệt đới khô
D. Hệ sinh thái xa van
Câu 21: Đất feralit nâu đỏ hình thành trên đá:
A. Đá badan                          B. Đá vôi                    C. Đá granit                           D. A và B đúng
Câu 22  : Giới hạn  của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc là :
A. 2600m.      B. < 2600m.               C. > 2600m.               D. Từ 600 - 700m lên đến 2600m.
Câu 23: Điểm khác biệt cơ bản giữa đai nhiệt đới gió mùa và đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:
A. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có lượng mưa thấp hơn và nhiệt độ thấp hơn.
B. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có lượng mưa cao hơn và nhiệt độ thấp hơn.
C. Đai nhiệt đới gió mùa có lượng mưa cao hơn và nhiệt độ cao hơn.
D. Đai nhiệt đới gió mùa phát triển loại đất feralit có mùn.
Câu 24: Ở đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, các loại cây ôn đới xuất hiện ở độ cao :
A. > 2000m                           B. 2600m                   C. 1500m                               D. > 1600 - 1700m

Câu 25: Nhận định nào dưới đây không chính xác về đai ôn đới gió mùa trên núi ?
A. Chỉ xuất hiện ở miền Bắc
B. Có độ cao từ 2600m trở lên
C. Quanh năm nhiệt độ dưới 15 0 ­C
D. Đất mùn thô chiếm 1/3 diện tích đất tự nhiên
Câu 26: Nhận định nào dưới đây không thuôc đặc trưng cơ bản của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế.
B. Hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam.
C. Vùng thềm vịnh Bắc Bộ có tiềm năng dầu khí cao nhất cả nước.
D. Có mùa đông lạnh điển hình nhất nước ta.
Câu 27: Miền duy nhất có địa hình núi có đủ 3 đai cao ở Việt Nam là :
A. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ 
B. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
C. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
D. Miền núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
Câu 28: Nhận định sau đây: ’’Khu vực Tây Bắc có địa hình cao nhất nước nên không có mặt bằng rộng lớn để phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp’’
A. Đúng                      B. Sai
Câu 29: Gới hạn phía bắc của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:
A. Đèo Ngang            B. Đèo Hải Vân                     C. Dãy Bạch Mã                   D. Dãy Hoành Sơn
Câu 30. Nhận định nào dưới đây không chính xác về đặc điểm của miền Nam Trung Bộ và  Nam Bộ ?
A. Có khí hậu xích đạo gió mùa.                            B. Có hai mùa (mùa mưa và mùa khô) rõ rệt.
C. Nền nhiệt độ cao, biên độ nhiệt năm nhỏ.       D. Giàu khoáng sản và thủy sản

_________________________


1) Qua bảng số liệu, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của 2 địa điểm trên.


Địa điểm


to TB năm
(oC)


to TB
tháng lạnh
(oC)
to TB
tháng nóng
(oC)
Biên độ to
TB năm


Biên độ to
tuyệt đối


Hà Nội
Vĩ độ
21o01’B
23,5


16,4
(tháng 1)


28,9
(tháng 7)


12,5


40,1


Huế
16o24’B
25,1


19,7
(tháng 1)
29,4
(tháng 7)
9,7


32,5


Tp. HCM
Vĩ độ
10o47’B
27,1


25,8
(tháng 12)


28,9
(tháng 4)


3,1


26,2



a) Nhận xét:
- Nhiệt độ trung bình năm: nhỏ nhất là Hà Nội, sau đến Huế và cao nhất là tp. HCM.
- Nhiệt độ trung bình tháng lạnh: Hà Nội và Huế có nhiệt độ dưới
 200 C; tp. HCM trên 250 C.
- Nhiệt độ trung bình tháng nóng: Hà Nội và tp. HCM có nhiệt độ tương đương nhau, riêng Huế cao hơn
 0,50 C.
- Biên độ nhiệt trung bình năm: cao nhất Hà Nội, sau đến Huế và thấp nhất là tp. HCM.
- Biên độ nhiệt độ tuyệt đối: cao nhất Hà Nội, sau đến Huế và thấp nhất là tp. HCM.
b) Kết luận:
- Nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng lạnh tăng dần từ Bắc vào Nam.
- Biên độ nhiệt trung bình năm và biên độ nhiệt độ tuyệt đối lại giảm dần từ Bắc vào Nam.
c) Nguyên nhân:
- Miên Nam nằm ở vĩ độ thấp hơn nên có góc nhập xạ lớn, nhận được nhiều nhiệt hơn.
- Miền Bắc về mùa đông do ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc nên nhiệt độ hạ thấp nhiều so với miền Nam.


2) Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta.
a) Miền khí hậu miền Bắc: (từ dãy núi Bạch Mã trở ra)
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
- Nhiệt độ trung bình: 200C-
 250C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn (100C-120C). Số tháng lạnh dưới 200C có 3 tháng.
- Sự phân hoá theo mùa: mùa đông- mùa hạ
- Cảnh quan: Đới rừng nhiệt đới gió mùa. Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các cây cận nhiệt đới, ôn đới, các loài thú có lông dày.
b) Miền khí hậu miền Nam: (từ dãy núi Bạch Mã trở vào)
- Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm.
- Nhiệt độ trung bình: trên
 250C, biên độ nhiệt trung bình năm thấp (30C- 40C). Không có tháng nào dưới 200C.
- Sự phân hoá theo mùa: mùa mưa- mùa khô
- Cảnh quan: đới rừng cận xích đạo gió mùa. Các loài động vật và thực vật thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài.


3) Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo hướng Đông – Tây. Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên.
a) Vùng biển và thềm lục địa:
- Thiên nhiên vùng biển đa dạng đặc sắc và có sự thay đổi theo từng dạng địa hình ven biển, thềm lục địa.
b) Vùng đồng bằng ven biển: thiên nhiên thay đổi theo từng vùng:
- Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thiên nhiên trù phú.
- Dải đồng bằng ven biển Trung bộ hẹp ngang, bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu, các cồn cát, đầm phá phổ biến thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ, nhưng giàu tiềm năng du lịch và kinh tế biển.
c) Vùng đồi núi: thiên nhiên rất phức tạp (do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi). Thể hiện sự phân hoá thiên nhiên từ Đông- Tây Bắc Bộ và Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.


4) Trình bày đặc điểm tự nhiên cơ bản của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên trong việc phát triển kinh tế của miền.
- Phạm vi: Tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đông bằng BắcBộ.
- Địa hình: hướng vòng cung (4 cánh cung), với hướng nghiêng chung là TB-ĐN.
+ Đồi núi thấp (độ cao trung bình khoảng 600m).
+ Nhiều địa hình đá vôi (caxtơ).
+ Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng. Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo.
- Khí hậu: mùa hạ nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít mưa với sự xâm nhập mạnh của gió mùa Đông Bắc. Khí hậu, thời tiết có nhiều biến động. Có bão.
- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hướng Tây Bắc- Đông Nam và hướng vòng cung.
- Thổ nhưỡng, sinh vật: Đai nhiệt đới chân núi hạ thấp. Trong thành phần có thêm các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và động vật Hoa Nam.
- Khoáng sản: giàu khoáng sản: than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng, chì- bạc- kẽm, bể dầu khí s. Hồng…
* Thuận lợi: giàu tài nguyên khoáng sản, khí hậu có mùa đông lạnh có thể trồng rau quả cận nhiệt, ôn đói, nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch…
* Khó khăn: sự bất thường của thời tiết, nhất là vào mùa đông lạnh.


5) Trình bày đặc điểm tự nhiên cơ bản của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên trong việc phát triển kinh tế của miền.
- Phạm vi: hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
- Địa hình: địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, độ dốc cao.
+ Hướng Tây Bắc- Đông Nam.
+ Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.
+ Nhiều cồn cát, bãi biển, đầm phá.
- Khí hậu: gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp). Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa lùi vào tháng VIII, XII, I. Lũ tiểu mãn tháng VI.
- Sông ngòi: sông ngòi hướng Tây Bắc- Đông Nam; ở Bắc Trung Bộ hướng tây – đông. Sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thuỷ điện
- Thổ nhưỡng, sinh vật: có đủ hệ thống đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đất mùn khô, đai ôn đới trên 2600m. Rừng còn nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Khoáng sản: có thiếc, sắt, apatit, crôm, titan, vật liệu xây dựng….
* Thuận lợi: chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông- lâm kết hợp trên các cao nguyên, nhiều đầm phá thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản, sông ngòi có giá trị thuỷ điện.
* Khó khăn: nhiều thiên tai như: bão, lũ, lở đất, hạn hán…

6) Trình bày đặc điểm tự nhiên cơ bản của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên trong việc phát triển kinh tế của miền.
- Phạm vi: từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.
- Địa hình: khối núi cổ Kontum. Các núi, sơn nguyên, cao nguyên ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Các dãy núi là hướng vòng cung. Sườn Đông thì dốc, sườn Tây thoải.
+ Đồng bằng ven biển thì thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thì mở rộng.
+ Đường bờ biển Nam Trung Bộ nhiều vũng vịnh.
- Khí hậu: cận xích đạo. Hai mùa mưa, khô rõ. Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên từ tháng V đến tháng X, XI; ở đồng bằng ven biển NTB từ tháng IX đến tháng XII, lũ có 2 cực đại vào tháng IX và tháng VI.
- Sông ngòi: 3 hệ thống sông: các sông ven biển hướng Tây- Đông ngắn, dốc (trừ sông Ba). Ngoài ra còn có hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Đồng Nai.
- Thổ nhưỡng, sinh vật: thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế. Nhiều rừng, nhiều thú lớn. Rừng ngập mặn ven biển rất đặc trưng.
- Khoáng sản: dầu khí có trữ lượng lớn ở thềm lục địa. Tây Nguyên giàu bô- xít.
* Thuận lợi: đất đai, khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông- lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, tài nguyên rừng phong phú, tài nguyên biển đa dạng và có giá trị kinh tế.
* Khó khăn: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt ở đồng bằng Nam bộ, thiếu nước vào mùa khô.


=> iDiaLy.com - Tất cả bài đăng chỉ mang tính chất tham khảo. 
Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... 

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 11 có đáp án

Câu 1: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) đặc trưng cho khí hậu

A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa hạ nóng ẩm.

B. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

C. cận nhiệt đới gió mùa có mùa hạ ít mưa.

D. cận xích đạo gió mùa có mùa khô sâu sắc.

Đáp án: Thiên nhiên lãnh thổ phía Bắc đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Do hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nên thiên nhiên nước ta:

A. phân hóa đa dạng

B. phân hóa theo chiều Bắc – Nam

C. phân hóa Đông – Tây

D. phân hóa theo độ cao

Đáp án: Do hình dạng lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài trên 15 vĩ độ đã làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam. Sự phân hóa Bắc – Nam biểu hiện rõ nhất ở yếu tố khí hậu và thực vật.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam nước ta là đới rừng:

A. cận nhiệt đới gió mùa.

B. ôn đới gió mùa.

C. nhiệt đới gió mùa.

D. cận xích đạo gió mùa.

Đáp án: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho lãnh thổ phía Nam là đới rừng cận xích đạo gió  mùa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Đới rừng cận xích đạo gió mùa là cảnh quan tiêu biểu cho

A. đồng bằng và ven biển, đảo.

B. đồi núi và trung du.

C. phần lãnh thổ phía Bắc.

D. phần lãnh thổ phía Nam.

Đáp án: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho lãnh thổ phía Nam là đới rừng cận xích đạo gió mùa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ 160B trở vào)?

A. Quanh năm nóng.

B. Về mùa khô có mưa phùn.

C. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C.

D. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt.

Đáp án: Mưa phùn là dạng thời tiết đặc trưng vào cuối đông ở miền Bắc nước ta, miền Nam không có dạng thời tiết mưa phùn.

⇒ Ý B sai

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh là đặc trưng của:

A. miền khí hậu phía Nam

B. miền khí hậu Tây Nguyên và Nam Bộ

C. miền khí hậu phía Bắc

D. miền khí hậu Bắc Trung Bộ

Đáp án: Thiên nhiên lãnh thổ phía Bắc đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết miền khí hậu phía Bắc có những vùng khí hậu nào sau đây?

A. Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Nam Trung Bộ.

B. Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Tây Nguyên.

C. Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

D. Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Nam Bộ.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang :

B1. Quan sát kí hiệu các vùng khí hậu và phân biệt được ranh giới hai miền khí hậu Bắc – Nam.

B2. Đọc tên các vùng khí hậu thuộc miền khí hậu phía Bắc:

Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết miền khí hậu phía Bắc không có  vùng khí hậu nào sau đây?

A. Nam Trung Bộ.

B. Tây Bắc Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đông Bắc Bộ.

Đáp án: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, ta thấy: ranh giới phân chia 2 miền khí hậu Bắc - Nam là dãy Bạch Mã

- Các vùng khí hậu thuộc miền khí hậu phía Bắc là: Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

- Vùng khí hậu Nam Trung Bộ thuộc miền khí hậu phía Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: ven biển, vùng đồi núi”, đây là biểu hiện của sự phân hóa thiên nhiên theo:

A. độ cao.

B. đông – tây.

C. bắc - nam.

D. các miền tự nhiên.

Đáp án: Sự phân hóa đai địa hình: vùng biển - thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo: Đông – Tây.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Từ Đông sang Tây nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt, đó là:

A. Vùng biển, thềm lực địa và đồi núi.

B. Vùng thềm lục địa, đồng bằng ven biển và vùng đồi núi.

C. Vùng biển, đồng bằng ven biển và đồi núi.

D. Vùng biển và thềm lục địa, đồng bằng ven biển và đồi núi.

Đáp án: Ở nước ta, từ Đông sang Tây có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt, đó là: Vùng biển và thềm lục địa ở phía Đông, vùng đồng bằng ven biển  ở giữa và vùng đồi núi ở phía Tây.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Vùng biển miền Trung không phải là nơi có

A. đường bờ biển khúc khuỷu.

B. thềm lục địa thu hẹp.

C. nhiều bãi triều thấp phẳng.

D. phổ biến cồn cát, đầm phá.

Đáp án: - Vùng biển miền Trung có đường bờ biển dài, thềm lục địa thu hẹp, phổ biến các cồn cát, đầm phá…⇒ Loại đáp án A, B, D.

- Nhiều bãi triều thấp phẳng là đặc điểm của vùng ven biển đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

⇒ Đặc điểm: nhiều bãi triều thấp phẳng không đúng với đồng bằng ven biển miền Trung

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Ở nước ta, nơi có thềm lục địa hẹp nhất:

A. Vùng biển Nam Trung Bộ.

B. Vùng biên Nam Bộ.

C. Vùng biển Bắc Bộ.

D. Vùng biển Bắc Trung Bộ.

Đáp án: Vùng biển Nam Trung Bộ là vùng có thềm lục địa hẹp nhất ở nước ta.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Ở miền  Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới (m):

A. 400 – 500.

B. 500 – 600.

C. 600 – 700.

D. 700 – 800.

Đáp án: Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới 600 – 700 m.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Ở miền Nam nước ta, đai nhiệt đới gió mùa lên đến độ cao?

A. 600-700m.

B. 700-800m.

C. 800-900m.

D. 900-1000m.

Đáp án: Do miền Nam khí hậu mang tính chất cận xích đạo nên đại nhiệt đới gió mùa ở độ cao 900-1000m.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Đất vùng đồi núi thấp của đai nhiệt đới gió mùa chủ yếu là nhóm đất

A. phù sa.

B. xám bạc màu.

C. đất feralit.

D. đất núi đá.

Đáp án: Đất vùng đồi núi thấp của đai nhiệt đới gió mùa chiểm 60% diện tích, chủ yếu đất  feralít.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Nhóm đất chiếm tới 60% diện tích của vùng đồi núi thấp thuộc đai nhiệt đới gió mùa là

A. phù sa.

B. xám bạc màu

C. đất feralit.

D. đất núi đá.

Đáp án: Nhóm đất chiếm tới 60% diện tích của vùng đồi núi thấp thuộc đai nhiệt đới gió mùa là đất  feralít.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở vùng núi

A. Đông Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.

D. Trường Sơn Nam.

Đáp án: Đai ôn đới gió mùa trên núi phân bố ở độ cao trên 2600 m, chỉ có ở Hoàng Liên Sơn ⇒ vùng núi thuộc Tây Bắc

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao trên (m):

A. 2.500.

B. 2.600.

C. 2.700.

D. 2.800.

Đáp án: Đai ôn đới gió mùa trên núi, có độ cao trên 2.600m và chỉ có ở vùng Tây Bắc nơi có địa hình cao nhất nước ta.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm:

A. Mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn.

B. Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm.

C. Mùa đông lạnh đến sớm hơn các vùng núi thấp.

D. Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.

Đáp án: - Vùng núi Đông Bắc là nơi đầu tiên và trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc ở nước ta ⇒ có mùa đông lạnh và đến sớm hơn các vùng núi thấp

- Tây Bắc nhờ bức chắn của dãy Hoàng Liên Sơn nên mùa đông ấm hơn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm:

A. thiên nhiên mang sắc thái ôn đới núi cao.

B. thiên nhiên mang sắc thái nhiệt đới gió mùa.

C. thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.

D. thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt địa trung hải.

Đáp án: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa. Còn vùng Tây Bắc có thiên nhiên nhiệt đới gió mùa (Nam Tây Bắc), ôn đới (vùng núi cao Tây Bắc).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Sự hình thành ba đai cao trước hết là do sự thay đổi theo độ cao của:

A. Khí hậu.

B. Sinh vật.

C. Đất đai.

D. Lượng mưa.

Đáp án: Càng lên cao, nhiệt độ và độ ẩm không khí càng thay đổi ⇒ sự thay đổi về khí hậu theo đai cao ⇒ khí hậu thay đổi kéo theo sự biến đổi của các thành phần tự nhiên khác (sinh vật, đất..).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Thành phần tự nhiên nào không có sự thay đổi theo đai cao?

A. Khí hậu

B. Sông ngòi

C. Thổ nhưỡng

D. Sinh vật

Đáp án: Càng lên cao, nhiệt độ và độ ẩm không khí càng thay đổi → sự thay đổi về khí hậu theo đai cao. Sự thay đổi của khí hậu kéo theo sự biến đổi của các thành phần tự nhiên khác, đặc biệt là sinh vật và thổ nhưỡng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23: Càng về phía Nam thì:

A. Nhiệt độ trung bình càng tăng.

B. Biên độ nhiệt càng tăng.

C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm.

D. Nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm.

Đáp án: - Càng về phía Nam càng gần xích đạo nên nhận được lượng nhiệt càng lớn ⇒ nhiệt độ càng tăng. ⇒ A đúng.

- Miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ cao ổn định quanh năm ⇒ biên độ nhiệt năm nhỏ. Miền Bắc ảnh hưởng của gió mùa ĐB hạ thấp nền nhiệt ⇒ biên độ nhiệt năm cao

⇒ Càng vào Nam biên độ nhiệt càng nhỏ, nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng tăng.

⇒  đáp án B và C sai

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm nhiệt độ nước ta từ Nam ra Bắc?

A. Nhiệt độ trung bình tăng dần

B. Biên độ nhiệt năm tăng dần

C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng tăng

D. Nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm

Đáp án: Miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ cao ổn định quanh năm nên biên độ nhiệt năm nhỏ. Miền Bắc ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc hạ thấp nền nhiệt nên biên độ nhiệt năm cao.

Như vậy, càng vào Nam biên độ nhiệt càng nhỏ, nhiệt độ trung bình năm càng tăng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác động của

A. gió mùa Đông Bắc và Tín phong bán cầu Bắc.

B. các dãy núi hướng tây bắc – đông nam và vòng cung.

C. gió mùa với hướng của các dãy núi.

D. địa hình phân hóa đa dạng.

Đáp án: Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác động của gió mùa kết hợp với hướng của các dãy núi:

- Đông Bắc với các cánh cung mở rộng về phía Bắc đón gió Đông Bắc ⇒ mùa đông lanh giá, kéo dài.

- Tây Bắc nhờ có dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, hướng Tây Bắc - Đông Nam ngăn cản ảnh hưởng của gió Đông Bắc sang phía Tây ⇒ mùa đông đỡ lạnh hơn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 26: Thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau là do

A. Gió mùa, hướng các dãy núi và độ cao địa hình.

B. Hướng gió và độ cao địa hình.

C. Độ cao địa hình, hướng của địa hình.

D. Các đặc điểm của địa hình (hướng, độ cao,…).

Đáp án: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau là do: gió mùa kết hợp hướng các dãy núi và độ cao địa hình. 

- Miền Đông Bắc là nơi đầu tiên và trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc, các cánh cung núi tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng đem lại một mùa đông lạnh và kéo dài

- Tây Bắc có bức chắn địa hình là dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc tràn về phía Tây, đem lại một mùa đông bớt lạnh và thời gian ngắn hơn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 27: Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, vì phía Bắc:

A. Có một mùa đông lạnh.

B. Có một mùa hạ có gió phơn Tây Nam

C. Gần chí tuyến.

D. Có lượng mưa ít hơn.

Đáp án: - Miền Bắc đón gió ĐB làm nền nhiệt mùa đông hạ thấp, lạnh giá ⇒ biên độ nhiệt năm lớn.

- Miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ cao ổn định quanh năm ⇒ biên độ nhiệt năm nhỏ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 28: điểm thiên nhiên miền Bắc nước ta?

A. Có mùa đông không lạnh, biên độ nhiệt năm lớn do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc

B. Có mùa đông không lạnh, biên độ nhiệt năm nhỏ, do ảnh hưởng của gió mùa tây nam

C. Có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt năm lớn do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc

D. Có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt năm nhỏ do ảnh hưởng của gió mùa tây nam

Đáp án: - Miền Bắc đón gió Đông Bắc làm nền nhiệt mùa đông hạ thấp, lạnh giá và có biên độ nhiệt năm lớn.

- Miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ cao ổn định quanh năm và biên độ nhiệt năm nhỏ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 29: Miền Bắc ở độ cao trên 600 m, còn miền Nam phải 1000 m mới có khí hậu á nhiệt. Lí do chính là vì:

A. Địa hình miền Bắc cao hơn miền Nam.

B. Miền Bắc mưa nhiều hơn miền Nam.

C. Nhiệt độ trung bình năm của miền Nam cao hơn miền Bắc.

D. Miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam.

Đáp án: Miền Nam có nền nhiệt trung bình cao hơn miền Bắc ⇒ phạm vi đai nhiệt đới gió mùa được mở rộng lên đến độ cao 900m (miền Bắc là 600 – 700m).

⇒ Miền Nam phải lên đến độ cao 1000 m mới bắt đầu xuất hiện đai khí hậu á nhiệt đới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 30: Phạm vi của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Nam cao hơn ở miền Bắc, nguyên nhân chính là do:

A. Miền Bắc nằm gần chí tuyến hơn miền Nam.

B. Miền Bắc có mưa nhiều hơn miền Nam.

C. Miền Bắc có độ cao địa hình cao hơn miền Nam.

D. Miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam.

Đáp án: Đai nhiệt đới gió mùa ở miền Nam lại ở độ cao cao hơn ở miền Bắc vì:

- Miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc (lạnh, khô), nằm ở gần chí tuyến hơn, lượng nhiệt nhận được lớn hơn nên khí hậu chân núi của miền Bắc là nhiệt đới ẩm gió mùa nên chỉ cần tới ngưỡng 600-700m đã tới giới hạn trên của đai nhiệt đới gió mùa.

- Miền Nam quanh năm chịu tác động của khối khi nóng lại nằm gần xích đạo hơn lượng nhiệt nhận được lớn hơn nên khí hậu chân núi của miền Nam là cận xích đạo gió mùa nên cần tới 900-1000m mới đạt giới hạn trên của đai nhiệt đới gió mùa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 31: So với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có

A. nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn.

B. nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất thấp hơn.

C. biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn.

D. nhiệt độ tối thấp tuyệt đối thấp hơn.

Đáp án: TP. Hồ Chí Minh thuộc lãnh thổ phía Nam, có khí hậu nhiệt đới ẩm mang tính cận xích đạo, nóng quanh năm, biên độ nhiệt năm nhỏ

⇒ biên độ nhiệt năm nhỏ hơn so với Hà Nội

Đáp án cần chọn là: C

Câu 32: Mùa mưa miền Trung đến muộn hơn so với cả nước do tác động của

A. frông lạnh vào thu – đông.

B. các dãy núi đâm ngang ra biển.

C. gió phơn tây nam khô nóng vào đầu mùa hạ.

D. bão đến tương đối muộn so với miền Bắc.

Đáp án: Nước ta có mùa mưa vào khoảng tháng 5 đến tháng 10. Tuy nhiên đầu mùa hạ (tháng 5 - 7) miền Trung chịu tác động của hiệu ứng phơn Tây Nam khô nóng làm cho khu vực Bắc Trung Bộ có nắng nóng kéo dài, ít mưa, mùa mưa chậm hơn so với lãnh thổ phía Bắc. 

Đáp án cần chọn là: C

Câu 33: đông Trường Sơn là:

A. lũ tiểu mãn vào tháng 5, tháng 6

B. mưa phùn vào cuối mùa đông

C. gió phơn khô nóng vào cuối mùa hạ

D. chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc

Đáp án: Lũ tiểu mãn là loại lũ do mưa rào vào thời kỳ tiết tiểu mãn (cuối tháng 5) hàng năm gây ra. Lũ tiểu mãn hình thành liên quan tới hoạt động, di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới và là một nét đặc trưng của khí hậu miền đông Trường Sơn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 34: Sự phân hoá khí hậu theo độ cao đã tạo khả năng cho vùng nào ở nước ta trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Đồng bằng Bắc Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ.

Đáp án: Trung du và miền núi Bắc Bộ là khu vực có địa hình cao nhất cả nước (vùng núi Tây Bắc) ⇒ sự phân hóa đai cao rõ rệt nhất, là khu vực duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao.

⇒có khả năng canh tác cây trồng của cả vùng nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 35: Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới là do

A. Sự phân hoá khí hậu theo độ cao.

B. Tài nguyên đất phong phú, đa dạng.

C. Tài nguyên nước dồi dào.

D. Khí hậu có sự phân mùa sâu sắc.

Đáp án: Trung du và miền núi Bắc Bộ là khu vực có địa hình cao nhất cả nước (vùng núi Tây Bắc) nên có sự phân hóa đai cao rõ rệt nhất, là khu vực duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao ⇒ có khả năng canh tác cây trồng của cả vùng nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 36: Sự khác nhau về mùa khô và mưa ở Tây Nguyên (sườn Tây Trường Sơn) và sườn Đông của Trường Sơn vào mùa hạ là do tác động của hướng dãy núi Trường Sơn đối với các luồng gió:

A. Đông Nam.

B. Tây Nam.

C. Đông Bắc.

D. Tây.

Đáp án: - Đầu mùa hạ, gió từ khối khí nhiệt đới Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta theo hướng tây nam gây mưa cho Tây Nguyên và Nam Bộ, hiệu ứng phơn khô nóng cho sườn Đông dãy Trường Sơn.

- Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cận chí tuyến Bán cầu Nam) vượt qua vùng biển xích đạo gây mưa lớn và kéo dài cho Tây Nguyên và Nam Bộ, mưa vào thu đông (đặc biệt tháng 9) cho sườn Đông dãy Trường Sơn (Trung Bộ).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 37: Giữa Tây Trường Sơn và Đông Trường Sơn có sự khác nhau về mùa khô và mùa mưa là do tác động của dãy Trường Sơn kết hợp với 

A. Gió mùa Đông Nam và gió mùa Tây Nam

B. Gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông.

C. Gió mùa Tây Nam và Tín phong Bắc bán cầu

D. Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam

Đáp án: Nhìn chung, sự khác biệt khí hậu, thiên nhiên giữa phía Đông và phía Tây dãy Trường Sơn thể hiện ở sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, trong khi đó thời kì này ở sườn Tây (Tây Nguyên) là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa. Còn khi sườn Tây là mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

Nguyên nhân: chủ yếu do tác động của hướng gió kết hợp với hướng dãy núi:

- Vào mùa thu đông, Tín phong Bắc bán cầu thổi qua biển theo hướng đông bắc (chiếm ưu thế so với gió mùa Đông Bắc đã suy yếu) mang theo nhiều hơi ẩm, bị dãy Trường Sơn chắn lại, trút hơi ẩm và gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ; đây cũng là nguyên nhân chính tạo ra mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

- Vào mùa hạ, gió mùa Tây Nam (khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương) di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho sườn Tây Trường Sơn. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biển giới Lào - Việt, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ, khối khí này trở nên khô nóng, gây ra hiệu ứng phơn.

⇒ Như vậy nguyên nhân tạo nên sự đối lập mùa mưa - khô ở sường Đông và sườn Tây dãy Trường Sơn là do dãy Trường Sơn kết hợp với gió mùa Tây Nam (đầu mùa hạ) và Tín phong Bắc bán cầu (thời kì thu đông)

Nhìn chung, sự khác biệt khí hậu, thiên nhiên giữa phía Đông và phía Tây dãy Trường Sơn thể hiện ở sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, trong khi đó thời kì này ở sườn Tây (Tây Nguyên) là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa. Còn khi sườn Tây là mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

Nguyên nhân: chủ yếu do tác động của hướng gió kết hợp với hướng dãy núi:

- Vào mùa thu đông, Tín phong Bắc bán cầu thổi qua biển theo hướng đông bắc (chiếm ưu thế so với gió mùa Đông Bắc đã suy yếu) mang theo nhiều hơi ẩm, bị dãy Trường Sơn chắn lại, trút hơi ẩm và gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ; đây cũng là nguyên nhân chính tạo ra mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

- Vào mùa hạ, gió mùa Tây Nam (khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương) di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho sườn Tây Trường Sơn. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biển giới Lào - Việt, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ, khối khí này trở nên khô nóng, gây ra hiệu ứng phơn.

⇒ Như vậy nguyên nhân tạo nên sự đối lập mùa mưa - khô ở sường Đông và sườn Tây dãy Trường Sơn là do dãy Trường Sơn kết hợp với gió mùa Tây Nam (đầu mùa hạ) và Tín phong Bắc bán cầu (thời kì thu đông)

Đáp án cần chọn là: C

--------Môn khác----------
Các bạn cũng co thể tham khảo các môn khác tại đây:
Anh văn: anhvan.HLT.vn
Toán học: toanhoc.HLT.vn
Vật lý: vatly.HLT.vn
Hóa học: hoahoc.HLT.vn
Sinh học: sinhhoc.HLT.vn
Ngữ văn: nguvan.HLT.vn
Lịch sử: lichsu.HLT.vn
GDCD: gdcd.HLT.vn
Tin học: tinhoc.HLT.vn

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 12 có đáp án

Câu 1: Đặc trưng cơ bản về khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

A. gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh.

B. tính chất nhiệt đới tăng dần theo hướng nam.

C. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên mùa đông lạnh.

D. có một mùa khô và mùa mưa rõ rệt.

Đáp án: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có một mùa đông lạnh, ít mưa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Miền nào sau đây đặc trưng bởi khí hậu có nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ, có sự phân chia hai mùa mưa - khô rõ rệt?

A. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

B. Miền Tây Bắc và Đông Bắc Trung Bộ.

C. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

D. Cả 3 miền đều có đặc điểm khí hậu trên.

Đáp án: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm tự nhiên đặc trưng là khí hậu có nền nhiệt cao, biên độ nhiệt trong năm nhỏ và có sự phân chia hai mùa mưa - khô rõ rệt.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Các dãy núi trong miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy theo hướng chính là

A. tây bắc - đông nam.

B. tây nam - đông bắc

C. đông - tây.

D. bắc - nam.

Đáp án: Các dãy núi thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy hướng Tây Bắc – Đông Nam: dãy Hoàng Liên Sơn, các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Đặc điểm cơ bản về địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là

A. gồm các khối núi cổ, cao nguyên badan.

B. không có các sơn nguyên bóc mòn.

C. địa hình núi cao và đồ sộ nhất cả nước , hướng tây bắc – đông nam.

D. có dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam.

Đáp án: Địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ gồm các khối núi cổ, cao nguyên badan.

VD. Khối núi Kon Tum, cao nguyên Di Linh, Mơ Nông, Lâm Viên.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là

A. than đá, apatit.

B. đá vôi, quặng sắt.

C. dầu khí, bôxit.

D. thiếc, đá vôi.

Đáp án: Khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là dầu khí ở thền lục địa, bôxit ở Tây Nguyên.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Khoáng sản nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

A. than đá, đá vôi, thiếc, chì, kẽm.

B. đá vôi, quặng sắt, dầu mỏ, kẽm.

C. dầu khí, bôxit, titan, vật liệu xây dựng.

D. thiếc, đá vôi, apatit, sắt, crôm, dầu khí.

Đáp án: Khoáng sản nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là than đá, đá vôi, thiếc, chì, kẽm, apatit,…

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Đặc trưng cơ bản về địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ không phải là

A. đồi núi thấp chiếm ưu thế.

B. các dãy núi có hướng vòng cung.

C. gồm các bề mặt cao nguyên badan.

D. đồng bằng mở rộng.

Đáp án: Địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm:

- Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng vòng cung.

- Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng về phía biển.

⇒ Nhận xét A, B, D đúng

⇒ Nhận xét không đúng về đặc trưng cơ bản của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là: gồm các bề mặt cao nguyên badan.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Đặc điểm không đúng với thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

A. Đai cao nhiệt đới hạ thấp

B. Có nhiều loại thực vật phương Bắc

C. Địa hình bờ biển ghồ ghề, đáy sâu

D. Khoáng sản chủ yếu là than đá, đá vôi, thiếc

Đáp án: Thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ở nước ta có đặc điểm là các dãy núi thấp chiếm ưu thế, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nên đai cao nhiệt đới hạ thấp, địa hình bờ biển thấp phẳng, nơi có nhiều vịnh đảo, đáy biển nông. Các loại khoáng sản chủ yếu là than đá, đá vôi, thiếc, chì, kẽm,…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là nơi có

A. đầy đủ ba đai khí hậu ở địa hình miền núi.

B. đồng bằng châu thổ mở rộng về phía biển.

C. địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế.

D. hướng núi và thung lũng nổi bật là vòng cung.

Đáp án: - Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình cao nhất cả nước (dãy Hoàng Liên Sơn) ⇒ có đầy đủ cả 3 đai khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao.

⇒ Nhận xét A đúng

- Miền có dải đồng bằng ven biển miền Trung nhỏ hẹp, địa hình nhiều dãy núi cao trên 2000m, hướng Tây Bắc – Đông Nam (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Hoàng Liên Sơn…)

⇒ Nhận xét B, C, D không đúng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Đặc trưng cơ bản về địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ không phải là:

A. đồi núi thấp chiếm ưu thế

B. các dãy núi có hướng vòng cung

C. địa hình bờ biển đa dạng

D. chủ yếu là các đồng bằng nhỏ, hẹp

Đáp án: Đặc trưng cơ bản về địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, các dãy núi chạy theo hướng vòng cung với 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều) và địa hình bờ biển đa dạng, các đồng bằng rộng lớn đang mở rộng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Biểu hiện nào sau đây không đúng với khí hậu cận xích đạo của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

A. Nền nhiệt cao.

B. Biên độ nhiệt năm nhỏ.

C. Nhiệt độ trung bình năm dưới 250C.

D. Hai mùa mưa – khô rõ rệt.

Đáp án: - Khí hậu cận xích đạo miền Nam Trung Bộ có đặc điểm: nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ, hai mùa mưa – khô rõ rệt

⇒ Nhận xét A, B, D đúng

- Nhiệt độ TB năm của miền trên 250C ⇒ nhận xét C: nhiệt độ trung bình năm dưới 250C là Sai

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Đặc điểm nổi bật của thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ so với các miền khác là:

A. Có đầy đủ ba đai khí hậu ở địa hình miền núi.

B. đồng bằng châu thổ mở rộng về phía biển

C. địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế

D. hướng núi nổi bật là hướng vòng cung

Đáp án:  Đặc điểm nổi bật về thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ so với các miền khác là có đầy đủ ba đai khí hậu và chỉ duy nhất miền này có đầy đủ cả 3 đai khí hậu (đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Nhận xét nào không đúng với thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

A. Đai cao nhiệt đới hạ thấp.

B. Có nhiều loại thực vật phương Bắc.

C. Cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo mùa.

D. Khí hậu cận nhiệt đới biểu hiện phổ biến.

Đáp án: - Miền Bắc và ĐBBB địa hình chủ yếu là đồi núi thấp nên đai nhiệt đới hạ thấp, có các loài thực vật phương Bắc (từ Trung Quốc xuống), cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo mùa.

⇒ Nhận xét A, B, C đúng.

- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều.

⇒ Nhận xét: khí hậu cận nhiệt đới biểu hiện phổ biến là Sai

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Biểu hiện đúng với khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:

A. Nền nhiệt thấp, mùa đông lạnh

B. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn

C. Nhiệt độ trung bình năm dưới 250C

D. Có hai mùa mưa – khô rõ rệt

Đáp án: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm khí hậu là nền nhiệt độ cao với nhiệt độ trung bình năm trên 250C, biên độ nhiệt trong năm nhỏ do không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và có sự phân hóa mùa khô – mưa rất rõ rệt. Đặc biệt ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ thường thiếu nước vào mùa khô,…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: So với miền Bắc và và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có

A. ảnh hưởng giảm sút hơn của gió mùa Đông Bắc.

B. tính chất nhiệt đới giảm dần.

C. nhiều loài thực vật cận xích đạo hơn.

D. đồng bằng mở rộng hơn.

Đáp án: Nhờ bức chắn địa hình của dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ

⇒ miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút hơn so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Nguyên nhân khiến cho khí hậu của miền Bắc và và Đông Bắc Bắc Bộ lạnh hơn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là do:

A. Ảnh hưởng giảm sút hơn của gió mùa Đông Bắc.

B. Nhờ bức chắn địa hình của dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ

C. Tác động của các cánh cung hút gió mùa đông Bắc.

D. Địa hình chủ yếu là núi cao, cao nguyên.

Đáp án: Nguyên nhân khiến cho khí hậu của miền Bắc và và Đông Bắc Bắc Bộ lạnh hơn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là do miền Bắc và và Đông Bắc Bắc Bộ có địa hình chạy theo hướng cánh cung đón gió (hút gió), đây cũng là miền đón những đợt gió mùa đầu tiên và những đợt gió mùa cuối cùng thổi vào nước ta. Còn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ bớt lạnh hơn là do có dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chắn gió mùa Đông Bắc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Nhận xét nào sau đây không đúng với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

A. Miền duy nhất có địa hình cao ở nước ta với đủ ba đai cao.

B. Địa hình núi chiếm ưu thế với các dãy núi hướng tây bắc – đông nam.

C. Địa hình núi chiếm ưu thế với các dãy núi hướng vòng cung.

D. Có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, lòng chảo...

Đáp án: - Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - Có địa hình cao nhất cả nước, thiên nhiên phân hóa đầy đủ ba đai cao ⇒ A đúng

- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ gồm các dãy núi chạy hướng TB – ĐN ⇒ B đúng

  Nhận xét địa hình núi hướng vòng cung là sai ⇒  C sai

- Có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo ⇒ D đúng

⇒ Loại đáp án A, B, D

 Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Đặc điểm đúng với thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

A. Miền duy nhất có địa hình cao ở nước ta với đủ ba đai cao

B. Địa hình núi thấp chiếm ưu thế với các dãy núi vòng cung

C. Địa hình bờ biển đa dạng, nơi bằng phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo

D. Có mùa đông lạnh, đai cao nhiệt đới hạ thấp

Đáp án: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - Có địa hình cao nhất cả nước, thiên nhiên phân hóa đầy đủ ba đai cao. Các dãy núi chạy hướng TB – ĐN và có nhiều bề mặt sơn nguyên đá badan xếp tầng. Như vậy, các ý B, C, D sai và chỉ có ý A đúng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi có sự tương phản rõ rệt giữa sườn Đông và Tây Trường Sơn về:

A. địa hình, khí hậu, thủy văn.

B. thủy văn, khí hậu, sinh vật

C. sinh vật, địa hình, đất đai.

D. đất đai, thủy văn, khí hậu.

Đáp án: - Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi có sự tương phản rõ rệt giữa sườn Đông và Tây Trường Sơn về: địa hình, khí hậu, thủy văn.

+ Địa hình: Phía Đông là sườn dốc chênh vênh, kế bên có dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp; sườn Tây là bề mặt các cao nguyên xếp tầng cao, đồ sộ, sườn thoải.

+ Khí hậu có sự đối lập giữa hai mùa mưa – khô: khi vùng đb ven biển phía Đông đón gió biển gây mưa lớn thì Nam Bộ và Tây Nguyên bước vào mùa khô.

+ Thủy văn: phía Tây là thượng nguồn các con sông; phía Đông là vùng hạ lưu sông.

⇒ Nhận xét A đúng

- Đặc điểm sinh vật, đất đai cũng có sự khác nhau giữa hai miền nhưng không rõ rệt.

⇒ Loại đáp án B, C, D

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi không có sự tương phản rõ rệt giữa sườn Đông và Tây Trường Sơn về:

A. sinh vật.

B. địa hình.

C. khí hậu.

D. thủy văn.

Đáp án: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi có sự tương phản rõ rệt giữa sườn Đông và Tây Trường Sơn về: địa hình, khí hậu, thủy văn. ⇒ loại B, C, D

- Địa hình: Phía Đông là sườn dốc chênh vênh, kế bên có dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp; sườn Tây là bề mặt các cao nguyên xếp tầng cao, đồ sộ, sườn thoải.

- Khí hậu có sự đối lập giữa hai mùa mưa – khô: khi vùng đb ven biển phía Đông đón gió biển gây mưa lớn thì Nam Bộ và Tây Nguyên bước vào mùa khô.

- Thủy văn: phía Tây là thượng nguồn các con sông; phía Đông là vùng hạ lưu sông.

- Về sinh vật nhìn chung sinh vật của sườn Đông và sườn Tây đều gồm những thành phần loại nhiệt đới chiếm ưu thế, phù hợp với nền khí hậu nhiệt đới cận xích đạo nắng nóng quanh năm. ⇒ Chọn A

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Trở ngại lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là

A. nhịp điệu mùa khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.

B. nhịp điệu dòng chảy sông ngòi thất thường, nhiều thiên tai.

C. nhiều thiên tai, nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan.

D. Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, động đất.

Đáp án: Khí hậu với nhịp điệu mùa thất thường, thời tiết không ổn định là trở ngại lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Trở ngại lớn nhất về khí hậu trong việc sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

A. nhịp điệu mùa khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định

B. chịu tác động trực tiếp của gió mùa đông bắc, mùa đông lạnh

C. trong năm có hai mùa rõ rệt, thời tiết không ổn định

D. nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai như bão, vòi rồng

Đáp án: Trở ngại lớn nhất về khí hậu trong việc sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là nhịp điệu mùa khí hậu thất thường năm rét đậm, năm mưa lớn, năm mưa nhỏ,… và sự thất thường không ổn định của thời tiết.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Loại thiên tai ít xảy ra ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

A. bão lũ.

B. trượt lở đất.

C. sóng thần.

D. hạn hán.

Đáp án: Nước ta gần như không chịu ảnh hưởng của sóng thần.

⇒ Loại thiên tai ít ảnh hưởng tới miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là  Sóng thần

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Thiên tai nào thường xảy ra ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

A. Hạn hán, bão lũ, trượt lở đất.

B. Triều cường, bão và sóng thần.

C. Hạn hán, động đất, núi lửa.

D. Sóng thần, bão lũ, trượt lở đất.

Đáp án: Ở nước ta hầu như không chịu ảnh hưởng của sóng thần, núi lửa ⇒ Ý B, C, D sai. Các hiên tai thường xảy ra ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là hạn hán, bão lũ, trượt lở đất,…

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có đai ôn đới do

A. vị trí nằm gần xích đạo.

B. không có gió mùa Đông Bắc.

C. nằm kề vùng biển ấm rộng lớn.

D. không có núi cao trên 2600m.

Đáp án: Ở nước ta, đai ôn đới núi cao hình thành ở độ cao trên 2600 m (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)

⇒ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có địa hình dưới 2600m (đỉnh cao nhất là núi Ngọc Linh 2598m).

⇒ Không hình thành đai ôn đới núi cao.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26: Dãy núi nào là dãy núi duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao?

A. Hoàng Liên Sơn.

B. Ngọc Linh.

C. Pu Sam Sao.

D. Trường Sơn Bắc.

Đáp án: Ở nước ta, đai ôn đới núi cao hình thành ở độ cao trên 2600m nên chỉ có ở Hoàng Liên Sơn (vùng Tây Bắc) – Hoàng Liên Sơn cũng là dãy núi duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao. Còn ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có địa hình dưới 2600m với đỉnh cao nhất là núi Ngọc Linh 2598m nên chỉ có 2 đai cao (không có đai ôn đới núi cao).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 27: Khó khăn lớn nhất trong sử dụng đất đai của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là

A. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

B. nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng.

C. bão lũ, trượt lở đất.

D. hạn hán, bão, lũ.

Đáp án: Miền Nam Trung Bộ vào mùa khô thiếu nước nghiêm trọng

⇒ thiếu nước ngọt để thau chua rửa mặn đất ở Nam Bộ;  thiếu nước tưới cho vùng đất khô cằn, hoang mạc hóa ở Duyên hải Nam Trung  Bộ và Tây Nguyên.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 28: Miền nào ở nước ta thường thiếu nước rất nghiêm trọng vào mùa khô?

A. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

B. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

C. Miền Bắc và Đồng Bắc Bắc Bộ.

D. Cả nước.

Đáp án: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo và có sự phân mùa thành mùa mưa – khô sâu sắc nên mùa khô gây ra hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng. Các thiên tai như hạn hán, triều cường, xâm ngập mặn xảy ra thường xuyên ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ do thiếu nước.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 29: Mùa đông của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm

A. đến sớm và kết thúc muộn.

B. đến muộn và kết thúc sớm.

C. đến muộn và kết thúc muộn.

D. đến sớm và kết thúc sớm.

Đáp án: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ + nằm ở phía Bắc → vị trí đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc

 ⇒ mùa đông đến sớm.

+ địa hình với các cánh cung lớn mở rộng về phía Bắc và Đông.

⇒ tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu, mạnh ⇒ mùa đông kéo dài, kết thúc muộn.

⇒  Như vậy, miền có mùa đông đến sớm và kết thúc muôn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 30: Nguyên nhân chính làm cho đai nhiệt đới gió mùa và đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc có độ cao thấp hơn ở miền Nam là do:

A. miền Bắc có địa hình cao hơn và chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc.

B. miền Bắc có địa cao hơn và không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

C. miền Nam có địa hình cao hơn và chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.

D. miền nam có địa hình cao hơn, nằm gần đường xích đạo.

Đáp án: Nguyên nhân chính làm cho đai nhiệt đới gió mùa và đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc có độ cao thấp hơn ở miền Nam là do miền Bắc có địa hình cao hơn với các dãy núi chạy theo hướng vòng cung hút gió và chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc. Còn miền Nam gần như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nếu có chịu ảnh hưởng thì khi gió mùa Đông Bắc thổi đến miền Nam chỉ còn dạng thời tiết se se lạnh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 31: Nguyên nhân cơ bản khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh và kéo dài?

A. hướng các dãy núi và vị trí địa lý có vĩ độ cao nhất cả nước.

B. vị trí địa lý nằm gần chí tuyến Bắc.

C. vị trí địa lí giáp Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ.

D. hướng nghiêng của địa hình (cao ở tây bắc và thấp dần về phía nam, đông nam).

Đáp án: - Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nằm ở phía Bắc, có vị trí địa lí nằm ở vĩ độ cao nhất nước ta → là nơi đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc tràn vào lãnh thổ.

- Mặt khác, địa hình của miền có các cánh cung mở rộng về phía Bắc và phía Đông

⇒ tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu, mạnh ⇒ miền có mùa đông lạnh và kéo dài

Đáp án cần chọn là: A

Câu 32: Hướng các dãy núi là nguyên nhân cơ bản khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông

A. đến muộn nhưng rất lạnh.

B. đến sớm nhưng bớt lạnh.

C. lạnh và kéo dài.

D. khô, ẩm và ngắn.

Đáp án: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nằm ở phía Bắc có các cánh cung mở rộng về phía Bắc và Đông tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu, mạnh ⇒ miền có mùa đông lạnh và kéo dài (đến sớm và kết thúc muộn).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 33: Nguyên nhân cơ bản khiến vùng núi phía nam Tây Bắc và có mùa đông bớt lạnh hơn so với vùng núi Đông Bắc là

A. ảnh hưởng của gió Tín phong.

B. ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam đến sớm và hướng địa hình.

C. áp thấp nóng phía tây từ Ấn Độ - Mianma lấn sang.

D. độ cao địa hình và hướng núi.

Đáp án: Vùng núi Tây Bắc có dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, chạy hướng Tây Bắc - Đông Nam

⇒ tạo nên bức chắn địa hình lớn, ngăn cản gió mùa Đông Bắc xâm nhập mạnh và tràn sang phía Tây.

⇒ Làm cho khí hậu khu vực phía nam Tây Bắc có mùa đông ấm hơn so với Đông Bắc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 34: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm:

A. mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn.

B. mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây.

C. mùa đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn.

D. khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.

Đáp án: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm mùa đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn do vùng Đông Bắc là vùng chịu ảnh hưởng của những đợt gió mùa Đông Bắc đầu tiên và những đợt gió mùa Đông Bắc cuối cùng thổi vào nước ta. Còn Tây Bắc có dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chắn gió nên mùa đông đến muộn nhưng lại kết thúc sớm.

Đáp án cần chọn là: C

BÀI 11- 12: THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG

Câu 1: Căn cứvào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, hãy cho biết daỹ núi Hoành Sơn thuôc̣ khu vưc̣ đồi núi nào sau đây?

A. Đông Bắc                   B. Trường Sơn Nam         C. Tây Bắc            D. Trường Sơn Bắc

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, hãy cho biết đinh̉ núi Bi Doup cóđô ̣cao là

A. 2287m                     B. 2405m                   C.1761m                                   D. 2051m

Câu 3: Căn cứvào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết daỹ núi nào sau đây không chaỵ theo hướng tây bắc–đông nam?

A. Hoàng Liên Sơn              B. Con Voi            C. Đông Triều                 D. Tam Đảo

Câu 4:  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, hãy cho biết Đồng bằng Bắc Bô ̣thuôc̣ miền tư ̣nhiên nào sau đây?

A. Miền Nam Trung Bô ̣và Nam Bô ̣                             B. Miền Bắc

C. MiềnTây Bắc vàBắc Trung Bô ̣                                D. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bô ̣

Câu 5: Căn cư vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, day nui Hoang Liên Sơn co hương la

A. tây bắc–đông nam  B. đông –tây  C. vong cung, D. đông bắc–tây nam

Câu 6:  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, hãy cho biết vùng núi nào sau đây chaỵ theo hướng tây bắc–đông nam?

A. Đông Bắc vàTây Bắc             B. Tây Bắc            C. Đông Bắc            D. Trường Sơn Nam

Câu 7: Căn cư vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, doc̣ theo lắt cắt điạ hinh tư A đến B(A-B) sơn nguyên Đồng Văn nằm ở đô ̣cao là:

A. trên 1500m    B.1000m           C. dươi1500m           D. 500m-1000m

Câu 8:  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, hãy cho biết cao nguyên Môc̣ Châu thuôc̣ khu vưc̣, đồi nui nao sau đây?

A. Đông Bắc   B. Tây Bắc C. Trương Sơn Bắc   D. Trương Sơn Nam

Câu 9: Căn cứvào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, hãy cho biết đinh̉ núi Mâũ Sơn thuôc̣ khu vưc̣ đồi núi nào sau đây?

A. Tây Bắc         B. Đông Bắc               C. Trường Sơn Bắc               D.Trường Sơn Nam

Câu 10:  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, hãy cho biết daỹ Đông Triều thuôc̣ khu vưc̣ đồi núi nào sau đây?

A. Trường Sơn Nam            B. Trường Sơn Bắc             C. Tây Bắc                      D. Đông Bắc

Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, daỹ Trường Sơn Bắc có hướng là

A. vòng cung                   B. đông bắc–tây nam         C. tây bắc–đông nam             D. đông –tây

Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, daỹ núi Tam Đảo cóhướng là

A. đông bắc–tây nam          B. đông –tây           C. tây bắc–đông nam           D.vòng cung

Câu 13:  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, hãy cho biết cao nguyên Pleiku (Plây cu) thuôc̣ khu vưc̣ đồi núi nào sau đây?

A. Đông Bắc                   B. Tây Bắc                C. Trường Sơn Nam              D.Trường Sơn Bắc

 Câu 14: Căn cư vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 va 14, hãy cho biết cao nguyên Sin Chai thuôc̣ khu vưc̣ đồi nui nao sau đây?

A. Trương Sơn Bắc       B. Trương Sơn Nam      C. Tây Bắc          D. Đông Bắc

Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, hãy cho biết cao nguyên Đắk Lắk thuôc̣ khu vưc̣ đồi núi nào sau đây?

A. Trường Sơn Bắc                   B. Đông Bắc              C. Tây Bắc                D.Trường Sơn Nam

Câu 16: Căn cứvào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, hãy cho biết cao nguyên Mơ Nông thuôc̣ khu vưc̣ đồi núi nào sau đây?

A. Đông Bắc                  B. Trường Sơn Bắc         C. Tây Bắc                     D.Trường Sơn Nam

Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, hãy cho biết đinh̉ núi Phanxipăng thuôc̣ khu vưc̣ đồi núi nào sau đây?

A. Đông Bắc                 B. Trường Sơn Nam             C. Trường Sơn Bắc                  D. Tây Bắc

Câu 18:  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, hãy cho biết đinh̉ núi Ngoc̣ Linh thuôc̣ khu vưc̣ đồi núi nào sau đây?

A. Tây Bắc                     B. Đông Bắc           C. Trường Sơn Nam               D.Trường Sơn Bắc

Câu 19:  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, hãy cho biết cao nguyên Sơn La thuôc̣ khu vưc̣ đồi núi nào sau đây?

A. Trường Sơn Nam            B. Đông Bắc               C. Tây Bắc                         D.Trường Sơn Bắc

Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, hãy cho biết daỹ núi Hoàng Liên Sơn thuôc̣ khu vưc̣ đồi núi nào sau đây?

A. Trường Sơn Bắc                  B. Đông Bắc           C. Tây Bắc                  D.Trường Sơn Nam

Câu 21: Căn cứvào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, hãy cho biết cao nguyên Lâm Viên thuôc̣ khu vưc̣ đồi núi nào sau đây? 

A. Đông Bắc

 

B. Trương Sơn Nam

     C. Tây Bắc

D. Trương Sơn Bắc

Câu 22: Căn cứvào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, hãy cho biết cao nguyên Kon Tum thuôc̣ khu vưc̣ đồi núi nào sau đây?

A. Đông Bắc

B. TrươngSơn Nam 

 C. Trương Sơn Bắc

D. Tây Bắc

 

 

ATLAT 15 (BÀI 16, 17, 18)

Câu 1. Căn cứ vào vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào ở Đồng bằng sông Cửu Long có số dân từ 500 000 - 1 000 000 người?

A. Cà Mau. B. Cần Thơ.  C. Long Xuyên. D. Mỹ Tho.

Câu 2. Căn cứ vào vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào có quy mô dân số lớn nhất trong các đô thị sau đây?

A. Đà Nẵng. B. Quy Nhơn. C. Thanh Hóa. D. Nha Trang.  

Câu 3. Căn cứ vào vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 (tháp dân số), nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu dân số phân theo các nhóm tuổi ở nước ta?

A. Tỉ lệ dân số nữ cao hơn tỉ lệ dân số nam.                     

B. Tỉ lê ̣nhóm tuổi từ 0 đến 14 tuổi có xu hướng giảm.

C. Dân số nước ta đang có xu hướng chuyển sang cơ cấu dân số già.

D. Nước ta có cơ cấu dân số già.

Câu 4. Căn cứ vào vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỷ lệ dân nông thôn ở nước ta năm 2007 ? (đơn vị: %)

    A. 71,9. B. 72,6.  C. 75,8. D. 76,4.

Câu 5. Căn cứ vào vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương?

A. Đà Nẵng. B. Huế. C. Hải Phòng.   D. Cần Thơ.

Câu 6. Căn cứ vào vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào ở vùng Đông Nam Bộ có số dân dưới 100 000 người?

A. Thủ Dầu Một. B. Tây Ninh. C. Bà Rịa. D. Biên Hòa.

Câu 7. Căn cư vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ 100 000 - 200 000ngươi?

A. Đà Lạt. B. Nha Trang. C. Biên Hòa D. Buôn Ma Thuột.

Câu 8. Căn cứ vào vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết cơ cấu dân thành thị và nông thôn năm 2007 lần lượt là (đơn vị: %)

A. 27,4 và 72,6. B. 28,1 và 71,9.            C. 72,6 và 27,4. D. 71,9 và 28,1.

Câu 9. Căn cứ vào vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhâṇ xét nào sau đây không đúng về dân số phân theo thành thị - nông thôn ở nước ta?

A. Dân số thành thị chiếm tỉ trọng thấp và có xu hướng ngày càng tăng.

B. Dân số nông thôn luôn cao gấp nhiều lần dân số thành thi.̣

C. Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng ngày càng giảm.

D. Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng.

Câu 10. Căn cứ vào vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nguyên nhân chính làm cho mật độ dân số ở đồng bằng cao hơn ở miền núi là

A. trình độ phát triển kinh tế mạnh. B. lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

C. cơ sở hạ tầng khá hoàn  thiện.   D. dịch vụ y tế, văn hóa phát triển.

Câu 11. Căn cứ vào vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị có quy mô dân số từ 200 001 - 500 000 người ở vùng Tây Nguyên là đô thị nào?

A. Kon Tum. B. Pleiku. C. Buôn Ma Thuột. D. Đà lạt.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đâu là đô thị đặc biệt của nước ta?

A. Hà Nội, Đà Nẵng. B. Hà Nội, Hải Phòng.

C. Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh. D. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. 

Câu 13. Căn cứ vào vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết vùng nào có mật dân số cao nhất nước ta ?

A. Đồng bằng sông Hồng. B. Tây Nguyên.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 14. Căn cứ vào vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết các đô thị có quy mô dân số từ 200 001 - 500 000 người ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là đô thị nào?

A. Đà Nẵng, Quy Nhơn. B. Quy Nhơn, Nha Trang.

C. Nha Trang, Phan Rang-Tháp chàm. D. Phan Thiết, Đà Nẵng.

Câu 15. Căn cứ vào vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thi ̣nào sau đây không phải là đô thi ̣loại 2 (năm 2007)?

A. Buôn Ma Thuột. B. Mỹ Tho C. Nha Trang. D.QuyNhơn.

Câu 16. Căn cứ vào vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế công nghiệp từ năm 1995 - 2007 có sự chuyển dịch theo hướng nào?

A. Không ổn định. B. Tăng liên tục.  C. Giảm liên tục. D.Biến động.

Câu 17: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn diện tích vùng Tây Nguyên có mật độ dân số ( năm 2007) ở mức

A. Dưới 100 người/km2                          B. Từ 101 – 200 người/km2

C. Từ 201 – 500 người/km2                    D. Trên 500 người/km2

Câu 18: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, khu vực có mật độ dân số cao cũng như tập trung hầu hết các đô thị lớn của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố ở

A. Dải ven biên giới Việt Nam – Campuchia                      B. Dải ven biển

C. Dải ven sông Tiền, sông Hậu                                           D. Vùng bán đảo Cà Mau

Câu 19: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trong trang 15, nhận định nào dưới đây không chính xác về đặc điểm dân cư ở vùng Bắc Trung Bộ?

A. Phân bố dân cư có sự tương phản rõ rệt giữa các vùng ven biển phía đông và vùng núi biên giới phía tây

B. Hai đô thị có quy mô dân số lớn nhất vùng là Thanh Hóa và Vinh

C. Mật độ dân số ở vùng biên giới phía tây chủ yếu ở mức dưới 100 người/km2

D. Các đồng bằng sông Mã, sông Cả là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất vùng.

Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, hãy cho biết đâu là dô thị đặc biệt của nước ta?

A. Hà Nội, Hải Phòng.                                      B. Hà Nội, Đà Nẵng.

C. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.                D. Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết vùng nào có mật dân số cao nhất nước ta?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.     B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng.         D. Tây Nguyên.

Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương?

A. Đà Nẵng.      B. Cần Thơ.     C. Hải Phòng.     D. Huế.

Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị có quy mô dân số từ 200 001 – 500 000 người ở vùng Tây Nguyên là đô thị nào?

A. Đà lạt.     B. Buôn Ma Thuột.     C. Pleiku.      D. Kon Tum.

Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị có quy mô dân số từ 200 001 – 500 000 người ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là đô thị nào?

A. Đà Nẵng, Quy Nhơn.      B. Quy Nhơn, Nha Trang.

C. Nha Trang, Phan Thiết.    D. Phan Thiết, Đà Nẵng.

Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào ở Đồng bằng sông Cửu Long có số dân từ 500 000 – 1 000 000 người?

A. Long Xuyên.     B. Cà Mau.     C. Cần Thơ.     D. Mỹ Tho.

Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào ở vùng Đông Nam Bộ có số dân dưới 100 000 người?

A. Bà Rịa.     B. Thủ Dầu Một.     C. Tây Ninh.     D. Biên Hòa.

Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết cơ cấu dân thành thị và nông thôn năm 2007 lần lượt là (đơn vị: %)

A. 27,4 và 72,6.     B. 72,6 và 27,4.      C. 28,1 và 71,9.       D. 71,9 và 28,1.

Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế công nghiệp từ năm 1995 – 2007 có sự chuyển dịch theo hướng nào?

A. Giảm liên tục.     B. Tăng liên tuc.    C. Không ổn định.      D. Biến động.

Câu 29. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết tỷ lệ dân nông thôn ở nước ta năm 2007? (đơn vị: %)

A. 71,9.      B. 72,6.     C. 75,8.      D. 76,4.

Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào có quy mô dân số lớn nhất trong các đô thị dưới đây?

A. Thanh Hóa.     B. Quy Nhơn.      C. Nha Trang.      D. Đà Nẵng.

Câu 31. Căn cư vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ 100 000 – 200 000 ngươi ?

A. Nha Trang.     B. Buôn Ma Thuột.     C. Biên Hòa.      D. Đà Lạt.

Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thi ̣nào sau đây không

phải là đô thi ̣loaị 2 (năm 2007)?

A. Mỹ Tho    B. Bảo Lộc.     C. Buôn Ma Thuột.      D. Đà Lạt.

Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhâṇ xét nào đây là không đúng về dân số phân theo thành thị - nông thôn ở nước ta?

A. Dân số nông thôn luôn cao gấp nhiều lần dân số thành thi.̣

B. Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng.

C. Dân số thành thị chiếm tỉ trọng thấp và có xu hướng ngày càng tăng.

D. Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng ngày càng giảm.

Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 (tháp dân số), nhận xét nào sau đây là không đúng về cơ cấu dân số phân theo các nhóm tuổi ở nước ta?

A. Tỉ lệ dân số nữ cao hơn ti lệ dân số nam.

B. Nước ta có cơ cấu dân số già.

C. Dân số nước ta đang có xu hướng chuyển sang cơ cấu dân số già.

D. Tỉ lê ̣nhóm tuổi từ 0 đến 14 tuổi có xu hướng giảm.


ATLAT TRANG 16

 Câu 1. Căn cứ vào vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 16, khu vực nào sau đây của nước ta chủ yếu phân bố nhóm ngôn ngữ Việt -Mường ?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2. Căn cứ vào vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 16, hãy cho biết dân tộc chăm tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.   B. Đồng bằng sông Cửu Long.

   C. Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ.

 Câu 3. Căn cứ vào vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 16, dân tộc chiếm tỉ lệ lớn nhất là

A. dân tộc kinh.           B. dân tộc Tày.      C. dân tộc Mường.       D. dân tôc Khơme.

Câu 4. Căn cứ vào vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 16, hãy cho biết dân tộc ít người nào có số dân nhỏ nhất?

A. Ơ-đu. B. Brâu. C. Pu Péo. D. Rơ-măm.

Câu 5. Căn cứ vào vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 16, Đồng bằng sông Cửu Long ngoài ngôn ngữ Việt -Mường còn có ngôn ngữ

A. hệ H’Mông-Dao.     B. hệ Nam Đảo.       C. ngôn ngữ Môn-Khơme. D. hệ Thái -Kađai.

Câu 6. Căn cứ vào vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 16, hãy cho biết dân tộc Giai -rai, Ê -đê phân bố ở khu vực nào sau đây ?

A. Tây Nguyên.          B. Miền núi phía Bắc.       C. Trường Sơn Bắc.        D. Trường Sơn Nam.

Câu 7. Căn cứ vào vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 16, nhận xét nào sau đây không đúng về sự phân bố các dân tôc ở Việt Nam ?

A. Các dân tộc ít người phân bố nhiều ở miền núi.

   B. Các dân tộc phân bố xen kẽ nhau.

C. Dân tộc kinh tập trung ở đồng bằng và trung du.

D. Ở các đảo ven bờ không có sự phân bố của dân tộc nào.

Câu 8. Căn cứ vào vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 16, dân tộc Kinh phân bố tập trung nhiều nhất ở nơi nào sau đây ?

A. Miền núi. B. Đồng bằng. C. Ven biển. D. Trung du

Câu 9. Căn cứ vào vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 16, hãy cho biết các dân tộc Tày, Nùng, Thái phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Trường Sơn Nam. B. Miền núi phía Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Tây Nguyên.

Câu 9. Căn cứ vào vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 16, hãy cho biết, các dân tộc Ê đê, Gia rai, Chu ru phân bố chủ yếu ở khu vực nào ở Tây Nguyên :

A. ĐB Sông Hồng          B. ĐB SC Long              C. Bắc Trung Bộ             D. Tây Nguyên



BÀI 12. THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG

Câu 1: Thiên nhiên nước ta không cóđai cao nào dưới đây?


A. Đai xích đạo gió mùa

B. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

C. Đai nhiệt đới gió mùa

D. Đai ôn đới gió mùa trên núi


Câu 2: ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình

A. Dưới 500 – 600m      B. Dưới 600-700m C. Dưới 700 – 800m      D. Dưới 800-900m

Câu 3: ở miền Nam nước ta, đai nhiệt đới gió mùa lên đến độ cao?

A. 600-700m      B. 700-800m C. 800-900m      D. 900-1000m

Câu 4: Trong đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có đặc điểm

A. Nóng, ẩm quanh năm

B. Mà hạ nóng( trung bình tháng trên 25oC). độ ẩm thay đổi tùy nơi

C. Mát mẻ ( không tháng nào trên 25oC). lượng mưa, ẩm lớn

D. Quanh năm nhiệt độ dưới 15oC

Câu 5: cảnh quan trong đai nhiệt đới gió mùa gồm

A. Rừng cận xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh

B. Rừng rậm xích đạo và rừng nhiệt đới gió mùa

C. Rừng nhiệt đới ẩm lá rộngthường xanh và rừng nhiệt đới gió mùa

D. Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng cận nhiệt đới lá rộng

Câu 6: Ở vùng đồi núi thấp, nhóm chủ yếu là :

A. Đất cát       B. Đất phèn C. Đất feralit       D. Đất mùn thô

Câu 7: Ở miền Bắc đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao

A. từ 600-700m lên 1600m       B. Từ 700-800m lên 2600m

C. Từ 600-700m lên 2600m       D. Từ 700-800m lên 1600m

Câu 8 Ở miền Nam đai cận nhiệt gió mùa trên núi có độ cao

A. Từ 600-700m lên 2600m       B. Từ 700-800m lên 2600m

C. Từ 800-900m lên 2600m       D. Từ 900-1000m lên 2600m

Câu 9: Khí hậu ở đai cận nhiệt đới gió màu trên núi có đặc điểm là

A. Mùa hạ nóng ( nhiệt độ trung bình tháng trên 25oC)

B. Mát mẻ (không có tháng nào nhiệt độ trên 25oC)

C. Nóng, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm đều trên 25oC

D. Quanh năm nhiệt độ dưới 15oC

Câu 10: Các hệ sinh thái cận nhiệt đới là rộng và lá kim phát triển trên đất feralit có mùn xuát hiện ở độ cao?


A. Từ 600-700m đến 1600-1700m

B. Từ 1600-1700m đến 2000m

C. Từ 2000m đến 2600m

D. Từ 2600m trở lên


Câu 11: Đặc điểm tự nhiên nào dưới đây không phải của đai ôn đới gió mùa trên núi?

A. Quanh năm nhiệt đọ dưới 15oC, mùa đông xuống dưới 5oC

B. Thực vật gồm các loài ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,…

C. Đất chủ yếu là đát mùn thô

D. Các loài tú có long dày như gấu, sóc, cầy, cáo,…

Câu 12: Đai ôn đới gió mùa trên núi( độ cao từ 2600m trở lên) có đặc điểm khí hậu

A. Mát mẻ, nhiệt độ trung bình dưới 20oC

B. Quanh năm nhiệt độ dưới 15oC, mùa đông dưới 5oC

C. Mùa hạ nóng (trung bình trên 25oC), mùa đông lạnh dưới 10oC

D. Quanh năm lạnh, nhiệt độ trung bình dưới 10oC

Câu 13: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm địa hình cơ bản nào dưới đây ?

A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế, các dãy núi có hướng vòng

B. Các dãy núi xem kẽ các thung lung sông theo hướng tây bắc – đông nam

C. Là nơi duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ 3 loại đai cao

D. Gồm các khối núi cổ, sơn nguyên bóc mòn, cao nguyên badan

Câu 14: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm khí hậu nào dưới đây?

A. Khí hậu cận xích đạo gió mùa, biên độ nhiệt độ trong năm nhỏ

B. Trong năm chia thành mùa mưa, mùa khô rõ rệt

C. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nhất, tạo nên một mùa đong lạnh

D. Vào mùa hạ, nhiều nơi có gió fơn ( gió Lào) khô nóng hoạt động

Câu 15: Đặc điểm địa hình cơ bản của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế, các dãy núi có hình cánh cung

B. Cấu trúc địa hình chủ yếu theo hướng tây bắc – đông nam

C. Các cao nguyên badan xếp tầng

D. Vừa có đồng bằng châu thổ lớn nhất nước, vừa có các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển

Câu 16: Một trong những điểm nổi bật của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

A. Các thung lung sông lớn có hướng vòng cung

B. Cấu trúc địa chất- địa hình phức tạp

C. Nơi duy nhất có địa hình núi cao với đủ 3 đai cao

D. Có đồng bằng châu thổ lớn nhất nước

Câu 17: Miền Tây Bắc và Bắc Trung BỘ có đặc điểm khí hậu nào dưới đây?

A. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên một mùa đông lạnh

B. Có khí hậu cận xích đạo gió mùa

C. Trong năm có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt

D. Vào mùa hạ, nhiều nơi chịu tác động mạnh của gió fơn Tây Nam

Câu 18: Đặc điểm vùng ven biển miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

A. Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo

B. Có đáy nông, ập trung nhiều đảo và quần đảo ven biển

C. Có nhiều cồn cát, đầm phá

D. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vịnh biển sâu

Câu 19: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm địa hình nào dưới đây?

A. Các dãy núi có hướng vòng cung mở ra phái bắc

B. Các dãy núi xem kẽ các thung lung sông cùng hướng tây bắc – đông nam

C. Nơi duy nhất ở Việt Nam có đủ 3 đai cao

D. Gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên badan

Câu 20: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu

A. Xích đạo ẩm       B. Cận xích đạo gió mùa

C. Cận nhiệt đới khô        D. Cận nhiệt đới gió mùa

Lí thuyết 12 Lớp 12 Tin tức Trắc nghiệm Trắc nghiệm 12
Lên đầu trang