HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn
BÀI 29: ĐỊA LÝ NGÀNH CHĂN NUÔI (Có trắc nghiệm và đáp án)
Admin: Tài trợ bởi: HLT.vn - Cung cấp cà phê và máy cà phê - 10/12/2021
II.Các ngành chăn nuôi
VẬT NUÔI |
VAI TRÒ |
H.THỨC C.NUÔI |
PHÂN BỐ |
|
GIA SÚC LỚN |
Bò |
-Vị trí hàng đầu trong chăn nuôi. -Lấy thịt, sữa, da |
Bò thịt: chăn thả -Bò sữa: chuồng trại |
-Ấn Độ có đàn bò đông nhất. - Nước sx nhiều Hoa Kỳ, Braxin, EU, T.Quốc,
Achentina… |
Trâu |
Lấy thịt, sữa, da, sức kéo, phân bón |
Chăn thả |
Nam Á, ĐNÁ |
|
GIA SÚC NHỎ |
Lợn |
-Vật nuôi quan trọng thứ 2 sau bò |
Chuồng trại công nghiệp |
Trung quốc, Hoa Kỳ, Braxin, CHLB Đức, Tây Ban Nha,
Việt Nam… |
Cừu |
-Lấy thịt, mỡ, da |
Chăn thả |
Trung Quốc, Oxtraylia, An Độ, Iran… |
|
Dê |
-Tận dụng nguồn phân bón |
Chăn thả |
Ấn Độ, Trung Quốc, một số nước Châu Phi… |
|
GIA CẦM |
Chủ yếu là Gà |
Lấy thịt, lông, sữa, da. |
Chuồng trại công nghiệp |
Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Braxin, LB Nga, Mêhicô |
THUỶ HẢI SẢN |
Tôm, cá….. |
Lấy thịt, sữa, nguồn đạm động vật quan trọng của người
nghèo |
|
|
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 29 (có đáp án): Địa lí ngành chăn nuôi (Phần 1)
Câu 1: Một trong những vai trò quan trọng của nghành chăn nuôi đối với đời sống con người là
A. Cung cấp nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng tiêu dùng.
B. Cung cấp nguồn thực phẩm có dinh dưỡng cao.
C. Cung cấp nguồn gen quý hiếm.
D. Cung cấp nguồn đạm động vật bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, không gây béo phì.
Đáp án: B
Giải thích: Mục I, SGK/113 địa lí 10 cơ bản.
Câu 2: Phát triển chăn nuôi góp phân tạo ra nền nông nghiệp bền vững vì
A. Chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy nhanh trồng trọt phát triển và ngược lại.
B. Sản phẩm chăn nuôi sẽ dần thay thế cho sản phẩm của trồng trọt.
C. Chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng trọt.
D. Chăn nuôi có nhiều vai trò hơn so với trồng trọt.
Đáp án: A
Giải thích: Mục I, SGK/113 địa lí 10 cơ bản.
Câu 3: Sự phát triển và phân bố nhanh chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nhân tố nào sau đây ?
A. Dịch vụ thú y.
B. Thị trường tiêu thụ.
C. Cơ sở nguồn thức ăn.
D. Giống gia súc , gia cầm.
Đáp án: C
Giải thích: Mục I, SGK/113 địa lí 10 cơ bản.
Câu 4: Trong nghành chăn nuôi, vật nuôi chính là
A. Trâu. B. Bò. C. Cừu. D. Dê.
Đáp án: B
Giải thích: Mục I, SGK/114 địa lí 10 cơ bản.
Câu 5: Trâu và bò đều có đặc điểm phân bố gắn với các đồng cỏ tươi tốt, nhưng trâu lại khác với bò là
A. Phân bố ở những nước có khí hậu nhiệt đới khô hạn.
B. Phân bố ở những nước có khí hậu nhiệt đới ẩm.
C. Phân bố ở những nước có điều kiện tự nhiên khắc nhiệt.
D. Phân bố ở những nước có khí hậu lạnh giá.
Đáp án: B
Giải thích: Mục I, SGK/114 địa lí 10 cơ bản.
Câu 6: Ngoài các đồng cỏ tự nhiên, phần lớn thức ăn của nghành chăn nuôi hiện nay là do
A. Nghành trồng trọt cung cấp.
B. Nghành thủy sản cung cấp.
C. Công nghiệp chế biến cung cấp.
D. Nghành lâm nghiệp cung cấp.
Đáp án: A
Giải thích: Mục I, SGK/113 địa lí 10 cơ bản.
Câu 7: Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc là nhờ vao
A. Lực lượng lao động dồi dào.
B. Thành tựu khoa học kĩ thuật.
C. Sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên.
D. Kinh nghiệm sản xuất của con người.
Đáp án: B
Giải thích: Mục I, SGK/113 địa lí 10 cơ bản.
Câu 8: Hình thức chăn nuôi nào sau đây là biểu hiện của nền nông nghiệp hiện đại ?
A. Chăn nuôi chăn thả.
B. Chăn nuôi chuồng trại.
C. Chăn nuôi công nghiệp.
D. Chăn nuôi nửa chuồng trại.
Đáp án: C
Giải thích: Mục I, SGK/114 địa lí 10 cơ bản.
Câu 9: Phân bố gia cầm khác với phân bố của chăn nuôi châu, bò, dê, cừu là
A. Gắn với các vùng sản xuất lương thực thâm canh .
B. Gắn với các vùng trồng rau quả.
C. Gắn với các vùng nuôi trồng thủy sản.
D. Gắn với các đô thị - nơi có thị trường tiêu thụ.
Đáp án: A
Giải thích: Mục I, SGK/114 địa lí 10 cơ bản.
Câu 10: Loài gia súc được nuôi ở các vùng khô hạn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt là
A. Trâu. B. Bò. C. Lợn. D. Dê.
Đáp án: D
Giải thích: Mục I, SGK/114 địa lí 10 cơ bản.
Câu 11: Thực phẩm thủy sản khác với thực phẩm từ chăn nuôi là
A. Giàu chất đạm, dễ tiêu hóa.
B. Dễ tiêu hóa, không gây béo phì, có nhiều nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ.
C. Giâu chất béo, không gây béo phì.
D. Giâu chất đạm và chất béo hơn.
Đáp án: B
Giải thích: Mục II, SGK/115 địa lí 10 cơ bản.
Câu 12: Điểm giống nhau về vai trò của nghành thủy sản và chăn nuôi là
A. Cung cấp nguồn thực phẩm giâu dinh dưỡng cho con người.
B. Cung cấp sức kéo cho trồng trọt.
C. Là nguồn phân bón cho trồng trọt.
D. Không sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Đáp án: A
Giải thích: Mục II, SGK/113 - 115 địa lí 10 cơ bản.
Câu 13: Nguồn thủy sản có được để cung cấp cho thế giới chủ yếu do
A. Khai thác từ sông, suối , hồ.
B. Nuôi trong các ao, hồ, đầm.
C. Khai thác từ biển và đại dương.
D. Nuôi trồng trong các biển và đại dương.
Đáp án: C
Giải thích: Mục II, SGK/115 địa lí 10 cơ bản.
Câu 14: Nghành nuôi trồng thủy sản đang phát triển với tốc độ nhanh hơn nghành khai thác là do
A. Đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người và chủ động nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
B. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên đã cạn kiệt.
C. Thiên tai ngày càng nhiều nên không thể đánh bắt được .
D. Không phải đầu tư ban đầu.
Đáp án: A
Giải thích: Mục II, SGK/115 địa lí 10 cơ bản.
Câu 15: Nghành nuôi trồng thủy sản đang phát triển theo hướng
A. Nuôi quảng canh để đỡ chi phí thức ăn.
B. Nuôi thâm canh để đỡ chi phí ban đầu.
C. Nuôi những loại quay vòng nhanh để đáp ứng nhu cầu thị trường.
D. Nuôi đặc sản và thực phẩm cao cấp có giá trị kinh tế cao.
Đáp án: D
Giải thích: Mục II, SGK/115 địa lí 10 cơ bản.
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 29 (có đáp án): Địa lí ngành chăn nuôi (Phần 2)
Câu 1. “Băng chuyền địa lí” là phương thức sản xuất được áp dụng chủ yếu trong ngành chăn nuôi
A. Bò.
B. Trâu.
C. Lợn.
D. Cừu.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/114, địa lí 10 cơ bản.
Câu 2. Loại thực phẩm cung cấp đạm bổ dưỡng cho con người mà không gây béo phì là
A. Trứng, sữa.
B. Thịt trâu, bò.
C. Thịt lợn, cừu.
D. Tôm, cua, cá.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/114, địa lí 10 cơ bản.
Câu 3. So với sản lượng khai thác thuỷ sản từ biển và đại dương, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản chiếm khoảng
A. 1/2.
B. 1/3.
C. 1/4.
D. 1/5.
Đáp án D.
Giải thích: SGK/115, địa lí 10 cơ bản.
Câu 4: Cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người là vai trò chung của ngành
A. Trồng cây lương thực và cây công nghiệp.
B. Trồng cây lương thực và chăn nuôi
C. Trồng cây công nghiệp và thủy sản.
D. Thủy sản và chăn nuôi.
Đáp án D.
Gợi ý: SGK/114 - 115, địa lí 10 cơ bản.
Câu 5. Lợn được nuôi nhiều ở các vùng ven đô là do
A. Trồng lương thực.
B. Trồng rau.
C. Có các nhà máy chế biến.
D. Trồng nhiều cây công nghiệp.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/114, địa lí 10 cơ bản.
Câu 6: Ngành khai thác có tốc độ phát triển chậm hơn ngành nuôi trồng thủy sản là do
A. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên đã cạn kiệt, đã được khai thác ở mức tối đa.
C. Thiên tai ngày càng nhiều, hệ thống tàu thuyền hạn chế nên không thể ra khơi.
C. Không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, không chủ động nguyên liệu cho ngành chế biến.
D. Tốn chi phí đầu tư ban đầu, khó kêu gọi nguồn vốn trong nước và nước ngoài.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/115, địa lí 10 cơ bản.
Câu 7: Nhận định sau đây đúng với vai trò của ngành chăn nuôi đối với con người:
A. Cung cấp nguồn lương thực bổ dưỡng cho con người.
B. Đảm bảo nâng cao dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày.
C. Cung cấp nhiên liệu cho công nghiệp chế biến.
D. Là dược liệu, ít có giá trị xuất khẩu thu ngoại tệ.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/114, địa lí 10 cơ bản.
Câu 8. "Con bò sữa của người nghèo" dùng để chỉ:
A. Cừu.
B. Dê.
C. Lợn.
D. Ngựa.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/114, địa lí 10 cơ bản.
Câu 9. Loại gia súc nhỏ, ăn uống đạm bạc sống ở vùng khô hạn nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao là
A. Bò.
B. Lợn.
C. Dê.
D. Cừu.
Đáp án D.
Giải thích: SGK/114, địa lí 10 cơ bản.
Câu 10. Yếu tố gây hạn chế lớn cho ngành chăn nuôi thuỷ sản nước ta hiện nay là
A. Thiếu nguồn thức ăn.
B. Thiên tai lũ lụt.
C. Thị trường tiêu thụ biến động.
D. Ít nước nhập khẩu.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/115, địa lí 10 cơ bản.
Câu 11. Trâu và bò đều có đặc điểm phân bố gắn với các đồng cỏ tươi tốt, nhưng trâu lại khác với bò là A. Phân bố ở những nước có khí hậu nhiệt đới khô hạn. B. Phân bố ở những nước có khí hậu nhiệt đới ẩm. C. Phân bố ở những nước có điều kiện tự nhiên khắc nhiệt. D. Phân bố ở những nước có khí hậu lạnh giá.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/114, địa lí 10 cơ bản.
Câu 12: Vai trò nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi?
A. Cung cấp nguồn lương thực bổ dưỡng cho con người.
B. Đảm bảo nâng cao dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày.
C. Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
D. Mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/114, địa lí 10 cơ bản.
Câu 13: Điểm khác nhau cơ bản trong ngành chăn nuôi giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển là
A. Các nước phát triển tỉ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản lượng nông nghiệp cao.
B. Các nước phát triển tỉ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản lượng nông nghiệp thấp.
C. Các nước phát triển có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi.
D. Các nước phát triển có ít điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi.
Gợi ý: Ở các nước đang phát triển chăn nuôi còn kém phát triển.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/114, địa lí 10 cơ bản.
Câu 14. Phân bố gia cầm khác với phân bố của chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu là
A. Gắn với các vùng sản xuất lương thực thâm canh.
B. Gắn với các vùng trồng rau quả.
C. Gắn với các vùng nuôi trồng thủy sản.
D. Gắn với các đô thị - nơi có thị trường tiêu thụ.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/114, địa lí 10 cơ bản.
Câu 15. Loài gia súc được nuôi ở các vùng khô hạn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt là:
A. Trâu.
B. Bò.
C. Lợn.
D. Dê.
Đáp án D.
Giải thích: SGK/114, địa lí 10 cơ bản.
Câu 16: Điểm khác nhau cơ bản dễ nhận thấy nhất về chăn nuôi giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển là
A. Tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp.
B. Cơ cấu ngành chăn nuôi.
C. Phương pháp chăn nuôi.
D. Điều kiện chăn nuôi.
Đáp án A.
Giải thích: Các nước đang phát triển chăn nuôi chưa phát triển mạnh và còn chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp (chủ yếu phát triển trồng trọt). Ngược lại ở các nước phát triển ngành chăn nuôi đã trở thành ngành sản xuất chính và chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp.
=> Đây là điểm khác nhau cơ bản dễ nhận thấy nhất về chăn nuôi giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Câu 17: Các nước đang phát triển ngành chăn nuôi chưa trở thành ngành chính là do:
A. Thị trường tiêu thụ hạn chế
B. Dịch vụ thú y, giống còn hạn chế
C. Cơ sở thức ăn không ổn định
D. Lao động thiếu kinh nghiệm sản xuất.
Đáp án C.
Giải thích: Ở các nước đang phát triển chăn nuôi chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên (các đồng cỏ tự nhiên) và phụ phẩm ngành trồng trọt (từ lúa, ngô, khoai,…); nguồn thức ăn tự nhiên phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện thời tiết khí hậu (mùa đông lạnh giá, băng tuyết phủ hay hạn hán,...) -> mang tính bấp bênh và cho năng suất thấp hơn.
- Ở các nước phát triển, chăn nuôi chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn chế biến công nghiệp với nhiều chất dinh dưỡng bổ sung cho động vật -> vì vậy mang lại năng suất cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng của vật nuôi. Hơn nữa thức ăn công nghiệp luôn đảm bảo cung cấp ổn định cho chăn nuôi phát triển quanh năm (ngay cả trong điều kiện băng tuyết, lạnh giá hay khô hạn).
Câu 18. Thực phẩm thủy sản khác với thực phẩm từ chăn nuôi là:
A. Giàu chất đạm, dễ tiêu hóa.
B. Dễ tiêu hóa, không gây béo phì, có nhiều nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ.
C. Giàu chất béo, không gây béo phì.
D. Giàu chất đạm và chất béo hơn.
Đáp án B.
Giải thích: Thực phẩm thủy sản khác với thực phẩm từ chăn nuôi là dễ tiêu hóa, không gây béo phì và có nhiều nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ.
Câu 19. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc là nhờ vào
A. Lực lượng lao động dồi dào.
B. Thành tựu khoa học kĩ thuật.
C. Sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên.
D. Kinh nghiệm sản xuất của con người.
Đáp án B.
Giải thích: Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc là nhờ vào thành tựu khoa học kĩ thuật.
Câu 20: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến ngành chăn nuôi ở các nước đang phát triển còn chiếm tỉ trọng nhỏ là do
A. Cơ sở vật chất còn lạc hậu.
B. Cơ sở thức ăn không ổn định.
C. Dịch vụ thú y, giống còn hạn chế.
D. Công nghiệp chế biến chưa phát triển.
Đáp án B.
Giải thích: Ở các nước đang phát triển chăn nuôi chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên (các đồng cỏ tự nhiên) và phụ phẩm ngành trồng trọt (từ lúa, ngô, khoai,…); nguồn thức ăn tự nhiên phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện thời tiết khí hậu (mùa đông lạnh giá, băng tuyết phủ hay hạn hán,...) -> mang tính bấp bênh và cho năng suất thấp hơn.
- Ở các nước phát triển, chăn nuôi chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn chế biến công nghiệp với nhiều chất dinh dưỡng bổ sung cho động vật -> vì vậy mang lại năng suất cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng của vật nuôi. Hơn nữa thức ăn công nghiệp luôn đảm bảo cung cấp ổn định cho chăn nuôi phát triển quanh năm (ngay cả trong điều kiện băng tuyết, lạnh giá hay khô hạn).
Câu 21: Cơ sở nguồn thức ăn có ảnh hưởng như thế nào đến ngành chăn nuôi của một quốc gia?
A. Trình độ lao động.
B. Cơ cấu vật nuôi.
C. Thị trường tiêu thụ.
D. Mạng lưới chăn nuôi
Đáp án B.
Giải thích: Cơ sở thức ăn quyết định sự phát triển, phân bố, hình thức chăn nuôi
Mỗi nhóm vật nuôi phù hợp với những loại thức ăn nhất định sẽ phân bố ở nơi có nguồn cung cấp ổn định về nguồn thức ăn đó.
- Lơn, gia cầm sử dụng thức ăn từ cây lương thực và hoa màu, ngoài ra có thức ăn công nghiệp -> được nuôi nhiều ở các nước phát triển mạnh cây lương thực hoa màu (Việt Nam, Trung Quốc,…)
- Trâu, bò sử dụng thức ăn từ đồng cỏ -> phân bố ở những nước có nhiều cánh đồng cỏ tươi, các cao nguyên với chế độ nhiệt - ẩm phù hợp (Ví dụ: Việt Nam, Brazin, Trung Quốc, Hoa Kỳ,...).
- Ở nước ta, cơ sở thức ăn khá đa dạng (có các đồng cỏ rộng lớn, các vùng trọng điểm lương thực, công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi,…) nên cơ cấu vật nuôi cũng đa dạng (trâu bò, lợn, gia cầm, cừu,…).
=> Vậy cơ sở thức ăn có ảnh hưởng đến cơ cấu vật nuôi của một quốc gia.
Câu 22. Tập quán ăn uống của con người có liên quan rất rõ rệt tới
A. Sự phát triển của cây trồng và vật nuôi.
B. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
C. Nguồn lao động của một đất nước.
D. Các phương thức tổ chức nông nghiệp.
Đáp án A.
Giải thích: Tập quán ăn uống của con người có liên quan rất rõ rệt tới sự phát triển của cây trồng và vật nuôi.
Câu 23. Ngoài các đồng cỏ tự nhiên, phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi hiện nay là do
A. Ngành trồng trọt cung cấp.
B. Ngành thủy sản cung cấp.
C. Công nghiệp chế biến cung cấp.
D. Ngành lâm nghiệp cung cấp.
Đáp án A.
Giải thích: Ngoài các đồng cỏ tự nhiên, phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi hiện nay là do ngành trồng trọt cung cấp.
Câu 24. Ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển theo hướng nào dưới đây?
A. Nuôi quảng canh để đỡ chi phí thức ăn.
B. Nuôi thâm canh để đỡ chi phí ban đầu.
C. Nuôi những loại quay vòng nhanh để đáp ứng nhu cầu thị trường.
D. Nuôi đặc sản và thực phẩm cao cấp có giá trị kinh tế cao.
Đáp án D.
Giải thích: Ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển theo hướng nuôi đặc sản và thực phẩm cao cấp có giá trị kinh tế cao.
Câu 25. Điểm giống nhau về vai trò của ngành thủy sản và chăn nuôi là
A. Cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người.
B. Cung cấp sức kéo cho trồng trọt.
C. Là nguồn phân bón cho trồng trọt.
D. Không sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Đáp án A.
Giải thích: Điểm giống nhau về vai trò của ngành thủy sản và chăn nuôi là cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người.
Câu 26. Một trong những vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi đối với đời sống con người là
A. Cung cấp nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng tiêu dùng.
B. Cung cấp nguồn thực phẩm có dinh dưỡng cao.
C. Cung cấp nguồn gen quý hiếm.
D. Cung cấp nguồn đạm động vật bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, không gây béo phì.
Đáp án B.
Giải thích: Một trong những vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi đối với đời sống con người là cung cấp nguồn thực phẩm có dinh dưỡng cao.
Câu 27: Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng đến cơ cấu vật nuôi của một quốc gia?
A. Cơ sở nguồn thức ăn.
B. Tập quán chăn nuôi.
C. Nguồn giống.
D. Cơ sở vật chất kĩ thuật.
Đáp án A.
Giải thích: Cơ sở thức ăn quyết định sự phát triển, phân bố, hình thức chăn nuôi
Mỗi nhóm vật nuôi phù hợp với những loại thức ăn nhất định sẽ phân bố ở nơi có nguồn cung cấp ổn định về nguồn thức ăn đó.
- Lơn, gia cầm sử dụng thức ăn từ cây lương thực và hoa màu, ngoài ra có thức ăn công nghiệp -> được nuôi nhiều ở các nước phát triển mạnh cây lương thực hoa màu (Việt Nam, Trung Quốc,…)
- Trâu, bò sử dụng thức ăn từ đồng cỏ -> phân bố ở những nước có nhiều cánh đồng cỏ tươi, các cao nguyên với chế độ nhiệt - ẩm phù hợp (Ví dụ: Việt Nam, Brazin, Trung Quốc, Hoa Kỳ,...).
- Ở nước ta, cơ sở thức ăn khá đa dạng (có các đồng cỏ rộng lớn, các vùng trọng điểm lương thực, công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi,…) nên cơ cấu vật nuôi cũng đa dạng (trâu bò, lợn, gia cầm, cừu,…).
=> Vậy cơ sở thức ăn có ảnh hưởng đến cơ cấu vật nuôi của một quốc gia.
Câu 28: Ở nước ta, chăn nuôi lợn và gia cầm (vịt) phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là do
A. Có các giống lợn, gia cầm thuần chủng, năng suất cao
B. Vùng trọng điểm lương thực, nhu cầu tiêu thụ lớn.
C. Thịt chiếm tỉ trọng lớn trong khẩu phần ăn của người dân.
D. Cơ sở dịch vụ thú y phát triển mạnh, giống vật nuôi tốt.
Đáp án B.
Giải thích:
- Lợn và gia cầm sử dụng nguồn thức ăn chủ yếu từ ngành trồng trọt, cụ thể là cây lương thực (ngô, gạo, lúa mì) và hoa màu.
- Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn của nước ta, vùng trọng điểm sản xuất lương thực của cả nước -> đem lại nguồn thức ăn dồi dào cho chăn nuôi lợn và gia cầm. Dân cư đông đúc, nhu cầu tiêu thụ thịt tươi sống và trứng rất lớn.
=> Chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Hồng.
Câu 29. Nguồn thủy sản có được để cung cấp cho thế giới chủ yếu là do
A. Khai thác từ sông, suối, hồ.
B. Nuôi trong các ao, hồ, đầm.
C. Khai thác từ biển và đại dương.
D. Nuôi trồng trong các biển và đại dương.
Đáp án C.
Giải thích: Nguồn thủy sản có được để cung cấp cho thế giới chủ yếu là do khai thác từ biển và đại dương.
Câu 30. Ở nước ta hiện nay ngành chăn nuôi ngày càng được phát triển vì:
A. Cung cấp nhiều giống mới.
B. Đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính.
C. Thay thế dần ngành trồng trọt.
D. Có nhiều điều kiện để phát triển.
Đáp án B.
Giải thích: Ở nước ta hiện nay ngành chăn nuôi ngày càng được phát triển vì chăn nuôi ngày càng trở thành ngành sản xuất chính.
Câu 31: Giải thích vì sao ở nước ta, chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Hồng?
A. Đây là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất cả nước, nhu cầu tiêu thụ lớn.
B. Thiếu các đồng cỏ tự nhiên.
C. Chất lượng đời sống người dân cao nên nhu cầu về thịt lớn.
D. Cơ sở dịch vụ thú y phát triển.
Đáp án A.
Giải thích:
- Lợn và gia cầm sử dụng nguồn thức ăn chủ yếu từ ngành trồng trọt, cụ thể là cây lương thực (ngô, gạo, lúa mì) và hoa màu.
- Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn của nước ta, vùng trọng điểm sản xuất lương thực của cả nước -> đem lại nguồn thức ăn dồi dào cho chăn nuôi lợn và gia cầm. Dân cư đông đúc, nhu cầu tiêu thụ thịt tươi sống và trứng rất lớn.
=> Chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Hồng.
Câu 32: Cho bảng số liệu:SỐ LƯỢNG ĐÀN BÒ VÀ ĐÀN LỢN TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1980 – 2014 (Đơn vị: triệu con)
Để thể hiện quy mô, cơ cấu đàn bò, đàn lợn trên thế giới năm 1980 và 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Kết hợp.
B. Đường.
C. Tròn.
D. Miền.
Đáp án C.
Giải thích: Từ khóa “quy mô, cơ cấu”, thời gian 2 năm Biểu đồ tròn.
Câu 33. Vì sao ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển với tốc độ nhanh hơn ngành khai thác?
A. Đáp ứng tốt nhu cầu của con người và chủ động nguyên liệu cho chế biến.
B. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên đã cạn kiệt.
C. Thiên tai ngày càng nhiều nên không thể đánh bắt được.
D. Không phải đầu tư ban đầu.
Đáp án A.
Giải thích: Ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển với tốc độ nhanh hơn ngành khai thác là vì ngành nuôi trồng thủy sản đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người và chủ động nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
Câu 34. Vì sao ở các nước đang phát triển chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng nhỏ?
A. Cơ sở thức ăn không ổn định.
B. Cơ sở vật chất còn lạc hậu.
C. Dịch vụ thú y, giống còn hạn chế.
D. Công nghiệp chế biến chưa phát triển.
Đáp án A.
Giải thích: Ở các nước đang phát triển chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng nhỏ vì cơ sở thức ăn không ổn định.
Câu 35: Cho bảng số liệu: SỐ LƯỢNG ĐÀN BÒ VÀ ĐÀN LỢN TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1980 – 2014 (Đơn vị: triệu con)
Để thể hiện số lượng đàn bò và đàn lợn trên thế giới qua các năm, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Tròn.
B. Đường.
C. Cột ghép.
D. Miền.
Đáp án C.
Giải thích: Bảng số liệu cho biết sản lượng của hai đối tượng là trâu và bò (đơn vị triệu con -> thể hiện giá trị tuyệt đối). Dựa vào dấu hiệu nhận biết biểu đồ cột ghép => Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lượng đàn bò và đàn lợn trên thế giới qua các năm là biểu đồ cột ghép.
=> iDiaLy.com - Tất cả bài đăng chỉ mang tính chất tham khảo.