BÀI 32: ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP (Có trắc nghiệm - đáp án)

BÀI 32: ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
(Có trắc nghiệm - đáp án)

I. Công nghiệp năng lượng:
1. Vai trò: là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản, nền sản xuất hiện đại chỉ phát triển được 
với sự tồn tại của cơ sở năng lượng, là tiền đề của tiến bộ KHKT
2. Cơ cấu, tình hình sản xuất, phân bố: gồm công nghiệp khai thác than, khai thác dầu khí và 
điện lực.
a. Khai thác than:
- Vai trò:
+ Nguồn năng lượng truyền thống cơ bản.
+ Nhiên liệu cho CN điện, luyện kim.
+ Nguyên liệu cho CN hóa chất.
- Trữ lượng: khoảng 13.000 tỉ tấn (3/4 là than đá)
- Khai thác khoảng 5 tỉ tấn/năm
- Nước khai thác nhiều: là những nước có trữ lượng lớn: HK, LBN, TQ
b. Khai thác dầu:
- Vai trò:
+ Nhiên liệu quan trọng “Vàng đen”
+ Nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất.
- Trữ lượng: ước tính 400 – 500 tỉ tấn, chắc chắn: 140 tỉ tấn
- Khai thác khoảng 3,8 tỉ tấn/năm
- Nước khai thác nhiều: các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, 
Mĩ La tinh, Đông Nam Á…
c. Công nghiệp điện lực:
- Vai trò: Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh tiến bộ KHKT, 
nâng cao đời sống văn minh xã hội.
- Cơ cấu: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, điện tử năng lượng gió, mặt trời…
- Sản lượng: khoảng 15.000 tỉ KWh.
- Phân bố: chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa.
II. Công nghiệp điện tử – tin học:

CN điện tử – tin học
Vai trò
Là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia.
Là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kỹ thuật của một quốc gia.
Đặc điểm
Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm)
Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, công cụ điện, vi mạch)
Điện tử tiêu dùng (tivi, radio, đồ chơi điện tử…)
Thiết bị viễn thông (Fax, điện thoại…)
Phân bố
Đứng đầu là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…
III. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng:
1. Vai trò:
- Sản phẩm đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
- Thúc đẩy nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác phát triển.
- Xuất khẩu
- Giải quyết việc làm
2. Đặc điểm:
- Vốn đầu tư  ít, khả năng thu hồi vốn nhanh.
- Cần nhiều lao động, nhiên liệu và thị trường.
- Cơ cấu ngành đa dạng: dệt may (chủ đạo), da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh….
- Các nước có ngành dệt may phát triển: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản….
IV. Công nghiệp thực phẩm:
1. Vai trò:
- Cung cấp thực phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người.
- Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển.
- Xuất khẩu
2. Đặc điểm:
- Tốn ít vốn đầu tư.
- Quay vòng vốn nhanh.
- Tăng khả năng tích lũy cho nền knh tế quốc dân.
3. Phân loại: gồm 3 ngành chính
- Chế biến các sản phẩm trồng trọt.
- Chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi.
- Chế biến thủy hải sản.

--------Môn khác----------
Các bạn cũng co thể tham khảo các môn khác tại đây:
Anh văn: anhvan.HLT.vn
Toán học: toanhoc.HLT.vn
Vật lý: vatly.HLT.vn
Hóa học: hoahoc.HLT.vn
Sinh học: sinhhoc.HLT.vn
Ngữ văn: nguvan.HLT.vn
Lịch sử: lichsu.HLT.vn
GDCD: gdcd.HLT.vn
Tin học: tinhoc.HLT.vn

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 32(có đáp án): Địa lí các ngành công nghiệp (Phần 1)

Câu 1: Ngành công nghiệp nào sau đây được cho là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật ?

A. Luyện kim.   B. Hóa chất.   C. Năng lượng.   D. Cơ khí.

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây ?

A. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí.

B. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than.

C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện.

D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực.

Đáp án: D

Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Ngành khai thác than có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho

A. Nhà máy chế biến thực phẩm.

B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim

D. Nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân.

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Khoáng sản nào sau đây được coi là "vàng đen" của nhiều quốc gia ?

A. Than    B. Dầu mỏ.    C. Sắt.    D. Mangan.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Từ dầu mỏ người ta có thể sản xuất ra được nhiều loại như:

A. Hóa phẩm, dược phẩm.

B. Hóa phẩm, thực phẩm.

C. Dược phẩm, thực phẩm.

D. Thực phẩm, mỹ phẩm.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Ý nào sau đây không phải là vai trò của nhanh công nghiệp điện lực ?

A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học-kĩ thuật.

B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.

C. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước.

D. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người.

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.

Câu 7: Ở nước ta, ngành công nghiệp nào cần được ưu tiên đi trước một bước ?

A. Điện lực.

B. Sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Chế biến dầu khí.

D. Chế biến nông-lâm-thủy sản.

Đáp án: A

Giải thích: Điện lực là ngành công nghiệp có vai trò quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ khoa học – kĩ thuật, đáp ứng đời sống văn minh của con người. Muốn phát triển các ngành công nghiệp khác thì ngành công nghiệp điện lực phải được ưu tiên đi trước.

Câu 8: Loại than nào sau đây có trữ lượng lớn nhất thế giới ?

A. Than nâu.   B. Than đá.   C. Than bùn.   D. Than mỡ.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản

Câu 9: Những nước có sản lượng khai thác than lớn là những nước.

A. Đang phát triển.

B. Có trữ lượng than lớn.

C. Có trữ lượng khoáng sản lớn.

D. Có trình độ công nghệ cao.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.

Câu 10: Ở nước ta, vùng than lớn nhất hiện đang khai thác là

A. Lạng Sơn.   B. Hòa Bình.   C. Quảng Ninh.   D. Cà Mau.

Đáp án: C

Giải thích: Ở nước ta vùng than lớn nhất tập trung khoảng 90% ở tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra còn có ở tỉnh Thái Nguyên,…

Câu 11: Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây ?

A. Bắc Mĩ.             B. Châu Âu.

C. Trung Đông.     D. Châu Đại Dương.

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.

Câu 12: Nước nào sau đây có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn ?

A. Hoa Kì.     B. A-rập Xê-út.

C. Việt Nam.     D. Trung Quốc.

Đáp án: B

Giải thích: Dầu mỏ trên thế giới có nhiều nhất ơt khu vực Trung Đông và Ả-rập Xe-út là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất trên thế giới.

Câu 13: Ở nước ta hiện nay, dầu mỏ đang khai thác nhiều ở vùng nào ?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Đáp án: C

Giải thích: Ở nước ta, dầu mỏ tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ với một số mỏ dầu khí nổi tiếng như Lan Tây, Lan Đỏ, Rồng, Đại Hùng,…

Câu 14: Nhìn vào sản lượng điện bình quân theo đầu người có thể đanh giá được

A. Tiềm năng thủy điện của một nước .

B. Sản lượng than khai thác của một nước .

C. Tiềm năng dầu khí của một nước.

D. Trình độ phát triển và văn minh của đất nước

Đáp án: D

Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.

Câu 15: Sản lượng điện trên thế giới tập trung chủ yếu ở các nước

A. Có tiềm năng dầu khí lớn.

B. Phát triển và những nước công nghiệp mới.

C. Có trữ lượng than lớn.

D. Có nhiều sông lớn.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.

Câu 16: Nước nào sau đây có sản lượng điện bình quân theo đầu người lớn ?

A. Na-uy.   B. Trung Quốc.   C. Ấn Độ.   D. Cô-oét.

Đáp án: A

Giải thích: Na-Uy là một trong những quốc gia có nguồn năng lượng sạch lớn trên thế giới (điện gió, điện Mặt Trời,…) và cũng là nước có sản lượng điện bình quân theo đầu người lớn trên thế giới.

Câu 17: Cho biểu đồ:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây ?

A. Sản lượng điện trên thế giới năm 2002 và năm 2015.

B. Cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới năm 2002 và năm 2015.

C. Cơ cấu sản lượng điện bình quân đầu người thế giới năm 2002 và năm 2015.

D. Cơ cấu sản lượng điện thế giới năm 2002 và năm 2015.

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào biểu đồ và bảng chú giải → Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới năm 2002 và năm 2015.

--------Môn khác----------
Các bạn cũng co thể tham khảo các môn khác tại đây:
Anh văn: anhvan.HLT.vn
Toán học: toanhoc.HLT.vn
Vật lý: vatly.HLT.vn
Hóa học: hoahoc.HLT.vn
Sinh học: sinhhoc.HLT.vn
Ngữ văn: nguvan.HLT.vn
Lịch sử: lichsu.HLT.vn
GDCD: gdcd.HLT.vn
Tin học: tinhoc.HLT.vn

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 32 (có đáp án): Địa lí các ngành công nghiệp (Phần 2)

Câu 1. Trong cơ cấu sản lượng điện của thế giới hiện nay, ngành nào chiếm tỷ trọng cao nhất?

A. Nhiệt điện .

B. Thủy điện.

C. Điện nguyên tử.

D. Các nguồn năng lượng tự nhiên.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/121, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2. Nguồn năng lượng nào sau đây được sử dụng sớm nhất trong việc sử dụng năng lượng của thế giới?

A. Than đá.

B. Dầu mỏ.

C. Sức nước.

D. Năng lượng Mặt Trời.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/121, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3. Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc ngành năng lượng?

A. Khai thác than.

B. Khai thác dầu khí.

C. Điện lực.

D. Lọc dầu.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/121, địa lí 10 cơ bản.

Câu 4. Công nghiệp dệt, may thuộc nhóm ngành nào dưới đây?

A. Công nghiệp nặng.

B. Công nghiệp nhẹ.

C. Công nghiệp vật liệu.

D. Công nghiệp chế biến.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/124, địa lí 10 cơ bản.

Câu 5. Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản dùng để chỉ tài nguyên nào dưới đây?

A. Dầu khí.

B. Than đá.

C. Củi, gỗ.

D. Sức nước.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/121, địa lí 10 cơ bản.

Câu 6. Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Bắc Mĩ.

B. Châu Âu.

C. Trung Đông.

D. Châu Đại Dương.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/121, địa lí 10 cơ bản.

Câu 7. Loại than nào sau đây có trữ lượng lớn nhất thế giới?

A. Than nâu.

B. Than đá.

C. Than bùn.

D. Than mỡ.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/121, địa lí 10 cơ bản.

Câu 8. Nguồn năng lượng nào sau đây được coi là nguồn năng lượng sạch có thể tái tạo được?

A. Than.

B. Dầu mỏ.

C. Khí đốt.

D. Địa nhiệt.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/121, địa lí 10 cơ bản.

Câu 9. Khoáng sản được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia trên thế giới là:

A. Dầu mỏ.

B. Khí đốt.

C. Sắt.

D. Vàng.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/121, địa lí 10 cơ bản.

Câu 10: Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực là phân ngành công nghiệp nào?

A. Công nghiệp luyện kim.

B. Công nghiệp năng lượng.

C. Công nghiệp điện tử - tin học.

D. Công nghiệp thực phẩm.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/121, địa lí 10 cơ bản.

Câu 11. Trước khi thực hiện việc luyện thép cần phải có

A. Quặng sắt.

B. Gang trắng.

C. Gang xám.

D. Quặng thép.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/124, địa lí 10 cơ bản.

Câu 12: Hoạt động của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim có nguồn cung cấp nhiên liệu quan trọng từ

A. khai thác than.

B. Công nghiệp điện tử.

C. Công nghiệp tiêu dùng.

D. Khai thác dầu.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/121, địa lí 10 cơ bản.

Câu 13. Ngành công nghiệp nào dưới đây xuất hiện sớm nhất trên thế giới?

A. Khai thác than.

B. Khai thác dầu mỏ và khí đốt.

C. Điện lực.

D. Cơ khí và hoá chất.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/121, địa lí 10 cơ bản.

Câu 14. Các ngành sản xuất máy bay, ôtô, kỹ thuật điện, hoá chất thì cần nhiều sản phẩm nguyên liệu của ngành công nghiệp:

A. Luyện kim màu.

B. Luyện kim đen.

C. Hoá chất tổng hợp.

D. Công nghiệp cơ khí.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/124, địa lí 10 cơ bản.

Câu 15. Những nước có sản lượng khai thác than lớn là những nước

A. Đang phát triển.

B. Có trữ lượng than lớn.

C. Có trữ lượng khoáng sản lớn.

D. Có trình độ công nghệ cao.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/121, địa lí 10 cơ bản.

Câu 16. Ngành công nghiệp thường đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hóa của các nước là

A. Cơ khí.

B. Luyện kim.

C. Năng lượng.

D. Dệt.

Đáp án C.

Giải thích: Ngành công nghiệp thường đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hóa của các nước là năng lượng. Điển hình như điện lực, nhiệt điện, các nguồn năng lượng sạch (thủy triều, gió, hạt nhân,…).

Câu 17. Sản lượng điện trên thế giới tập trung chủ yếu ở các nước

A. Có tiềm năng dầu khí lớn.

B. Phát triển và những nước công nghiệp mới.

C. Có trữ lượng than lớn.

D. Có nhiều sông lớn.

Đáp án B.

Giải thích: Sản lượng điện trên thế giới tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và những nước công nghiệp mới. Đây là những nước cần một nguồn năng lượng rất lớn để phát triển một khối sản phẩm công nghiệp khủng lồ.

Câu 18. Nước nào sau đây có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn?

A. Hoa Kì.

B. A – rập Xê – út.

C. Việt Nam.

D. Trung Quốc.

Đáp án B.

Giải thích: Các nước ở khu vực Trung Đông là những nước có sản lượng khai thác dầu mỏ, khí đốt đứng đầu thế giới, trong đó A – rập Xê – út là nước có sản lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới hiện nay với nhiều tỉ phú dầu mỏ.

Câu 19. Khu vực nào có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới?

A. Trung Đông.

B. Bắc Mĩ.

C. Mĩ Latinh.

D. Nga và Đông Âu.

Đáp án A.

Giải thích: Các nước ở khu vực Trung Đông là những nước có sản lượng khai thác dầu mỏ, khí đốt đứng đầu thế giới, trong đó có một số nước tiêu biểu như A – rập Xê – út, Irac, Irap,…

Câu 20. Ở nước ta, vùng than lớn nhất hiện đang khai thác thuộc tỉnh nào dưới đây?

A. Lạng Sơn.

B. Hòa Bình.

C. Quảng Ninh.

D. Cà Mau.

Đáp án C.

Giải thích: Than ở nước ta tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đông Bắc, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh là vùng có trữ lượng than lớn nhất cả nước, trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn (43,8%), hầu hết thuộc dòng an-tra-xít, tỷ lệ các-bon ổn định 80 – 90%; phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí – Đông Triều; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 – 40 triệu tấn.

Câu 21. Ở nước ta hiện nay, dầu mỏ đang khai thác nhiều ở vùng nào?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Đáp án C.

Giải thích: Ở nước ta hiện nay, dầu mỏ và khí đốt chủ yếu đang khai thác nhiều ở vùng Đông Nam Bộ với một số mỏ nổi tiếng như Lan Tây, Rồng, Đại Hùng,...

Câu 22: Ngành công nghiệp điện lực có vai trò nào sau đây:

A. Làm nguyên liệu cơ bản cho ngành chế tạo máy và gia công.

B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.

C. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác.

D. Đảm bảo công cụ, thiết bị, máy động lực cho các ngành.

Đáp án B.

Giải thích: Sản phẩm của công nghiệp điện lực là nguồn năng lượng cung cấp điện cho hoạt động của máy móc thiết bị kĩ thuật, đảm bảo cho quá trình vận hành của sản xuất công nghiệp. Vai trò của ngành công nghiệp điện lực là cơ sở phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh khoa học kĩ thuật và nâng cao đời sống văn hóa, văn minh của con người.

Câu 23. Từ dầu mỏ người ta có thể sản xuất ra được những sản phẩm nào dưới đây?

A. Hóa phẩm, dược phẩm.

B. Hóa phẩm, thực phẩm.

C. Dược phẩm, thực phẩm.

D. Thực phẩm, mỹ phẩm.

Đáp án A.

Giải thích: Từ dầu mỏ người ta có thể sản xuất ra được nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm khác nhau như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường,...

Câu 24. Sản lượng điện trên thế giới tăng nhanh không phải do nguyên nhân nào dưới đây?

A. Nhu cầu rất lớn cho sinh hoạt và sản xuất trên thế giới.

B. Có nhiều nguồn sản xuất điện.

C. Ngành này có hiệu quả kinh tế thấp.

D. Nhiều nhà máy điện có công suất lớn ra đời

Đáp án C.

Giải thích: Sản lượng điện trên thế giới tăng nhanh là do nhu cầu rất lớn cho sinh hoạt và sản xuất trên thế giới, có nhiều nguồn sản xuất điện và có nhiều nhà máy điện có công suất lớn ra đời.

Câu 25. Quy mô và địa điểm xây dựng các xí nghiệp luyện kim đen thường phụ thuộc vào đặc điểm nào dưới đây?

A. Trữ lượng và sự phân bố các mỏ than và sắt.

B. Sự phân bố và tình hình phát triển của ngành công nghiệp cơ khí.

C. Sự phân bố của nguồn nước và hệ thống giao thông vận tải.

D. Các vùng dân cư và cơ sở hạ tầng.

Đáp án A.

Giải thích: Quy mô và địa điểm xây dựng các xí nghiệp luyện kim đen thường phụ thuộc vào trữ lượng, sự phân bố của các mỏ than và sắt.

Câu 26. Ý nào sau đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp điện lực?

A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật.

B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.

C. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước.

D. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người.

Đáp án C.

Giải thích: Ngành công nghiệp điện lực có vai trò đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật, là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại và đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người.

Câu 27. Ngành công nghiệp nào được xác định là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của các quốc gia?

A. Công nghiệp năng lượng.

B. Cơ khí.

C. Luyện kim .

D. Điện tử tin học.

Đáp án A.

Giải thích: Ngành công nghiệp được xác định là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của các quốc gia là ngành công nghiệp năng lượng.

Câu 28. Ở nước ta, ngành công nghiệp nào cần được ưu tiên đi trước một bước?

A. Điện lực.

B. Sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Chế biến dầu khí.

D. Chế biến nông – lâm – thủy sản.

Đáp án A.

Giải thích: Ở nước ta, ngành công nghiệp điện lực cần được ưu tiên đi trước một bước. Điện lực sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khác, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Câu 29: Khu vực Đông Nam Bộ có tiềm năng về khai thác tài nguyên khoáng sản nào dưới đây?

A. Than đá.

B. Dầu khí.

C. Than nâu.

D. Than bùn.

Đáp án B.

Giải thích: Vùng thềm lục địa phía Nam nước ta tập trung nhiều bể trầm tích dầu khí lớn => Đông Nam Bộ là vùng có hoạt động khai thác dầu khí phát triển nhất ở nước ta (các mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Đại Hùng,…).

Câu 30: Cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật hiện đại đã làm cho cơ cấu sử dụng năng lượng biến đổi theo hướng nào dưới đây?

A. Than đá giảm nhanh để nhường chỗ cho dầu mỏ và khí đốt.

B. Than đá, dầu khí từng bước nhường chỗ cho năng lượng hạt nhân.

C. Thủy điện đang thay thế dần cho nhiệt điện.

D. Thay thế củi, than đá, dầu khí bằng nguồn năng lượng mới.

Đáp án D.

Giải thích: Nhờ cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật hiện đại, con người đã có khả năng biến đổi năng lượng mặt trời và năng lượng gió để sử dụng và phục vụ cho sản xuất sinh hoạt (đây là nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo). Ngoài ra, sự phát triển của khoa học nguyên tử tạo ra năng lượng hạt nhân (từ các phản ứng hạt nhân) -> cung cấp nguồn năng lượng vô cùng lớn trên thế giới. So với các nguồn năng lượng cũ như than đá, củi, dầu khí là những nguồn năng lượng có hạn và mất nhiều thời gian để tái tạo, gây ô nhiễm môi trường thì các nguồn năng lượng mới (Mặt Trời, gió, nguyên tử) có nhiều ưu điểm (năng lượng sạch, có thể tái tạo dễ dàng, cung cấp nhiều năng lượng).

Câu 31. Vì sao sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên?

A. Than ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất.

B. Nhu cầu về điện ngày càng tăng trong khi than đá lại có trữ lượng lớn.

C. Nhu cầu điện ngày càng tăng trong khi than đá ít gây ô nhiễm môi trường.

D. Nguồn dầu mỏ đã cạn kiệt, giá dầu lại quá cao.

Đáp án A.

Giải thích: Sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên vì than ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất mà công nghiệp hóa chất lại đang phát triển rất mạnh trên thế giới.

Câu 32. Vì sao than đá được xem là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản?

A. Than có trữ lượng lớn gấp nhiều lần dầu mỏ và khí đốt.

B. Than có thể sử dụng cả trong công nghiệp năng lượng và công nghiệp luyện kim.

C. Than có trữ lượng lớn, đa dạng và ra đời sớm.

D. Sản lượng than tăng, nhiệt điện chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu năng lượng thế giới.

Đáp án C.

Giải thích: Than đá được xem là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản vì than có trữ lượng lớn, đa dạng và ra đời sớm.

Câu 32: Cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật hiện đại đã làm cho cơ cấu sử dụng năng lượng biến đổi theo hướng nào dưới đây?

A. Than đá giảm nhanh để nhường chỗ cho dầu mỏ và khí đốt.

B. Than đá, dầu khí đang dần từng bước nhường chỗ cho thủy năng, năng lượng hạt nhân và các nguồn năng lượng khác.

C. Thủy điện đang thay thế dần cho nhiệt điện.

D. Nguồn năng lượng Mặt Trời, nguyên tử, sức gió đang thay thế cho củi, than đá, dầu khí.

Đáp án D.

Giải thích:

- Nhờ cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật hiện đại, con người đã có khả năng biến đổi năng lượng mặt trời và năng lượng gió để sử dụng và phục vụ cho sản xuất sinh hoạt (đây là nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo).

- Ngoài ra, sự phát triển của khoa học nguyên tử tạo ra năng lượng hạt nhân (từ các phản ứng hạt nhân) cung cấp nguồn năng lượng vô cùng lớn trên thế giới.

- So với các nguồn năng lượng cũ như than đá, củi, dầu khí là những nguồn năng lượng có hạn và mất nhiều thời gian để tái tạo, gây ô nhiễm môi trường thì các nguồn năng lượng mới (Mặt Trời, gió, nguyên tử) có nhiều ưu điểm (năng lượng sạch, có thể tái tạo dễ dàng, cung cấp nhiều năng lượng).

Câu 33. Tại sao ngành luyện kim màu thường phát triển mạnh ở các nước phát triển?

A. Đòi hỏi lớn về vốn đầu tư.

B. Qui trình công nghệ phức tạp.

C. Nhu cầu sử dụng lớn.

D. Trình độ người lao động chất lượng.

Đáp án B.

Giải thích: Ngành luyện kim màu thường phát triển mạnh ở các nước phát triển vì đây là ngành có qui trình công nghệ phức tạp, cần trình độ kĩ thuật cao.

Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: %)

Năm20122015
Dầu3833
Khí tự nhiên2424
Than đá2629
Thủy điện67
Năng lượng nguyên tử64
Năng lượng tái tạo-3

Dựa vào bảng số liệu, trả lời câu 34 và câu 35:

Câu 34. Nhận định nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A. Tỉ trọng dầu, khí tự nhiên, than đá giảm.

B. Tỉ trọng khí tự nhiên không thay đổi.

C. Tỉ trọng dầu, năng lượng nguyên tử giảm.

D. Tỉ trọng thủy điện, than đá tăng.

Đáp án A.

Giải thích: Tỉ trọng khí tự nhiên không thay đổi; Tỉ trọng dầu, năng lượng nguyên tử giảm; Tỉ trọng thủy điện, than đá, năng lượng tái tạo tăng.

Câu 35: Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới trong 2 năm?

A. Tròn.

B. Miền.

C. Đường.

D. Cột.

Đáp án A.

Giải thích: Đề bài yêu cầu:

- Thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới.

- Trong 2 năm.

Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ tròn => Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới trong 2 năm là biểu đồ tròn.



=> iDiaLy.com - Tất cả bài đăng chỉ mang tính chất tham khảo.
Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho
cả nhà cùng tham khảo nhé.... 
Lên đầu trang