HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

BÀI 28: ĐỊA LÝ NGÀNH TRỒNG TRỌT (Có trắc nghiệm và đáp án)

BÀI 28: ĐỊA LÝ NGÀNH TRỒNG TRỌT (Có trắc nghiệm và đáp án)


BÀI 28: ĐỊA LÝ NGÀNH TRỒNG TRỌT 
(Có trắc nghiệm và đáp án)

I. Vai trò của ngành trồng trọt:
- Là nền tảng của sản xuất nông nghiệp
- Cung cấp lương thực thực phẩm cho dân cư
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
- Cơ sở phát triển chăn nuôi
- Nguồn xuất khẩu có giá trị
II. Địa lý cây lương thực:
1. Vai trò: cung cấp chất tinh bộ, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, có giá trị xuất khẩu
2. Các cây lương thực chính:
- Lúa gạo: Ưa khí hậu nóng ẩm, nước ngập chân, đất phù sa, cần nhiều phân bón. Phân bố: miền nhiệt đới đặc biệt là Châu Á gió mùa (TQ, AĐ, Inđônêxia, VN, TL…)
- Lúa mì: Ưa khí hậu ấm khô, đất đai màu mỡ cần nhiều phân bón -> miền ôn đới và cận nhiệt (TQ, Ấn Độ, HK, Pháp, LBN, Canada, Úc)
- Ngô: Ưa khí hậu nóng, đất ẩm -> miền nhiệt đới và cận nhiệt 
III. Địa lý cây công nghiệp:
1. Vai trò và đặc điểm:
a. Vai trò:
- Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến 
- Tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh, bảo vệ môi trường
- Mặt hàng xuất khẩu có giá trị
b. Đặc điểm: biên độ sinh thái hẹp (có những đòi hỏi đặc biệt về nhiệt, ẩm, đất trồng, chế độ chăm sóc…) nên chỉ được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi
2. Địa lý các cây công nghiệp chủ yếu:
- Nhóm cây lấy đường:
+ Mía: Trồng nhiều ở miền nhiệt đời (Braxin, Ấn Độ, Cu Ba…)
+ Củ cải đường: Miền ôn đới và cận nhiệt (Pháp, Ba Lan, CHLB Đức, HK…)
- Nhóm cây lấy sợi: Cây bông: có nhiều ở Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ…
- Nhóm cây lấy dầu: Cây đậu tương: có nhiều ở Hoa Kì, Braxin, Trung Quốc…
- Nhóm cây cho chất kích thích:
+ Cây chè: Trồng nhiều ở cận nhiệt đới: Ấn Độ, Trung Quốc, VN
+ Cà phê: Braxin, Việt Nam, Côlômbia…
- Nhóm cây lấy nhựa: Cao su: có nhiều ở Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi

--------Môn khác----------
Các bạn cũng co thể tham khảo các môn khác tại đây:
Anh văn: anhvan.HLT.vn
Toán học: toanhoc.HLT.vn
Vật lý: vatly.HLT.vn
Hóa học: hoahoc.HLT.vn
Sinh học: sinhhoc.HLT.vn
Ngữ văn: nguvan.HLT.vn
Lịch sử: lichsu.HLT.vn
GDCD: gdcd.HLT.vn
Tin học: tinhoc.HLT.vn

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 28 (có đáp án): 

Địa lí ngành trồng trọt (Phần 1)

Câu 1: Ý nào dưới đây thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của sản xuất cây lương thực ?

A. Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao.

B. Nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột, chất dinh dưỡng cho người và vật nuôi.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.

D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/107 địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Cây lúa gạo thích hợp với điều kiện sinh thai nào sau đây ?

A. Khí hậu ẩm, khô ,đất màu mỡ.

B. Khí hậu nóng, đất ẩm.

C. Khí hậu khô, đất thoát nước.

D. Khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước , đất phù sa.

Đáp án: D

Giải thích: Mục I, SGK/108 địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Cây lúa gạo chủ yếu phân bố ở

A. Vùng nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa.

B. Vùng thảo nguyên ôn đới, cận nhiệt.

C. Vùng nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới nóng.

D. Vùng đồng cỏ, nửa hoang mạc nhiệt đới.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/108 địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Ý nào sau đây thể hiện đặc điểm sinh thái của cây lúa mì

A. Khí hậu nóng, khô, đất nghèo dinh dưỡng.

B. Khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, đất phù sa.

C. Khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ.

D. Khí hậu lạnh, khô, đất thoát nước.

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/108 địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Cây lúa mì chủ yếu phân bố ở

A. Vùng nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa.

B. Vùng ôn đới và cận nhiệt.

C. Vùng bán hoang mạc nhiệt đới.

D. Rải từ miền nhiệt đới đến ôn đới.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/108 địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Đặc điểm sinh thái đặc biệt của cây ngô so với các cây lương thực khác là

A. Chỉ trồng được ở đới nóng, đất đai màu mỡ.

B. Chỉ trồng ở miền khí hậu lạnh, khô.

C. Chỉ trồng được ở chân ruộng ngập nước.

D. Dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.

Đáp án: D

Giải thích: Mục I, SGK/108 địa lí 10 cơ bản.

Câu 7: Những cây hoa màu nào sau đây được trồng ở miền ôn đới ?

A. Khoai tây, đại mạch, yến mạch.

B. Khoai tây, cao lương, kê.

C. Mạch đen, sắn, kê.

D. Khoai lang, yến mạch, cao lương.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/109 địa lí 10 cơ bản.

Câu 8: Ý nào sau đây nói về vai trò vủa sản xuất cây công nghiệp ?

A. Cung cấp tinh bột cho chăn nuôi.

B. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/109 địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Cây công nghiệp có đặc điểm sinh thái khác cây lương thực là

A. Biên độ sinh thai rộng, không có nhiều đòi hỏi đặc biệt về điều kiện khí hậu và chăm sóc.

B. Biên độ sinh thai hẹp, cần những đòi hỏi dặc biệt về nhiệt, ẩm , … chế độ chăm sóc.

C. Trồng được ở bất cứ đâu có dân cư và đất trồng.

D. Phần lớn là cây ưa khí hậu lạnh, khô, không đòi hỏi đất giâu dinh dưỡng.

Đáp án: B

Giải thích: Mục II, SGK/109 địa lí 10 cơ bản.

Câu 10: Ý nào sau đây thể hiện đặc điểm sinh thái của cây mía ?

A. Cần nhiệt, ẩm rất cao và phân hóa theo mùa.

B. Thích hợp khí hậu lạnh, đất phù sa, bón phân đầy đủ.

C. Thích hợp khí hậu ôn đới, cận nhiệt, đất đen giâu dinh dưỡng.

D. Đòi hỏi khí hậu ôn hòa, lượng mưa nhiều.

Đáp án: A

Giải thích: Mục II, SGK/110 địa lí 10 cơ bản.

Câu 11: Mía là cây lấy đường trồng ở vùng ?

A. Ôn đới.

B. Cận nhiệt đới.

C. Bán hoang mạc nhiệt đới.

D. Nhiệt đới ẩm.

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/110 địa lí 10 cơ bản.

Câu 12: Cây củ cải đường được trồng ở

A. Miền cận nhiệt, nơi có khí hậu khô, đất nghèo dinh dưỡng.

B. Miền nhiệt đới, có nhiệt - ẩm rất cao, phân hóa theo mùa, đất giàu dinh dưỡng.

C. Miền ôn đới và cận nhiệt, nơi có đất đen, đất phù sa giâu dinh dưỡng .

D. Tất cả các đới khí hậu, không kén đất.

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/110 địa lí 10 cơ bản.

Câu 13: Vùng phân bố của cây bông là ở

A. Miền ôn đới lục địa.

B. Miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa.

C. Khu vực bán hoang mạc nhiệt đới.

D. Miền thảo nguyên ôn đới.

Đáp án: B

Giải thích: Mục II, SGK/110 địa lí 10 cơ bản.

Câu 14: Thích hợp với nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa nhiều nhưng rải đều quanh năm , đất chua là đặc điểm sinh thái của cây nào sau đây ?

A. Cây cà phê.

B. Cây đậu tương.

C. Cây chè.

D. Cây cao su.

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/110 địa lí 10 cơ bản.

Câu 15: Cây đậu tương thích hợp trồng trọt ở nơi

A. Có khí hậu khô, đất giâu dinh dưỡng.

B. Khí hậu có sự phân hóa, mưa rải đều quanh năm.

C. Có khí hậu ẩm, khô, đất badan.

D. Có độ ẩm cao, đất tơi xốp, thoát nước.

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/110 địa lí 10 cơ bản.

Câu 16: Ý nào sau đây không phải là vai trò của rừng ?

A. Điều hòa lượng nước trên mặt đất.

B. Là lá phổi xanh của trái đất.

C. Cung cấp lâm sản, dược liệu quý.

D. Làm cho trái đất nóng lên do cung cấp lượng CO2 lớn.

Đáp án: D

Giải thích: Mục III, SGK/111 địa lí 10 cơ bản.

Câu 17: Tài nguyên rừng của thế giới bị suy giảm nghiêm trọng , chủ yếu là do

A. Chiến tranh.

B. Tai biến thiên nhiên.

C. Con người khai thác quá mức.

D. Thiếu sự chăm sóc và bảo vệ.

Đáp án: C

Giải thích: Mục III, SGK/111 địa lí 10 cơ bản.

Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG MỚI TẬP TRUNG PHÂN THEO LOẠI RỪNG Ở NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn ha)

NămTổng sốRừng sản xuấtRừng phòng hộRừng đặc dụng
2005177,3148,527,01,8
2008200,1159,339,81,0
2010252,5190,657,54,4
2013227,1211,814,11,2

Dựa vào bảng trả lời câu hỏi 18,19.

Câu 18: Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên ?

A. Diện tích rừng phòng hộ trồng mới không thay đổi qua các năm.

B. Rừng trồng mới chủ yếu là rừng sản xuất.

C. Rừng đặc dụng được trồng mới là nhiều nhất.

D. Tổng diện tích rừng trồng mới tăng gống nhau qua các năm.

Đáp án: B

Giải thích:

Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét:

- Nhìn chung, diện tích rừng ngày càng tăng nhưng không ổn định.

- Rừng sản xuất tăng liên tục và tăng thêm 63,3 nghìn ha. Rừng sản xuất tăng nhanh chủ yếu do trồng mới.

- Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng nhìn chung là giảm nhưng không ổn định.

Câu 19: Cơ cấu diện tích rừng trồng mới tập trung phân theo các loại rừng : sản xuất , phòng hộ , đặc dụng ở nước ta năm 2013 lần lượt là

A. 93,3% , 6,2% , 0,5%.

B. 87,6% , 5,7% , 6,7% .

C. 75,5% , 22,8% , 1,7%.

D. 80,4% , 18,4% , 1,2%.

Đáp án: A

Giải thích: Cơ cấu diện tích rừng trồng mới tập trung phân theo các loại rừng: sản xuất, phòng hộ, đặc dụng ở nước ta năm 2013 lần lượt là 93,3%, 6,2% và 0,5%.

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 28 (có đáp án): Địa lí ngành trồng trọt (Phần 2)

Câu 1. Những cây hoa màu nào sau đây được trồng ở miền ôn đới?

A. Khoai tây, đại mạch, yến mạch.

B. Khoai tây, cao lương, kê.

C. Mạch đen, sắn, kê.

D. Khoai lang, yến mạch, cao lương.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/108, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2. Ý nào sau đây nói về vai trò của sản xuất cây công nghiệp?

A. Cung cấp tinh bột cho chăn nuôi.

B. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

D. Cung cấp dinh dưỡng cho con người.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/109, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3. Cây công nghiệp có vai trò khác với cây nông nghiệp ở điểm nào dưới đây?

A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ.

B. Có giá trị xuất khẩu.

C. Tận dụng tài nguyên đất.

D. Có giá trị dinh dưỡng cho con người.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/109, địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Ý nào sau đây nói về vai trò của sản xuất cây công nghiệp?

A. Cung cấp tinh bột cho chăn nuôi.

B. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

D. Cung cấp các loại hải sản, bổ sung chất đạm và can-xi cho con người.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/109, địa lí 10 cơ bản.

Câu 5. Mía là cây lấy đường trồng ở vùng?

A. Ôn đới.

B. Cận nhiệt đới.

C. Bán hoang mạc nhiệt đới.

D. Nhiệt đới ẩm.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/108, địa lí 10 cơ bản.

Câu 6. Cây củ cải đường được trồng ở

A. Miền cận nhiệt, nơi có khí hậu khô, đất nghèo dinh dưỡng.

B. Miền nhiệt đới, có nhiệt - ẩm rất cao, phân hóa theo mùa, đất giàu dinh dưỡng.

C. Miền ôn đới và cận nhiệt, nơi có đất đen, đất phù sa giàu dinh dưỡng.

D. Tất cả các đới khí hậu, không kén đất.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/108, địa lí 10 cơ bản.

Câu 7. Loại cây nào dưới đây được trồng nhiều ở miền ôn đới và cận nhiệt, nơi có đất đen, đất phù sa giàu dinh dưỡng?

A. Lúa gạo.

B. Bông.

C. Mía.

D. Củ cải đường.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/108, địa lí 10 cơ bản.

Câu 8. Vùng phân bố của cây bông là ở

A. Miền ôn đới lục địa.

B. Miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa.

C. Khu vực bán hoang mạc nhiệt đới.

D. Miền thảo nguyên ôn đới.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/108, địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Thích hợp với khí hậu ổn định, đất tốt, mùa đông ra quả phải có mưa nhiều, lúc quả chín phải tuyệt đối khô hanh là đặc điểm sinh thái của cây nào sau đây?

A. Cây cà phê.

B. Cây bông.

C. Cây chè.

D. Cây cao su.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/108, địa lí 10 cơ bản.

Câu 10. Vùng phân bố của cây bông là ở

A. Miền ôn đới lục địa.

B. Miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa.

C. Khu vực bán hoang mạc nhiệt đới.

D. Miền thảo nguyên ôn đới.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/108, địa lí 10 cơ bản.

Câu 11: Cây công nghiệp có đặc điểm sinh thái khác cây lương thực là

A. Biên độ sinh thái rộng, không có nhiều đòi hỏi đặc biệt về điều kiện khí hậu và chăm sóc.

B. Biên độ sinh thái hẹp, cần những đòi hỏi đặc biệt về nhiệt, ẩm,chế độ chăm sóc.

C. Trồng được ở bất cứ đâu có dân cư và đất trồng.

D. Phần lớn là cây ưa khí hậu lạnh, khô, không đòi hỏi đất giàu dinh dưỡng.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/109, địa lí 10 cơ bản.

Câu 12. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là một trong những vai trò của ngành:

A. Nông nghiệp.

B. Chăn nuôi.

C. Trồng trọt.

D. Công nghiệp.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/108, địa lí 10 cơ bản

Câu 13. Vùng nhiệt đới, nguồn cung cấp đường chủ yếu do

A. Ngô.

B. Mía.

C. Thốt nốt.

D. Củ cải đường.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/108, địa lí 10 cơ bản.

Câu 14: Nhận định nào sau đây đúng với vai trò của rừng đối với cuộc sống con người?

A. Điều hòa nước trên mặt đất.

B. Là lá phổi xanh của Trái Đất.

C. Cung cấp lâm sản, dược liệu quý.

D. Chống xói mòn đất, giữ nước.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/110, địa lí 10 cơ bản.

Câu 15. Để đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất nông nghiệp cần phải:

A. Nâng cao hệ số sử dụng đất.

B. Duy trì và nâng cao độ phì nhiêu cho đất.

C. Đảm bảo nguồn nước trên mặt cho đất.

D. Tăng cường bón phân hóa học cho đất.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/109, địa lí 10 cơ bản.

Câu 16. Biên độ sinh thái hẹp, cần những đòi hỏi đặc biệt về nhiệt, ẩm, chế độ chăm sóc là đặc điểm của loại cây trồng nào dưới đây?

A. Cây công nghiệp.

B. Cây lương thực.

C. Cây thực phẩm.

D. Cây dược liệu.

Đáp án A.

Giải thích: Cây công nghiệp có biên độ sinh thái hẹp hơn, chỉ phân bố ở những vĩ độ nhất định, đòi hỏi chế độ nhiệt - ẩm phù hợp nhất và chế độ chăm sóc tốt.

Ví dụ:

- Mía: Nhiệt độ 300 - 350C, dưới 100C cây chết, khi thu hoạch cần thời tiết khô hanh tích lũy đường, phân bố vành đai 300B - 300N.

- Chè: Nguồn gốc đông nam Trung Quốc, Mianma, Việt Nam, ưa nhiệt từ 15-200C, tổng nhiệt 80000C, mưa 1500-2000mm, ẩm 70-80%, pH từ 4-6, giới hạn 100N - 300B.

- Cao su: phát triển ở nhiệt độ 22 - 270C, mưa 1500 - 2500mm/năm, thích hợp đất ba zan.

Câu 17. Ý nào dưới đây thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của sản xuất cây lương thực?

A. Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao.

B. Nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột, chất dinh dưỡng cho người và vật nuôi.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.

D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.

Đáp án B.

Giải thích: Vai trò đặc biệt quan trọng của sản xuất cây lương thực là nguồn cung cấp tinh bột, chất dinh dưỡng chủ yếu cho người và vật nuôi.

Câu 18: Phần lớn sản lượng lúa gạo sản xuất ra được sử dụng trong nước chủ yếu do

A. Nhu cầu tiêu thụ lúa gạo của các nước khác trên thế giới không cao.

B. Giá thành xuất khẩu chưa phù hợp.

C. Các nước sản xuất lúa gạo nhiều thường có dân số đông.

D. Chất lượng sản phẩm chưa cao.

Đáp án C.

Giải thích: Các nước sản xuất nhiều lúa gạo trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a; Việt Nam, Thái Lan,…-> hầu hết là các quốc gia có dân số đông trên thế giới (đặc biệt Trung Quốc và Ấn Độ), nhu cầu lương thực của người dân trong nước là rất lớn. Do vậy phần lớn lúa gạo sản xuất ra được cung cấp cho nhu cầu của người dân trong nước, đảm bảo vấn đề an ninh luong thực quốc gia.

Câu 19. Thích hợp với nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa nhiều nhưng rải đều quanh năm, đất chua là đặc điểm sinh thái của cây nào sau đây?

A. Cây cà phê.

B. Cây đậu tương.

C. Cây chè.

D. Cây cao su.

Đáp án C.

Giải thích: Cây chè có đặc điểm sinh thái là thích hợp với nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa nhiều nhưng rải đều quanh năm, đất chua.

Câu 20: Ý nào sau đây không phải là vai trò của rừng?

A. Điều hòa lượng nước trên mặt đất.

B. Là lá phổi xanh của trái đất.

C. Cung cấp lâm sản, dược liệu quý.

D. Cung cấp lương thực dưới dạng tinh bột, dinh dưỡng cho người và gia súc.

Đáp án D.

Giải thích: Rừng có vai trò rất quan trọng, góp phần:

- Điều hòa lượng nước trên mặt đất.

- Là lá phổi xanh của trái đất, bảo vệ đất, chống xói mòn.

- Cung cấp lâm sản, đặc sản, dược liệu...

=> Loại đáp án A, B, C.

- Nhận xét D. Cung cấp lương thực dưới dạng tinh bột, dinh dưỡng cho người và gia súc là vai trò của sản xuất lương thực -> Đây không phải là vai trò của rừng.

Câu 21: Tại sao nói “Châu Á là cái nôi của nền văn minh lúa nước”?

A. Lúa gạo cung cấp nguồn tinh bột quan trọng đối với đời sống con người.

B. Điều kiện khí hậu nóng ẩm, các đồng bằng phù sa màu mỡ rộng lớn.

C. Trình độ khoa học kĩ thuật phát triển, trình độ thâm canh cao.

D. Các giống lúa năng suất cao, công nghiệp xay xát phát triển mạnh.

Đáp án B.

Giải thích:

- Châu Á có lãnh thổ rộng lớn, khu vực phía Đông, Nam và Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới – nhiệt độ cao, độ ẩm lớn,lương mưa lớn; tập trung các vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn trên thế giới: đồng bằng sông Ấn – Hằng (Ấn Độ), đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam (Trung Quốc), đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam),…Sông ngòi phát triển, nhiều con sông lớn hằng năm bồi đắp phù sa màu mỡ, mang lại lượng nước dồi dào.

- Mặt khác, cây lúa gạo có đặc điểm sinh thái: ưa khí hậu nóng ẩm, lượng nước lớn, đất phù sa màu mỡ.

Câu 22. Ý nào sau đây không phải là vai trò của rừng?

A. Điều hòa lượng nước trên mặt đất.

B. Là lá phổi xanh của trái đất.

C. Cung cấp lâm sản, dược liệu quý.

D. Làm cho trái đất nóng lên do cung cấp lượng CO2 lớn.

Đáp án D.

Giải thích: Rừng có vai trò điều hòa lượng nước trên mặt đất, là lá phổi xanh của trái đất và cung cấp lâm sản, dược liệu quý cho con người và các hoạt động sản xuất.

Câu 23: Ở các nước đông dân phần lớn sản lượng lúa gạo sản xuất ra được sử dụng cho mục đích nào dưới đây?

A. Chế biến phục vụ xuất khẩu.

B. Làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

C. Phục vụ nhu cầu lương thực trong nước.

D. Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Đáp án C.

Giải thích: Các nước sản xuất nhiều lúa gạo trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a; Việt Nam, Thái Lan,… hầu hết là các quốc gia có dân số đông trên thế giới (đặc biệt Trung Quốc và Ấn Độ), nhu cầu lương thực của người dân trong nước là rất lớn. Do vậy phần lớn lúa gạo sản xuất ra được cung cấp cho nhu cầu của người dân trong nước, đảm bảo vấn đề an ninh luong thực quốc gia.

Câu 24: Tại sao cây lúa gạo được trồng nhiều ở châu Á?

A. Do cây lúa gạo cung cấp nguồn tinh bột quan trọng đối với đời sống con người.

B. Do có điều kiện khí hậu nóng ẩm, các đồng bằng phù sa màu mỡ rộng lớn.

C. Do khoa học kĩ thuật phát triển, trình độ thâm canh cao.

D. Công nghiệp xay xát ở đây phát triển.

Đáp án B.

Giải thích:

- Châu Á có lãnh thổ rộng lớn, khu vực phía Đông, Nam và Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới – nhiệt độ cao, độ ẩm lớn,lương mưa lớn; tập trung các vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn trên thế giới: đồng bằng sông Ấn – Hằng (Ấn Độ), đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam (Trung Quốc), đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam),… Sông ngòi phát triển, nhiều con sông lớn hằng năm bồi đắp phù sa màu mỡ, mang lại lượng nước dồi dào.

- Mặt khác, cây lúa gạo có đặc điểm sinh thái: ưa khí hậu nóng ẩm, lượng nước lớn, đất phù sa màu mỡ.

=> Châu Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thâm canh cây lúa gạo.

Câu 25: Vì sao các vùng chuyên canh cây công nghiệp thường gắn với các xí nghiệp, công nghiệp chế biến?

A. Cây công nghiệp cần sử dụng nhiều máy móc, phân bón được cung cấp bởi công nghiệp.

B. Sản phẩm cây công nghiệp phần lớn làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, việc gắn kết sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời tăng giá trị.sản phẩm.

C. Sản phẩm cây công nghiệp phần lớn không thể tiêu thụ ngay, cần được chế biến để bảo quản được lâu.

D. Xu thế công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn.

Đáp án B.

Giải thích: Công nghiệp chế biến sử dụng nguồn nguyên liệu quan trọng từ ngành nông nghiệp (các nông sản lúa gạo, cà phê, chè, hoa quả,...) => Qua các khâu chế biến, phơi sấy bảo quản bằng khoa học kĩ thuật hiện đại -> tạo ra nhiều mặt hàng thực phẩm có chất lượng và giá trị cao (bia rượu, nước ngọt, cà phê, thực phẩm sấy, bánh kẹo,… -> góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm nông sản. Đồng thời tạo đầu ra ổn định cho nông sản, tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Câu 26. Các nông sản ở các nước đang phát triển hiện nay đóng góp phần lớn trong GDP là do

A. Nguyên liệu.

B. Lương thực.

C. Hàng xuất khẩu.

D. Hàng tiểu thủ công nghiệp.

Đáp án C.

Giải thích: Các nông sản ở các nước đang phát triển hiện nay đóng góp phần lớn trong GDP vì nhiều mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu chủ lực mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

Câu 27. Cây công nghiệp có đặc điểm sinh thái khác cây lương thực là

A. Biên độ sinh thái rộng, không có nhiều đòi hỏi đặc biệt về điều kiện khí hậu và chăm sóc.

B. Biên độ sinh thái hẹp, cần những đòi hỏi đặc biệt về nhiệt, ẩm,… chế độ chăm sóc.

C. Trồng được ở bất cứ đâu có dân cư và đất trồng.

D. Phần lớn là cây ưa khí hậu lạnh, khô, không đòi hỏi đất giàu dinh dưỡng.

Đáp án B.

Giải thích: Cây công nghiệp có đặc điểm sinh thái khác cây lương thực là biên độ sinh thái hẹp, cần những đòi hỏi đặc biệt về nhiệt, ẩm,… chế độ chăm sóc.

Câu 28: Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp kết hợp công nghiệp chế biến lại có ý nghĩa rất quan trọng?

A. Qúa trình sản xuất cây công nghiệp cần sử dụng nhiều phân bón, máy móc được cung cấp bởi ngành công nghiệp.

B. Tạo ra vùng nguyên liệu tại chỗ cho công nghiệp chế biến, làm tăng giá trị, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí.

C. Sản phẩm cây công nghiệp phần lớn không thể tiêu thụ ngay, cần được chế biến để bảo quản trong điều kiện ổn định.

D. Xu thế công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn trong bối cảnh giao thông vận tải phát triển chưa đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa.

Đáp án B.

Giải thích: Công nghiệp chế biến sử dụng nguồn nguyên liệu quan trọng từ ngành nông nghiệp (các nông sản lúa gạo, cà phê, chè, hoa quả,...) => Qua các khâu chế biến, phơi sấy bảo quản bằng khoa học kĩ thuật hiện đại -> tạo ra nhiều mặt hàng thực phẩm có chất lượng và giá trị cao (bia rượu, nước ngọt, cà phê, thực phẩm sấy, bánh kẹo,… -> góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm nông sản. Giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu từ nơi sản xuất đến nơi chế biến, giảm thời gian vận chuyển. Đồng thời tạo đầu ra ổn định cho nông sản, tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Câu 29. Tại sao tài nguyên rừng của thế giới bị suy giảm nghiêm trọng? A. Chiến tranh. B. Tai biến thiên nhiên. C. Con người khai thác quá mức. D. Thiếu sự chăm sóc và bảo vệ.

Đáp án C.

Giải thích: Nguyên nhân tài nguyên rừng của thế giới hiện nay bị suy giảm nghiêm trọng chủ yếu là do con người khai thác quá mức ở nhiều nước.

Câu 30. Diện tích canh tác trên thế giới hiện nay chủ yếu dùng để

A. Trồng cây lương thực.

B. Cây hoa mùa.

C. Cây công nghiệp.

D. Cây thực phẩm.

Đáp án A.

Giải thích: Diện tích canh tác trên thế giới hiện nay chủ yếu dùng để trồng cây lương thực.

Câu 31: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1950 – 2014 (Đơn vị: triệu tấn)

Năm1950197019801990200020102014
Sản lượng676121315611950206024752817,3

Để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực của thế giới giai đoạn trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Cột.

B. Đường.

C. Kết hợp.

D. Miền.

Đáp án B.

Giải thích: Xác định từ khóa đề bài là “thể hiện tốc độ tăng trưởng” => Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ đường, biểu đồ thích hợp nhất để hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực của thế giới giai đoạn trên là biểu đồ đường.

Câu 32: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1950 – 2014 (Đơn vị: triệu tấn)

Năm1950197019801990200020102014
Sản lượng676121315611950206024752817,3

Để thể hiện sản lượng lương thực của thế giới giai đoạn trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Cột.

B. Đường.

C. Kết hợp.

D. Miền.

Đáp án A.

Giải thích: Xác định từ khóa đề bài là “sản lượng” => Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ cột, biểu đồ thích hợp nhất để hiện sản lượng lương thực của thế giới giai đoạn trên là biểu đồ cột đơn (mỗi năm một cột).

Câu 33. Tại sao sản lượng lương thực của Trung Quốc cao nhất thế giới?

A. Số dân đông nhất thế giới.

B. Quỹ đất nông nghiệp lớn nhất thé giới.

C. Năng suất trồng cây lương thực cao nhất thế giới.

D. Các thành tựu trong cải cách nông nghiệp.

Đáp án D.

Giải thích: Sản lượng lương thực của Trung Quốc cao nhất thế giới, nguyên nhân chủ yếu là do Trung Quốc có điều kiện tự nhiên thuận lợi, diện tích đồng bằng màu mỡ rộng lớn và áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào trong cuộc cải cách nông nghiệp.

Câu 34. Tại sao bình quân lương thực theo đầu người của Ấn Độ còn thấp?

A. Sản lượng lương thực thấp.

B. Số dân quá đông.

C. Ít sử dụng lương thực.

D. Không có nhiều quỹ đất để sản xuất lương thực.

Đáp án B.

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu bình quân lương thực theo đầu người của Ấn Độ còn thấp là do Ấn Độ là một trong 3 cường quốc về dân số (sau Trung Quốc).

Câu 35: Cho biểu đồ sau: 

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1980 - 2015

Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Diện tích và sản lượng cà phê trên thế giới ổn định qua các năm

B. Diện tích và sản lượng cà phê trên thế giới nhìn chung có xu hướng tăng.

C. Diện tích và sản lượng cà phê còn có sự biến động trong giai đoạn trên.

D. Diện tích cà phê tăng chậm hơn sản lượng cà phê.

Đáp án A.

Giải thích: Nhận xét:

- Nhìn chung, diện tích và sản lượng cà phê tăng lên trong cả giải đoạn nhưng còn nhiều biến động:

+ Diện tích: giai đoạn 1980 – 1995 tăng lên khá nhanh và cao nhất vào năm 1990 (11157 nghìn ha), sau đó giảm mạnh vào năm 1995, giai đoạn sau tiếp tục tăng lên và đạt 10780 nghìn ha năm 2015.

+ Sản lượng: giai đoạn đầu 1980 – 1990 tăng lên khá đều, đến năm 1995 sản lượng giảm khá nhanh (năm 1995 là 5529 nghìn tấn) và sau đó tăng lên nhanh chóng vào năm 2000 (7502 nghìn tấn), các năm tiếp theo sản lượng cà phê tiếp tục tăng lên và dần ổn định (năm 2015 đạt 10780 nghìn tấn) => Nhận xét A sai và nhận xét B, C đúng.

- Diện tích tăng chậm hơn sản lượng: giai đoạn 1980 – 2015 diện tích tăng gấp 1,07 lần, sản lượng tăng gấp 1,84 lần => Nhận xét D đúng.


=> iDiaLy.com - Tất cả bài đăng chỉ mang tính chất tham khảo. 
Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... 
Lí thuyết 10 Lớp 10 Tin tức
Lên đầu trang