Khoán 10 và khoán 100 trong nông nghiệp

Khoán 10 và khoán 100



Qua tổng kết thực tiễn trên, ngày 13-1-1981, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, thường gọi tắt là khoán 100.
"Khoán chui", một mặt, phản ánh sự bắt đầu đổ vỡ khó tránh khỏi của mô hình tập thể hoá triệt để ruộng đất, sức lao động và tư liệu sản xuất khác của nông dân; mặt khác, phản ánh tính tất yếu kinh tế - khôi phục lại chức nǎng kinh tế hộ nông dân. Khoán 100 bước đầu đáp ứng được yêu cầu khách quan này.
Nội dung cơ bản của khoán 100 thể hiện trên mấy điểm:
Mục đích: phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, nǎng suất lao động, nâng cao thu nhập của người lao động.

Nguyên tắc: quản lý và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất, trước hết là ruộng đất, quản lý và điều hành lao động phải trên cơ sở gắn với kết quả cuối cùng của sản xuất, thực hiện khoán theo 5 khâu và 3 khâu; trong phân phối giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích người lao động.
Phạm vi: áp dụng đối với mọi loại cây trồng và vật nuôi.
Khoán 100 đã đưa lại tác dụng phân chia lại chức nǎng kinh tế giữa tập thể và hộ gia đình cả về quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và phân phối, mở đầu cho quá trình dân chủ hoá về mặt kinh tế, bằng việc gắn bó trở lại lao động với ruộng đất, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân, tạo ra động lực kích thích phát triển sản xuất. Xét về mặt cơ chế quản lý kinh tế, khoán 100 đã phá vỡ cơ chế tập trung quan liêu trong sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian đầu, khoán 100 đã có tác dụng làm sống động nền kinh tế nông thôn và tạo ra một khối lượng nông sản lớn hơn so với thời kỳ trước.
Tuy vậy, khoán 100 cũng chỉ có tác dụng trong một thời gian, sau đó giảm dần vì cơ chế tập trung quan liêu vẫn còn được duy trì trong hợp tác xã, cũng như toàn bộ hệ thống tái sản xuất xã hội trong nông nghiệp. Hệ thống này cùng tính chất mệnh lệnh hành chính, mà hậu quả của nó đè lên vai người nông dân, trước hết là hộ nhận khoán. Hộ nông dân không đủ khả nǎng bảo đảm tái sản xuất và nhu cầu đời sống nên đã phải trả lại bớt ruộng đất.
Trước đòi hỏi của cuộc sống, nhiều cấp uỷ đảng ở địa phương đã chủ động chuyển sang khoán gọn và sau đó được Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (tháng 4-1988) xác nhận và thường gọi là khoán 10. Cùng với việc thực hiện khoán 10 là sự đổi mới toàn bộ cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, đổi mới hoạt động kinh tế - xã hội ở nông thôn. Từ đây, chức nǎng kinh tế của hộ nông dân được xác lập trở lại. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 6 (khoá VI) tháng 3-1989 và Đại hôi đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng khẳng định hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ sản xuất hàng hoá. Đổi mới hình thức và nội dung hoạt động của các hợp tác xã nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm nǎng kinh tế hộ nông dân và nông nghiệp, từng bước chuyển nền kinh tế tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo c¸ch hiÓu ®¬n gi¶n h¬n
" Khoán 100 " và " khoán 10 " ở đây là cách gọi tắt của các nghị quyết số 100 và 10 của nhà nc, ban hành lần lượt vào các năm 1981 và 1988, nói về việc khoán các sản phẩm nông nghiệp cho ng nông dân
Lúc bấy giờ ( 1979 ), nông dân hầu như bị bắt buộc phải tham gia các hợp tác xã nông nghiệp hoặc các tập đoàn sản xuất của nhà nc. Nếu ko tham gia thì trong hồ sơ sẽ có một câu dạng như " gia đình ko chấp hành đúng đường lối của Đảng và nhà nc ", và với một nhận xét như thế, thì các quyền lợi của các thành viên trong gia đình ko còn là bao nhiêu nữa. Do đó, nông dân hầu hết đều tham gia vào HTX hay TĐNG, nhưng ko năng suất, hiệu quả, đến giờ làm thì đi, hết giờ làm thì về
Trong hoàn cảnh đó, sự ra đời của nghị quyết 100 đã phản ánh đc sự đổ vỡ ko thể tránh khỏi của mô hình tập thể hoá nông nghiệp, sức lao động, tư liệu lao động của ng dân.
Trong thời gian đầu, khoán 100 đã làm đổi mới bộ mặt nông thôn và tạo ra đc lượng nông sản lớn hơn ở thời kỳ trc. Tuy nhiên cũng chỉ đc một thời gian, sau đó nó bộc lộ một số vấn đề chưa giải quyết đc ( hệ thống quan liêu trong các HTX, tính mệnh lệnh hành chính về khoán, đè lên vai ng nhận khoán v.v. ). Đây là hoàn cảnh ra đời của khoán 10, kèm theo đó là đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, từ đây chức năng kinh tế hộ gia đình dc xác lập trở lại
__________________










=> iDiaLy.com - Tất cả bài đăng chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé....

 Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net
Lên đầu trang