HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

82 CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÝ – PHẦN ATLAT - ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM

82 CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÝ – PHẦN ATLAT - ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM


ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM
I - ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
            1. Trình bày đặc điểm dân số của nước ta.
            2. Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm dân số đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
Câu 2. Cho bảng số liệu sau đây:
Tỉ suất sinh, tỉ suất tử ở nước ta, giai đoạn 1960 - 2006 (%)
Năm
Tỉ suất sinh
Tỉ suất tử
1960
46,0
12,0
1970
34,6
6,6
1979
32,2
7,2
1989
30,1
7,3
1994
25,3
6,7
1999
19,9
5,6
2006
18,6
5,0
            1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta giai đoạn 1960 - 2006.
            2. Nhận xét về xu hướng thay đổi tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất tăng tự nhiên và giải thích.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
            1. Chứng minh dân cư nước ta phân bố không đồng đều.
            2. Giải thích tại sao phải tiến hành phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.
Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư vùng Bắc Trung Bộ.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy nhận xét về đặc điểm dân cư - dân tộc của vùng núi Tây Bắc. Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng?
Câu 7.
            1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích đặc điểm phân bố các dân tộc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
            2. Giải thích tại sao Nhà nước lại rất chú ý đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc.
Câu 8. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu rõ những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động ở nước ta.
Câu 9. Căn cứ vào bảng số liệu:        
Tình trạng việc làm ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và cả nước (%)
Vùng
Tỉ lệ thất nghiệp

ở thành thị
Tỉ lệ thời gian được sử dụng ở nông thôn
2000
2007
2000
2007
Cả nước
6,42
4,64
74,16
93,9
Đồng bằng sông Hồng
7,36
5,74
79,53
91,77
Đông Nam Bộ
6,16
5,47
79,58
96,31
            Hãy nhận xét và giải thích về tình trạng việc làm ở nước ta và của 2 vùng trên. Vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay đã được giải quyết như thế nào?
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy nhận xét và giải thích đặc điểm mạng lưới đô thị của vùng Tây Nguyên.
Câu 11. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh mạng lưới đô thị giữa 2 vùng: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 12. Căn cứ vào bảng số liệu:
Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế theo các vùng, giai đoạn 1999 - 2006
(Đơn vị: nghìn đồng)
                                                                     Năm
Khu vực
1999
2002
2004
2006
CẢ NƯỚC
295
356
484
636
Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị
517
622
815
1058
Nông thôn
225
275
378
506
Phân theo vùng
Đồng bằng sông Hồng
282
358
498
666
Trung du và miền núi Bắc Bộ
199
237
327
442
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
229
268
361
476
Tây Nguyên
345
244
390
522
Đông Nam Bộ
571
667
893
1146
Đồng bằng sông Cửu Long
342
371
471
628
            Hãy nhận xét và giải thích mức thu nhập bình quân đầu người/tháng phân theo thành thị - nông thôn và theo vùng.
Câu 13. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học kết hợp với bảng số liệu sau:
Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta năm 1999 và năm 2007
ơn vị: %)

Năm

Tổng số
Chia ra
0 - 14 tuổi
15 - 59 tuổi
Từ 60 tuổi trở lên
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
1999
100,0
17,4
16,1
28,4
30,0
3,4
4,7
2007
100,0
13,2
12,3
31,8
33,3
3,8
5,6
            1. So sánh hai tháp dân số năm 1999 và năm 2007 (trong Atlat Địa lí Việt Nam, trang 15).
            2. Nhận xét và giải thích nguyên nhân thay đổi của 2 tháp dân số.
Câu 14. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học kết hợp với bảng số liệu sau:
Dân số thành thị và tỉ lệ dân số thành thị, giai đoạn 1960 - 2007
1960
1976
1979
1989
1999
2000
2005
2007
Số dân thành thị(triệu người)
4,73
10,13
10,09
12,92
18,08
18,77
22,34
23,37
Tỉ lệ dân thành th(%)
15,7
24,7
19,2
20,1
23,6
24,2
26,9
27,4
            1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện qúa trình đô thị hoá ở nước ta.
            2. Phân tích những ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
II - ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ
Câu 15.
            1. Phân biệt các khái niệm: tăng trưởng kinh tế, chất lượng tăng trưởng, tăng trưởng theo chiều rộng, tăng trưởng theo chiều sâu.
            2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về sự tăng trưởng GDP của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2007.
Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng cơ cấu ngành kinh tế nước ta nói chung và trong nội bộ từng ngành nói riêng đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 17. Cho bảng số liệu dưới đây:
Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá thực tế) phân theo ngành của nước ta
(Đơn vị : tỉ đồng)
Năm
Tổng số
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
1990
20.666,5
16.393,5
3.701,0
572,0
1995
85.507,6
66.793,8
16.168,2
2.545,6
1997
99.352,3
77.358,3
19.287,0
2.707,0
2000
129.140,5
101.043,7
24.960,2
3.136,6
2005
183.342,4
134.754,5
45.225,6
3.362,3
2007
236.935,0
175.007,0
57.803,0
4.125,0
            1. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành trong giai đoạn 1990 - 2007.
            2. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về ngành nông nghiệp của nước ta.
Câu 18. Căn cứ vào bảng số liệu sau đây:
GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta
                                                                         (Đơn vị: tỉ đồng)
                                                           Năm

Thành phần kinh tế
2000
2007
TỔNG SỐ
273.666
461.344
Kinh tế Nhà nước
111.522
179.718
Kinh tế ngoài Nhà nước
132.546
220.301
Kinh tế tập thể
23.351
30.201
Kinh tế tư nhân    
21.117
50.727
Kinh tế cá thể       
88.078
139.373
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
29.598
61.324
            1. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2000 và 2007.
            2. Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế. Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa gì?
Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của nước ta.
Câu 20. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày:
            1. Những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên đối với sự phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta.
            2. Các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới tiêu biểu cho từng vùng nông nghiệp sinh thái của nước ta.
Câu 21.
            1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam  trang 18 và kiến thức đã học, hãy tìm sự khác nhau về chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa:
                        a) Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
                        b) Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long.
            2. Cho biết nguyên nhân của sự khác nhau đó.
Câu 22. Cho bảng số liệu dưới đây:
Hiện trạng sử dụng đất ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long,năm 2008
(Đơn vị: nghìn ha)
Các loại đất
Tây Nguyên
Đồng bằng sông Cửu Long
Tổng diện tích
5464,0
4060,2
Đất sản xuất nông nghiệp
1626.9
2560.6
Đất lâm nghiệp
3122.5
336.8
Đất chuyên dùng và đất ở
185,5
344,1
Đất chưa sử dụng
529,1
818,7
            Anh (chị) hãy:
            1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu sử dụng đất ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
            2. Dựa vào biểu đồ đã vẽ, so sánh và giải thích sự khác nhau về cơ cấu sử dụng đất ở hai vùng nêu trên.
Câu 23. Hãy nhận xét và giải thích về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây dựa vào bảng số liệu sau đây:
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt  phân theo nhóm cây
(Đơn vị: tỉ đồng)
Loại cây
Năm 2000
Năm 2007
Cây lương thực
55 163,1
65 194,0
Cây rau đậu
6 332,4
10 174,5
Cây công nghiệp
21 782,0
29 579,6
Cây ăn quả
6 105,9
8 789,0
Cây khác
1 474,8
1637,7
Tổng số
90 858,2
115 374,8
Câu 24. Căn cứ vào bảng số liệu:
Diện tích và sản lượng lương thực của nước ta qua các năm
Năm
Diện tích cây lương thực(nghìn ha)
Trong đó: lúa(nghìn ha)
Sản lượng lương thực(nghìn tấn)
Trong đó: lúa(nghìn tấn)
2000
8.399
7.666
34.539
32.530
2005
8.383
7.302
39.622
35.832
2007
8.305
7.207
40.240
35.942
              Kết hợp với Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
            1. Phân tích cơ cấu và tình hình sản xuất lương thực của nước ta qua các năm.
            2. Giải thích tại sao trong những năm qua, sản lượng lương thực của nước ta tăng lên không ngừng.
Câu 25. Lúa là cây trồng chiếm ưu thế trong cơ cấu lương thực của nước ta. Dựa vào bảng số liệu đã cho, vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
            1. Nhận xét về tình hình phát triển và phân bố cây lúa ở nước ta.
Diện tích, năng suất, sản lượng và bình quân sản lượng lúa
theo đầu người, giai đoạn 2000 - 2007
Năm
2000
2005
2007
Diện tích (nghìn ha)
7666
7329
7207
Năng suất (tạ/ha)
42,43
48,89
49,87
Sản lượng (nghìn tấn)
32530
35832
35942
Bình quân theo đầu người (kg)
419,0
431,1
422,0
            2. Giải thích tại sao diện tích trồng lúa giảm trong khi diện tích gieo trồng cây công nghiệp lại tăng mạnh.
Câu 26. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
            1. Phân tích tình hình phát triển cây công nghiệp ở nước ta.
            2. Giải thích tại sao cây công nghiệp lâu năm có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu diện tích  cây công nghiệp ở nước ta.
Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
            1. Nhận xét và giải thích sự phân bố cây công nghiệp ở nước ta .
            2. Giải thích tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là một phương hướng lớn trong chiến lược phát triển nông nghiệp ở nước ta.
Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
            1. Nhận xét và giải thích tình hình phát triển, cơ cấu giá trị sản xuất và phân bố ngành chăn nuôi ở nước ta.
            2. Giải thích tại sao ở nước ta phải đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính.
Câu 29. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
            1. Chứng minh rằng ngành thủy sản của nước ta ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
            2. Nhận xét và giải thích sự phát triển và phân bố ngành thủy sản của nước ta trong những năm gần đây.
Câu 30. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
            1. Nhận xét diễn biến diện tích rừng của nước ta, giai đoạn 2000 - 2007.
            2. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp ở nước ta.
Câu 31. Ngành công nghiệp của nước ta tuy phát triển tương đối nhanh, nhưng lại phân bố không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
            1. Chứng minh có sự phân hoá trong sản xuất công nghiệp giữa các vùng nước ta.
            2. Giải thích nguyên nhân tạo ra sự phân hoá đó.
Câu 32. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 và các trang liên quan, hãy:
            1. So sánh hoạt động công nghiệp của Đông Nam Bộ với Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.
            2. Giải thích tại sao Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.



Câu 33.
            Dựa vào bảng số liệu sau đây:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế)phân theo vùng lãnh thổ
(Đơn vị: %)
Năm
1977
1997
2007
Cả nước
100,0
100,00
100,00
Đồng bằng sông Hồng
36,3
18,0
21,9
Trung du và miền núi Bắc Bộ
15,0
7,5
5,2
Bắc Trung Bộ
6,7
3,0
2,1
Duyên hải Nam Trung Bộ
6,0
5,2
4,4
Tây Nguyên
1,1
1,2
0,7
Đông Nam Bộ
29,6
50,6
53,2
Đồng bằng sông Cửu Long
5,3
10,5
9,2
Không xác định
-
4,0
3,3
            Hãy nhận xét và giải thích về sự phân hóa công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta trong giai đoạn 1977 - 2007.
Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế và theo nhóm ngành  của nước ta.
Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày và giải thích về trung tâm công nghiệp Cần Thơ.
Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta hiện nay: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Câu 37. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
            1. Phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp năng lượng nước ta.
            2. Giải thích tại sao trong quá trình công nghiệp hóa, công nghiệp năng lượng luôn phải “đi trước một bước”.
Câu 38. Điện lực là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
            1. Phân tích những thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp điện lực ở nước ta.
            2. Nêu quy luật phân bố công nghiệp điện lực và chứng minh quy luật đó ở Việt Nam.
Câu 39. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy viết báo cáo ngắn về ngành công nghiệp khai thác dầu khí ở nước ta.
Câu 40. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.
Câu 41. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích tình hình phát triển, phân bố ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 42. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 và kiến thức đã học, hãy:
            1. So sánh 2 ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay: công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
            2. Giải thích sự phân bố của hai ngành công nghiệp nói trên.



Câu 43
             Cho bảng số liệu dưới đây:
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta
(Đơn vị: tỉ đồng)
Thành phần kinh tế
1995
2007
CẢ NƯỚC
TỔNG SỐ
103374,7
568140,6
Kinh tế Nhà nước
51990,5
156788,8
Kinh tế ngoài Nhà nước
25451,0
188443,0
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
25933,2
222908,8
ĐÔNG NAM BỘ
TỔNG SỐ
50508,3
261084,6
Kinh tế Nhà nước
19606.9
52703,2
Kinh tế ngoài Nhà nước
9942.5
68545,7
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
20958.9
139835,7
            Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học:    
            1. Nhận xét và giải thích về vai trò của  ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ so với cả nước.
            2. So sánh cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ và cả nước năm 2007.
Câu 44. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
            1. Phân tích ảnh hưởng của địa hình và khí hậu đến sự phát triển ngành giao thông vận tải đường ô tô ở nước ta.
            2. Xác định một số tuyến đường ô tô ở nước ta và nêu ý nghĩa của từng tuyến (quèc lé 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 14, 22).
Câu 45. Cho bảng số liệu sau đây:
Khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam
(Đơn vị: nghìn tấn)
Các loại hàng
1995
2000
2007
Tổng số
14.463,5
21.902,5
46.246,8
Phân loại hàng hóa
- Hàng xuất khẩu
3.737,1
5.460,9
11.661,1
- Hàng nhập khẩu
7.903,2
9.293,0
17.855,6
- Hàng nội địa
2.823,2
7.148,6
16.730,1
Phân theo cảng
- Hải Phòng
4.515,0
7.243,3
17.896,0
- Sài Gòn
7.212,0
9.501,0
14.181,3
- Đà Nẵng
830,2
1.310,6
2.736,9
            Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và bảng số liệu trên, hãy phân tích tình hình phát triển giao thông vận tải đường biển của nước  ta.
Câu 46. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích về đầu mối giao thông Hà Nội.
Câu 47. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy nhận xét về tình hình phát triển và phân bố hoạt động nội thương ở nước ta.
Câu 48. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và lí giải tình hình phát triển cũng như phân bố của hoạt động ngoại thương ở nước ta.
Câu 49. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 và kiến thức đã học, hãy trình bày sự phân hóa lãnh thổ du lịch của nước ta. Làm rõ tài nguyên du lịch của từng vùng du lịch.
Câu 50. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành du lịch nước ta.
Câu 51. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều thế mạnh để phát triển loại hình du lịch sinh thái.
III - ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ
Câu 52. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ lại có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của cả nước.
Câu 53. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích nguồn tài nguyên khoáng sản và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển và phân bố công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 54. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tình hình  phát triển và phân bố công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 55. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển ngành chăn nuôi gia súc của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 56. Cho bảng số liệu sau đây:
Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (giá so sánh 1994)
(Đơn vị: tỉ đồng)
                      Năm

Vùng
1995
2000
2008
Đông Bắc
4167,6
6868,9
20 696,1
Tây Bắc
320,5
541,2
1994,1
            Từ bảng số liệu đã cho kết hợp với Atlat Địa lí Việt Nam, hãy so sánh sự khác nhau về hoạt động công nghiệp giữa Đông Bắc và Tây Bắc. Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt.
Câu 57. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
            1. Giải thích tại sao Đồng bằng sông Hồng phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.
            2. Phân tích những cơ sở để có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.
Câu 58. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tiềm năng và hiện trạng phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Đồng bằng sông Hồng.



Câu 59. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, kiến thức đã học và kết hợp bảng số liệu sau đây:
Diện tích lúa cả năm, sản lượng luá, sản lượng lương thực bình quân đầu người  của cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

Năm
Cả nước
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
DT

(nghìn ha)
SL

(nghìn  tấn)
BQ

(kg)
DT

(nghìn ha)
SL

(nghìn  tấn)
BQ

(kg)
DT

(nghìn ha)
SL

(nghìn  tấn)
BQ

(kg)
2000
7.666
32.530
419
1.261
6.762
374
3.946
16.703
1.022
2005
7.329
35.832
431
1.186
6.398
335
3.826
19.298
1.118
2007
7.207
35.942
422
1.158
6.501
333
3.683
18.679
1.065
            Hãy so sánh ngành sản xuất lúa giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 60. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích cơ sở khoa học để hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở Duyên hải miền Trung.
Câu 61. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích những thế mạnh và hạn chế chủ yếu của các đồng bằng duyên hải miền Trung đối với việc phát triển kinh tế. Từ đó nêu ra phương hướng khai thác và sử dụng có hiệu quả các đồng bằng này.
Câu 62. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao việc hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng cho việc hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ.
Câu 63. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích các nguồn lực, hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 64. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng Tây Nguyên là vùng giàu tiềm năng nhưng nền kinh tế vẫn chưa phát triển. Giải thích rõ nguyên nhân.
Câu 65. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích các nguồn lực và hiện trạng phát triển cây công nghiệp lâu năm ở vùng này.

Câu 66. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích những điều kiện để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Để phát triển ổn định cây cà phê ở Tây Nguyên, cần phải quan tâm đến những giải pháp chủ yếu nào?

Câu 67. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy chứng minh Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế phát triển nhất so với các vùng khác trong cả nước.

Câu 68. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.

Câu 69. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh việc sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Câu 70. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
            1. Phân tích những điều kiện để phát triển cây cao su ở Đông Nam Bộ.
            2. Trình bày các giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh hơn nữa việc trồng và chế biến sản phẩm từ cây cao su.

Câu 71. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ.

Câu 72. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
            1. So sánh các trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
            2. Giải thích tại sao các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất được phân bố nhiều nhất ở Đông Nam Bộ.

Câu 73. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ của Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 74. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Giải thích vì sao đồng bằng sông Cửu Long lại trở thành vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta.
2. Tìm dẫn chứng để chứng minh Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta.
Câu 75. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Trình bày hiện trạng ngành trồng lúa và chăn nuôi của Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Giải thích nguyên nhân.

Câu 76. Cho bảng số liệu sau đây:
Sản lượng thuỷ sản của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2007
 (Đơn vị: nghìn tấn)
Cả nước
Đồng bằng sông Cửu Long
Tổng sản lượng thuỷ sản
4197,8
2385,5
Khai thác
2074,5
858,9
              Trong đó: Cá biển
1433
544,1
Nuôi trồng
2123,3
1526,6
             Trong đó: Cá nuôi
1433
544,1
                             Tôm nuôi 
384,5
309,5
            Kết hợp với Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
            1. Trình bày hiện trạng phát triển và phân bố ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long.
            2. Giải thích tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có ngành thủy sản phát triển nhất nước ta.

Câu 77. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng khu vực trung du, miền núi và cao nguyên của nước ta có tiềm năng to lớn về tự nhiên để phát triển các ngành kinh tế. 

Câu 78. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là hai vùng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế -  xã hội của nước ta. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
            1. So sánh những thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp giữa hai vùng này.
            2. Xác định tên, địa điểm xây dựng của các nhà máy thủy điện đang hoạt động ở mỗi vùng.

Câu 79. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh sự phát triển ngành thuỷ sản của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 80. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
            1. Giải thích vì sao phải đặt vấn đề khai thác tổng hợp tài nguyên biển của nước ta.
            2. Nêu ý nghĩa chiến lược của việc phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đảo trong nền kinh tế nước ta.

Câu 81. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy:
            1. Trình bày quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) ở nước ta.
            2. Chứng minh rằng trong cơ cấu nền kinh tế của nước ta hiện nay, các vùng KTTĐ có vai trò đặc biệt quan trọng.

Câu 82. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
            1. Giải thích tại sao nước ta phải hình thành các vùng KTTĐ.
            2. So sánh thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của 3 vùng KTTĐ (phía Bắc, phía Nam, miền Trung).



- Website/app: iDiaLy.com
- Group:idialy.HLT.vn
- Fanpage: dialy.HLT.vn

iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí
Atlat Việt Nam Đại học Luyện thi Ôn thi Tin tức Việt Nam
Lên đầu trang