BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI - ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2016 - MÔN ĐỊA LÝ


 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
I. Kiến thức trọng tâm.
1. Bảo vệ môi trường
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường:
 +Sự mất cân bằng của các chu trình tuần hoàn vật chất gây nên bão lụt, hạn hán…
Ví dụ: Phá rừng à đất bị xói mòn, rửa trôi, hạ mực nước ngầm, tăng tốc độ dòng chảy, biến đổi khí hậu, sinh vật đe doạ bị tuyệt chủng…
- Tình trạng ô nhiễm môi trường:
  + Ô nhiễm nguồn nước: nước thải công nghiệp và sinh hoạt đổ ra sông hồ chưa qua xử lý.
  + Ô nhiễm không khí: Ở các điểm dân cư, khu công nghiệp…Vượt quá mức cho phép.
  + Ô nhiễm đất: nước thải, rác thải, do hoạt động sản xuất nông nghiệp.
2. Một số thiên tai chủ yếu và cách phòng chống
1. Bão
a. Hoạt động của bão ở Việt Nam
- Thời gian hoạt động từ tháng 06, kết thúc tháng 11, đặc biệt là các tháng 9,10.
- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ. Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.
- Trung bình mổi năm có 8 trận bão.
b. Hậu quả của bão
- Mưa lớn trên diện rộng, gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông, thuỷ triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển.
- Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa…
- Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh.
c .Biện pháp phòng chống bão
- Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển cuả cơn bão.
- Thông báo cho tàu thuyền trở về đất liền.
- Củng cố hệ thống đê kè ven biển.
- Sơ tán dân khi có bão mạnh.
- Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.
2. Ngập lụt, lũ quét và hạn hán
Các thiên tai
Ngập lụt
Lũ quét
Hạn hán
Nơi hay xảy ra
ĐBSH và ĐBSCL, hạ lưu các sông ở miền Trung.
Xảy ra đột ngột ở miền núi
Nhiều địa phương
Thời gian hoạt động
Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10). Riêng Duyên hải miền Trung từ tháng 9 đến tháng 12.
Tháng 06-10 ở miền Bắc. Tháng 10-12 ở miền Trung.
Mùa khô (tháng 11-4).
Hậu quả
Phá huỷ mùa màng, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường…
Thiệt hại về tính mạng và tài sản của dân cư….
Mất mùa, cháy rừng, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Nguyên nhân
- Địa hình thấp.
- Mưa nhiều, tập trung theo mùa.
- Ảnh hưởng của thuỷ triều.
- Địa hình dốc.
- Mưa nhiều, tập trung theo mùa.
- Rừng bị chặt phá.
- Mưa ít.
- Cân bằng ẩm <0.

Biện pháp phòng chống
- Xây dựng đê điều, hệ thống thuỷ lợi.
- Trồng rừng, quản lý và sử dụng đất đai hợp lý.
- Canh tác hiệu quả trên đất dốc.
- Quy hoạch các điểm dân cư.
- Trồng rừng.
- Xây dựng hệ thống thuỷ lợi.
- Trồng cây chịu hạn.
3. Các thiên tai khác
- Động đất: Tây Bắc, Đông Bắc có hoạt động động đất mạnh nhất.
- Các loại thiên tai khác: Lốc, mưa đá, sương muối … Gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.
4. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường
- Duy trì các hệ sinh thái, các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sông có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.
- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen, các loài nuôi trồng, các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài.
- Đảm bảo việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được.
- Đảm bảo chất lượng moi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.
- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên.
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải thiện môi trường.
II. Câu hỏi ôn tập
Câu 1 :Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì ? Hãy nêu thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống bão.
Gợi ý trả lời:
* Vấn đề
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường:
+Sự mất cân bằng của các chu trình tuần hoàn vật chất gây nên sự gia tăng bão lụt, hạn hán…
 
đất bị xói mòn, rửa trôi, hạ mực nước ngầm, tăng tốc độ dòng chảy, biến đổi khí hậu, sinh vật đe doạ bị tuyệt chủng…àVí dụ: Phá rừng
- Tình trạng ô nhiễm môi trường:
+ Ô nhiễm nguồn nước: do nước thải công nghiệp và sinh hoạt đổ ra sông hồ chưa qua xử lý.
+ Ô nhiễm không khí: ở các điểm dân cư, khu công nghiệp do khí thải của các nhà máy công nghiệp, phương tiện giao thông đi lại…vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép.
+ Ô nhiễm đất: do nước thải, rác thải sau phân huỷ đều ngấm xuống đất, do sản xuất nông nghiệp.
* Thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống bão.
a/ Hoạt động của bão ở Việt Nam:
- Thời gian hoạt động từ tháng 06, kết thúc tháng 11, đặc biệt là các tháng 9,10.
- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ. Riêng Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.
- Trung bình mổi năm có 8 trận bão.
b/ Hậu quả của bão:
- Mưa lớn trên diện rộng, gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông, thuỷ triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển.
- Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa…
- Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh.
c/ Biện pháp phòng chống bão:
- Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển cuả cơn bão.
- Thông báo cho tàu thuyền trở về đất liền.
- Củng cố hệ thống đê kè ven biển.
- Sơ tán dân khi có bão mạnh.
- Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.
Câu 3. Trình bày các thiên tai chủ yếu: Ngập lụt, lũ quét, hạn hán, động đất ở nước ta. Biện pháp phòng chống?
Gợi ý trả lời:
a- Ngập lụt:
- Thời gian hoạt động: Mùa mưa là chủ yếu.
+ Vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ Sông Hồng ( do có nhiều sông, xung quanh đồng bằng có hệ thống đê bao quanh, cơ sở hạ tầng đô thị khá phát triển nên ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ), ĐB Sông Cửu Long, tiếp đến DH Miền Trung.
- Hậu quả: Gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu của 2 đồng bằng trên, ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân.
- Biện pháp: Xây dựng các công trình tiêu nước, các công trình ngăn mặn.
b- Lũt quét:
- Thời gian hoạt động: Chủ yếu tháng 6-12
+ Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống.
- Hậu quả: Gây hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động sản xuất và đời sống.
- Biện pháp:
+ Cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng lũ quét nguy hiểm và quản lý sử dụng đất đai hợp lý.
+ Thuỷ lợi, trồng rừng, sản xuất nông nghiệp trên dất dốc nhằm  hạn chế dòng chảy trên mặt và chống xói mòn đất.
c- Hạn hán:
- Thời gian hoạt động: Mùa khô:
+ Miền bắc tại thung lũng khuất gió: Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang). Mùa khô kéo dài 3-4 tháng.
+ Miền Nam mùa khô khắc nghiệt hơn: Thời gian kéo dài 4-5 tháng ở ĐB Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên, 6-7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.
-  Hậu quả: Thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi thuỷ sản… và cho sinh hoạt của người dân.
- Biện pháp:  Xây dựng các công trình thuỷ lợi như hồ, kênh, đập nước…
Câu 4. Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quốc gia  về bảo vệ tài nguyên và môi trường?
Gợi ý trả lời:
Các nhiệm vụ và chiến lược đề ra là:
- Duy trì các hệ sinh thái, các quá trình sinh thái chủ yếu.
- Đảm bảo sự giầu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại.
- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn TNTN, điều khiển sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được.
- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về  đới sống con người.
- Phấn đấu đạt trạng thái cần bằng giữa dân số với sử dụng hợp lý tài nguyên.
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát cải tạo môi trường.


Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net
Lên đầu trang