HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Sóng thần

Sóng thần

Khái niệm Sóng thần:
Tiếng Nhật: 津波 tsunami là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa phun và va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần. Hậu quả tai hại của sóng thần có thể ở mức cực lớn.
Thuật ngữ tsunami (sóng thần) bắt nguồn từ tiếng Nhật có nghĩa "bến" (津 tsuâm Hán Việt: "tân") và "sóng" (波 nami, "ba"). Thuật ngữ này do các ngư dân đặt ra dù lúc đó họ không biết nguyên do là sóng xuất phát ở ngoài xa khơi. Cơn sóng thần khởi phát từ dưới đáy biển sâu; khi còn ngoài xa khơi, sóng có biên độ (chiều cao sóng) khá nhỏ nhưng chiều dài của cơn sóng lên đến hàng trăm kilômét. Vì vậy khi ở xa bờ chúng ta khó nhận diện ra nó, mà chỉ cảm nhận là một cơn sóng cồn trải dài.
Ở Tây phương sóng thần trước kia từng được coi là sóng thuỷ triều (tiếng Anhtidal wave) vì khi tiến vào bờ, sóng tác động như một đợt thuỷ triều mạnh dâng lên, khác hẳn loại sóng thường gặp ngoài biển tạo bởi gió. Tuy nhiên, vì không đúng với thực tế cho nên thuật ngữ này không còn dùng nữa.

Nguyên nhân

Sự hình thành sóng thần
Các trận sóng thần có thể hình thành khi đáy biển, đột ngột bị biến dạng theo chiều dọc, chiếm chỗ của lượng nước nằm trên nó. Những sự di chuyển lớn theo chiều dọc như vậy của vỏ Trái Đất có thể xảy ra tại các rìa mảng lục địa. Những trận động đất do nguyên nhân va chạm mảng đặc biệt hay tạo ra các cơn sóng thần. Khi một mảng đại dương va chạm với một mảng lục địa, đôi khi nó làm rìa mảng lục địa chuyển động xuống dưới. Cuối cùng, áp suất quá lớn tác dụng lên rìa mảng khiến nó nhảy giật lùi lại (snaps back) tạo ra các đợt sóng chấn động vào vỏ Trái Đất, khiến xảy ra cơn địa chấn dưới lòng biển, được gọi là động đất tại đáy biển.
Những vụ lở đất dưới đáy biển (thỉnh thoảng xảy ra vì nguyên nhân động đất) cũng như những vụ sụp đổ của núi lửa cũng có thể làm chấn động cột nước khiến trầm tích và đá trượt xuống theo sườn núi rơi xuống đáy biển. Tương tự như vậy, một vụ phun trào núi lửa mạnh dưới biển cũng có thể tung lên một cột nước để hình thành sóng thần. Các con sóng được hình thành khi khối lượng nước bị dịch chuyển vị trí chuyển động dưới ảnh hưởng của trọng lực để lấy lại thăng bằng và tỏa ra trên khắp đại dương như các gợn sóng trên mặt ao.
Trong thập kỷ 1950 người ta đã khám phá ra rằng những cơn sóng thần lớn có thể xuất hiện từ các vụ lở đất, hoạt động phun trào núi lửa và các vụ va chạm thiên thạch. Những hiện tượng đó khiến một lượng nước lớn nhanh chóng bị chuyển chỗ, khi năng lượng từ một thiên thạch hay một vụ nổ chuyển vào trong nước nơi xảy ra va chạm. Các cơn sóng thần với xuất hiện từ những nguyên nhân đó, khác với những trận sóng thần do động đất gây ra, thường nhanh chóng tan rã và hiếm khi lan tới những bờ biển quá xa vì diện tích xảy ra sự kiện nhỏ. Các hiện tượng đó có thể gây ra các cơn sóng địa chấn lớn chỉ trong một khu vực, như vụ lở đất ở Vịnh Lituya tạo ra một sóng nước ước tính tới 50–150 m và tràn tới độ cao 524 m trên các ngọn núi ở đó. Tuy nhiên, một vụ lở đất cực lớn có thể gây ra một trận sóng thần cực lớn gây ảnh hưởng trên toàn bộ đại dương.

Các đặc điểm


Thường có một quan niệm sai rằng sóng thần cũng hoạt động như một đợt sóng hình thành do gió thông thường hay các cơn sóng cồn (với gió phía sau, như trong bức tranh khắc gỗ thế kỷ 19 nổi tiếng củaHokusai này). Trên thực tế, một cơn sóng thần được hiểu đúng hơn là một đợt dâng cao bất thần của nước biển, như một hay nhiều đợt nước. Lưỡi sóng thần đặc biệt giống với một đợt sóng đang tan ra nhưng có cơ chế khác hẳn: mức nước biển đột ngột tăng, tựa như những khối nước biển khổng lồ có lực còn lớn hơn nhiều.
Sóng thần diễn biến rất khác biệt tùy theo kiểu sóng: chúng chứa năng lượng cực lớn, lan truyền với tốc độ cao và có thể vượt khoảng cách lớn qua đại dương mà chỉ mất rất ít năng lượng. Một trận sóng thần có thể gây ra thiệt hại trên bờ biển cách hàng nghìn cây số nơi nó phát sinh, vì thế chúng ta có thể có nhiều tiếng đồng hồ chuẩn bị từ khi nó hình thành tới lúc ập vào một bờ biển, nó xuất hiện một thời gian khá dài sau khi sóng địa chấn hình thành từ nơi xảy ra sự kiện lan tới. Năng lượng trên mỗi mét dài trong sóng tỷ lệ với nghịch đảo của khoảng cách từ nguồn phát.[cần dẫn nguồn]
Thậm chí một trận sóng thần riêng biệt có thể liên quan tới một loạt các đợt sóng với những độ cao khác nhau. Ở vùng nước rộng, các cơn sóng thần có chu kỳ rất dài (thời gian để đợt sóng sau tới vị trí một điểm sau đợt sóng trước), từ nhiều phút tới nhiều giờ, và chiều dài sóng dài lên tới hàng trăm kilômét. Điều này rất khác biệt so với các con sóng hình thành từ gió bình thường trên mặt đại dương, chúng thường có chu kỳ khoảng 10 giây và chiều dài sóng 150 mét.
Chiều cao thực của một đợt sóng thần trên đại dương thường không tới một mét. Điều này khiến những người ở trên tàu giữa đại dương khó nhận ra chúng. Bởi vì chúng có chiều dài sóng lớn, năng lượng của một cơn sóng thần điều khiển toàn bộ cột nước, hướng nó xuống phía đáy biển. Các cơn sóng đại dương ở vùng nước sâu thường xuất hiện do chuyển động của nước tính từ bề mặt đến một độ sâu bằng một nửa chiều dài sóng. Điều này có nghĩa rằng sự di chuyển của sóng bề mặt đại dương chỉ đạt tới độ sâu khoảng 100 m hay ít hơn. Trái lại, những cơn sóng thần hoạt động như những con sóng vùng nước nông giữa biển khơi (bởi chiều dài của chúng ít nhất lớn gấp 20 lần chiều sâu nơi chúng hoạt động), bởi sự phân tán chuyển động của nước ít xảy ra nơi nước sâu.
Con sóng đi qua đại dương với tốc độ trung bình 500 dặm một giờ[1]. Khi tiến tới đất liền, đáy biển trở nên nông và con sóng không còn di chuyển nhanh được nữa, vì thế nó bắt đầu "dựng đứng lên"; phần phía trước con sóng bắt đầu dựng đứng và cao lên, và khoảng cách giữa các đợt sóng ngắn lại. Tuy một người ở ngoài đại dương có thể không nhận thấy dấu hiệu sóng thần, nhưng khi vào bờ nó có thể đạt chiều cao một tòa nhà sáu tầng hay hơn nữa. Quá trình dựng đứng lên này tương tự như khi ta vẩy một chiếc roi da. Khi sóng tiến từ phía cuối ra đầu roi, cùng một lượng năng lượng phân bố trong khối lượng vật liệu ngày càng nhỏ, khiến chuyển động trở nên mãnh liệt hơn. Càng đi vào đất liền, tốc độ di chuyển sẽ chậm lại nhưng ngọn sóng cao.
Một con sóng trở thành một con "sóng nước nông" khi tỷ lệ giữa độ sâu mặt nước và chiều dài sóng của nó rất nhỏ, và bởi vì sóng thần có chiều dài sóng rất lớn (hàng trăm kilômét), các cơn sóng thần hoạt động như những cơn sóng nước nông ngay bên ngoài đại dương. Những con sóng nước nông di chuyển với tốc độ bằng căn bậc hai của tích giữa gia tốc trọng trường (9.8 m/s2) và chiều sâu nước. Ví dụ, tại Thái Bình Dương, với độ sâu trung bình 4000 m, một cơn sóng thần di chuyển với tốc độ khoảng 200 m/s (720 km/h hay 450 dặm/giờ) và mất ít năng lượng, thậm chí đối với những khoảng cách lớn. Ở độ sâu 40 m, tốc độ sẽ là 20 m/s (khoảng 72 km/h hay 45 dặm/giờ), nhỏ hơn tốc độ trên đại dương nhưng rõ ràng con người không thể chạy nhanh hơn tốc độ này.
Sóng thần lan truyền từ nguồn phát (tâm chấn), vì thế những bờ biển trong vùng bị ảnh hưởng bởi chấn động thường lại khá an toàn. Tuy nhiên, các cơn sóng thần có thể gây nhiễu xạ xung quanh các mảng lục địa (như thể hiện trong hoạt hình này).

Hoạt hình trận sóng thần Ấn Độ Dương khi các cơn sóng lan tới Sri Lanka và Ấn Độ. Không nhất thiết phảiđối xứng; các đợt sóng thần có thể mạnh hơn ở hướng này so với hướng kia, tùy thuộc vào điều kiện nguồn phát và điều kiện địa lý khu vực xung quanh.
Đặc trưng riêng của điều kiện địa lý địa phương có thể dẫn tới hiện tượng triều giả hay sự hình thành các đợtsóng dừng, có thể gây thiệt hại lớn hơn trên bờ biển. Ví dụ, cơn sóng thần lan tới Hawaii ngày 1 tháng 41946có thời gian ngắt quãng mười lăm phút giữa các đợt sóng. Chu kỳ cộng hưởng tự nhiên của Vịnh Hilo là khoảng mười ba phút. Điều đó có nghĩa mỗi đợt sóng tiếp theo trùng pha với chuyển động của Vịnh Hilo, tạo ra một đợt triều giả trong vịnh. Vì thế, Hilo bị thiệt hại nặng nền nhất so với tất cả các địa điểm khác tại Hawaii, đợt sóng thần/triều giả có độ cao lên tới 14 m giết hại 159 người.
Sóng biển được chia làm 3 loại, căn cứ vào độ sâu:
  • Tầng nước sâu
  • Tầng nước trung bình
  • Tầng nước nông
Dù được tạo ra ở tầng nước sâu (khoảng 4000 m dưới mực nước biển), sóng thần được xem là sóng ở tầng nước nông. Khi sóng thần tiến vào tầng nước nông gần bờ, khoảng thời gian của nó không đổi, nhưng chiều dài sóng thì giảm liên tục, điều này làm cho nước tích tụ thành một mái vòm khỏng lồ, gọi là hiệu ứng "bị cạn".

Dấu hiệu của một đợt sóng thần sắp tới

Những dấu hiệu sau đây thường báo trước một cơn sóng thần: [2]:
  • Cảm thấy động đất. Nếu cảm thấy nền đất rung lắc mạnh đến mức không còn đứng vững được, thì nhiều khả năng sẽ xảy ra một trận sóng thần.
  • Các bong bóng chứa khí gas nổi lên mặt nước làm ta có cảm giác như nước đang bị sôi.
  • Nước trong sóng nóng bất thường.
  • Nước có mùi trứng thối (khí hyđro sulfua) hay mùi xăng, dầu.
  • Nước làm da bị mẩn ngứa.
  • Nghe thấy một tiếng nổ như là:
- tiếng máy nổ của máy bay phản lực
- hay tiếng ồn của cánh quạt máy bay trực thăng, hay là
- tiếng huýt sáo.
  • Biển lùi về sau một cách đáng chú ý.
  • Mây đen vần vũ đầy trời.
  • Vệt sáng đỏ ở đường chân trời.
  • Khi sóng thần ập vào bờ, sẽ có tiếng gầm rú giống như chuyến tàu hỏa đang đến gần.
  • Hàng triệu con chim hải âu bay ngược biển.

Cảnh báo và ngăn chặn


Bức tường chắn sóng thần tại Tsu-shi, Nhật Bản
Sóng thần không thể được dự đoán một cách hoàn toàn chính xác, nhưng có những dấu hiệu có thể báo trước một đợt sóng thần sắp xảy ra, và nhiều hệ thống đang được phát triển và được sử dụng để giảm thiểu những thiệt hại do sóng thần gây ra.
Ở những khoảnh khắc khi lưỡi đợt sóng thần là vùng lõm của nó, nước biển sẽ rút khỏi bờ với khoảng cách bằng nửa chu kỳ sóng trước khi đợt sóng tràn tới. Nếu đáy biển có độ nghiêng thấp, sự rút lui này có thể lên tới hàng trăm mét. Những người không nhận thức được về sự nguy hiểm có thể vẫn ở lại trên bãi biển vì tò mò, hay để nhặt những con cá trên đáy biển lúc ấy đã trơ ra.

Dấu hiệu cảnh báo sóng thần tại đập ngăn nước ở Kamakura, Nhật Bản, 2004. Ở thời Muromachi, một cơn sóng thần đã tràn vào Kamakura, phá hủy những ngôi nhà gỗ nơi đặt pho tượng Phật A di đàtại Kotokuin. Từ ấy, bức tượng được đặt ngoài trời.
Ở những khoảnh khắc khi lưỡi sóng của cơn sóng thần đạt mức đỉnh lần thứ nhất, những đợt sóng tiếp theo có thể khiến nước dâng cao hơn. Một lần nữa, việc hiểu biết về hoạt động của sóng thần rất quan trọng, để có thể nhận thức rằng khi mực nước rút xuống lần đầu tiên, nguy hiểm chưa hề qua. Ở những vùng bờ biển có độ cao thấp, một trận động đất mạnh là dấu hiệu cảnh báo chính rằng một cơn sóng thần có thể đã được tạo ra.
Những vùng có nguy cơ sóng thần cao có thể sử dụng những hệ thống cảnh báo sóng thần để xác định và cảnh báo người dân trước khi sóng đi tới đất liền. Tại một số cộng đồng ở bờ biển phía tây nước Mỹ, vốn có nguy cơ đối mặt với các cơn sóng thần Thái Bình Dương, những dấu hiệu cảnh báo hướng dẫn người dân đường thoát hiểm khi một cơn sóng thần tràn tới. Các mô hình máy tính có thể dự đoán phỏng chừng khoảng thời gian tràn tới và sức mạnh của sóng thần dựa trên thông tin về sự kiện gây ra nó và hình dạng của đáy biển (bathymetry) và vùng đất bờ biển (địa hình học).[3]
Một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm nhất là từ những loài động vật ở gần. Nhiều loài vật cảm giác được sự nguy hiểm và bỏ chạy lên vùng đất cao trước khi những con sóng tràn tới. Vụ động đất Lisbon là trường hợp đầu tiên được ghi lại về hiện tượng đó tại châu Âu. Hiện tượng này cũng đã được nhận thấy tại Sri Lanka trong trận Động đất Ấn Độ Dương 2004 ([4]). Một số nhà khoa học có thể suy luận rằng các loài vật có thể có một khả năng cảm nhận được sóng hạ âm Rayleigh waves từ một trận động đất nhiều phút hay nhiều giờ trước khi một cơn sóng thần tấn công vào bờ (Kenneally, [5]).
Trong khi vẫn chưa có khả năng ngăn chặn sóng thần, tại một số quốc gia thường phải hứng chịu thảm họa thiên nhiên này, một số biện pháp đã được tiến hành nhằm giảm thiệt hại do sóng thần gây ra. Nhật Bản đã áp dụng một chương trình lớn xây dựng các bức tường chắn sóng thần với chiều cao lên tới 4.5 m (13.5 ft) trước những vùng bờ biển nhiều dân cư sinh sống. Những nơi khác đã xây dựng các cửa cống và kênh để dẫn dòng nước từ những cơn sóng thần đi hướng khác. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng vẫn còn là một vấn đề tranh cãi, bởi vì các cơn sóng thần thường cao hơn tường chắn. Ví dụ, đợt sóng thần tràn vào đảo Hokkaidongày 12 tháng 71993 tạo ra những đợt sóng cao tới 30 m (100 ft) - tương đương một tòa nhà 10 tầng. Thị trấn cảng Aonae đã được trang bị một bức tường chắn sóng thần bao kín xung quanh, nhưng các cơn sóng đã tràn qua tường và phá hủy toàn bộ cấu trúc xây dựng bằng gỗ trong vùng. Bức tường có thể có tác dụng trong việc làm chậm và giảm độ cao sóng thần nhưng nó không ngăn cản được tính phá hủy và gây thiệt hại nhân mạng của sóng thần.
Những hiệu ứng của một cơn sóng thần có thể giảm bớt nhờ những yếu tố thiên nhiên như cây trồng dọc bờ biển. Một số vị trí trên đường đi của cơn sóng thần Ấn Độ Dương 2004 hầu như không bị thiệt hại gì nhờ năng lượng sóng thần đã bị một dải cây như dừa và đước hấp thụ. Một ví dụ khác, làng Naluvedapathy tại vùngTamil Nadu Ấn Độ bị thiệt hại rất ít khi những con sóng thần tan vỡ trong khu rừng 80.244 cây được trồng dọc bờ biển năm 2002 để được ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness. [6] Những nhà môi trường đã đề xuất việc trồng cây dọc theo những vùng bờ biển có nguy cơ sóng thần cao. Tuy có thể mất vài năm để cây lớn đạt tới kích cỡ cần thiết, những công cuộc trồng rừng như vậy có thể mang lại những công cụ hữu hiệu, rẻ tiền cũng như có tác dụng lâu dài trong việc ngăn chặn sóng thần hơn những biện pháp đắt tiền, gây hại đến môi trường như các bức tường chắn sóng.

Ứng phó với sóng thần

a. Khi đang ở trên biển, ven biển:
- Khi đang ở trên tàu thuyền trên biển, ven biển mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì không nên cho tàu thuyền trở về cảng, mà nên di chuyển tàu thuyền đến những vùng nước sâu ít nhất là trên 150m, vì sóng thần có thể gây ra sự thay đổi nhanh chóng mực nước biển và tạo ra những dòng chảy nguy hiểm ở cảng và bến tàu; - Khi tàu thuyền còn neo đậu trong bờ mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì chủ tàu thuyền có thể đưa tàu thuyền của mình ra biển nếu có đủ thời gian và được sự thông báo của chính quyền, cơ quan chức năng; - Không được ở lại trên tàu thuyền neo đậu tại bến cảng vì sóng thần có mức phá hoại rất lớn.
b. Khi ở trên đất liền:
- Đang ở khu vực bãi biển: khi nhận được tin sóng thần phải ngay lập tức chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc xa bờ biển từ 500m trở lên; - Đang ở nơi đông người: khi nhận được tin sóng thần phải ngay lập tức báo với những người khác cùng chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc xa bờ biển từ 500m trở lên, đặc biệt là giúp đỡ trẻ em, người già, phụ nữ có thai đi sơ tán; - Đang ở trong nhà trệt, nhà thấp tầng: trong phạm vi dưới 500m so với bờ biển phải sơ tán vào sâu trên đất liền, chỉ mang theo các vật dụng, tài sản, giấy tờ quan trọng khi sơ tán; Đang ở trong nhà cao tầng: phải di chuyển lên các tầng cao, không ở lại tầng 1 cho đến tầng 3; mở trống các cửa ỏ các tầng thấp để hạn chế sự tác động của sóng.Đang đi trên đường: không được đi ra hướng bờ biển. Nguồn: Sóng thần và một số biện pháp phòng tránh, ứng phó

Các trận sóng thần lịch sử


Sóng thần xảy ra thường xuyên nhất ở Thái Bình Dương nhưng là một hiện tượng toàn cầu; sóng thần có thể xảy ra ở bất kì nơi nào có khối nước lớn, bao gồm cả những hồ nằm trong đất liền, có khả năng xảy ra sự dịch chuyển của khối đất bên dưới. Những cơn sóng thần nhỏ, không gây thiệt hại và không thể nhận biết được nếu không có thiết bị chuyên môn, xảy ra thường xuyên như kết quả của những trận động đất nhẹ và các địa chấn khác.

Trận sóng thần ở Đảo Vancouver, Canada năm 1700[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 26 tháng 1, trận động đất Cascadia, một trong những trận động đất mạnh nhất trong lịch sử, làm gián đoạn Cascadia Subduction Zone offshore từ đảo Vancouver đến bắc California, tạo nên một cơn sóng thần được ghi lại trong lịch sử Nhật Bản cũng như trong lịch sử truyền khẩu của người thổ dân châu Mỹ.

Trận sóng thần ở Lisboa, Bồ Đào Nha năm 1755

Hàng vạn người sống sót qua trận động đất ở Lisboa năm 1755 đã thiệt mạng trong đợt sóng thần xảy ra sau đó nửa giờ. Nhiều cư dân thành phố chạy ra bờ biển, tin rằng nơi này có thể tránh khỏi các đám cháy và mảnh vỡ do động đất. Trước khi cơn sóng thần ập vào cảng, nước rút rất nhanh, để lộ những hàng hóa bị rơi xuống biển và những chiếc tàu đắm bị lãng quên.
Động đất, sóng thần và hỏa hoạn sau đó đã giết chết hơn một phần ba dân số Lisboa trước trận động đất. Những văn lịch sử ghi chép lại các cuộc thám hiểm củaVasco da Gama và những nhà hàng hải trước đó bị mất, rất nhiều ngôi nhà bị phá hủy (gồm cả đa số những kiến trúc Manueline Bồ Đào Nha). Những người châu Âu ở thế kỷ 18 đã tìm cách giải thích thảm họa này trong tôn giáo và các hệ thống đức tin lý trí. Các nhà triết học Thời khai sáng, nổi tiếng nhất là Voltaire, đã viết về sự kiện này. Quan niệm triết học về sự siêu phàm, như được nhà triết học Immanuel Kant miêu tả trong cuốn Beobachtungen über das Gefühl des Schönen und Erhabenen (Những quan sát về Cảm giác của Cái đẹp và sự Siêu phàm), có một phần cảm hứng trong nỗ lực tìm hiểu tầm cỡ của trận động đất và sóng thần Lisboa.

1883 - Vụ nổ phun trào Krakatoa

Hòn đảo núi lửa Krakatoa ở Indonesia đã nổ tung với sức mạnh hủy diệt năm 1883, thổi tung một phần buồng magma dưới chân nó khiến vùng đất nằm phía trên đó và đáy biển sụp đổ. Một loạt những cơn sóng thần đã hình thành sau vụ sụp đổ, một số cơn đạt tới độ cao hơn 40 mét trên mực nước biển. Các cơn sóng thần được quan sát thấy trên khắp Ấn Độ DươngThái Bình Dương, bờ biển phía tây nước Mỹ, Nam Mỹ và thậm chí xa tới cả Kênh Anh Quốc. Ở bờ biển phía đối diện tạiJava và Sumatra nước lụt tràn sâu nhiều dặm vào trong bờ gây ra thiệt hại to lớn về nhân mạng tới mức một vùng dân cư đã không bao giờ được khôi phục và trở thành rừng rậm và hiện là khu dự trữ sinh quyển Ujung Kulon.

Vụ nổ Halifax và sóng thần

Vụ nổ Halifax xảy ra ngày thứ Năm, 6 tháng 12 năm 1917 lúc 9:04:35 sáng giờ địa phương tại HalifaxNova Scotia ở Canada, khi chiếc tàu chở vũ khí cho Thế chiến thứ nhất Mont-Blanc của Pháp va chạm với chiếc tàu thủy Na Uy Imo được thuê chở đồ trợ cấp cho Bỉ. Hậu quả của vụ va chạm làm chiếc Mont-Blanc bốc cháy vànổ tung. Vụ nổ gây ra một cơn sóng thần, và một làn sóng sung kích trong không khí.

1929 - Trận sóng thần Newfoundland

Ngày 18 tháng 11 năm 1929, một trận động đất mạnh 7.2 độ xảy ra bên dưới Dốc Laurentian tại Grand Banks. Chấn động được cảm nhận thấy tại khắp các tỉnh bang vùng Atlantic ở Canada và đến tận Ottawa ở phía tây cũng như Claymont, Delaware ở phía nam. Hậu quả là sau 2½ giờ một cơn sóng thần cao hơn 7 mét tràn vào bán đảo Burin trên bờ biển phía nam Newfoundland, 28 người thuộc nhiều cộng đồng dân cư đã thiệt mạng.

1946 - Trận sóng thần Thái Bình Dương


Người dân Hawai'i chạy trốn trước một cơn sóng thần đang ập vào Hilo, Hawai'i
Ngày 1 tháng 4 trận sóng thần do vụ Động đất quần đảo Aleut gây ra giết hại 165 người tại Hawaii và Alaska dẫn tới việc hình thành hệ thống cảnh báo sóng thần (cụ thể là Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương), được thành lập năm 1949 giám sát cho các quốc gia vùng Thái Bình Dương. Tại Hawaii cơn sóng thần được gọi là "Sóng thần Ngày Nói dối" vì mọi người đã tin rằng cảnh báo sóng thần là một trò đùa Ngày Nói dối.

1960 - Trận sóng thần Chile

Trận Động đất Lớn Chile với cường độ 9.5 độ Richter là trận động đất mạnh nhất từng được ghi lại. Tâm chấn nằm ngoài khơi Trung Nam Chile, gây ra một trong những trận sóng thần có sức tàn phá lớn nhất thế kỷ 20.
Cơn sóng trải dài khắp Thái Bình Dương, với những con sóng đo được tới 25 mét. Đợt sóng đầu tiên ập tới Hilo, Hawaiisau khoảng 14.8 giờ từ khi nó được hình thành ngoài khơi Trung Nam Chile.
Đợt sóng cao nhất tại Vịnh Hilo đo được khoảng 10,7 m (35 ft.). 61 người thiệt mạng với nguyên nhân được cho là do không để ý tới những hồi còi báo động. Khi sóng thần tràn vào OnagawaNhật Bản, 22 giờ sau trận động đất, chiều cao sóng đạt 3 mét trên mực thủy triều đang dâng cao. Số lượng người chết do vụ động đất và cơn sóng thần sau đó được ước lượng trong khoảng 490 tới 2.290.

1963 - Thảm họa Đập Vajont

Hồ chứa nước phía sau Đập Vajont phía bắc Ý đã bị một trận lở đất lớn lao xuống. Một cơn sóng thần phát sinh quét qua đỉnh đập (nhưng không làm vỡ nó) lao xuống thung lũng bên dưới. Gần 2.000 người thiệt mạng.

1964 - Trận sóng thần Ngày thứ Sáu Tuần thánh

Sau Trận động đất Ngày thứ Sáu Tuần thánh cường độ 9.2 độ, một cơn sóng thần đã tấn công AlaskaBritish ColumbiaCalifornia và các thị trấn ven bờ biển tây bắc Thái Bình Dương, khiến 121 người chết. Những cơn sóng cao tới 6 mét, và giết hại 6 người ở Crescent City, California.

1976 - Trận sóng thần Vịnh Moro

Ngày 16 tháng 8 năm 1976 lúc 12:11 sáng, một trận động đất 7.9 độ xảy ra ở đảo MindanaoPhilippines. Nó tạo ra một cơn sóng thần tàn phá hơn 700 km bờ biển quanh Vịnh Moro ở phía Bắc biển Celebes. Ước lượng số người chết trong thảm họa này lên tới 5.000 người, 2.200 người mất tích hay được cho đã chết, hơn 9.500 người bị thương và tổng cộng 93.500 trở thành vô gia cư. Nó cũng đã tàn phá các thành phố và thị trấn như Thành phố PagadianZamboanga del Sur,Thành phố ZamboangaBasilanSuluSultan KudaratMaguindanaoThành phố CotabatoLanao del Sur và Lanao del Norte.

1979 - Trận sóng thần Tumaco

Một trận động đất mạnh 7.9 độ đã xảy ra ngày 12 tháng 12 năm 1979 lúc 7:59:4.3 (UTC) dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Colombia và Ecuador. Trận động đất và cơn sóng thần do nó gây ra đã phá hủy ít nhất năm làng cá và cái chết của hàng trăm người tại tỉnh Nariño Colombia. Chấn động được cảm nhận thấy tạiBogotáCaliPopayánBuenaventura và nhiều thành phố khác tại Colombia và tại GuayaquilEsmeraldasQuito cũng như nhiều vùng khác tại Ecuador. Khi Sóng thần Tumaco tràn lên bờ, nó phá hủy trầm trọng thành phố Tumaco, cũng như các thị trấn El Charco, San Juan, Mosquera và Salahonda trên bờ biển Thái Bình Dương của Colombia. Tổng số nạn nhân trong thảm họa này là 259 người chết, 798 người bị thương 95 người mất tích hoặc được cho là đã chết.

1993 - Trận sóng thần Okushiri

Một trận sóng thần có sức tàn phá lớn đã xảy ra ngoài khơi Hokkaido Nhật Bản sau một trận động đất ngày 12 tháng 7 năm 1993. Kết quả, 202 người trên hòn đảo nhỏ Okushiri thiệt mạng và hàng trăm người mất tích hay bị thương. Thêm nữa, hàng trăm triệu chú chim cảnh, mèo và chó cũng thiệt mạng.

2004 - Trận sóng thần Ấn Độ Dương


Hoạt hình Trận Sóng thần Indonesia 2004 từ NOAA/PMEL Chương trình Nghiên cứu Sóng thần
Trận động đất Ấn Độ Dương 2004, với cường độ được ước lượng khoảng từ 8.90-9.30 trên thang độ Richter (cường độ hiện vẫn chưa được thống nhất, nhưng đa số cho rằng là lớn hơn 9.0 Richter), đã gây ra một loạt những cơn sóng thần khủng khiếp ngày 26 tháng 12 năm 2004giết hại khoảng 230.000 người (gồm 168.000 người tại riêng Indonesia), biến nó trở thành trận sóng thần gây nhiều thiệt hại nhân mạng nhất trong lịch sử [7]. Cơn sóng thần giết hại người dân ở cả vùng lân cận trận động đất tại IndonesiaThái Lan và bờ biển tây bắc Malaysia cho tới những nơi cách xa hàng nghìn kilômét tại BangladeshẤn ĐộSri LankaMaldives và thậm chí tới cả SomaliaKenya và Tanzania ở ĐôngPhi. Thảm họa đã dẫn tới một chiến dịch quyên góp toàn cầu hỗ trợ cho các nạn nhân, với hàng tỷ dollar đã được quyên góp.
Không giống như Thái Bình Dương, không hề có một trung tâm cảnh báo sóng thần nào đặt tại Ấn Độ Dương. Một phần do nguyên nhân là do từ vụ phun trào Krakatoa năm 1883 (giết hại 36.000 người) tới năm 2004 không một trận sóng thần nào xảy ra ở khu vực này. Sau trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004, UNESCO và các tổ chức quốc tế khác đã kêu gọi thiết lập một hệ thống giám sát sóng thần toàn cầu.

2006 - Trận sóng thần nam Đảo Java

Một trận động đất mạnh 7.7 độ Richter làm rung chuyển Ấn Độ Dương ngày 17 tháng 7 năm 2006 tại địa điểm cách 200 km phía nam Pangandaran, một bãi biển đẹp nổi tiếng về những đợt sóng thích hợp cho những người ưa thích môn lướt sóng. Trận động đất này đã gây ra một cơn sóng thần với nhiều độ cao khác nhau từ 2 mét tại Cilacap tới 6 mét tại bãi biển Cimerak cuốn và phạt bằng những ngôi nhà ở sâu tới 400 mét bên trong bờ biển. Số lượng nạn nhân được thông báo gồm 600 người chết và khoảng 150 người vẫn đang mất tích.

2010 - Trận sóng thần Chile

Trận động đất lớn ở Chile với cường độ 8.8 độ Richter xảy ra ngày 27 tháng 2, 2010 gần thành phố Concepción, cách thủ đô Santiago 500 km về phía nam. Trận động đất này gây ra những trận sóng thần tàn phá nhiều thành phố dọc bờ bể Chile và những sóng thần nhỏ ở Hawaii và Nhật Bản.

2011 - Trận sóng thần Sendai 

Trận động đất mạnh 9.0 độ Richter xảy ra ngày 11 tháng 3 năm 2011 gần thành phố Sendai, cách thủ đô Tokyo 373 km về phía nam. Trận động đất này gây ra sóng thần dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và hơn 20 quốc gia khác tại Châu Đại DươngChâu ÁBắc Mỹ và Nam Mỹ.

Các trận sóng thần khác ở Nam Á

Những trận sóng thần tại Nam Á
(Nguồn: Trung tâm Địa chấn Không chuyên Ấn Độ)[8]
NgàyĐịa điểm
1524Gần DabholMaharashtra
2 tháng 4,1762Bờ biển Arakan, Myanma
16 tháng 6,1819Rann of Kachchh, GujaratẤn Độ
31 tháng 10,1847Đảo Nicobar lớn, Ấn Độ
31 tháng 12,1881Đảo Car Nicobar, Ấn Độ
26 tháng 8,1883Phun trào núi lửa Krakatoa
28 tháng 11,1945Bờ biển Mekran, Balochistan
26 tháng 12,2004Banda Aceh, Indonesia; Tamil Nadu (Ấn Độ), Kerala (Ấn Độ), Andhra Pradesh (Ấn Độ), Quần đảo Andaman và Quần đảo Nicobar (Ấn Độ); Sri Lanka; Thái Lan; Malaysia; Maldives; Somalia; Kenya; Tanzania

Các trận sóng thần lịch sử khác

Các cơn sóng thần khác đã xảy ra gồm:
  • Khoảng năm 500 trước Công nguyênPoompuharTamil NaduẤn ĐộMaldives
  • 1541: một cơn sóng thần đã tấn công những khu định cư đầu tiên của người châu Âu tại BrasilSão Vicente. Không có ghi chép về số người chết và bị thương, nhưng thị trấn hầu như bị phá hủy hoàn toàn.
  • 20 tháng 1 năm 1606/1607: dọc bờ biển Kênh Anh Quốc hàng nghìn người chết đuối, nhà cửa và những ngôi làng bị cuốn bay, đất trồng trọt bị tràn ngập và các đàn gia súc bị một cơn lũ có thể là sóng thần cuốn trôi. Nguyên nhân của trận lụt còn đang bị tranh cãi, có lẽ nó xuất hiện do sự cộng hưởng của các điều kiện khí hậu và triều cường(tranh luận).
  • 26 tháng 11700: trận Động đất Cascadia (ước đạt 9.0 độ) đã gây ra những đợt sóng thần lớn trên vùng Tây bắc Thái Bình Dương.
  • Một trong những thảm họa sóng thần tồi tệ nhất đã nhận chìm toàn bộ các ngôi làng dọc Sanriku, Nhật Bản, năm 1896. Một cơn sóng cao hơn tòa nhà bảy tầng (khoảng 20 m) đã làm khoảng 26.000 người chết đuối.
  • 1946: Một trận động đất tại Quần đảo Aleutian gây ra một cơn sóng thần tràn tới Hawaii, giết hại 159 người (năm người chết tại Alaska).
  • 9 tháng 71958: Một trận lở đất lớn gây ra một cơn sóng tần tại fjord ở Vịnh LituyaAlaskaHoa Kỳ. Nó di chuyển với tốc độ hơn 150 km/h.
  • 26 tháng 51983: 104 ở phía Tây Nhật Bản đã thiệt mạng khi một cơn sóng thần xuất hiện từ một trận động đất ở gần đó.
  • 17 tháng 71998: Một cơn sóng thần tại Papua New Guinea giết hại khoảng 2200 người [9]. Một trận động đất 7.1 độ ngoài khơi 24 km sau đó 11 phút là một cơn sóng thần cao 12 m. Tuy cường độ trận động đất không đủ lớn để trực tiếp tạo ra các cơn sóng thần, mọi người tin rằng nó đã gây ra một vụ lở đất dưới đáy biển, dẫn tới sóng thần. Những làng mạc tại Arop và Warapu bị phá huỷ.
  • 17 tháng 72006: Một cơn sóng thần cao 1.8 m tràn vào bờ biển phía nam đảo JavaIndonesia lúc gần 11:20 UTC. Giết hại ít nhất 500 người và làm hư hại nhà cửa, tàu bè và khách sạn tại hay ở gần bờ biển Pangandaran. Cơn sóng thần do một trận động đất mạnh 7.7 độ ngoài khơi Ấn Độ Dương trực tiếp gây nên. Xem Trận động đất tháng 7, 2006 Java.

Sóng thần tại Bắc Mỹ và Caribe

  • 1690 - Nevis
  • 14 tháng 111840 - Great Swell trên Sông Delaware
  • 18 tháng 111867 - Quần đảo Virgin
  • 17 tháng 111872 - Maine
  • 11 tháng 101918 - Puerto Rico
  • 18 tháng 111929 - Newfoundland
  • 9 tháng 11926 - Maine
  • 4 tháng 81946 - Cộng hòa Dominica
  • 18 tháng 81946 - Cộng hòa Dominica
Có thể coi là sóng thần
  • 35 triệu năm trước - Thiên thạch Vịnh ChesapeakeVịnh Chesapeake
  • 9 tháng 61913 - Longport, New Jersey
  • 6 tháng 8,1923 - Rockaway Park, QueensNew York
  • 8 tháng 81924 - Đảo ConeyNew York
  • 19 tháng 81931 - Thành phố AtlanticNew Jersey
  • 21 tháng 91938 - Hurricane, Bờ biển New Jersey
  • 19 tháng 51964 - Đông bắc Hoa Kỳ
  • 4 tháng 71992 - Bãi biển Daytona, Florida
Nguồn: NOAA Văn phòng Dự báo Thời tiết Quốc gia

Sóng thần tại châu Âu

  • Ngày 16 tháng 101979 - 23 người đã chết khi bờ biển NicePháp, bị một cơn sóng thần tấn công. Đây có thể là một trận sóng thần do con người gây ra vì việc xây dựng một sân bay mới ở Nice đã gây ra một trận lở đất dưới đáy biển [10].
__________________
Danh sách những cơn sóng thần trong lịch sử và số lượng người chết
  • 228.000–560000 - Thảm họa Sóng thần Ấn Độ Dương 2004 ở (IndonesiaẤn ĐộSri LankaThái LanSomaliaMyanma và các nước khác)
  • 100.124 - Động đất ở Lisboa, 1755sóng thầnđộng đất và hỏa hoạn1755Bồ Đào Nha và Maroc
  • 70.000 - MessinaÝ, động đất và sóng thần, 1908
  • 40.000 - Nam Hải1782, kể cả số chết tại Đài Loan
  • 36.000 - Núi lửa Krakatoa nổ, 1883
  • 30.000 - Tokaido-NankaidoNhật Bản1707
  • 27.000 - Nhật Bản1826
  • 25,.74 - Chile1868
  • 22.070 - SanrikuNhật Bản1896
  • 15.030 - gây ra bởi núi Unzen, Tây Nam KyushuNhật Bản1792
  • 13.486 - Vịnh Lưu Cầu1771
  • 8.650 - Động đất và sóng thần Tōhoku 2011Sendai và TokyoNhật Bản11/3/2011
  • 5.233 - Tokaido-KashimaNhật Bản1703
  • 5.000 - NankaidoNhật Bản1605
  • 5.000 - Vịnh MoroPhilippines1976
  • 4.000 - BorneoIndonesia1952
  • 3.000 - Papua New Guinea1998
  • 3.008 - SanrikuNhật Bản1933
  • 2.000 - Động đất lớn tại Chile, gây chết tại ChileHoa Kỳ (Hawaii), Philippines và Nhật Bản1960
  • 2.000 - Lụt tại eo Bristol, 1607, có thể được gây ra bởi sóng thần, Anh
  • 750 - Sóng thần tại Java, gây ra bởi động đất, 2006
  • 360 - Sóng thần tại Tumaco, gây ra bởi động đất tại Colombia và Ecuador1979
  • 202 - Sóng thần tại Okushiri, gây ra bởi động đất, 1993
  • 165 - Động đất tại quần đảo Aleut, gây chết tại Hawaii và Alaska1946
  • 122 - Động đất ngày thứ Sáu ThánhAlaska và Hawaii1964
  • 27 hoặc 51 - Vịnh PlacentiaNewfoundlandCanada1929
  • 23 - NicePháp1979
____________________________


Danh sách các trận động đất lớn do USGS lập

Đây là danh sách các trận động đất lớn do USGS lập. Xem bảng dưới đây để biết thêm chi tiết.
NgàyGiờ‡Địa điểmKinhThương vongMMX† (M tham chiếu)
23 tháng 1năm 1556Thiểm Tây năm Trung Quốc
xem Động đất Thiểm Tây 1556
34,5° vĩ bắc109,7° kinh đông830.000~8,0
17 tháng 8năm 1668Anatolia năm Thổ Nhĩ Kỳ40° vĩ bắc36° kinh đông8.000~8,0
26 tháng 1năm 1700Cascadia chuyển từ Bắc California sang Đảo Vancouver
xem Động đất Cascadia 1700
~9,0M (Satake và ctv., 1996)
1 tháng 11năm 175510:16Lisboa năm Bồ Đào Nha
xem Động đất Lisboa 1755
36° vĩ bắc-11° kinh tây~80.000~8,7MI (Johnston, 1996)
16 tháng 12năm 18118:00New Madrid, MissouriHoa Kỳ
xem Động đất New Madrid 1811
36,6° vĩ bắc-89,6° kinh tây~8,1MI (Johnston, 1996)
23 tháng 1năm 181215:00New Madrid, MissouriHoa Kỳ36,6° vĩ bắc-89,6° kinh tây~7,8MI (Johnston, 1996)
7 tháng 2năm 18129:45New Madrid, MissouriHoa Kỳ36,6° vĩ bắc-89,6° kinh tây~8,0MI (Johnston, 1996)
2 tháng 6năm 18238:00Sườn phía nam của núi Kilauea, HawaiiHoa Kỳ19,3° vĩ bắc-155° kinh tây~7,0MI (Klein và Wright, 2000)
10 tháng 6năm 183615:30Phía nam Vịnh San FranciscoCaliforniaHoa Kỳ36,9° vĩ bắc-121,5° kinh tây~6,5MI (Bakun, 1999)
Tháng 6 năm 1838Bán đảo San Francisco,CaliforniaHoa Kỳ37,3° vĩ bắc-123,2° kinh tây~6,8MI (Bakun, 1999)
5 tháng 1năm 18432:45Marked TreeArkansasHoa Kỳ35,5° vĩ bắc-90,5° kinh tây~6,3MI (Johnston, 1996)
9 tháng 1năm 185716:24Fort Tejon, California (Phay nghịch San Andreas từ Parkfield đến Wrightwood)
xem Động đất Fort Tejon 1857
1~7,9M (Grant và Sieh, 1993; Stein và Hanks, 1998)
16 tháng 12năm 185721:00NapoliÝ40,3° vĩ bắc16° kinh đông11.000~6,9MI
8 tháng 10năm 186520:46San JoseCaliforniaHoa Kỳ37,2° vĩ bắc121,9° kinh tây~6,5MI (Bakun, 1999)
3 tháng 4năm 18682:25Hilea, đông nam Hawaii,HawaiiHoa Kỳ19,2° vĩ bắc-155,5° kinh tây77~7.9MI (Klein và Wright, 2000)
21 tháng 10năm 186815:53HaywardCaliforniaHoa Kỳ37,7° vĩ bắc-122,1° kinh tây30~6,8MI (Bakun, 1999)
20 tháng 2năm 18718:42MolokaiHawaiiHoa Kỳ21,2° vĩ bắc-156,9° kinh tây~6,8MI (Klein và Wright, 2000)
26 tháng 3năm 187210:30Thung lũng Owens,CaliforniaHoa Kỳ
xem 1872 Trận động đất Lone Pine
36,5° vĩ bắc-118° kinh tây27~7,6M (Beanland và Clark, 1994)
15 tháng 12năm 18725:40Phía bắc Cascades, Washington, Hoa Kỳ47,9° vĩ bắc-120,3° kinh tây~7,3MI (Malone và Bor, 1979; Rogers và ctv., 1983)
23 tháng 11năm 18735:00Bờ biển California-Oregon42,2° vĩ bắc-124,2° kinh tây~7,3MI (Bakun, 2000)
31 tháng 8năm 18862:51CharlestonNam Carolina,Hoa Kỳ32,9° vĩ bắc-80° kinh tây60~7,3MI (Johnston, 1996)
24 tháng 4năm 189011:36California, CaliforniaHoa Kỳ37° vĩ bắc121,8° kinh tây~6,3MI (Bakun, 1999)
27 tháng 10năm 189121:38Mino-Owari, Nhật Bản35,6° vĩ bắc136,6° kinh tây7.273~8,0MS
19 tháng 4năm 189210:50VacavilleCaliforniaHoa Kỳ38,5° vĩ bắc-121,8° kinh tây1~6,4MI (Bakun, 1999)
21 tháng 4năm 189217:43Winters, CaliforniaHoa Kỳ38,6° vĩ bắc-122° kinh tây~6,4MI (Bakun, 1999)
31 tháng 10năm 189511:08Charleston, MissouriHoa Kỳ37° kinh tây-89,4° vĩ bắc~6,6MI (Johnston, 1996)
15 tháng 6năm 189619:32Sanriku, Nhật Bản39,5° vĩ bắc144° kinh đông~8,5M
12 tháng 6năm 189711:06AssamẤn Độ26° vĩ bắc91° kinh đông1.500~8,3
20 tháng 6năm 189720:14Calaveras fault, California,Hoa Kỳ37° vĩ bắc-121,6° kinh tây~6,3MI (Bakun, 1999)
31 tháng 3năm 18987:43Đảo Mare, CaliforniaHoa Kỳ38,1° vĩ bắc122,4° kinh tây~6,3MI (Bakun, 1999)
15 tháng 4năm 18987:07Mendocino, CaliforniaHoa Kỳ39,3° vĩ bắc-123,9° kinh tây~6,8MI (Bakun, 2000)
4 tháng 9năm 18990:22Mũi Yakataga, AlaskaHoa Kỳ60° vĩ bắc-142° kinh tây7,9MS
10 tháng 9năm 189921:41Vịnh Yakutat, AlaskaHoa Kỳ60° vĩ bắc-142° kinh tây8,0MS
9 tháng 10năm 190012:28Đảo Kodiak, AlaskaHoa Kỳ57,1° vĩ bắc-153,5° kinh tây7,7MS
3 tháng 3năm 19017:45Parkfield, CaliforniaHoa Kỳ36,2° vĩ bắc-120,7° kinh tây6,4MS (Abe, 1988)
27 tháng 8năm 190421:56FairbanksAlaskaHoa Kỳ64,7° vĩ bắc-148,1° kinh tây7,3MS
9 tháng 7năm 19059:40Mông Cổ49° vĩ bắc99° kinh đông8,4M
31 tháng 1năm 190615:36Colombia-Ecuador1° vĩ nam-81,5° kinh tây1.0008,8M
18 tháng 4năm 190613:12San FranciscoCalifornia (San Andreas fault từ Cape Mendocino đến San Juan Bautista)
see Trận động đất San Francisco 1906.
3.0007.8M (Bakun, 1999)
17 tháng 8năm 19060:40ValparaísoChile-33-7220.0008.2M
28 tháng 12năm 19084:20Messina, Ý38.315.670.0007.2MS
1 tháng 7năm 191122:00Calaveras fault, California,Hoa Kỳ37.39-121.86.5MS
3 tháng 10năm 19156:52Pleasant Valley, NevadaHoa Kỳ40.5-117.57.1M (Stover and Coffman, 1993)
11 tháng 10năm 191814:14Puerto Rico18.47-67.631167.5MS (McCann, 1985)
6 tháng 12năm 19188:41Bán đảo Vancouver, British ColumbiaCanada49.62-125.927ML (Gutenberg and Richter, 1954: Rogers, 1983)
16 tháng 12năm 192012:05Ninh Hạ-Cam TúcTrung Quốc36.6105.32200.0008.6MS
31 tháng 1năm 192213:17ngoài khơi, Cape Mendocino,CaliforniaHoa Kỳ40.7-125.557.3MG-R (Ellsworth, 1990)
10 tháng 3năm 192211:21Parkfield, CaliforniaHoa Kỳ35.9120.96.1M (Bakun and McEvilly, 1984)
22 tháng 1năm 19239:04ngoài khơi, Cape Mendocino,CaliforniaHoa Kỳ40.49-125.327.2MG-R (Ellsworth, 1990)
1 tháng 9năm 19232:58KantoNhật Bản
xem Đại thảm họa động đất Kantō 1923
35.4139.08143.0007.9M
1 tháng 3năm 19252:19Charlevoix, QuébecCanada47.76-69.846.3M (Bent, 1992)
28 tháng 6năm 19251:21Clarkston Valley, Montana,Hoa Kỳ46.32-111.526.6M (Dosier, 1989)
29 tháng 6năm 192514:42Santa BarbaraCalifornia,Hoa Kỳ34.3-119.8136.8M (Stein and Hanks, 1998)
22 tháng 10năm 192612:35Vịnh Monterey, California,Hoa Kỳ36.62-122.356.1MG-R (Ellsworth, 1990)
22 tháng 10năm 192613:35Vịnh Monterey, California,Hoa Kỳ36.55-122.186.1MG-R (Ellsworth, 1990)
7 tháng 3năm 19279:27Tango, Nhật Bản35.8134.923.0207.6MS
22 tháng 5năm 192722:32Tsinghai, Trung Quốc37.39102.31200.0007.9MS
4 tháng 11năm 192713:51ngoài khơi Lompoc,CaliforniaHoa Kỳ34.92-121.037.1M (Stein and Hanks, 1998)
18 tháng 11năm 192920:32Grand Banks,NewfoundlandCanada44.69-56.017.3M (Bent, 1995)
21 tháng 12năm 19326:10Cedar Mountain, Nevada,Hoa Kỳ38.51-118.087.2M
2 tháng 3năm 193317:31Sanriku, Nhật Bản39.22144.622.9908.4M
11 tháng 3năm 19331:54Bờ biển dàiCaliforniaHoa Kỳ
xem Trận động đất ở Bờ biển dài năm 1933
33.6-1181156.4M (Hauksson & Gross, 1991)
20 tháng 11năm 193323:21Baffin Bay, Canada73-69.987.4M (Stein et al. 1979)
15 tháng 1năm 19348:43Bihar, Ấn Độ27.5587.0910.7008.1M (Chen and Molnar, 1977)
8 tháng 6năm 19344:47Parkfield, CaliforniaHoa Kỳ35.9-120.96.1M (Bakun and McEvilly, 1984)
1 tháng 11năm 19356:03Timiskaming, Québec,Canada48.89-796.2M (Bent, 1996)
22 tháng 7năm 193717:09Salcha, AlaskaHoa Kỳ64.49-146.857.3MS
23 tháng 1năm 19388:32MauiHawaiiHoa Kỳ20.96-156.186.8MS (Klein and Wright, 2000)
10 tháng 11năm 193820:18Shumagin Islands, Alaska,Hoa Kỳ55.33-158.378.2M
26 tháng 12năm 193923:57ErzincanThổ Nhĩ Kỳ39.7739.5332.7007.8MS
19 tháng 5năm 19404:36Thung lũng Hoàng gia,CaliforniaHoa Kỳ32.73-115.597.1M (Ellsworth, 1990)
7 tháng 12năm 19444:35Tonankai, Nhật Bản33.751361.2238.1M
1 tháng 4năm 194612:28Đảo Unimak, AlaskaHoa Kỳ52.75-163.51657.3MS (Stover and Coffman, 1993)
23 tháng 6năm 194617:13Bán đảo Vancouver, British ColumbiaCanada49.75-124.57.3ML (Gutenberg and Richter, 1954: Rogers, 1983)
4 tháng 8năm 194617:51Cộng hoà Dominican19.25-691008MS (Abe, 1981)
20 tháng 12năm 194619:19Nankaido, Nhật Bản32.5134.51.3308.1M
16 tháng 10năm 19472:09FairbanksAlaskaHoa Kỳ64.2-148.37.2M
13 tháng 4năm 194919:55Olympia, WashingtonHoa Kỳ
xem Trận động đất Nisqually
47.1-122.787.1ML (Baker và Langston, 1987)
22 tháng 8năm 19494:01Đảo Queen Charlotte, British ColumbiaCanada53.62-133.278.1MS (Gutenberg and Richter, 1954)
15 tháng 8năm 195014:09Assam-Tây Tạng28.596.51.5268.6M
21 tháng 8năm 195110:57KonaHawaiiHoa Kỳ19.5-155.956.9MS (Klein and Wright, 2000)
21 tháng 7năm 195211:52Quận KernCaliforniaHoa Kỳ34.95-119.05127.3M (Stein and Hanks, 1998)
4 tháng 11năm 195216:58KamchatkaNga
xem Trận động đất Kamchatka
52.76160.069M
29 tháng 3năm 19546:17Tây Ban Nha37.03-3.517.9M
6 tháng 7năm 195411:13Núi Cầu vồng, NevadaHoa Kỳ39.42-118.536.6M (Ellsworth, 1990)
24 tháng 8năm 19545:51Stillwater, NevadaHoa Kỳ39.58-118.456.8M (Ellsworth, 1990)
16 tháng 12năm 195411:07Fairview Peak, NevadaHoa Kỳ39.32-118.27.1M (Ellsworth, 1990)
16 tháng 12năm 195411:11Thung lũng Dixie, Nevada,Hoa Kỳ39.5-1186.8M (Ellsworth, 1990)
24 tháng 10năm 19554:10ConcordCaliforniaHoa Kỳ38-122.115.4ML (Bolt and Miller, 1975)
9 tháng 3năm 195714:22Đảo Andreanof, AlaskaHoa Kỳ51.56-175.399.1M
4 tháng 12năm 19573:37Govi-Altay, Mông Cổ45.1599.21308.1M
7 tháng 4năm 195815:30Huslia, AlaskaHoa Kỳ65.94-156.377.3M
10 tháng 7năm 19586:15Fairweather, AlaskaHoa Kỳ58.37-136.6657.7M
18 tháng 8năm 19596:37Hebgen Lake, MontanaHoa Kỳ44.6-110.64287.3M (Dosier, 1985)
29 tháng 2năm 196023:40AgadirMaroc30.5-9.310.0005.7M
22 tháng 5năm 196019:11Chile
xem Trận động đất lớn ở Chile
-38.24-73.055.7009.5M
27 tháng 3năm 19645:36 (PST)Prince William Sound,AlaskaHoa Kỳ
xem Động đất Alaska 1964
61.02-147.651259.2M
16 tháng 6năm 19644:01NiigataNhật Bản38.43139.23267.5M
4 tháng 2năm 19655:01Đảo Rat, AlaskaHoa Kỳ51.21-178.58.7M
29 tháng 4năm 196515:28Seattle-Tacoma,WashingtonHoa Kỳ
xem Trận động đất Nisqually
47.32-122.3376.5ML (Algermissen and Harding, 1965)
28 tháng 6năm 19664:26Parkfield, CaliforniaHoa Kỳ35.88-120.496.1M (Tsai and Aki, 1969)
12 tháng 9năm 196616:41Truckee, CaliforniaHoa Kỳ39.38-120.225.9M (Tsai and Aki, 1970)
10 tháng 12năm 196722:51Koyna, Ấn Độ17.3973.776.3M (Langston, 1976)
2 tháng 10năm 19696:19Santa RosaCaliforniaHoa Kỳ38.3-122.7615.7ML (Bolt and Miller, 1975)
31 tháng 5năm 197020:23Peru-9.25-78.8466.0007.9M
31 tháng 7năm 197017:08Colombia-1.49-72.568MS
9 tháng 2năm 197114:00San Fernando, California,Hoa Kỳ
xem Trận động đất Sylmar
34.4-118.39656.7M (Heaton, 1982)
4 tháng 2năm 197511:36Haicheng, Trung Quốc40.72122.7310.0007M (Cipar, 1979)
1 tháng 8năm 197520:20Oroville, CaliforniaHoa Kỳ39.5-121.395.8M
29 tháng 11năm 197514:47sườn núi phía nam của Kilauea, HawaiiHoa Kỳ19.45-155.0327.2MS (Klein and Wright, 2000)
4 tháng 2năm 19769:01Guatemala15.3-89.1423.0007.5M
27 tháng 7năm 197619:42Tangshan, Trung Quốc
xem Trận động đất Tangshan
39.61117.89242.419*7.6M
6 tháng 8năm 197917:05Coyote Lake, CaliforniaHoa Kỳ37.11-121.525.7M (Ellsworth, 1990)
15 tháng 10năm 197923:17Thung lũng Hoàng gia,CaliforniaHoa Kỳ32.82-115.656.4M (Hartzell and Heaton, 1983)
24 tháng 1năm 198019:00LivermoreCaliforniaHoa Kỳ37.71-121.735.8M (Bolt et al., 1981)
25 tháng 5năm 198016:33Hồ Mammoth, California,Hoa Kỳ37.6-118.836.1M (Ellsworth, 1990)
25 tháng 5năm 198016:49Mammoth Lakes, California,Hoa Kỳ37.65-118.95.9ML (Ellsworth, 1990)
25 tháng 5năm 198019:44Mammoth Lakes, California,Hoa Kỳ37.55-118.825.8M (Ellsworth, 1990)
27 tháng 5năm 198014:50Mammoth Lakes, California,Hoa Kỳ37.48-118.86M (Ellsworth, 1990)
8 tháng 11năm 198010:27Gorda Plate, CaliforniaHoa Kỳ41.12-124.677.2M (Ellsworth, 1990)
2 tháng 5năm 198323:42Coalinga, CaliforniaHoa Kỳ36.23-120.326.5M (Ellsworth, 1990)
28 tháng 10năm 198314:06Borah Peak, IdahoHoa Kỳ44.09-113.827M (PDE Monthly Listing)
16 tháng 11năm 198316:13Kaoiki, HawaiiHoa Kỳ19.44155.386.7M (PDE Monthly Listing)
24 tháng 4năm 198421:15Morgan Hill, CaliforniaHoa Kỳ37.3-121.716.2M (PDE Monthly Listing)
23 tháng 11năm 198418:08Round Valley, CaliforniaHoa Kỳ37.45-118.65.7M (Ellsworth, 1990)
19 tháng 9năm 198513:17MichoacánMexico
xem Động đất Mexico 1985
18.44-102.369.5008M (PDE Monthly Listing)
23 tháng 12năm 19855:16Nahanni, Northwest TerritoriesCanada62.16-124.316.8M (Wetmiller et al., 1988)
7 tháng 5năm 198622:47Andreanof Islands, Alaska,Hoa Kỳ51.56-174.818M (PDE Monthly Listing)
8 tháng 7năm 19869:20north Palm Springs,CaliforniaHoa Kỳ33.97-116.786.1M (Hartzell, 1989)
21 tháng 7năm 198614:42Chalfant Valley, California,Hoa Kỳ37.53-118.436.2M (Ellsworth, 1990)
1 tháng 10năm 198714:42Whittier Narrows, California,Hoa Kỳ
xem Trận động đất Whittier Narrows
34.06-118.1385.9M (Hartzell và Iida, 1990)
30 tháng 11năm 198719:23Vịnh Alaska58.84-142.67.9M (PDE Monthly Listing)
22 tháng 1năm 19880:35Tennant Creek, Úc-19.87133.786.3M (Choy và Bowman, 1990)
22 tháng 1năm 19883:57Tennant Creek, Úc-19.88133.836.4M (Choy và Bowman, 1990)
22 tháng 1năm 198812:04Tennant Creek, Úc-19.9133.836.6M (Choy và Bowman, 1990)
6 tháng 3năm 198822:35Vịnh Alaska57.26-142.757.8M (PDE Monthly Listing)
25 tháng 11năm 198823:46Saguenay, QuébecCanada48.06-71.275.9M (Boatwright and Choy, 1992)
7 tháng 12năm 19887:41Spitak, Armenia40.9344.1125.0006.8M (PDE Monthly Listing)
18 tháng 10năm 19890:04Loma Prieta, CaliforniaHoa Kỳ
xem Trận động đất Loma Prieta
37.14-121.76636.9M (Wald et al., 1991)
25 tháng 12năm 198914:24Ungava, QuébecCanada60.07-73.546M (Bent, 1994)
28 tháng 6năm 19911:43Sierra Madre, CaliforniaHoa Kỳ34.25-117.9525.6M (Wald et al., 1991)
17 tháng 8năm 199122:17Honeydew, CaliforniaHoa Kỳ41.79-125.587.1M (PDE Monthly Listing)
23 tháng 4năm 19924:50Joshua Tree, CaliforniaHoa Kỳ33.87-116.556.1M (Hauksson et al., 1993)
25 tháng 4năm 199218:06Cape Mendocino, California,Hoa Kỳ40.38-124.057.2M (PDE Monthly Listing)
26 tháng 4năm 19927:41offshore, Cape Mendocino,CaliforniaHoa Kỳ40.55-124.296.5M (Oppenheimer et al., 1993)
26 tháng 4năm 199211:18offshore, Cape Mendocino,CaliforniaHoa Kỳ40.44-124.436.7M (Oppenheimer et al., 1993)
28 tháng 6năm 199211:57Landers, CaliforniaHoa Kỳ34.2-116.5237.3M (Sieh et al. 1993)
29 tháng 6năm 199210:14Little Skull Mountain,NevadaHoa Kỳ36.77-116.325.7M (Walter, 1993)
2 tháng 9năm 19920:16Nicaragua11.77-87.351167.7M (PDE Monthly Listing)
29 tháng 9năm 199322:25Latur-Killari, Ấn Độ18.0876.529.7486.2M (PDE Monthly Listing)
17 tháng 1năm 199412:30Northridge, CaliforniaHoa Kỳ
xem Trận động đất Northridge 1994
34.18-118.56606.7M (PDE liệt kê hàng tháng)
9 tháng 6năm 19940:33Bolivia-13.86-67.4958.2M (PDE liệt kê hàng tháng)
1 tháng 9năm 199415:15Cape Mendocino, California,Hoa Kỳ40.38-125.787.1M (PDE liệt kê hàng tháng)
16 tháng 1năm 199520:46KobeNhật Bản
xem Trận động đất lớn Hanshin
34.57135.035.5026.9M (PDE Monthly Listing)
21 tháng 5năm 199722:51JabalpurẤn Độ23.0780.12385.8M (Singh et al., 1999)
17 tháng 7năm 19988:49New Guinea-2.94142.582.1837M (PDE liệt kê hàng tháng)
25 tháng 1năm 199918:19Colombia4.45-75.651.1856.2
17 tháng 8năm 19990:01Izmit, Thổ Nhĩ Kỳ
xem Trận động đất Izmit 1999
40.773017.1187.6M (PDE Monthly Listing)
20 tháng 9năm 199917:47Chi-ChiĐài Loan
xem Trận động đất Chi-Chi
23.82120.862.4007.7M (PDE Monthly Listing)
16 tháng 10năm 19999:46Hector Mine, CaliforniaHoa Kỳ34.56-116.447.2M (PDE Monthly Listing)
12 tháng 11năm 199916:57Duzce, Thổ Nhĩ Kỳ40.8231.238947.2M (PDE Monthly Listing)
3 tháng 9năm 20008:36NapaCaliforniaHoa Kỳ38.38-122.415M (BRK)
16 tháng 11năm 20004:54New IrelandPapua New Guinea-4152.338
13 tháng 1năm 200117:33El Salvador13.04-88.668447.7M (PDE Monthly Listing)
26 tháng 1năm 20013:16GujaratẤn Độ
xem Trận động đất Gujarat 2001
23.3970.2320.0857.7M (PDE Monthly Listing)
28 tháng 2năm 200118:54Olympia, WashingtonHoa Kỳ
xem Trận động đất Nisqually
47.11-122.66.8M (PDE Monthly Listing)
23 tháng 6năm 200120:33bờ biển Peru-16.3-73.55758.4M (PDE Monthly Listing)
25 tháng 3năm 200214:56Vùng Hindu Kush,Afghanistan36.0669.321.0006.1M (PDE Monthly Listing)
20 tháng 4năm 200210:50Au Sable Forks, New York44.51-73.75.2M (PDE Monthly Listing)
3 tháng 11năm 200222:12Denali National Park, Alaska,Hoa Kỳ63.52-147.447.9M (QED)
21 tháng 5năm 200318:44BoumerdesAlgérie36.963.632.2666.8M (QED)
25 tháng 9năm 200319:50HokkaidoNhật Bản41.82143.918.3M (PDE Monthly Listing)
17 tháng 11năm 200306:43Rat Islands, AlaskaHoa Kỳ51.15178.657.8M (PDE Monthly Listing)
22 tháng 12năm 200319:15San Simeon, CaliforniaHoa Kỳ35.71-121.1026.6M (PDE Monthly Listing)
26 tháng 12năm 200301:56đông nam Iran
xem Bam: 2003 earthquake
29.0058.3131.0006.6M (PDE Monthly Listing)
28 tháng 9năm 200417:15Parkfield, CaliforniaHoa Kỳ
xem Trận động đất Parkfield
35.81-120.376.0M (QED)
26 tháng 12năm 200400:58ngoài khơi bờ biển phía tây phía bắc Sumatra
xem Trận động đất Ấn Độ Dương 2004
3.3095.87283.1069.0M (QED)
28 tháng 3năm 200516:09Bắc Sumatra, Indonesia
xem Trận động đất Sumatra 2005
2.0797.011.3138.7M (QED)
12 tháng 5năm 2008Tỉnh Tứ XuyênTrung Quốc379,4817.9M (QED)
† MG-R = Gutenberg and Richter's (1954) magnitude, MS = 20 s surface-wave magnitude, M = moment magnitude (Hanks and Kanamori, 1979), and MI is an intensity magnitude, ML is local magnitude (Richter, 1935). 
‡ GMT
 * Fatalities estimated as high as 655.000.
Nguồnn: USGS [1]

Những trận động đất khác không trong danh mục liệt kê của USGS

Thời điểmĐịa điểmTổng số người chếtCường độ*Ghi chú
464 TCNSpartaHy Lạp90.000XII;Đã dẫn đến một cuộc khởi nghĩa helot và những mối quan hệ căng thẳng với Athens, một trong những nhân tố đưa đến cuộc Chiến tranh Peloponnesian
226 TCNRhodesHy Lạp5.667IX;đã phá hủy thành phố Colossus vùng Rhodes và thành phố Kameiros
365Knossos, Crete (Hy Lạp)50.000XI
365|Cyrene, Libya455.589XII;
20 tháng 5526AntiochiaSyria|250.000XI;
844DamascusSyria50.000VIII
847MosulIraq50.000xi
847DamascusSyria70.000X
856Qumis, Damghan,Iran200.000
856Corinth, Hy Lạp45.000
893Caucasus82.000
893Daipur, Ấn Độ180.000
893Ardabil, Iran150.000
1036Shanxi, Trung Quốc23.000
1042PalmyraBaalbek,Syria50.000X
1057Chihli (Hopeh),Trung Quốc25.000
1138Ganzah, Aleppo,Syria230.000XI
1156-1157Syria ?
1170Sicilia15.000
5 tháng 7,1201Upper Egypt or Syria1.100.000IX
1268Cilicia, Anatolia (Thổ Nhĩ Kỳ)60.000
27 tháng 121290Chihli (Hopeh),Trung Quốc100.0006.7
20 tháng 51293KamakuraNhật Bản30.000
18 tháng 101356BaselThụy Sĩ1.0006.5
26 tháng 11531LisbonBồ Đào Nha30.000
25 tháng 111667Shemakha,Azerbaijan80.000XII
7 tháng 61692Port RoyalJamaica30.000
11 tháng 11693Catania Province,Sicilia60.000
1693NapoliÝ93.000
1707Nhật Bản (sóng địa chấn)30.000
30 tháng 12năm 1730Đảo HokkaidoNhật Bản137.000
1731Bắc KinhTrung Quốc100.000
11 tháng 101737CalcuttaẤn Độ300.000Xem 1737 Calcutta cyclone
16 tháng 101737Kamchatka, Nga9.3Xem những trận động đất Kamchatka
7 tháng 61755Miền Bắc Persia40.000
18 tháng 111755Boston,Massachusetts0
28 tháng 2,1780Iran200.000Kinh độ: 38, vĩ độ: 46.2
4 tháng 25 tháng 528 tháng 31783CalabriaÝ35.000
4 tháng 21797QuitoEcuador &CuzcoPeru41.000
10 tháng 21797Sumatra, East Indies (Indonesia)3008.4
8 tháng 12,1812 at 9:45Wrightwood,CaliforniaHoa Kỳ(lat. 34.22, long. 117.39)40~7Phá hủy nhà thờ Mission San Juan Capistrano
24 tháng 111833Sumatra, East Indies (bây giờ là Indonesia)8.7
23 tháng 1,1855 21:11 giờ địa phươngWairarapa, New Zealand4~8.0Nâng một phần bờ biển Wellington lên 2m
16 tháng 21861Sumatra, East Indies (bây giờ làIndonesia)8.5
3 tháng 2,1931, 10:47 giờ địa phươngNapierNew Zealand
xem Napier earthquake
2587.9Phá hủy hầu hết thành phố; 40 km2 đáy biển được nâng lên khỏi mặt nước
25 tháng 12,1932,GansuTrung Quốc70.0007.6
21 tháng 4,1935, 6:02 giờ địa phươngHsinchu-Taichung,Đài Loan3.2797.1
20 tháng 12,1942,Thổ Nhĩ Kỳ
xem NAFZ
6.9
26 tháng 11,1943,Thổ Nhĩ Kỳ
see NAFZ
7.7
15 tháng 1,1944, 20:50 GTM-3San Juan, Argentina8.000 ~ 10.000IX (7.8)Trận động đất kéo dài 30 giây này đã phá hủy 95% thành phố, nằm cách tâm chấn 30 km.
1 tháng 2,1944,Thổ Nhĩ Kỳ
xem NAFZ
7.5
17 tháng 8,1949,Thổ Nhĩ Kỳ
xem NAFZ
7.1
13 tháng 8,1951,Thổ Nhĩ Kỳ
xem NAFZ
6.8
8 tháng 8-12 tháng 8,1953KefaloniaHy Lạp4767.2113 chấn động trong vòng 5 ngày
26 tháng 5,1957,Thổ Nhĩ Kỳ
xem NAFZ
6.8
19 tháng 8,1966,Thổ Nhĩ Kỳ
xem NAFZ
6.6
22 tháng 7,1967,Thổ Nhĩ Kỳ
xem NAFZ
7.0
22 tháng 5,1971,Thổ Nhĩ Kỳ
xem NAFZ
6.8
23 tháng 12,1972ManaguaNicaragua5.000 – 20.0006.3Somoza Việc cứu nạn động đất không được tổ chức tốt cũng là một trong những yếu tố dẫn đến cuộc cách mạng Sandinista; phá hủy thành phố lớn nhất ở Nicaragua (Managua)
30 tháng 6,1975Norris Junction, Yellowstone National Park,WyomingHoa Kỳ06.1Trận động đất lớn nhất ở Yellowstone Caldera kề từ trân động đất Hebgen Lake năm 1959
4 tháng 3,1977BucharestRomânia
xem 1977 Bucharest Earthquake
15007.5Lasted ~ 5 minutes and left the capital devastated.
21 tháng 6,1990Tây bắc Iran350007.7Được gọi là trận động đất Manjil-Rudbar
13 tháng 3,1992,Thổ Nhĩ Kỳ
see NAFZ
6.5
ghi chú: Độ lớn (magnitude) thường được tính dựa vào các dữ liệu cường độ (intensity). Khi không có giá trị độ lớn thì người ta sử dụng thang maximum intensity, được viết là Roman numeral từ thế kỉ I đến XII.

Những trận động đất gần đây không liệt kê ở phần trên

Ngày thángThời gian xảy ra‡Địa điểmVĩ độKinh độSố thương vongGhi chúCường độ
5 tháng 9,200419:07 và 23:57 giờ Nhật BảnNgoài trung tâm vùng Tokai, phía tây Nhật Bản0Hơn 20 bị thương,sóng thần và ngập lụt6,9 và 7,4
8 tháng 10,200415:35Mindoro,Philippines13,21121,65Sporadic blackouts6,6
9 tháng 10,200422:2680 kilômét phía tây nam củaManagua,Nicaragua12860Tổn thất tối thiểu6,9
23 tháng 10,200417:56Ojiya, Nhật Bản
xem Động đất Chuetsu 2004
37,3138,8464801 bị thương; 103.000+ chuyển chỗ ở6,9
27 tháng 10,200418:34Vrancea,România0Dịch vụ điện thoại bị gián đoạn; cảm nhận tại BulgariaUkraina,Moldova và Thổ Nhĩ Kỳ5,8 (Đài quan sát Kandilli tạiIstanbulthông báo 6,5)
10 tháng 11,200422:58Quần đảo Solomon91590Không ai bị thương, không thiệt hại6,9
11 tháng 11,200421:3696 kilômét phía tây-tây bắc Dili,Đông Timor621 bị thương7,3
15 tháng 11,2004Khoảng 9:00Ngoài khơiChocó,Colombia011+ bị thương, 18 nhà bị phá hủy, một nửa gần Buenaventura6,7
21 tháng 11,200445 kilômét bắc-tây bắcDominica1Khoảng 6 người bị thương, tổn thất tạiGuadeloupe6,0
21 tháng 11,200448 kilômét nam-tây nam San José, Costa Rica86 người bị thương6,2
28 tháng 11,200418:32900 kilômét tây bắc Tokyo, Nhật Bản, 50 km dướimực nước biển08 bị thương, hàng trăm nhà bị mất điện nước7,1
23 tháng 12,200414:59495 kilômét bắcđảo Macquarie, tây nam New Zealand50,24° vĩ nam160,13°kinh đông0Tổn thất tối thiểu tại miền nam New Zealand8,1
11 tháng 2,200521:00:23,9114 kilômét tây nam Haines Junction, Yukon,Canada60,21°vĩ bắc139,50°kinh tây0Không5,5
22 tháng 2,200502:25:21 UTC, 05:55:21 giờ địa phươngZarand, Iran
xem Động đất Zarand 2005
30,726°vĩ bắc56,817°kinh đôngÍt nhất 790Hàng trăm bị thương, tổn thất tại khoảng 40 làng, trung tâm tại 150 dặm từ Bam, Iran6,4
6 tháng 3,200519:06:52 UTC, 3:06:52 AM giờ địa phươngGần Sua-ho, Đài Loan24,607°vĩ bắc121,859°kinh đông0Xem dưới đây5,7
6 tháng 3,200519:08:00 UTC, 3:08:00 AM giờ địa phươngGần Sua-ho, Đài Loan24,650°vĩ bắc121,855°kinh đông0Xảy ra sau trận động đất nói trên có cường độ 5,7 vài phút, trung tâm cùng một khu vực; không có tổn thất lớn5,4
6 tháng 3,200506:17:49 UTC, 1:17:49 AM giờ địa phươngBán đảo Gaspe,Canada47,750°vĩ bắc69,730°kinh tây0102 km (63 dặm) tây-tây bắc (303°) từ Fort Kent, ME5,4
20 tháng 3,200501:53 UTC, 10:53 AM giờ địa phươngNgoài khơiFukuokaNhật Bản
xem Động đất Fukuoka 2005
33,54°vĩ bắc130,12°kinh đông11.145 bị thương; 3.000+ phải chuyển chỗ ở7,0
13 tháng 6,200522:44:33 UTC, 18:44:33 giờ địa phươngTarapacáChile19,896°vĩ nam69,125°kinh tây11115 km (70 dặm) đông đông bắc Iquique, Chile.7,8
15 tháng 6,200502:50:53 UTC, 18:50:53 giờ địa phương ngày 14 tháng 6Ngoài khơi Northern California, Hoa Kỳ41,284°vĩ bắc125,983°kinh tây0157 km (98 dặm) tây-tây nam Crescent, California.7,2
16 tháng 8,200502:46:30 UTC, 11:46:30 giờ địa phương ngày 16 tháng 8Ngoài khơi phía đông Honshu,Nhật Bản 
xem Động đất Miyagi 2005
38,259°vĩ bắc148,980°kinh đông095 km (60 dặm) phía đông Sendai, Miyagi.7,2
8 tháng 10,200503:50:38 UTC, 08:50:38 giờ địa phươngKashmir
xem Động đất Kashmir 2005
34,43°vĩ bắc73,54°kinh đông100.000 (ước tính 23 tháng 11 năm 2005), có thể tới 150.000125 km (75 dặm) tây-tây bắc Srinagar,Kashmir (dân số 894.000)7,6 hay 7,8
5 tháng 12,200512:19:55 UTC, 14:19:55 giờ địa phươngKhu vực hồ Tanganyika
xem Động đất hồ Tanganyika 2005
6,212°vĩ nam29,599°kinh đông55 km (35 dặm) đông nam Kalemie, Cộng hoà Dân chủ Congo6,8
8 tháng 1,200611:34:52 UTC, 13:34:52 giờ địa phươngNam Hy Lạp
xem Động đất Nam Hy Lạp 2006
36,250°vĩ bắc23,498°kinh đông195 km (120 dặm) nam AthenaHy Lạp6,7
23 tháng 2,200600:19 giờ địa phươngBắc Mozambique140 dặm tây nam Beira7,5
20 tháng 4,200623:25:04 UTCKoryakia, Nga61,069°vĩ bắc167,056°kinh đông0(?)200 km (125 dặm) đông bắc Il'pyrskiy, Nga. Một số dư chấn mạnh tới 6,1 trên thang Richter7,6
3 tháng 5,200615:26:39 UTCTonga20,130°vĩ nam174,164°kinh tây0(?)Một vài dư chấn mạnh tới 6,0 trên thang Richter7,9
16 tháng 5,200610:39:23 UTCQuần đảo Kermadec31,559°vĩ nam179,296°kinh tây0(?)7,4
26 tháng 5,200622:54:02 UTCJavaIndonesia
xem Động đất Java 2006
7,977°vĩ nam110,318°kinh đông4.33225 km (15 dặm) nam tây nam Yogyakarta,Indonesia6,3

Những trận động đất có cường độ lớn nhất

Thứ tựNgàyVị tríCường độ
122 tháng 51960Valdivia, Chile9,5
216 tháng 10,1737KamchatkaNga9,3
327 tháng 31964Eo biển Prince William, AlaskaHoa Kỳ (xem: Động đất ngày thứ Sáu tốt lành)9,2
426 tháng 12,2004Ngoài khơi bờ biển phía tây vùng bắc SumatraIndonesia9,0-9,3*
59 tháng 31957Quần đảo Andreanof, AlaskaHoa Kỳ9,1
64 tháng 111952KamchatkaNga9,0
726 tháng 11700Đới ẩn chìm Cascadia từ Northern California tới đảo Vancouver~ 9,0
831 tháng 11906Colombia-Ecuador8,8
94 tháng 21965Quần đảo Rat, AlaskaHoa Kỳ8,7
1024 tháng 11,1833SumatraIndonesia8,7
111 tháng 111755LisboaBồ Đào Nha~ 8,7
1228 tháng 32005SumatraIndonesia8,5-8,7*
1316 tháng 12,1920Ninh Hạ-Cam TúcTrung Quốc8,6
1415 tháng 81950Assam-Tây Tạng8,6
1511 tháng 32011Nhật Bản9,0
* Các nhà khoa học chưa đồng ý về cường độ chính thức.





Những trận động đất gây thiệt hại nhân mạng nhiều nhất mà sử sách còn ghi

Xếp hạngTênThời gianĐịa điểmSố thương vongCường độGhi chú
1Thiểm Tây23 tháng 11556Thiểm TâyTrung Quốc830.000~8,0
2Động đất Tứ Xuyên, Trung Quốc12 tháng 52008.Tỉnh Tứ XuyênTrung quốc.379.484 người chết~8.0
3Đường Sơn27 tháng 71976Đường SơnTrung Quốc255.000 (chính thức)7,5Ước tính tới 655.000 chết.
4"Aleppo"9 tháng 81138AleppoSyria230.000
Ấn Độ Dương26 tháng 122004Ngoài khơi phía tây của bắc Sumatra, Indonesia230.0009,0-9,3Chết vì động đất và sóng thần[1]
5Damghan22 tháng 12856Damghan, Iran200.000
Cam Túc16 tháng 121920Ninh Hạ-Cam TúcTrung Quốc200.0008,6Các đứt gãy và lở đất lớn.
Thanh Hải22 tháng 51927Thanh HảiTrung Quốc200.0007,9Các đứt gãy lớn.
8Ardabil23 tháng 3893+Ardabil, Iran150.000
9Kanto1 tháng 91923KantoNhật Bản143.0007,9Cháy lớn Tokyo.
10Ashgabat6 tháng 101948AshgabatTurkmenistan110.0007,3
11Kashmir8 tháng 102005Kashmir & N.W.F.P,Pakistan100.000 (ước), 80.000 (chính thức)7,6 hay 7,83,5 triệu người không nhà, 100.000 chết vì sợ hãi
Nguồn: USGS[2]

____________________
Việt Nam có khả năng xảy ra động đất không?


Động đất trên thế giới thường tập trung ở 2 đới: đới vòng quanh Thái Bình dương và đời từ Địa Trung hải qua Hymalaia vòng xuống Malaixia. Hai đới này cũng là nơi tập trung nhiều núi lửa đã tắt và đang hoạt đọng.


Ở Việt Nam, động đất chủ yếu tập trung ở phía đông bắc trũng Hà Nội, doc theo sông Hồng, sông Chảy, sông Đà, sông Mã…, ven biển Nam Trung bộ.  Năm 2004, Viện Vật lý địa cầu đã lập bản đồ về khả năng động đất ở Việt Nam. Nhiều thành phố lớn ở Việt Nam kể cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn có thể có nguy cơ động đất (Hà Nội có nguy cơ động đất lớn hơn TP Hồ Chí Minh, tuy mấy nam gần đây chưa ghi nhận trận động đất nào mạnh nào, mà chỉ thấy dư chấn. TP Hồ Chí Minh ít nguy cơ hơn nhưng vì nền đất yếu nên rất dễ bị tổn thương). Nếu có động đất tại Hà Nội, thì mạnh nhất là cấp 7, cấp 8 tính theo độ Richter (đã từng xảy ra vào các năm 1277, 1278 và 1285).


Người ta đã xây dựng các kịch bản về cấp độ động đất và cách ứng phó thích hợp với từng trường hợp. Những kịch bản đó cần được phổ biến đến từng người dân để họ hiểu được những khả năng và việc cần làm. Nói chung, chúng ta luôn phải cảnh giác trước “kẻ thù không tuyên chiến” này.


Xem thêm tại đây...=>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé....Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net
Lớp 10 Sóng thần Tài liệu tham khảo Tin tức
Lên đầu trang