VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ - ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2016 - MÔN ĐỊA LÝ

VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
I. Kiến thức trọng tâm
1. Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của vùng
- Vị trí địa lí: giáp Trung Quốc, Đồng bằng sông Hồng, có vùng biển Đông Bắc.
- Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
2. Phân tích việc sử dụng các thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế của vùng; một số vấn đề đặt ra và biện pháp khắc phục
- Khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện: tiềm năng và thực trạng.
- Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới: tiềm năng và thực trạng, biện pháp.
- Chăn nuôi gia súc: tiềm năng và thực trạng, biện pháp.
- Kinh tế biển: tiềm năng và thực trạng.
II. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp , cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới ở Trung du miền núi phía Bắc.
Gợi ý trả lời:
* Khả năng phát triển:
+ Thuận lợi:
- Diện tích đất feralit lớn nhất cả nước, đất phù sa cổ, đất phù sa -> thuận lợi cho trồng và mở rộng diện tích cây công nghiệp
thuận lợi phát triển cây có nguồn gốc cận nhiệt
à- Khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh, có sự phân hoá theo điều kiện địa hình  & ôn đới.
- Người dân có kinh nghiệm trồng và chăm sóc các loại cây.
+ Khó khăn:
- Rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước vào mùa đông, mùa mưa đất bị xói mòn
- GTVT, cơ sở chế biến hạn chế…
*Hiện trạng phát triển:
- Chè: là vùng chuyên canh lớn nhất nước ta, chiếm 60% diện tích & sản lượng cả nước, nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái.
- Cây dược liệu: quế, tam thất, hồi, đỗ trọng…& cây ăn quả: mận, đào, lê…trồng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, dãy Hoàng Liên Sơn.
- Ở Sapa trồng rau vụ đông & sản xuất hạt giống quanh năm, trồng hoa xuất khẩu
Nếu hỏi về ý nghĩa của việc phát triển cây CN và các biện pháp để phát triển ổn định cây CN…ở vùng thì cần nêu:
* Ý nghĩa:
- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, hạn chế nạn du canh du cư
- Khai thác các thế mạnh của vùng, phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đem lại hiệu quả cao
- Tạo sự đa dạng hàng hoá nông sản trong nước, tạo thêm nguònn nông sản XK….
* Giải pháp…. (Nêu giải pháp để khắc phục các khó khăn đã nói ở trên)
Câu 2: Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc ở Trung du và miền núi  Bắc Bộ.
* Gợi ý trả lời:
Khả năng phát triển:
+ Thuận lợi:
Vùng có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên cao 600 - 700m. Các đồng cỏ thường không lớn.
 thuận lợi chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò).
- Hoa màu lương thực cho chăn nuôi lợn ngày càng phong phú
- Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, nhu cầu tiêu thụ trong vùng và các vùng lân cận.
- Người dân có kinh nghiệm trong chăn nuôi
- Mạng lưới GTVT đang từng bước được hoàn thiện, đã hình thành 1 số cơ sở chế biến
+ Khó khăn
- GTVT chưa phát triển gây khó khăn cho vận chuyển sản phẩm tới nơi tiêu thụ,
- Các đồng cỏ cần cải tạo nâng cao năng suất,
- Dịch vụ thú y, cơ sở chế biến còn hạn chế …
*Hiện trạng phát triển:
- Bò sữa nuôi nhiều ở Mộc Châu, Sơn La. Tổng đàn bò 900.000 con, chiếm 16% đàn bò cả nước
- Trâu được nuôi rộng rãi trong vùng, nhất là ở Đông Bắc. Trâu 1,7 tr iệu con, chiếm 1/2 đàn trâu cả nước.
- Lợn: tăng nhanh: 5,8 tr con 21% cả nước
- Chăn nuôi đáp ứng nhu cầu của vùng và cung cấp cho nhu cầu trong nước, xuất khẩu
Câu 3: Trung du và miền núi Bắc Bộ có những thế mạnh và hạn chế gì trong việc khai thác, chế biến khoáng sản?
Gợi ý trả lời:
a. Thế mạnh
  Giàu khoáng sản bậc nhất nước ta, có nhiều loại khoáng sản thuộc 4 nhóm: Năng lượng, Kim loại, Phi KL, vật liệu XD
- Than: tập trung ở Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên. Trong đó vùng than Quảng Ninh có trữ lượng lớn nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á - trữ lượng thăm dò 3 tỷ tấn, chủ yếu than antraxít.
+ Sản lượng khai thác trên 30 triệu tấn/năm.
+ Than dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy luyện kim, nhiệt điện như Uông Bí (150 MW), Uông Bí mở rộng (300MW), Na Dương (110MW), Cẩm Phả (600MW)…
- Khoáng sản kim loại đa dạng, phong phú: Sắt ở Yên Bái, kẽm - chì ở Bắc Kạn, đồng - vàng ở Lào Cai, bôxit ở Cao Bằng, Đồng - niken ở Sơn La. ....
 tiêu dùng trong nước
à+ Thiếc ở Tĩnh Túc – Cao Bằng, sản xuất 1000 tấn/năm  & xuất khẩu.
- Khoáng sản phi kim loại có Apatit Lào Cai, khai thác 600.000 tấn/năm dùng để sản xuất phân bón.
- KS vật liệu XD: Đá vôi...
b. Hạn chế:
- Các vỉa quặng nằm sâu trong lòng đất đòi hỏi phương tiện khai thác hiện đại & chi phí cao
- CSHT kém phát triển, thiếu lao động lành nghề.
Câu 4: Trình bày thế mạnh và thực trạng khai thác tiềm năng thủy điện ở TD-MN bắc bộ. Việc khai thác tiềm năng thủy điện có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường trong vùng?
Gợi ý trả lời:
a. Thế mạnh
- Trữ năng thủy điện lớn nhất nước ta.
- Tập trung trên hệ thống sông Hồng chiếm 1/3 trữ năng cả nước (11.000MW), riêng sông Đà 6.000MW.
- Do thủy chế sông ngòi trong vùng phân hóa theo mùa nên cũng gây ra những khó khăn nhất định cho việc khai thác thủy điện.
b. Thực trạng
- Đã xây dựng: nhà máy thuỷ điện Hòa Bình (1.920MW), Sơn La (2400MW) trên sông Đà, TĐ Thác Bà trên sông Chảy, TĐ Tuyên Quang trên sông Gâm...
- Đây là động lực phát triển cho vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản, tuy nhiên cần chú ý sự thay đổi môi trường.
c. Ảnh hưởng của việc khai thác tiềm năng thủy điện đến môi trường
- Việc xây dựng các công trình thủy điện gây nguy cơ làm mất rừng đầu nguồn khiến đa dạng sinh học bị suy giảm và gia tăng lũ quét
- Thay đổi dòng chảy và ô nhiễm nguồn nước sông, giảm lượng phù sa (do phù sa lắng đọng lại trong lòng hồ …)
(Nội dung này có thể được sử dụng để trả lời câu hỏi ảnh hưởng của việc phát triển thủy điện đối với môi trường ở các vùng khác như Tây Nguyên....)
Câu 5:  Phân tích các thế mạnh tự nhiên trong phát triển CN của vùng
Gợi ý trả lời:
- Khoáng sản: Vùng giàu khoáng sản nhất cả nước, có nhiều loại khoáng sản, gồm 4 nhóm khoáng sản ... (nêu tên nhóm ks, loại khoáng sản tiêu biểu cho từng nhóm, trữ lượng và sự phân bố của chúng)
-> thuận lợi để phát triển các ngành CN khai thác và chế biến
- Tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước, tập trung chủ yếu trên hệ thống sông Hồng (1/3 trữ năng thủy điện cả nước, riêng sông Đà có tới 6 triệu kW)
- Tài nguyên đất, khí hậu, rừng và biển phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông – lâm – ngư nghiệp, cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú và ổn định để phát triển CN chế biến...
Câu 6: Tại sao nói việc phát huy thế mạnh TD&MN Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc?
Gợi ý trả lời:
+ Ý nghĩa kinh tế lớn: vì đây là vùng có tiềm năng lớn nhưng mới được khai thác một phần. Việc phát huy thế mạnh sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước, đóng góp quan trọng vào phát triển KTXH của vùng tạo cơ cấu KT hoàn thiện hơn.

+ Ý nghĩa chính trị, xã hội: đây là vùng có nhiều dân tộc ít người lại nằm sát biên giới Lào, Trung Quốc. Đồng bào các dân tộc đã đóng góp lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều huyện, xã nghèo, nếu giải quyết được vấn đề kinh tế sẽ đảm bảo ổn định về chính trị xã hội


Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net
Lên đầu trang