Vì sao có hiện tượng ngày và đêm?

Hiện tượng ngày và đêm sinh ra do Trái Đất tự quay quanh trục...
Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

Giải thích về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.
Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông nên trong cùng một thời điểm, người đứng ở kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt trời ở độ cao khác, các điểm thuộc kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, (giờ địa phương hay giờ mặt trời).
Để cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta chia bề mặt Trái đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Giờ ở múi số 0 sẽ được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
Khi Trái đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái đất ( trừ hai cực), đều có vận tốc dài khác nhau và chuyển hướng từ tây sang đông. Do vậy các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái đất sẽ bị lệch so với hướng ban đầu.

Video mô phỏng sự luân phiên ngày và đêm.


Theo infonet

-Trang web miễn phí 100% chuyên về địa lý đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam... Miễn phí 100%.
-Cập nhật thường xuyên: Lí thuyết, thực hành, đề kiểm tra, đề thi, đề tham khảo, tài liệu ôn thi HSG, đề thi HSG...v.v.....
-Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn, mở link, bài viết trên app để không hiện quảng cáo nhé.
-Group: idialy.HLT.vn
-Fanpage: dialy.HLT.vn
-iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí
-Các bạn có tài liệu hay gửi về mail idialy.com@gmail.com, mình đăng lên website nhanh nhất để các bạn trong cả nước tham khảo nhằm giúp cho môn địa lý ngày càng phát triển...
Lên đầu trang