HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy

Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy

Sao Thủy là hành tinh gần mặt trời nhất trong Thái dương hệ, nó đã được các nhà khoa học nghiên cứu khá kỹ càng trong thời gian qua.
Từ các cuộc nghiên cứu của mình, các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện ra 10 sự thật lý thú về Sao Thủy.

Dưới đây là các sự thật có thể bạn không hề biết này:

1. Sao Thủy là hành tinh gần mặt trời nhất, tuy nhiên, bề mặt của nó lại vô cùng lạnh giá. Nhiệt độ ban ngày ở đây có thể lên tới 840 độ F (450 độ C) còn ban đêm nhiệt độ xuống mức -275 độ F (-170 độ C). Vô cùng lạnh giá. Biên độ nhiệt trong một ngày lên tới hơn 1.100 độ F (600 độ C) - lớn nhất đối với các hành tinh thuộc Thái dương hệ.

Bề mặt của Sao Thủy đặc biệt lạnh giá
2. Sao Thủy là hành tinh bé nhất trong hệ Mặt trời. Đường kính của hành tinh vào khoảng 4.876km, tương đương với phần lục địa của Hoa Kỳ và chỉ to hơn một chút so với Mặt trăng.
Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy
Sao Thủy là hành tinh bé nhất trong Hệ Mặt trời
Hành tinh này thậm chí còn nhỏ hơn Mặt trăng của Sao Thổ (Titan) và Mặt trăng của sao Mộc (Ganymede). Ngày trước, Sao Diêm vương có đường kính nhỏ nhất, tuy nhiên, sau này khi nó bị "giáng cấp" xuống mức "sao lùn" thì Sao Thủy chiếm luôn danh hiệu "hành tinh tý hon nhất trong hệ Mặt trời".
3. Từng sống sót sau vụ va chạm với thiên thạch khổng lồ. Các nhà khoa học tin rằng một thiên thạch cỡ lớn đã "đâm sầm" vào Sao Thủy từ khoảng 4 tỷ năm trước, tạo ra một vết nứt khổng lồ dài tới hơn 1.500km trên bề mặt hành tinh.
Lưu vực Caloris là tên gọi của vết nứt này, nó to bằng bang Texas. Những nghiên cứu trước đây cho thấy thiên thạch đã đâm vào Sao Thủy rộng tới hơn 100km.
4. Quỹ đạo quay quanh Mặt trời của Sao Thủy là nhanh nhất. Không một hành tinh nào trong Hệ Mặt trời có thể so sánh với Sao Thủy về quỹ đạo bay. Tốc độ quay của nó là 180.000km/h theo hình ê-líp và điều này khiến nó chỉ mất 88 ngày trên Trái đất để hoàn thành quỹ đạo của mình.
Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy
Quỹ đạo quay quanh Mặt trời của Sao Thủy là nhanh nhất
5. Băng giá tồn tại trên Sao Thủy. Các nhà khoa học cho rằng trong vết nứt khổng lồ trên bề mặt Sao Thủy có tồn tại băng giá. Bên cạnh đó, cực Bắc và cực Nam của hành tinh này lạnh và rất tối, có thể giữ được nước ở trạng thái băng giá.
Những ngôi sao chổi và sao băng dường như là nguyên gốc đem nước, tạo ra băng giá trên Sao Thủy. Hoặc có thể do nước trên địa hình bốc hơi, sau đó đông cứng trở thành băng giá.
6. Lõi của Sao Thủy khá lớn và được cấu tạo từ sắt. Lõi bằng sắt của Sao Thủy chiếm tới 75% vòng bán kính của nó và chứa nhiều thành phần sắt hơn bất kỳ hành tinh nào trong Hệ Mặt trời.
Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy
Lõi của Sao Thủy được cấu tạo hầu hết từ sắt
Các nhà khoa học không chắc về hàm lượng sắt có trong lõi Sao Thủy và họ cũng đang đặt câu hỏi về sự hình thành của cấu trúc bên trong của nó.
7. Đã có bản đồ địa chất bề mặt Sao Thủy. Một phi thuyền từ Nasa, mang tên Messenger - hoạt động trong vùng quỹ đạo Sao Thủy từ năm 2011 đã gửi về Trung tâm vũ trụ này những hình ảnh rõ nét trên bề mặt. Từ đó, các nhà khoa học có thể vẽ ra một bản đồ chính xác về địa chất của hành tinh này.
Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy
Bản đồ địa chất của Sao Thủy đã được vẽ thành công
8. Lớp khí quyển ở Sao Thủy rất mỏng. Và được cho là mỏng nhất trong Hệ Mặt trời. Nó mỏng đến nỗi các nhà khoa học phải đặt một cái tên khác, thay vì"khí quyển" mà là "tầng ngoài".
9. Sao Thủy có "đuôi". Giới khoa học khẳng định trên có dòng các vật thể dường như đang tách bỏ khỏi bề mặt Sao Thủy. Họ gọi những dòng này là "đuôi"của hành tinh.
Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy
Các nhà khoa học chưa thể giải thích về cái đuôi của Sao Thủy
Vẫn chưa có cách giải thích chính xác về bộ phận "đuôi" này, nhưng có thể nguyên nhân là do từ trường của Sao Thủy và gió từ Mặt trời.
10. Sao Thủy có thể sở hữu các núi lửa. Đại bộ phận Sao Thủy được bao phủ bởi dung nham khô. Vùng bình nguyên phía Bắc có vẻ rất bằng phẳng bởi lớp dung nham này.
Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy
Núi lửa có thể đã hoạt động trên Sao Thủy
Mặc dù, các núi lửa chưa từng được tìm thấy trên ngôi sao này, NASA cho rằng sự hình thành của Sao Thủy chắc chắn có liên quan đến hoạt động của các núi lửa lớn.
Theo VTC, Space

______________

Tìm hiểu bí mật hình thành sao Thủy

Là hành tinh gần mặt trời nhất, Sao Thủy có khí hậu bề mặt cực kỳ khắc nghiệt.
Trong số những hành tinh trong hệ mặt trời, Sao Thủy chịu số phận đau khổ nhất. Chỉ có đường kính khoảng 4.880km và trong 4,5 tỉ năm tồn tại, nó liên tục bị thiêu đốt dưới sức nóng của mặt trời. Ngôi sao này cách mặt trời chỉ khoảng 58 triệu km.
Sao Thủy (chấm đen) quá nhỏ và nằm rất gần mặt trời.
Sao Thủy (chấm đen) quá nhỏ và nằm rất gần mặt trời.
Môi trường cực kỳ khắc nghiệt và bề mặt cằn cỗi trên Sao Thủy khác xa so với Trái Đất. Ngoại trừ 3 lần tiếp cận của tàu Mariner 10 vào năm 1974 và 1975, không một vệ tinh nào khác của NASA sống sót mà gửi tín hiệu về nhà. Cho đến tận tháng 3 năm nay, tàu thăm dò Messenger của NASA khởi hành vào năm 2004 đã tiếp cận được quỹ đạo của sao Thủy và bắt đầu khảo sát hành tinh này trong vòng ít nhất 1 năm. Tuần vừa qua, những thông tin mới nhất về sao Thủy được đăng trên báo Science và giúp con người hiểu sâu hơn về thế giới bí ẩn trên sao Thủy.
So sánh kích thước Trái Đất, Sao Thủy và mặt trăng.
So sánh kích thước Trái Đất, Sao Thủy và mặt trăng.
Tuy nhìn bề ngoài Sao Thủy có vẻ giống với mặt trăng, nhưng môi trường trên bề mặt lại rất khắc nghiệt. Tác động cực lớn của lực hấp dẫn mặt trời khiến cho Sao Thủy tự quay cực chậm. Theo báo cáo mới nhất thì trong thời gian quay 1 vòng quanh mặt trời, Sao Thủy chỉ quay xung quanh nó 3 vòng. Bề mặt hướng về mặt trời của hành tinh này có nhiệt độ lên đến 510°C, trong khi mặt sau lại âm 210°C. Phần lõi của nó cũng rất đặc biệt, bằng kim loại và có đường kính lớn hơn cả bán kính chính nó. Trong khi lõi của Trái Đất chỉ chiếm 9,5% đường kính.
Lõi của Sao Thủy cực lớn so với chính hành tinh này.
Lõi của Sao Thủy cực lớn so với chính hành tinh này.
Kết cấu đặc biệt của Sao Thủy có thể được giải thích như sau: trước đây nó cũng lớn tương đương Sao Kim hay Trái Đất, nhưng vì khoảng cách quá gần nên nó đã bị mặt trời dần dần thổi bay các lớp bề mặt. Hoặc cũng có một giả thuyết khác, những vụ va chạm với các thiên thạch đã khiến cho bề mặt của Sao Thủy bị hao mòn rất nhiều. Tuy nhiên báo Science mới đây đã gợi mở những giả thuyết mới.

Việc khảo sát Sao Thủy của tàu Messenger bao gồm sử dụng máy đo tia gamma và tia X quang để phân tích chất liệu bề mặt của nó. Nguyên tố chủ yếu mà các nhà khoa học đang tìm kiếm là potassium và thorium. Cả 2 nguyên tố này đều rất dồi dào trong hệ mặt trời, tuy nhiên chúng cũng rất dễ bay hơi và chỉ có thể tồn tại trong một số điều kiện nhất định. Nhiệt độ chính là một trong những yếu tố khiến potassium và thorium dễ bay hơi nhất.

Cả 2 giả thuyết bị sức nóng và thiên thạch bào mòn đều dựa trên dự đoán từ trước kia cho rằng Sao Thủy có nhiệt độ bề mặt lên tới 3.200°C. Tại nhiệt độ này, potassium và thorium đều bốc hơi, uranium cũng bị thiêu hủy, kết hợp với khí oxy để tại ra UO3. Nhưng tàu Messenger phủ nhận điều này. Tỉ lệ các nguyên tố trên của Sao Thủy đều rất giống với hầu hết các hành tinh khác như Sao Kim, Trái Đất và đặc biệt là Sao Hỏa.

Những nguyên tố dễ bay hơi này bị tách ra khỏi về mặt và giúp các nhà khoa học đi đến một giả thuyết khác: sự phân tán nguyên tố khiến cho bề mặt Sao Thủy bị bào mòn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu dữ liệu từ các tia gamma và tia X, họ cho rằng sự bào mòn bề mặt này xuất phát từ việc các núi lửa phun trào những vật chất dễ bay hơi lên bề mặt. Theo thời gian chúng bốc hơi và tạo ra những cái hố cực lớn mà vệ tinh có thể quan sát từ ngoài vũ trụ.
Bề mặt Sao Thủy có rất nhiều hố và núi lửa lớn.
Bề mặt Sao Thủy có rất nhiều hố và núi lửa lớn.
“Điều này hỗ trợ cho giả thuyết Sao Thủy có chứa một lượng chất dễ bay hơi rất dồi dào, và bác bỏ những giả thuyết khác về sự hình thành của nó”. Nói cách khác, giả thuyết va chạm với các thiên thạch và bị sức nóng thiêu đốt bề mặt là không khả dĩ.

Một bài báo khác của Science cũng đã tiết lộ thêm những thông tin mới: Sao Thủy có từ trường giống với Trái Đất, nhưng yếu hơn, và cực từ của nó lệch 3 độ so với trục địa lý. Nó cũng có đủ hạt mang điện tích để tự quay, nhưng từ trường của nó không đủ mạnh để tạo ra hiện tượng giống như vòng đai Van Allen của Trái Đất. Bán cầu bắc của Sao Thủy được hình thành nhờ các núi lửa, chứng tỏ hoạt động địa lý tại hành tinh này mạnh hơn chúng ta tưởng.

Những phát hiện mới này đang khiến cho các nghiên cứu rất háo hức, đặc biệt là việc giải đố quá trình hình thành nên Sao Thủy. Vẫn cần có thêm những thông tin từ tàu Messenger để chúng ta đi đến được kết luận cuối cùng. Tất cả đều vẫn chỉ nằm ở mức giả thuyết, và nếu chúng đều sai thì chúng ta phải tìm ra được một giả thuyết dự phòng.

Đó là một trường hợp thường xuyên xuất hiện trong khoa học, một lý luận cũ sụp đổ nhưng chưa chắc đã có một lý luận mới có thể thay thế được nó. Điều này không có nghĩa chúng ta thất bại, chỉ là 1 bước tiến mới trong việc tìm đến tri thức mà thôi.

Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net
Lớp 10 Sao Thủy Tài liệu tham khảo Tin tức
Lên đầu trang