200 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ BIỂN ĐẢO


200 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ BIỂN ĐẢO
(Tài liệu tuyên truyền biển, đảo gửi kèm theo Công văn số 1489-CV/TĐTN-BTG
ngày 01/6/2015 Của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn)
Đơn vị biên soạn: Tỉnh đoàn Bến Tre
Câu 1: Theo “Phủ biên tạp lục” của nhà bác học Lê Quý Đôn biên soạn năm 1776 chép rõ đảo Đại Trường Sa thuộc địa phương nào của nước ta?
a. Phủ Thừa Thiên
b. Phủ Quảng Ngãi
c. Phủ Quảng Nam
d. Phủ Bình ĐịnhĐáp án: b
Câu 2: “Xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Nghãi, ở ngoài cửa biển có núi gọi là Cù Lao Ré, rộng hơn 30 dặm … phía ngoài nữa lại có đảo Đại Trường Sa. Trước kia có nhiều hải vật và hóa vật của tàu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi ba ngày đêm mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải”.
Bạn hãy cho biết đoạn trích trên thuộc tài liệu lịch sử nào?
a. “Giáp Ngọ bình nam đồ” của Đoán quận công Bùi Thế Đạt, năm 1944.
b. “Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá, thế kỷ XVII.
c. “Phủ biên tạp lục” của Nhà bác học Lê Quý Đôn, năm 1776
d. “Đại nam nhất thống chí”, nhà Nguyễn biên soạn
Câu 3: Đội Hoàng Sa là tổ chức dân binh được triều đình  phong kiến Việt Nam thành lập để thực thi nhiệm vụ tại quần đảo Hoàng Sa vào khoảng thời gian:
a. Nữa đầu thế kỷ 17
b. Cuối thế kỷ 17
c. Nữa đầu thế kỷ 18
d. Cuối thế kỷ 18
Câu 4: Khi mới thành lập, đội Hoàng Sa được giao nhiệm vụ chính là gì?
a. Thu lượm sản vật từ các tàu đắm ở vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa và kiêm quản đội Bắc Hải
b. Thu lượm sản vật từ các tàu đắm ở vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa và kiêm quản đội Bắc Hải
c. Thu lượm sản vật từ các tàu đắm ở vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa và chịu sự kiêm quản của đội Bắc Hải
d. Thu lượm sản vật từ các tàu đắm ở vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa
Câu 5: Đội Hoàng Sa được triều đình giao nhiệm vụ dọ thám, canh giữ ngoài biển, trình báo về các bọn cướp biển vào thời vua nào của nhà Nguyễn?
a. Vua Minh Mạng
b. Vua Tự Đức
c. Vua Gia Long
Câu 6: Đội Hoàng Sa khi mới được thành lập được chúa Nguyễn giao định suất bao nhiêu người để đi thăm dò, thu lượm sản vật ở Hoàng Sa?
a. 70
b. 80
c. 90
d. 100
Câu 7: Hàng năm, Đội Hoàng Sa bắt đầu đi biển vào khoảng thời gian nào?
a. Từ tháng Giêng đến tháng 6 âm lịch
b. Từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch
c. Từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch
d. Từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch
Câu 8: Tại cù lao Ré, tỉnh Quảng Ngãi có tục làm lễ khao lề tế sống lính Hoàng Sa hay còn gọi là “khao lề thế lính Hoàng Sa”. Trong buổi lễ, người dân thường làm hình nộm bằng khung tre, dán giấy ngũ sắc, đem tế tại đình và đốt đi hoặc thả trôi ra biển, vì người dân quan niệm:
a. Hình nộm cũng như những người lính Hoàng Sa đi biển sẽ không thể trở về
b. Hình nộm sẽ theo những người lính Hoàng Sa ra biển giúp Đội Hoàng Sa tìm được đường về nhà
c. Hình nộm sẽ gánh chịu mọi hiểm nguy, tai nạn trên biển thay cho Đội Hoàng Sa
d. Câu a, b, c đúng
Câu 9: Có tài liệu viết: Họ Nguyễn lại đặt “…..”, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Thứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện thì cấp giấy sai đi…
Tác giả đang đề cập đến lực lượng nào của ta ở thời phong kiến?
a. Đội Hoàng Sa
b. Đội Bắc Hải
c. Thủy quân
d. Cả a, b, c đều sai
Câu 10: Mộc bản triều Nguyễn “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ” cho biết: thuyền buồm nước Anh đi qua Hoàng Sa, mắc cạn, bị vỡ và đắm; hơn 90 người được nhà Nguyễn cứu sống đưa vào bờ biển Bình Định. Sự kiện đó diễn ra trong khoảng thời gian nào?
a. Tháng 10 năm 1836
b. Tháng 10 năm 1837
c. Tháng 12 năm 1836
d. Tháng 12 năm 1837
Câu 11: Ngày 21/12/1933, thống đốc Nam Kỳ M.J. Krautheimer ký Nghị định sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm Song Tử, Loại Ta và Thị Tứ vào địa phận tỉnh nào?
a. Quảng Ngãi
b. Quảng Nam
c. Bình Thuận
d. Bà Rịa
Câu 12: Ngày 29/3/1938, vua Bảo Đại ký Dụ tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Quảng Nghĩa đặt vào tỉnh nào của nước ta?
a. Quảng Ngãi
b. Quảng Nam
c. Thừa Thiên
d. Bà Rịa
Câu 13: Tuyên bố “…và cũng cần phải dứt khoát lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt mầm móng các tranh chấp sau này, chúng tôi khẳng định chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” được Chính phủ Bảo Đại tuyên bố vào hoàn cảnh nào?
a. tại Hội nghị San Francisco về việc ký hòa ước với Nhật Bản, ngày 7/9/1951.
b. tại Hội nghị Tokyo về việc ký hòa ước với Nhật Bản, ngày 7/9/1951.
c. tại Hội nghị San Francisco về việc ký hòa ước với Nhật Bản, ngày 7/9/1950.
d. tại Hội nghị Tokyo về việc ký hòa ước với Nhật Bản, ngày 7/9/1950.
Câu 14: Chính quyền Sài Gòn đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy vào ngày, tháng, năm nào?
a. 20/10/1956
b. 20/10/1957
c. 22/10/1956
d. 22/10/1957
Câu 15: Chính quyền Sài Gòn đặt quần đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam vào ngày, tháng, năm nào?
a. 13/7/1960
b. 13/7/1961
c. 13/7/1962
d. 13/7/1963
Câu 16: Năm 1961, Chính quyền Sài Gòn thành lập tại quần đảo Hoàng Sa một đơn vị hành chính có tên là gì?
a. Xã An Vĩnh
b. Xã Lý Sơn
c. Xã Định Hải
d. Xã Hòa Long
Câu 17: Chính quyền Sài Gòn lần lượt cho xây bia chủ quyền ở các đảo chính của quần đảo Trường Sa như: Trường Sa, An Bang, Song Tử Tây,… vào khoảng thời gian nào?
a. Từ 1959 đến 1961
b. Từ 1960 đến 1962
c. Từ 1961 đến 1963
d. Từ 1962 đến 1964
Câu 18: Lực lượng quân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chiếm đóng trái phép nhóm đảo Tây Nam của quần đảo Hoàng Sa vào ngày tháng năm nào?
a. Ngày 19/1/1973
b. Ngày 19/1/1974
c. Ngày 19/1/1975
d. Ngày 19/1/1976
Câu 19: Từ tháng 1/1974 đến tháng 6/1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã ra bao nhiêu tuyên bố liên quan đến lập trường giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ và khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam?
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
Câu 20: Việt Nam yêu cầu Tổ chức Khí tượng Thế giới tiếp tục ghi tên trạm khí tượng Hoàng Sa của Việt Nam trong danh mục trạm khí tượng của Tổ chức này vào thời gian nào?
1. Tháng 6/1975
b. Tháng 7/1975
c. Tháng 8/1975
d. Tháng 9/1975
Câu 21: Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần công bố “Sách trắng” về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời cảu lãnh thổ Việt Nam, Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Đó là vào những năm nào?
a. 1979, 1981, 1988
b. 1979, 1986, 1988
c. 1979, 1988, 2003
d. 1979, 1992, 2014
Câu 22: Căn cứ vào những tư liệu lịch sử, những nguyên tắc của pháp luật và tập quán quốc tế, ta khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam bởi vì:
a. Từ lâu, Việt Nam đã chiếm hữu thực sự hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi các quần đảo đó chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào.
b. Từ thế kỷ XVII đến nay, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện một cách thực sự, liên tục và hòa bình chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
c. Nhà nước Việt Nam (từ thời phong kiến đến nay) luôn bảo vệ tích cực các quyền và danh nghĩa của mình trước mọi mưu đồ và hành động xâm phạm tới chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
d. Câu a, b, c đúng
Câu 23: Vị vua nào của Việt Nam đã xây dựng chùa miếu và cho trồng cây tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà sau này sách sử của Trung Quốc ghi vào năm 1909, lần đầu tiên Trung Quốc đặt chân đến khảo sát Hoàng Sa đã nhìn thấy ngôi miếu, trên miếu có ghi “Hoàng Sa Tự của Việt Nam” nhưng không rõ có từ khi nào?
a. Vua Gia Long
b. Vua Minh Mạng
c. Vua Tự Đức
Câu 24: Tư liệu nào là tư liệu đầu tiên của Việt Nam được công nhận là Di sản tư liệu thế giới?
a. Châu bản triều Nguyễn
b. Mộc bản triều Nguyễn
c. Châu bản triều Lê
d. Mộc bản triều Lê
Câu 25: Mộc bản là những bản gỗ khắc chữ Hán Nôm ngược dùng để in ra các sách được sử dụng phổ biến dưới triều Nguyễn. Mộc bản triều Nguyễn được tổ chức UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới vào năm nào?
a. Năm 2007
b. Năm 2008
c. Năm 2009
d. Năm 2010
Câu 26: Châu bản triều Nguyễn được hình thành trong quá trình quản lý Nhà nước của triều Nguyễn, trong đó còn lưu giữ nhiều văn bản khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ việc đo đạc, thám hiểm, trồng cây, xây miếu đều được lưu giữ trong châu bản. Châu bản triều Nguyễn được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vào thời gian nào?
a. Năm 2012
b. Năm 2013
c. Năm 2014
d. Năm 2015
Câu 27: Từ năm 1816, nhà Nguyễn đã cử lực lượng nào phụ trách liên tục kiểm soát, bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
a. Đội Hoàng Sa
b. Đội Bắc Hải
c. Lực lượng dân binh
d. Thủy quân
Câu 28: Bằng những bằng chứng lịch sử cho thấy, Việt Nam đã xác định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bắt đầu từ thế kỷ thứ XVII, trong khi Trung Quốc chỉ xác định sự quản lý hành chánh đối với hai quần đảo trên từ năm 1921, tức là sau Việt Nam:
a. hơn hai thế kỷ
b. hơn ba thế kỷ
c. hơn bốn thế kỷ
d. hơn năm thế kỷ
Câu 29: Triều Nguyễn chính thức xem việc dựng bia chủ quyền của Việt Nam trên từng hòn đảo của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bắt đầu từ thời gian nào?
a. Năm 1836
b. Năm 1837
c. Năm 1838
d. Năm 1839
Câu 30: Quốc gia quần đảo là một quốc gia hoàn toàn được cấu thành từ một hay nhiều đảo có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị. Theo định nghĩa đó thì nhóm quốc gia nào sau đây là những quốc gia quần đảo?
a. Việt Nam, Philippin,
b. Philippin, Maylaysia, Indonesia
c. Việt Nam, Bruney, Malaysia
d. Philippin, Indonesia
Câu 31: Theo “Đại Nam thực lục chính biên”, bộ sử về nhà Nguyễn trong những năm 1821 – 1848, các vua triều Nguyễn đã cử thủy quân đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa khảo sát, đo đạc vẽ bản đồ, đã ghi lại “Bãi Cát Vàng” có khoảng bao nhiêu hòn đảo?
a. Khoảng 120 hòn đảo
b. Khoảng 130 hòn đảo
c. Khoảng 140 hòn đảo
d. Khoảng 150 hòn đảo
Câu 32: Việt Nam đã đàm phán, ký kết về phân định và hợp tác trên biển với bao nhiêu quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?
a. 4 nước (Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc)
b. 5 nước (Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Trung Quốc)
c. 6 nước (Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Myanma, Trung Quốc)
d. 7 nước (Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Myanma, Philippin, Trung Quốc)
Câu 33: Những quan điểm cơ bản được nêu trong Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 là gì? Chọn đáp án sai
a. Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển…
b. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với đảm bảo an ninh quốc phòng, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường.
c. Ưu tiên phát triển ngành du lịch biển nhằm tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn
d. Thu hút mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa.
Câu 34: Theo mục tiêu tổng quát của Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 thì đến năm bao nhiêu nước ta phấn đấu trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo?
a. Năm 2018
b. Năm 2020
c. Năm 2022
d. Năm 2025
Câu 35: Theo mục tiêu của Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, đến năm 2020 kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng bao nhiêu % tổng GDP của cả nước?
a. 50 – 52%
b. 51 – 53%
c. 52 – 54%
d. 53 – 55%
Câu 36: Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa mấy thông qua?
a. Khóa VIII, nhiệm kỳ 1995 - 2000
b. Khóa IX, nhiệm kỳ 2000 - 2005
c. Khóa X, nhiệm kỳ 2005 - 2010
d. Khóa XI, nhiệm kỳ 2010-2015
Câu 37: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về chức năng của lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam (LLCSBVN)?
a. LLCSBVN là lực lượng chuyên trách của Nhà nước quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà CHXHCN Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam.
b. Trên các vùng biển và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam, LLCSBVN kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, tài nguyên biển…
c. Thu thập, xử lý kịp thời và thông báo cho cơ quan chức năng các thông tin cần thiết, phối hợp với các lực lượng khác bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của người và phương tiện hoạt động hợp pháp trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.
d. Câu b và c đúng.
Câu 38: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam (LLCSBVN)?
a. LLCSBVN là lực lượng chuyên trách của Nhà nước quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà CHXHCN Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam.
b. Trên các vùng biển và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam, LLCSBVN kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, tài nguyên biển…
c. Thu thập, xử lý kịp thời và thông báo cho cơ quan chức năng các thông tin cần thiết, phối hợp với các lực lượng khác bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của người và phương tiện hoạt động hợp pháp trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.
d. Câu b và c đúng.
Câu 39: Lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam được nổ súng trong những trường hợp nào? Chọn đáp án sai
a. Khi người vi phạm dùng vũ khí chống trả hoặc dùng các biện pháp khác trực tiếp đe dọa tính mạng và an toàn phương tiện của Cảnh sát Biển Việt Nam
b. Khi truy đuổi người và phương tiện có hành vi vi phạm nghiêm trọng
c. Khi truy đuổi người và phương tiện có hành vi vi phạm nghiêm trọng, nếu không dùng vũ khí thì người và phương tiện đó có thể chạy thoát
d. Để bảo vệ công dân khi bị người khác trực tiếp đe dọa tính mạng
Câu 40: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa IX) đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 vào ngày, tháng, năm nào?
a. 23/6/1994
b. 13/6/1994
c. 10/6/1994
d. 03/6/1994
Câu 41: Đảo Phú Quý thuộc địa phận tỉnh (thành) nào của nước ta?
a. Khánh Hòa
b. Bình Thuận
c. Ninh Thuận
d. Kiên Giang
Câu 42: Quần đảo Thổ Chu thuộc tỉnh nào của nước ta?
a. Kiên Giang
b. Bà Rịa – Vũng Tàu
c. Cà Mau
d. Bạc Liêu
Câu 43: Bãi biển nào được mệnh danh là trữ tình nhất Việt Nam?
a. Nha Trang – Khánh Hòa
b. Trà Cổ - Quảng Ninh
c. Sầm Sơn – Thanh Hóa
d. Cửa Lò – Nghệ An
Câu 44: Đảo lớn nhất trong hệ thống đảo của nước ta là:
a. Đảo Hoàng Sa
b. Đảo Trường Sa
c. Đảo Phú Quốc
d. Côn Đảo
Câu 45: Hãy điền từ còn thiếu vào câu khẩu hiệu của lực lượng hải quân Việt Nam:
“Đảo là nhà, ….. là quê hương”
a. Mẹ
b. Biển
c. Biển cả
d. Sóng biển
Câu 46: Tỉnh Bến Tre có đường bờ biển dài bao nhiêu?
a. Khoảng 60km
b. Khoảng 65km
c. Khoảng 70km
d. Khoảng 75km
Câu 47: Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020, phát triển kinh tế vườn và kinh tế biển phấn đấu tăng trưởng hàng năm với tốc độ bao nhiêu %?
a. 6%
b. 6,1%
c. 6,2%
d. 6,3%
Câu 48: Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020, mở rộng, phục hồi, phát triển bao nhiêu hecta rừng phòng hộ, rừng đặc dụng tại các khu vực bãi triều?
a. 5.100
b. 6.100
c. 7.100
d. 8.100
Câu 49: Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020, mở rộng, phục hồi, phát triển khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước tại huyện nào?
a. Thạnh Phú
b. Ba Tri
c. Bình Đại
d. Tỉnh không có khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước
Câu 50: Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020, đối với ngành du dịch sẽ tập trung phát triển các khu du lịch nào?
a. khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp Cồn Phụng, khu du lịch miệt vườn làng quê Cồn Quy
b. khu du lịch và dịch vụ tổng hợp cao cấp Bến Tre, khu du lịch sinh thái - văn hóa - làng nghề Thạnh Phú
c. khu du lịch sinh thái - tham quan nghiên cứu Vàm Hồ, khu du lịch sinh thái - văn hóa cộng đồng Cồn Ốc
d. Câu a, b,c đúng
Câu 51: Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020, đối với định hướng phát triển theo lãnh thổ, các cảng cá nào dưới đây được phát triển thành các trung tâm điều phối đánh bắt thủy, hải sản, của tỉnh? Hãy chọn đáp án sai
a. Cảng cá Bình Thắng
b. Cảng cá Ba Tri
c. Cảng cá An Nhơn
d. Cảng cá An Hòa Tây
Câu 51: Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020, đối với định hướng phát triển theo lãnh thổ, các làng cá nào dưới đây được phát triển thành các trung tâm điều phối đánh bắt thủy, hải sản, của tỉnh?
a. Làng cá Bình Thắng
b. Làng cá Ba Tri
c. Làng cá An Nhơn
d. Làng cá An Hòa Tây
Câu 52: Vườn chim Vàm Hồ thuộc huyện nào của tỉnh Bến Tre?
a. Thạnh Phú
b. Ba Tri
c. Giồng Trôm
d. Bình Đại
Câu 53: Các bãi biển đẹp như: Bãi Ngao, cồn Nhàn, cồn Hố thuộc địa bàn huyện nào của tỉnh Bến Tre?
a. Thạnh Phú
b. Ba Tri
c. Bình Đại
Câu 54: Cồn Óc thuộc huyện nào của tỉnh Bến Tre?
a. Thạnh Phú
b. Ba Tri
c. Giồng Trôm
d. Bình Đại
Câu 55: Lễ hội nghinh Ông Nam Hải của người dân huyện Ba Tri được tổ chức vào thời gian nào trong năm?
a. Trung tuần tháng 5 âm lịch
b. Trung tuần tháng 6 âm lịch
c. Trung tuần tháng 7 âm lịch
d. Trung tuần tháng 8 âm lịch
Câu 56: Lễ hội nghinh Ông Nam Hải được tổ chức tại địa phương nào?
a. Xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú
b. Xã Thừa Đức, huyện Bình Đại
c. Xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri
d. Xã An Thủy, huyện Ba Tri
Câu 57: Vườn chim Vàm Hồ cách thị trấn Ba Tri khoảng bao nhiêu kilomet?
a. 12km
b. 13km
c. 14km
d. 15km
Câu 58: Huyện Ba Tri có chiều dài đường bờ biển khoảng bao nhiêu kilomet?
a. 10km
b. 15km
c. 20km
d. 25km
Câu 59: Năm 1759, Thái Hữu Xưa, người phủ Tư Nghĩa (thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay) vào vùng đất Ba Tri ngày nay làm ăn và được cử làm cai trại đầu tiên của Ba Tri cá trại. L:úc bấy giờ, Thái Hữu Xưa xin vua cho lập làng. Bạn cho biết làng đó tên là gì?
a. Bình Khương
b. Bình Tây
c. Bình Đông
d. Bình Thắng
Câu 60: Về kinh tế, Ba Tri có hai thế mạnh lớn, đó là:
a. Hệ thống thủy lợi và giao thông thuận tiện
b. Thủy sản và nông nghiệp
c. Hệ thống thủy lợi và thủy sản
d. Hệ thống thủy lợi và nông nghiệp
Câu 61: Trước năm 1945, người dân Ba Tri đã phát triển được nhiều nghề nổi tiếng đó là những nghề nào? Chọn đáp án sai
a. Trồng lúa
b. Đánh bắt hải sản
c. Ươm tơ, dệt lụa
d. Đan lát
Câu 62: Trong các nhóm đảo sau đây, nhóm đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam? Chọn câu trả lời đúng nhất
a. Trường Sa, An Bang, Song Tử Tây, Hữu Nhật
b. Trường Sa, Ba Bình, Song Tử Đông, Duy Mộng
c. Trường Sa, Thị Tứ, Nam Yết, Loại Ta
d. Trường Sa, Quang Ánh, Tri Tôn, Linh Côn
Câu 63: “Việt Nam đã chịu nhiều đau thương mất mát từ các cuộc chiến tranh xâm lược. Vì thế, chúng tôi luôn tha thiết có hòa bình, hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước. Chúng tôi không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi chúng tôi bị bắt buộc phải tự vệ.”
Đoạn trích trên trích từ nội dung phát biểu của:
a. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam.
b. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Myanmar năm 2014.
c. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á lần thứ 23 tại Manila.
d. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời các câu hỏi của phóng viên quốc tế vào ngày 21/5 tại Manila, Philippines.
Câu 64: Văn bản nào sau đây được coi là hiến pháp của thế giới về các vấn đề biển và đại dương bởi vì đã xác định một cách toàn diện quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển cũng như quy chế pháp lý của vùng biển quốc tế và đáy biển quốc tế?
a. Luật Biển quốc tế
b. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982
c. Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông.
d. Hiến Chương Liên Hợp Quốc
Câu 65: Tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông giữa các nước trong ASEAN và Trung Quốc được ký vào thời gian nào? Tại đâu?
a. Ngày 4/11/2002 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 8 ở Phnompenh (Campuchia)
b. Ngày 5/11/2002 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 ở Phnompenh (Campuchia)
c. Ngày 6/11/2002 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 10 ở Phnompenh (Campuchia)
d. Ngày 7/11/2002 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 11 ở Phnompenh (Campuchia)
Câu 66: Theo Tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông giữa các nước trong ASEAN và Trung Quốc, các bên liên quan cam kết giải quyết những tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng:
a. biện pháp hòa bình, không đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực
b. thông qua tham khảo ý kiến và thương lượng hữu nghị giữa các quốc gia có chủ quyền trực tiếp liên quan
c. phù hợp với các nguyên tắc phổ cập của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982
d. Câu a, b, c đúng.
Câu 67: Huyện nào của tỉnh Bến Tre nổi tiếng với nghề câu kiều của ngư dân địa phương?
a. Thạnh Phú
b. Bình Đại
c. Ba Tri
d. Câu a, b, c đúng
Câu 68:                            “Tư bề Thừa Đức nội thôn
Đất trồng dưa hấu ngọt ngon quá chừng”
Câu ca dao dân gian trên nói về đặc sản thuộc địa phương nào của Bến Tre trước năm 1945?
a. Dưa hấu Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú
b. Dưa hấu Thừa Đức, huyện Bình Đại
c. Dưa hấu Cửa Đại, huyện Bình Đại
d. Dưa hấu Thới Thuận, huyện Bình Đại
Câu 69: Ngư dân huyện Bình Đại thường dùng là loại ghe có mũi cao vừa phải, lườn rộng, thân vững chắc, bánh lái dẹp và dài, hai buồm, trục cuốn và buồm đan bằng lá buông. Loại ghe đó có tên là:
a. Ghe cửa
b. Ghe lồng
c. Ghe hàng
d. Ghe be
Câu 70: Trận bão năm Thìn (1904) đã tàn phá nặng nề địa phương này, biến nơi đây thành khu vực hoang vu mà người dân thường gọi là Đồng Bưng Lớn. Biết bao nhiêu công sức đã đổ ra để phục hồi lại sản xuất, đắp bờ thay chua, rửa mặn, xây dựng lại ruộng vườn vô cùng gian nan vất vả. Bạn hãy cho biết, đó là huyện biển nào của tỉnh Bến Tre?
a. Bình Đại
b. Ba Tri
c. Thạnh Phú
Câu 71: Đáy sông cầu là hình thức được cắm thành hàng ngang giữa dòng nước chảy xiết nhưng không có những hàng rào chắn ngược dòng như đáy rạo. Tùy địa thế từng nơi, người ta đặt nhiều hay ít khẩu đáy.
Nghề đáy sông cầu được ngư dân Bến Tre phát triển từ rất sớm rồi lan sang các tỉnh lân cận. Bạn hãy cho biết nghề đáy sông cầu xuất hiện đầu tiên ở địa phương nào trên địa bàn tỉnh?
a. Huyện Ba Tri
b. Huyện Thạnh Phú
c. Huyện Bình Đại
Câu 72: Ở tục Tết trâu, ngư dân vùng biển Bình Đại mang bánh tét và các đồ cúng lễ khác đến trước cửa chuồng trâu. Sau khi cúng, mỗi con trâu được một cặp bánh. Người chăn trâu cũng được hưởng những cặp bánh và đồ cúng như một biểu tượng của sự biết ơn về công sức lao động của một năm.
Bạn hãy cho biết, tục Tết trâu thường diễn ra vào thời gian nào?
a. ngày mồng một Tết âm lịch.
b. ngày mồng hai Tết âm lịch.
c. ngày mồng ba Tết âm lịch.
d. ngày mồng bốn Tết âm lịch.
Câu 73: Tổng kết thành tích của huyện Bình Đại trong các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước (1945 – 1975), huyện có bao nhiêu xã và thị trấn được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân?
a. 10
b. 11
c. 12
d. 13
Câu 74: Huyện Thạnh Phú có đường bờ biển dài khoảng bao nhiêu kilomet?
a. 20
b. 25
c. 30
d. 35
Câu 75: Là một huyện biển của tỉnh Bến Tre, được hình thành từ đất phù sa của hai con sông Hàm Luông và Cổ Chiên bồi tụ nên qua nhiều thế kỷ, bãi biển của huyện vẫn lấn dần ra Biển Đông. Với nhiều cồn cát nhô lên ngoài khơi, báo hiệu diện tích của huyện sẽ còn rộng thêm ra. Đó là huyện nào?
a) Ba Tri
b) Bình Đại
c) Thạnh Phú
Câu 76: Thạnh Phú được vinh dự là nơi xuất phát của chuyến vượt biển đầu tiên của đoàn đại biểu Bến Tre ra miền Bắc gặp Bác Hồ và Trung ương Đảng, mở đường chi viện của Trung ương cho miền Nam vào thời gian nào?
a. 1945
b. 1946
c. 1954
d. 1955
Câu 77: Tiểu đoàn 307 nổi tiếng là đơn vị “đánh đâu được đấy, oai hùng biết mấy” của thời 9 năm Kháng chiến chống Pháp đã làm lễ xuất quân đầu tiên tại đâu?
a. Xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú
b. Xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú
c. Xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú
d. Xã Quới Điền, huyện Thạnh Phú
Câu 78: Địa phương nào của tỉnh Bến Tre phát triển được cả nghề rừng, trồng lúa, đánh bắt và chế biến hải sản?
a. Thạnh Phú
b. Bình Đại
c. Ba Tri
d. Cả a, b, c đúng
Câu 79: Làng nghề truyền thống sản xuất lu chứa nước bằng chất liệu xi-măng thuộc địa phương nào của tỉnh Bến Tre?
a. Xã An Thủy, huyện Ba Tri
b. Xã Hòa Lợi, huyện Thạnh Phú
c. Xã Bình Thắng, huyện Bình Đại
d. Xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm
Câu 80: Di tích lịch sử “Đường Hồ Chí Minh trên biển” tại tỉnh Bến Tre hiện nay ở:
a. Xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú
b. Xã Thừa Đức, huyện Bình Đại
c. Xã An Thủy, huyện Ba Tri
d. Xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú
Câu 81: Nội dung chính trong lời kêu gọi “Yêu nước đúng cách” của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là:
a. Hãy yêu nước bằng trái tim nóng và cái đầu lạnh!
b. Hãy nói không với bạo động và gây rối!
c. Hãy vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước!
d. Tổ Quốc đang rất cần chúng ta đoàn kết và tỉnh táo!
e. Câu a, b, c , d đúng
Câu 82: Những người lính của Trung đoàn vận tải 962 đặt cho Bến Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú – là một trong những bến thuộc đường Hồ Chí Minh trên biển với biệt danh là gì?
a. Bến Rạch Cỏ
b. Bến Cồn Tra
c. Bến Ông Hai Ghiền
d. Bến Cồn Lợi
Câu 83: Theo Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, kinh tế biển phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm tổng thu nhập bình quân đầu người (GDP) cả nước?
a. 50 - 52
b. 51 – 53
c. 52 – 54
d. 53 – 55
Câu 84: Theo Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, kinh tế biển phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm kim ngạch xuất khẩu cả nước?
a. 55 - 60
b. 56 – 61
c. 57 – 62
d. 58 – 63
Câu 85: Cụm kinh tế khoa hoc dịch vụ tại khu đá ngầm trên thềm lục địa Việt Nam thuộc địa phận đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo (nay là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), gọi tắt là DK1, được Chính phủ Việt Nam ra quyết định xây dựng vào năm:
a. 1986
b. 1987
c. 1989
d. 1991
Câu 86: Hãy điền từ đúng vào dấu ba chấm trong câu nói sau:
Bác Hồ từng nói: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày,…, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết … lấy nó”.
a. Có đêm – Giữ gìn
b. Có trời – Giữ gìn
c. Có đêm – Bảo vệ
d. Có trời – Bảo vệ
Câu 87: “Đảo Hoàng Sa: Ở phía đông Cù Lao Ré huyện Bình Sơn. Từ bờ biển Sa Kỳ ra khơi thuận gió, ba bốn ngày đêm có thể đến. Ở đó có đến một trăm ba mươi đảo nhỏ, cách nhau hoặc một ngày đường hoặc vài trống canh. Trong đảo có bãi cát vàng liên tiếp kéo dài không biết mấy ngàn dặm tục gọi là Vạn Lý Trường Sa.”
Bạn hãy cho biết đoạn trích trên thuộc tài liệu lịch sử nào?
a. Đại Nam thực lục chính biên
b. Đại Nam nhất thống chí
c. Lịch triều hiến chương loại chí
d. Hoàng Việt địa dư chí
Câu 88: Từ thế kỷ thứ XVI, XVII và nửa đầu thế kỷ XVIII, thủy quân Việt Nam đã chiến thắng các đội thủy quân của các nước tư bản xâm lược nước ta. Đó là những nước nào?
a. Anh, Pháp, Mỹ
b. Anh, Pháp, Tây Ban Nha
c. Anh, Pháp, Hà Lan
d. Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan
Câu 89: Năm 2000, Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn tất quá trình đàm phán kéo dài 27 năm (kể từ năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Hai nước đã ký kết Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Hiệp định đó tên là gì?
a. Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ
b. Hiệp định phân định quần đảo Hoàng Sa
c. Hiệp định phân định trên Biển Đông
d. Hiệp định về lãnh hải và thềm lục địa trên biển
Câu 90: Theo Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, phía Việt Nam được hưởng bao nhiêu % diện tích vịnh?
a. 53,23%, hơn Trung Quốc 6,46%
b. 50% bằng với Trung Quốc
c. 46,77%, ít hơn Trung Quốc 6,46%
d. Toàn bộ Vịnh Bắc Bộ là của Việt Nam
Câu 91: Việt Nam ký Hiệp định về biên giới biển Việt Nam – Thái Lan vào thời gian nào?
a. 9/7/1997
b. 9/8/1997
c. 9/9/1997
d. 9/10/1997
Câu 92: Đảo nào của nước ta được mệnh danh là “Hòn đảo ngọc”?
a) Côn Đảo
b) Trường Sa
c) Hoàng Sa
d) Phú Quốc
Câu 93: Công trình thanh niên chế tạo, trung chuyển và lắp đặt các kết cấu thép cho dự án tổng thể hệ thống năng lượng sạch và chiếu sáng quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK của đoàn viên Công ty Dịch vụ khai thác dầu khí (Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam) đã giúp mang ánh sáng năng lượng sạch cho người dân và chiến sĩ nhà giàn trên quy mô:
a. 9 đảo nổi, 23 đảo chìm, 10 nhà giàn DK
b. 9 đảo nổi, 24 đảo chìm, 15 nhà giàn DK
c. 9 đảo nổi, 25 đảo chìm, 20 nhà giàn DK
d. 9 đảo nổi, 26 đảo chìm, 25 nhà giàn DK
Câu 94: Đại hội Hội LHTN Việt Nam các huyện, thành phố của tỉnh Bến Tre đã vận động hội viên, thanh niên đóng góp ủng hộ Quỹ Chung sức bảo vệ chủ quyền Biển Đông với số tiền thu được khoảng bao nhiêu triệu đồng?
a. 45
b. 47
c. 51
d. 53
Câu 95: “Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn làm hết sức mình để gìn giữ và tăng cường quan hệ hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc. Việt Nam cũng luôn chân thành mong muốn cùng với Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định của Khu vực và Thế giới. Song, lãnh thổ là thiêng liêng, Việt Nam cực lực phản đối các hành động xâm phạm và kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của mình phù hợp với Luật pháp quốc”
Bạn hãy cho biết đoạn trích trên trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại sự kiện quốc tế nào?
a. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 23 tại Campuchia
b. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Myanmar
c. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 25 tại Philiippin
Câu 96: Trả lời các phóng viên quốc tế tại Manila (Philippin) ngày 21/5/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, …, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị …, lệ thuộc nào đó.”
Điền từ đúng vào dấu ba chấm trong đoạn phát biểu trên:
a. Tự do – Viễn vông
b. Tự chủ - Viễn vông
c. Tự do  - Giả tạo
d. Tự chủ - Giả tạo
Câu 97: Trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phát đi thông điệp đến tất cả đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên cả nước. Thông điệp đó là:
a. Hãy yêu nước trong hòa bình
b. Hướng về Biển Đông
c. Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam
d. Yêu nước đúng cách
Câu 98: Việc ủng hộ tinh thần và vật chất của mọi người dân Việt Nam dành cho người dân và chiến sĩ tại các vùng biển, đảo của Việt Nam được xem là việc làm:
a. Thực hiện thường xuyên
b. Thực hiện khi chủ quyền biển, đảo của Việt Nam bị đe dọa
c. Chỉ tập trung cao điểm trong Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam
d. Câu a, b, c sai
Câu 99: Tuổi trẻ Bến Tre cần tích cực tham gia các chương trình, cuộc vận động của các cấp Đoàn – Hội để ủng hộ tinh thần và vật chất cho người dân và chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở:
a. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
b. Ba huyện biển của tỉnh là Ba Tri, Thạnh Phú, Bình Đại
c. Tất cả những đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.
d. Câu b và c đúng
Câu 100: Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bến Tre đang phát động cán bộ, đoàn viên, thanh niên của tỉnh xung kích, tình nguyện trên mọi mặt của đời sống xã hội và thực hiện khẩu hiệu nào?
a. Tuổi trẻ Bến Tre chung tay xây dựng Nông thôn mới
b. Tuổi trẻ Bến Tre chung tay xây dựng Nông thôn mới, Văn minh đô thị
c. Tuổi trẻ Bến Tre chung tay xây dựng Nông thôn mới, Văn minh đô thị, hướng về biển, đảo
d. Câu a, b, c sai
Câu 101. Hiện nay quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành nào của nước ta?
a. Khánh Hòa
b. Phú Quốc
c. Quảng Ngãi
d. Đà Nẵng
Câu 102. Hiện nay, quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh, thành nào của nước ta?
a. Phú Quốc
b. Khánh Hòa
c. Quảng Nam
d. Hải Phòng
Câu 103. Bờ biển Việt Nam có chiều dài khoảng:
a. 3.260km
b. 3.620km
c. 3.650km
d. 3.560km
Câu 104. Nước ta đã chính thức trở thành thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 vào năm nào?
a. 1991
b. 1992
c. 1993
d. 1994
Câu 105. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì một nước ven biển có 05 vùng biền đó là:
a. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa.
b. Nội thủy, cửa khẩu, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa
c. Nội thủy, lãnh hải, mốc quốc giới, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa
d. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, đường cơ sở, vùng thềm lục địa
Câu 106. Vùng đặc quyền kinh tế là:
a. Vùng rộng 120 hải lý tính từ đường cơ sở (trừ lãnh hải thì chiều rộng là 188 hải lý.
b. Vùng biển rộng 12 hải lý tiếp giáp và tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Trong vùng biển tiếp giáp, nước ven biển có quyền quy định biện pháp ngăn chặn và trừng trị các hành vi vi phạm đối với luật lệ về nhập cư, thuế khóa, kinh tế xảy ra trong lãnh thổ hay lãnh hải của mình.
c. Vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở, trừ trường hợp điều ước Quốc tế giữa Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan có quy định khác.
d. Câu a, b,c sai
Câu 107. Trên Biển Đông vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển 7 nước trong khu vực là:
a. Trung Quốc (phía Bắc), Campuchia và Lào (Tây Nam), Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây (phía Đông, Đông Nam và Nam)
b. Trung Quốc (phía Bắc), Campuchia và Thái Lan (Tây Nam), Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây (phía Đông, Đông Nam và Nam)
c. Trung Quốc (phía Bắc), Campuchia và Thái Lan (Tây Nam), Nhật Bản, Mỹ, Inđônêxia, Brunây (phía Đông, Đông Nam và Nam)
d. Trung Quốc (phía Bắc), Campuchia và Thái Lan (Tây Nam), Mỹ, Singapo, Inđônêxia, Brunây (phía Đông, Đông Nam và Nam)
Câu 108. Tên viết tắt DOC là gì?
a. DOC là tên viết tắt tiếng Anh của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002.
b. DOC là tên viết tắt tiếng Anh của quyền tài phán trên Biển Đông
c. DOC là tên viết tắt của tiếng Anh của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
d. Tất cả đều đúng
Câu 109. Bạn hãy cho biết Quần đảo Hoàng Sa nằm trên vĩ độ và kinh độ nào ?
a. Khoảng vĩ độ 13 0 45’ đến 15 0 15’ Bắc và kinh độ 1090 đến 111 0 Đông
b. Khoảng vĩ độ 15 0 45’ đến 17 0 15’ Bắc và kinh độ 1110 đến 113 0 Đông
c. Khoảng vĩ độ 17 0 45’ đến 19 0 15’ Bắc và kinh độ 1130 đến 115 0 Đông
d. Khoảng vĩ độ 19 0 45’ đến 19 0 15’ Bắc và kinh độ 1150 đến 117 0 Đông
Câu 110. Bạn hãy cho biết Quần đảo Trường Sa nằm trên vĩ độ và kinhđộ nào?
a. Khoảng từ 20 50’ đến 120 00’ Bắc và kinh độ 1090 30’ đến 1170 20’
b. Khoảng từ 40 50’ đến 120 00’ Bắc và kinh độ 1100 30’ đến 1170 20’
c. Khoảng từ 60 50’ đến 120 00’ Bắc và kinh độ 1110 30’ đến 1170 20’
d. Khoảng từ 80 50’ đến 120 00’ Bắc và kinh độ 1120 30’ đến 1170 20’
Câu 111. Bạn hãy cho biết nửa đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn tổ chức 2 đội quân nào ra Hoàng Sa và Trường Sa?
a. “Hoàng Sa” – “Cát Vàng”
b. “Cát Vàng” - “ Bắc Hải”
c. “Cảnh Dương” – “Bình Sơn”
d. “Hoàng Sa” – “ Bắc Hải”
Câu 112. Bạn hãy cho biết Việt Nam hiện đã xác lập chủ quyền bao nhiêu đảo nổi và đảo chìm ở quần đảo Trường Sa?
a. 21 đảo
b. 25 đảo
c. 30 đảo
d. 40 đảo
Câu 113. Bạn hãy cho biết hòn Đảo nào được mệnh danh là “địa ngục trần gian” trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân ta?
a. Phú Quốc
b. Cát Bà
c. Lý Sơn
d. Côn Đảo
Câu 114. Vịnh biển nào của nước ta được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?  Vịnh đó được công nhận vào ngày, tháng, năm nào?
a. Vịnh Cam Ranh thuộc Tỉnh Khánh Hòa. công nhận là di sản thiên nhiên thế giới: Ngày 17/10/1994
b, Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, công nhận là di sản thiên nhiên thế giới: Ngày 17/12/1995
c. Vịnh Hạ Long thuộc Tỉnh Quảng Ninh, công nhận là di sản thiên nhiên thế giới: Ngày 17/12/1994
Câu 115. Cơ sở pháp lý nào để khẳng định chủ quyền các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam ?
a) Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)
b) Luật Biển Việt Nam
c) Hiến pháp 1992 (sữa đổi năm 2001).
d) Cả a và b đúng.
Câu 116. Tháng 8/2012 Chính phủ Việt Nam đã ra quyết định chọn 05 nhóm khu kinh tế (KKT) ven biển tập trung đầu tư. Một trong 5 nhóm KKT đó là (Chọn đáp án sai):
a. Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng)
b. Nghi Sơn (Thanh Hóa)
c. Vũng Áng (Hà Tĩnh)
d. Vân Đồn (Quảng Ninh)
e. Chu Lai – Dung Quất (Quảng Nam – Quảng Ngãi)
f. Phú Quốc (Kiên Giang)
Câu 117. Đảo Côn Sơn của nước ta thuộc tỉnh nào?
a) Bình Thuận
b) Ninh Thuận
c) c. Bà Rịa – Vũng Tàu
d) Khánh Hòa
Câu 118. Đảo Cát Bà của nước ta thuộc tỉnh, thành phố nào?
a) Nam Định
b) Quảng Ninh
c) c. Hải Phòng
d) Thanh Hóa
Câu 119.  Đảo nào của nước ta có mật độ dân số cao nhất?
a) Lý Sơn
b) Thổ Chu
c) Cát Bà
d) Côn Sơn
Câu 120. Bạn hãy cho biết diện tích Biển Đông rộng khoảng bao nhiêu km2?
a) a. Khoảng 3.447.000 km2
b) Khoảng 4.447.000 km2
c) Khoảng 5.447.000 km2
d) Khoảng 6.447.000 km2
Câu 121. Bạn hãy cho biết Việt Nam có bao nhiêu vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán?
a) a. 5
b) 7
c) 9
d) 11
Câu 122. Bạn hãy cho biết Lãnh hải của nước CHXHCNVN rộng bao nhiêu hải lý?
a. 8 hải lý
b. 10 hải lý
c. 12 hải lý
d. 14 hải lý
Câu 123. Bạn hãy cho biết hiện nay những quốc gia và vùng lãnh thổ tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
a. Việt Nam, Trung Quốc, philippin, Malaysia, Bruney, Lào, Đài Loan.
b. Việt Nam, Trung Quốc, philippin, Malaysia, Bruney, Camphuchia, Đài Loan.
c. Việt Nam, Trung Quốc, philippin, Malaysia, Bruney, Thái Lan, Đài Loan.
d. Việt Nam, Trung Quốc, philippin, Malaysia, Bruney và Đài Loan.
Câu 124. Bạn hãy cho biết Việt Nam cùng các quốc gia ASEAN và Trung Quốc đã ký kết bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) vào ngày tháng năm nào?
a) Ngày 02/11/2002
b) Ngày 03/11/2002
c) c. Ngày 04/11/2002
d) Ngày 05/11/2002
Câu 125: Bạn hãy cho biết Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là thế kỷ gì?
a) Thế kỷ công nghệ thông tin
b) Thế kỷ vũ trụ
c) c. Thế kỷ của đại dương
d) Thế kỷ của ngành sinh học
Câu 126. Bạn hãy cho biết Diện tích Vịnh Bắc Bộ khoảng bao nhiêu km2?
a. 116.200 km2
b. 126.250 km2
c. 136.350 km2
d. 146.450 km2
Câu 127. Bạn hãy cho biết Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu đàm phán phân định vịnh Bắc Bộ khi nào?
a. Từ năm 1974 – 2000
b. Từ năm 1974 – 2003
c. Từ năm 1974 – 2007
d. Từ năm 1974 – 2009
Câu 128. Bạn hãy cho biết Việt Nam và Trung Quốc đã chính thức ký hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa và Hiệp định hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ vào ngày tháng năm nào?
a) 15/2/2000
b) 5/5/2000
c) 20/10/2000
d) d. 25/12/2000
Câu 129. Bạn hãy cho biết Việt Nam – Campuchia đã ký kết một hiệp định xác lập một vùng nước lịch sử chung vào ngày tháng năm nào?
a. Ngày 5/5/1982
b. Ngày 6/6/1982
c. Ngày 7/7/1982
d. Ngày 8/8/1982
Câu 130. Việt Nam và Thái Lan đã kí Hiệp định phân định ranh giới trên biển giữa hai nước theo đường C-K vào ngày tháng năm nào?
a) a. Ngày 9/8/1997
b) Ngày 10/8/1997
c) Ngày 11/8/1997
d) Ngày 12/8/1997
Câu 131. Bạn hãy cho biết Việt Nam và Malaixia đã ký kết và trao đổi công hàm phê duyệt bản thoả thuận về “Hợp tác khai thác chung” trong khu vực thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước vào ngày tháng năm nào?
a. Ngày 03/6/1992
b. Ngày 04/6/1992
c. Ngày 05/6/1992
d. Ngày 06/6/1992
Câu 132. Bạn hãy cho biết Việt Nam và Philippin đã đạt được thỏa thuận về nguyên tắc ứng xử cơ bản đối với vùng tranh chấp vào ngày tháng năm nào?
a. Ngày 01/11/1995
b. Ngày 03/11/1995
c. Ngày 05/11/1995
d. Ngày 07/11/1995
Câu 133. Bạn hãy cho biết Việt Nam và Inđônêxia đã ký Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa vào ngày tháng năm nào?
a. Ngày 26/6/2003
b. Ngày 27/6/2003
c. Ngày 28/6/2003
d. Ngày 29/6/2003
Thiếu 134
Câu 135: Bạn hãy cho biết Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam phê chuẩn vào khóa họp thứ mấy? Kỳ họp thứ mấy và ngày tháng năm nào của Quốc hội?
a. Khóa IX, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994.
b. Khóa IX, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994.
c. Khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994.
d. Khóa IX, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994.
Câu 136. Bạn hãy cho biết tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được chuẩn y ngày tháng năm nào?
a) Ngày 12 tháng 4 năm 1977
b) b. Ngày 12 tháng 5 năm 1977
c) c. Ngày 12 tháng 6 năm 1977
d) d. Ngày 12 tháng 7 năm 1977
Câu 137. Bạn hãy cho biết tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam được chuẩn y ngày tháng năm nào?
a) a. Ngày 12 tháng 9 năm 1982
b) b. Ngày 12 tháng 10 năm 1982
c) c. Ngày 12 tháng 11 năm 1982
d) d. Ngày 12 tháng 12 năm 1982
Câu 138. Bạn hãy cho biết Luật biên giới quốc gia được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam phê chuẩn vào khóa họp thứ mấy? Kỳ họp thứ mấy và ngày tháng năm nào của Quốc hội?
a) a. Khoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003.
b) Khoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2005.
c) Khoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2007.
d) Khoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2009.
Câu 139.
Câu 140. Bạn hãy cho biết Luật biển Việt Nam được Quốc hội nước ta phê chuẩn có hiệu lực vào ngày, tháng, năm nào?
a. 01/12/2012
b. 01/5/2013
c. 01/7/2013
d. 01/01/2013
Câu 141. Vịnh có nhiều đảo có diện tích nhỏ nhất ở nước ta là:
a. Vịnh Cam Ranh
b. Vịnh Lăng Cô
c. Vịnh Vũng Rô
d. Vịnh Hạ Long
Câu 142. Trong 18 năm trị vì đất nước (1802 – 1820), vua Gia Long đã mấy lần phái quân ra Hoàng Sa để thăm dò đường biển?
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
Câu 143. Thời vua nào của nhà Nguyễn đã chủ trương dạy chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho trẻ em học vỡ lòng trong sách “Khải đồng thuyết ước”?
a) a. Tự Đức
b) Gia Long
c) Minh Mạng
Câu 144. Theo Chương 17 trong Chương trình Nghị sự 21 tại Hội nghị cấp cao về môi trường và phát triển (UNCED) tổ chức tại Rio de Janerio (Braxin) đã định nghĩa về môi trường biển là?
a. Gồm các vùng biển và các đại dương
b. Vùng mà tại đó con người khai thác các tài nguyên sinh vật và không sinh vật, là nơi con người trút bỏ chất thải
c. Vùng bao gồm các đại dương, các biển và các vùng ven biển tạo thành một tổng thể, một thành phần cơ bản của hệ thống duy trì cuộc sống toàn cầu và là tài sản hữu ích tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững.
d. Là hệ thống tại đó các quá trình lý, hóa, sinh tương tác và hoạt động đảm bảo cho các mục đích sử dụng biển khác nhau của con người.
Câu 145. Bạn hãy cho biết lần đầu tiên Bác Hồ về thăm Lực Lượng Hải quân Việt Nam vào ngày tháng năm nào?
a. Ngày 30-2-1959
b. Ngày 30-3-1959
c. Ngày 30-4-1959
d. Ngày 30-5-1959
Câu 146. Khai mạc Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam năm 2012 diễn ra ở đâu? Trong thời gian nào? Chủ đề Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam năm 2012 là gì?
a. Bình Thuận, ngày 1/6/2012, chủ đề “Cùng nhau hành động vì biển đảo quê hương”
b. Tp. Nha Trang, ngày 3/6/2012, chủ đề “Cùng nhau hành động vì biển đảo quê hương”
c. Tp. Vũng Tàu, ngày 2/6/2012, chủ đề "Việt Nam mạnh về biển, làm giàu từ biển"
d. Quảng Ninh, ngày 4/6/2012, chủ đề “Chung tay vì biển đảo quê hương - hãy hành động ngay”
Câu 147. Thuyền trưởng có nghĩa vụ gì khi xảy ra tai nạn đâm va?
a. Tiến hành cứu người, cứu tàu và tài sản trên các tàu khác
b. Thuyền trưởng các tàu liên quan đến tai nạn phải trao đổi với nhau
để biết tên tàu, hô hiệu, nơi đăng ký, cảng rời cuối cùng và cảng đến.
c. Tiến hành cứu người, Thuyền trưởng các tàu liên quan đến tai nạn phải trao đổi với nhau để biết tên tàu, hô hiệu, nơi đăng ký, cảng rời cuối cùng và cảng đến.
d. a, b đều đúng
Câu 148. Ai là người tổ chức điều tra tai nạn hàng hải?
a. Cảnh sát đường thuỷ
b. Công an tại nơi xảy ra tai nạn
c. Giám đốc cảng vụ
d. Giám đốc sở GTVT tại nơi xảy ra tai nạn
Câu 149. Việt Nam tham gia bao nhiêu công ước quốc tế về môi trường biển?
a. 5
b. 6
c. 7
d. 8
Câu 150. Quần đảo có nhiều đảo lớn nhất ở nước ta là quần đảo nào?
a. Cát Bi
b. Cát Bà
c. Lý Sơn
d. Thổ Chu
Câu 151. Đoàn Thanh niên Ban Quản lý Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất thực hiện công trình thanh niên đầu tư hệ thống lọc nước ngọt từ nước biển cho ngư dân thuộc địa phương nào, với tổng kinh phí bao nhiêu?
a. Xã An Bình, huyện Lý Sơn – gần 2 tỷ đồng
b. Xã Định Hải, huyện Lý Sơn – gần 2 tỷ đồng
c. Xã An Bình, huyện Lý Sơn – gần 4 tỷ đồng
d. Xã Định Hải, huyện Lý Sơn – gần 4 tỷ đồng

Câu 152. Bạn hãy cho biết vùng biển quốc tế là gì ?
a. Là vùng biển nằm ngoài vùng biển thuộc quyền tài phán của các quốc gia ven biển, thuộc sở hữu của một quốc gia nào. Tất cả các quốc gia dù có biển hay không có biểnđều có quyền tự do hàng hải, hàng không, đặt dây cáp, ống dẫn ngầm, xây dựng các đảo nhân tạo theo quy định của công ước quốc tế, tự do đánh bắt hải sản, nghiên cứu khoa học.
b. Là vùng biển nằm ngoài vùng biển thuộc quyền tài phán của các quốc gia ven biển, thuộc sở hữu của các quốc gia có biển đều có quyền tự do hàng hải, hàng không, đặt dây cáp, ống dẫn ngầm, xây dựng các đảo nhân tạo theo quy định của công ước quốc tế, tự do đánh bắt hải sản, nghiên cứu khoa học.
c. Là vùng biển nằm ngoài vùng biển thuộc quyền tài phán của các quốc gia ven biển, không thuộc sở hữu của một quốc gia nào. Tất cả các quốc gia dù có biển hay không có biển đều có quyền tự do hàng hải, hàng không, đặt dây cáp, ống dẫn ngầm, xây dựng các đảo nhân tạo theo quy định của công ước quốc tế, tự do đánh bắt hải sản, nghiên cứu khoa học.
d. Là vùng biển nằm ngoài vùng biển thuộc quyền tài phán của các quốc gia ven biển, không thuộc sở hữu của một quốc gia nào. Tất cả các quốc gia không có biển thì không có quyền tự do hàng hải, hàng không, đặt dây cáp, ống dẫn ngầm, xây dựng các đảo nhân tạo theo quy định của công ước quốc tế, tự do đánh bắt hải sản, nghiên cứu khoa học.
Câu 153. Bạn hãy cho biết năm 1938 quần đảo Hoàng Sa thuộc địa phận tỉnh nào của nước ta?
a. Khánh Hòa
b. Phú Yên
c. Quảng Nam
d. Thừa Thiên
Câu 154.  Tỉnh Khánh Hòa đã thành lập được bao nhiêu ngư đội Trường Sa?
a. 01 (Ngư đội Trường Sa Lớn)
b. 02 (Ngư đội Trường Sa Lớn và Ngư đội Song Tử Tây)
c. 03 (Ngư đội Trường Sa Lớn, Ngư đội Song Tử Tây và Ngư đội An Bang)
Câu 155. Bạn hãy cho biết tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được chuẩn y ngày tháng năm nào?
a. 12-4-1977
b. 12-5-1977
c. 12-6-1977
d. 12-7-1977
Câu 156. Môi trường biển có những chức năng chính nào sau đây?
a. Bảo đảm điều kiện sống của con người, cung cấp tài nguyên, bảo đảm những tiện nghi cho sinh hoạt của con người (như du lịch, thể thao, nghỉ ngơi…)
b. Môi trường giao thông
c. Hấp thụ, đồng hóa các chất thải có nguồn gốc từ đất liền.
d. Cả 3 đáp án trên.
Câu 157. Cứu hộ hàng hải và tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khác nhau ở chỗ nào?
a. Cứu hộ hàng hải là một nghĩa vụ bắt buộc đối với tất cả các tàu biển khi có tai nạn hàng hải của các tàu khác xảy ra; Tìm kiếm, cứu nạn hàng hải là hành động cứu tàu biển hoặc tài sản trên tàu biển thoát khỏi nguy hiểm.
b. Cứu hộ hàng hải là một nghĩa vụ bắt buộc đối với tất cả các tàu biển khi có tai nạn hàng hải của các tàu khác xảy ra; Tìm kiếm, cứu nạn hàng hải là hành động cứu tàu biển hoặc tài sản trên tàu biển thoát khỏi nguy hiểm, được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng cứu hộ hàng hải.
c. Cứu hộ hàng hải và tìm kiếm là cách gọi khá của cứu nạn hàng hải.
d. Tìm kiếm, cứu nạn hàng hải là một nghĩa vụ bắt buộc đối với tất cả các tàu biển khi có tai nạn hàng hải của các tàu khác xảy ra; Cứu hộ hàng hàng hải là hành động cứu tàu biển hoặc tài sản trên tàu biển thoát khỏi nguy hiểm, được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng cứu hộ hàng hải.
Câu 158. Khi tàu biển Việt Nam không có đủ khả năng vận chuyển thì tàu biển nước ngoài được tham gia vận tải nội địa trong các trường hợp sau đây?
a. Vận chuyển hàng hoá siêu trường, siêu trọng hoặc các loại hàng hoá khác bằng tàu biển chuyên dùng
b . Để phòng chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp;
c . Vận chuyển hành khách và hành lý từ tàu khách du lịch vào đất liền và ngược lại.
d. Tất cả trường hợp trên
Câu 159. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam khăng định mục tiêu nào sau đây?
a. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù hơn 1 triệu km2 thềm lục địa. Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sở cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển.
b. Đẩy mạnh nuôi, trồng, khai thác, chế biến hải sản; thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí; phát triển đóng tàu thuyền và vận tải biển; mở mang du lịch; bảo vệ môi trường; tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển.
c. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu vực cửa biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng khác. Xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh trên biển.
d. Cả 3 đáp án trên.
Câu 160. Ô nhiễm biển từ tàu có thể chia làm mấy nhóm?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 161. Bạn hãy cho biết năm 1933, Chính quyền Pháp thay mặt triều đình nhà Nguyễn tiệp tục thực hiện chủ quyền của đất nước An Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và đã sáp nhập Trường Sa vào tỉnh nào thời điểm đó?
a. Kiên Giang
b. Bà Rịa
c. Gia Định
d. Khánh Hòa
Câu 162. Những phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt sau đây được ưu tiên đi trước khi qua âu tàu, cống, đập, cầu không mở thường xuyên, nơi có điều tiết giao thông, luồng giao nhau, luồng cong gấp, theo thứ tự sau đây?
a. Phương tiện chữa cháy; cứu nạn; hộ đê; của quân đội, công an làm nhiệm vụ khẩn cấp; phương tiện, đoàn phương tiện có công an hộ tống hoặc dẫn đường.
b. Phương tiện chữa cháy; hộ đê; cứu nạn; phương tiện, đoàn phương tiện có công an hộ tống hoặc dẫn đường; của quân đội, công an làm nhiệm vụ khẩn cấp;
c. Phương tiện chữa cháy; hộ đê; cứu nạn; của quân đội, công an làm nhiệm vụ khẩn cấp; phương tiện, đoàn phương tiện có công an hộ tống hoặc dẫn đường.
d. Phương tiện hộ đê; chữa cháy; cứu nạn; của quân đội, công an làm nhiệm vụ khẩn cấp; phương tiện, đoàn phương tiện có công an hộ tống hoặc dẫn đường.
Câu 163. Ngư đội Trường Sa được thành lập từ sự tự nguyện của ngư dân, dưới hình thức tàu mẹ - tàu con; các tàu cùng ra khơi nhưng tàu mẹ phải đảm đương việc thu mua hải sản và cung ứng thực phẩm, xăng dầu, dịch vụ y tế và những trang thiết bị cần thiết để ngư dân bám biển dài ngày. Mục đích thành lập ngư đội là để:
a. ngư dân yên tâm vượt sóng, bám biển mưu sinh
b. ngư dân tham gia giữ gìn chủ quyền lãnh hải Tổ quốc
c. ngư dân có thể đoàn kết, tương trợ lẫn nhau chống lại thiên tai hoặc tàu lạ của nước ngoài
d. Câu a, b, c đúng
Câu 164. Bạn hãy cho biết quận Côn Đảo thuộc quản lý hành chính của Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo vào tháng năm nào?
a. Tháng 1-1979
b. Tháng 2-1979
c. Tháng 3-1979
d. Tháng 5-1979
Câu 165. Bạn hãy cho biết hiện nay có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ tranh chấp chủ quyền toàn bộ hoặc một phần đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam?
a. 4 nước
b. 5 nước
c. 6 nước
d. 7 nước
Câu 166. Cờ hiệu đối với phương tiện cứu nạn là:
a. Cờ đỏ chữ thập trắng
b. Cờ đỏ
c. Cờ trắng
d. Cờ trắng chữ thập đỏ
Câu 167. Bạn hãy cho biết huyện Côn Đảo thuộc quản lý hành chính của Tỉnh Hậu Giang vào tháng năm nào?
a. Tháng 12 - 1976
b. Tháng 01 - 1977
c. Tháng 11 -1979
d. Tháng 01 – 1980
Câu 168. Bạn hãy cho biết phao số “0” có nghĩa là gì?
a. Là chủ quyền trên biển
b. Là biên giới quốc gia trên biển
c. Là điểm đầu tiên của hệ thống phao luồng để cho tàu thuyền vào cảng được thuận lợi và an toàn.
d. Là nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi trên biển.
Câu 169: Ngư đội Trường Sa được Hội nghề cá Việt Nam, Hội nghề cá tỉnh Khánh Hòa, Hiệp hội cá ngừ đại dương... thành lập vào thời gian nào?
a. Năm 2010
b. Năm 2011
c. Năm 2012
d. Năm 2013
Câu 170. Theo Luật Biển Việt Nam, khi tiến hành bắt, tạm giữ, tạm giam người có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc tạm giữ tàu thuyền nước ngoài, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho Bộ nào?
a. Bộ Ngoại giao
b. Bộ Quốc phòng
c. Bộ Nội vụ
d. Bộ Tài Chính
Câu 171. Đảo vừa có giá trị về du lịch, về an ninh – quốc phòng vừa có diện tích lớn nhất nước ta là:
a. Đảo Phú Quốc
b. Đảo Cát Bà
c. Đảo Thổ Chu
d. Đảo Lý Sơn
Câu 172. Quốc gia nào đầu tiên xác lập chủ quyền và là nước duy nhất quản lý liên tục, hòa bình, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
a. Trung Quốc
b. Việt Nam
c. Philippin
d. Thái Lan
Câu 173. Vịnh Vân Phong thuộc quản lý của tỉnh, thành nào?
a. Khánh Hòa
b. Bình Thuận
c. Ninh Thuận
d. Phú Yên
Câu 174. Bạn hãy cho biết các loại tài nguyên khoáng sản trên Biển Đông thuộc Việt Nam?
a. Titan, thiếc, Diricon,Dầu khí; Thủy sản;
b. Dầu khí; Thủy sản; quặng thiếc; titan, thiếc, diricon…Các bãi cát trắng
c. Dầu khí, thiếc; titan, thiếc, diricon…Các bãi cát trắng
d. Thủy sản, diricon…Các bãi cát trắng
Câu 175. Bạn hãy cho biết Việt Nam và Inđônêxia đã ký Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa vào ngày tháng năm nào?
a. Ngày 26/6/2003
b. Ngày 27/6/2003
c. Ngày 28/6/2003
d. Ngày 29/6/2003
Câu 176. Khai mạc Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam năm 2014 diễn ra ở đâu? Trong thời gian nào? Chủ đề Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam năm 2014 là gì?
a. Bình Thuận, ngày 1/6/2014, chủ đề “Cùng nhau hành động vì biển đảo quê hương”
b. Tp. Nha Trang, ngày 3/6/2014, chủ đề “Cùng nhau hành động vì biển đảo quê hương”
c. Tp. Vũng Tàu, ngày 2/6/2014, chủ đề "Việt Nam mạnh về biển, làm giàu từ biển"
d. Tp. Hải Phòng, ngày 1/6/2014, chủ đề “Chung tay bảo vệ Đại dương xanh”
Câu 177. Đặc điểm địa hình ven biển tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn khách du lịch trên suốt chiều dài đất nước, với khoảng 126 bãi cát biển đẹp, trong đó khoảng bao nhiêu bãi cát biển đạt tiêu chuẩn quốc tế?
a. 10
b. 20
c. 30
d. 40
Câu 178. Về năng lực dự bào khí tượng thủy văn của Việt Nam hiện nay đối với dự báo bão đạt được mức trung bình của thế giới. Đối với những cơn bão mạnh từ cấp 12 trở lên thì sai số xác định tâm bão là bao nhiêu?
a. Từ 5 – 10 km
b. Từ 10 – 20 km
c. Từ 20 – 30 km
d. Từ 30 – 40 km
Câu 179. Hoạt động theo pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam và theo các điều ước quốc tế có liên quan đến chủ quyền lãnh thổ tại các hải đảo, vùng biển mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết tham gia; làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ tại các hải đảo, vùng biển theo phạm vi nhiệm vụ do pháp luật quy định và là một lực lượng thành viên trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện ven biển.
Bạn hãy cho biết đó là chức năng của lực lượng nào?
a. Cảnh sát Biển Việt Nam
b. Hải quân Việt Nam
c. Bộ đội Biên phòng trên biển
d. Kiểm ngư
Câu 180. Là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thuộc Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.
Bạn hãy cho biết đó là lực lượng nào?
a. Cảnh sát Biển Việt Nam
b. Hải quân Việt Nam
c. Bộ đội Biên phòng trên biển
d. Kiểm ngư
Câu 181. Chủ trương của Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông với các nước có liên quan là:
a. Bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc, luật pháp và thực tiễn quốc tế.
b. Tuân thủ theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982
c. Theo Tuyên bố giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002.
d. Câu a, b, c đúng
Câu 182. Là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; duy trì sự ổn định trên các vùng biển, đảo; giữ vững chủ quyền, không để xảy ra xung đột, tạo điều kiện thuận lợi, yên tâm cho các lực lượng trên biển; phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng bảo vệ tốt việc thăm dò, khai thác dầu khí và các hoạt động kinh tế biển; tích cực, chủ động thực hiện tốt vai trò làm nòng cốt trong các hoạt động phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển, nhất là trên các vùng biển xa; thực sự là chỗ dựa tin cậy, vững chắc cho các hoạt động kinh tế biển.
Bạn hãy cho biết đó là chức năng, nhiệm vụ của lực lượng nào?
a. Cảnh sát Biển Việt Nam
b. Hải quân Việt Nam
c. Bộ đội Biên phòng trên biển
d. Kiểm ngư
Câu 183. Bạn hãy cho biết Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động Cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới hải đảo”vào thời gian nào?
a. 1998
b. 1999
c. 2000
d. 2001
Câu 184. Nội dung nào không là 01 trong 03 nội dung chính của Cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới hải đảo” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động?
a. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giới thiệu về biên giới, hải đảo để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mình về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
b. Kêu gọi mỗi đoàn viên, thanh thiếu nhi hãy dành dụm tiết kiệm chi tiêu trong sinh hoạt, quyên góp ủng hộ bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho đồng bào chiến sĩ, thanh thiếu nhi đang sinh sống và làm nhiệm vụ tại biên giới, hải đảo.
c. Tổ chức Hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” để đoàn viên, thanh niên được trực tiếp thực hiện trách nhiệm của mình tại những nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
d. Các cấp bộ Đoàn tổ chức và duy trì có hiệu quả hoạt động giao lưu kết nghĩa và đăng ký các công trình phần việc thanh niên góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió.
Câu 185. Chương trình góp đá xây Trường Sa là chương trình được xuất phát từ kết quả của một bạn sinh viên tên Nguyễn Phan Hà Châu khi được Trung ương Đoàn lựa chọn tham gia hành trình "Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương" năm 2011 đã mang theo một nắm đất liền ra đảo để góp phần làm cho đảo bớt nhỏ trước biển.
Bạn hãy cho biết tên và trường Đại học (hoặc Cao đẳng) mà bạn sinh viên đó đã theo học?
a. Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM
b. Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Hà Nội
c. Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
d. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Câu 186. Tính đến tháng 3/2013, chương trình "Góp đá xây Trường Sa" đã nhận được khoảng bao nhiêu tỉ đồng từ sự tự nguyện đóng góp của thanh niên và nhân dân cả nước?
a) Hơn 30
b) Hơn 40
c) c. Hơn 50
d) Hơn 60
Câu 187. Chương trình “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi” do tổ chức nào phát động?
a. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
b. Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh
c. Báo Tuổi trẻ
d. Báo Thanh niên
Câu 188. Cuộc vận động “Góp đá xây Trường Sa” do tổ chức nào phát động?
a. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Khánh Hòa
b. Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh
c. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh
d. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Câu 189. Mục tiêu phát huy vai trò xung kích sáng tạo của tuổi trẻ, trực tiếp là Thanh niên xung phong tình nguyện ra đảo định cư lâu dài, ổn định để hình thành một đơn vị hành chính mới, nhằm khai thác tiềm năng lợi thế của đảo kết hợp bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển quốc gia, gắn với phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái là mục tiêu thuộc Đề án nào do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xây dựng?
a. Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
b. Xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn TNCS vững mạnh tại các huyện đảo
c. Xây dựng đảo thanh niên
d. Câu a, b, c sai
Câu 190. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã xây dựng Đề án và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý phê duyệt xây dựng đảo thanh niên ở:
a. đảo Thanh niên Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng
b. đảo Thanh niên Cồn Cỏ, tỉnh Quảng trị
c.  đảo Thanh niên Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa
d. Câu a, b đúng
Câu 191. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đang lập đề án thí điểm xây dựng đảo Thanh niên toàn quốc giai đoạn 2011 - 2020. Bao gồm những đảo nào? Chọn đáp án sai
a. Đảo Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng; Đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
b) Đảo Trần, tỉnh Quảng Ninh.
c) Đảo Hòn Chuối, tỉnh Cà Mau và Đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang.
d) d. Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Câu 192. Chủ đề của “Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” từ năm 2009 đến nay là gì?
a. Cùng nhau hành động vì biển đảo quê hương
b. Doanh nhân ra biển, sinh viên ra đảo
c. Xuân biên giới – Tết hải đảo
d. Mái ấm biên cương
Câu 193. Là vịnh nổi tiếng của Việt Nam, thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Bạn hãy cho biết đó là vịnh nào?
a. Vịnh Xuân Đài
b. Vịnh Vĩnh Hy
c. Vịnh Vũng Rô
d. Vịnh Hà Tiên
Câu 194. Là vịnh nổi tiếng của Việt Nam, thuộc tỉnh Phú Yên. Trong vịnh có 12 vịnh nhỏ: Bãi Lách, Bãi Mù U, Bãi Ngà, Bãi Chùa, Bãi Chân Trâu, Bãi Hồ, Bãi Hàng, Bãi Nhỏ, Bãi Chính, Bãi Bàng, Bãi Lau, Bãi Nhãn. Bạn hãy cho biết đó là vịnh nào?
a. Vịnh Xuân Đài
b. Vịnh Vĩnh Hy
c. Vịnh Vũng Rô
d. Vịnh Hà Tiên
Câu 195. Là vịnh nổi tiếng của Việt Nam, thuộc tỉnh Phú Yên. Ghềnh nối tiếp vũng, vũng nối tiếp bãi, bãi nối tiếp núi, uốn lượn trùng điệp. Chỉ riêng vũng đã có hàng chục cái, to nhỏ, nông sâu khác nhau. Bạn hãy cho biết đó là vịnh nào?
a. Vịnh Xuân Đài
b. Vịnh Vĩnh Hy
c. Vịnh Vũng Rô
d. Vịnh Hà Tiên
Câu 196. Là vịnh nổi tiếng của Việt Nam thuộc tỉnh Kiên Giang. Vịnh có 105 đảo lớn nhỏ, trong đó có xã đảo Hòn Nghệ, nơi đang phát triển nghề nuôi cá bè trên biển và có nhiều thắng cảnh du lịch. Bạn hãy cho biết đó là vịnh nào?
a. Vịnh Xuân Đài
b. Vịnh Vĩnh Hy
c. Vịnh Vũng Rô
d. Vịnh Hà Tiên
Câu 197. Là vịnh nổi tiếng của Việt Nam. Nằm cách thành phố Nha Trang 60km về phía nam, quanh năm nắng ấm chan hòa, bầu trời trong xanh tạo cho mặt vịnh một màu xanh rất dễ chịu. Thiên nhiên ở vịnh đẹp gần như còn nguyên sơ: những bãi cát trắng vàng, trải dài mịn màng như chưa bao giờ có dấu chân người, đẹp nhất là những quần thể ghềnh đá granit do sự xâm thực của gió, của nước biển đã tạo nên những hình thù chồng chất.
Bạn hãy cho biết đó là vịnh nào?
a. Vịnh Ninh Vân
b. Vịnh Vân Phong
c. Vịnh Cam Ranh
d. Vịnh Hạ Long
Câu 198. Là vịnh nổi tiếng của Việt Nam. Nằm cách thành phố Nha Trang 80km về phía bắc. Vịnh có địa hình rất phong phú, đặc biệt là hệ thống đảo, bán đảo, vịnh sâu kín gió, bờ và bãi biển, cồn cát hấp dẫn và là khu vực có hệ sinh thái đa dạng như rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, động thực vật ven biển…. .
Bạn hãy cho biết đó là vịnh nào?
a. Vịnh Ninh Vân
b. Vịnh Vân Phong
c. Vịnh Cam Ranh
d. Vịnh Hạ Long
Câu 199. Là vịnh nổi tiếng của Việt Nam. Nằm cách thành phố Nha Trang 60km, thuộc huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Vốn được gọi là xã đảo vì không có đường bộ, muốn đi đến đây, duy nhất chỉ có tàu từ Nha Trang qua lại bằng đường biển; yên bình như một ốc đảo cổ tích xanh mướt hoa cỏ, thiên đường này sở hữu những rặng núi cao, rừng cây xanh ngút tầm mắt.
Bạn hãy cho biết đó là vịnh nào?
a. Vịnh Ninh Vân
b. Vịnh Vân Phong
c. Vịnh Cam Ranh
d. Vịnh Hạ Long
Câu 200. Đảo nào sau đây không thuộc tỉnh Cà Mau?
a. Hòn Khoai
b. Hòn Đá Bạc
c. Hòn Chuối
d. Hòn Dứa

ĐÁP ÁN


1B
2C
3B
4A
5C
6A
7C
8C
9B
10C
11D
12C
13A
14C
15B
16C
17C
18B
19C
20D
21A
22D
23B
24B
25C
26C
27D
28B
29A
30D
31B
32B
33C
34B
35D
36C
37A
38D
39B
40A
41B
42A
43B
44C
45C
46B
47D
48A
49A
50D
51D
52B
53B
54C
55B
56D
57D
58A
59C
60C
61D
62C
63D
64B
65A
66D
67B
68C
69A
70A
71C
72C
73B
74B
75C
76B
77B
78A
79B
80A
81E
82C
83D
84A
85C
86B
87B
88D
89A
90A
91B
92D
93B
94C
95B
96B
97D
98A
99D
100C
101D
102B
103A
104D
105A
106C
107B
108A
109B
110C
111D
112A
113D
114C
115D
116D
117C
118C
119A
120A
121A
122C
123D
124C
125C
126B
127A
128D
129C
130A
131C
132D
133A
134
135C
136B
137C
138A
139
140D
141D
142C
143A
144C
145B
146C
147D
148C
149D
150B
151A
152C
153D
154B
155B
156D
157D
158D
159D
160D
161B
162A
163D
164D
165C
166D
167B
168C
169A
170A
171A
172B
173A
174B
175A
176D
177B
178B
179C
180D
181D
182B
183A
184C
185A
186C
187D
188C
189C
190D
191D
192B
193B
194C
195A
196D
197C
198B
199A
200D



Lên đầu trang