Phân loại bài thực hành địa lý

Việc phân loại bài tập địa lí khá phức tạp, cần nắm vững: đặc điểm, hình dạng đặc trưng của biểu đồ, ưu thế khi thể hiện, số liệu, các bước thực hiện khi vẽ để phù hợp với yêu cầu của đề ra.
Các cách phân loại bài tập địa lí:
a-Phân loại theo hình dạng: Nếu phân theo hình dạng biểu đồ, được chia ra:
-          Lược đồ
-          Biểu đồ đường
-          Biểu đồ miền
-          Sơ đồ
-          Biểu đồ cột
-          v.v.
Cách phân loại này có nhiều nhược điểm, bởi vì không phải loại bài tập địa lí nào cũng có hình vẽ. Ví dụ “Phân tích một bản thống kê”. Đây là một bài tập mà  không có hình vẽ.  Nói đúng ra cách phân loại trên chỉ áp dụng khi nói về cách vẽ biểu đồ.
b- Phân loại theo nguồn gốc số liệu:
-Loại bài thực hành dựa vào  bảng số liệu
-Loại bài thực hành dựa vào lược đồ, át lát.
-Loại bài thực hành dựa vào sơ đồ
-Loại bài thực hành dựa vào tính toán xử lý số liệu
c-Phân loại theo các bước vẽ, hình dạng đặc trưng và ưu thế trong cách thể hiện.
Theo cách này bài tập địa lí được chia ra:
- Vẽ và nhận xét biểu đồ
- Phân tích (nhận xét, phân tích) bảng thống kê.
- Vẽ và nhận xét sơ đồ
- Các bài tập tính toán và xử lý số liệu.
- Các bài tập phối hợp
- Các bài tập kết xuất thông tin từ Computer.
Mỗi loại bài tập có thể được chia ra các dạng nhỏ hơn, trong đó các biểu đồ là phức tạp nhất.  Biểu đồ là loại bài tập rất phổ biến và đa dạng. Theo cách phân loại các bước vẽ, hình dạng đặc trưng và ưu thế trong cách thể hiện biểu đồ dược phân ra:
Biểu đồ hình cột và các dạng cùng loại được chia ra các loại sau:
Tháp dân số
Cột đứng (loại đơn, loại kép)
Biểu đồ cột chồng, loại này được chia ra:  loại sử dụng số liệu%; loại sử dụng số liệu nguyên dạng; cũng có thể  phân ra: dạng đơn; dạng kép.
Biểu đồ thanh ngang. Có bao nhiêu loại biểu đồ cột nêu trên có chừng ấy loại biểu đồ thanh ngang (đơn, kép, chồng...). Loại này tiện lợi do có thể ghi tên vào thanh ngang mà không bị hạn chế nên giảm bớt sử dụng ký hiệu...
Biểu đồ đồ thị (đường biểu diễn) được phân ra:
Đồ thị đơn (có thể có nhiều đối tượng những chỉ có 1 đơn vị đo)
Đồ thị kép (có từ 2 đối tượng trở lên với 2 đơn vị đo khác nhau...)
Đồ thị gia tăng (loại quy đổi về năm xuất phát 100%)
Biểu đồ miền:
Biểu đồ miền mà các thành phần sử dụng số liệu %, 
Biểu đồ sử dụng mà các thành phần số liệu nguyên dạng
Biểu đồ cơ cấu.
Theo  hình dạng có thể chia ra: hình tròn, hình vuông, tam giác, cột chồng..
Loại biểu đồ cơ cấu nếu căn cứ theo số liệu lại được chia ra: Loại sử dụng số liệu tương đối, loại sử dụng số liệu tuyệt đối.
Các loại biểu đồ kết hợp, gồm các loại:
Biểu đồ đường với cột; biểu đồ cột chồng với cột đơn, biểu đồ miền với biểu đồ đường.


Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net
Lên đầu trang